Tình Hình Nghiên Cứu Về Thực Trạng Pháp Luật Về Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án

đề lý luận về THADS, tiêu chí để hoàn thiện pháp luật THADS (luận án đã đưa ra 6 tiêu chí hoàn thiện pháp luật THADS) và giải pháp hoàn thiện pháp luật THADS là một nguồn tài liệu tham khảo cho NCS nghiên cứu về cơ sở lý luận của luận án và hoàn thiện pháp luật đối với xác minh điều kiện THADS.

Cuốn tài liệu hội thảo được tổ chức tại liên bang Nga “Hệ thống thi hành án của nhà nước và tư nhân: phân tích so sánh và các thực tiễn hay nhất”, tuyển tập Tài liệu của Hội nghị Khoa học và Thực tiễn Quốc tế lần thứ 9, ngày 10-13 tháng 10 năm 2018, Sochi, Vùng Krasnodar tổng hợp 37 bài tham luận của 37 thành viên đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cuốn tài liệu chủ yếu tập trung vào việc so sánh mô hình thi hành án công và mô hình thi hành án tư nhân ở các quốc gia trên thế giới, từ đó, mỗi quốc gia sẽ tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc xây dựng mô hình tổ chức thi hành án để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án [103]. Xác minh điều kiện THADS, với tư cách là một thủ tục không thể thiếu trong quá trình tổ chức THADS cũng được bàn luận dưới góc nhìn về cơ chế xác minh mà các quốc gia theo đuổi. Các tài liệu này giúp NCS nhìn nhận rộng hơn về xác minh điều kiện thi hành án trong mối liên hệ với mô hình tổ chức thi hành án ở nhiều quốc gia trên thế giới và cách thức mà các quốc gia này xây dựng các cơ chế để việc xác minh điều kiện thi hành án có hiệu quả.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án

Luật THADS 2008 lần đầu tiên quy định về nghĩa vụ xác minh điều kiện THADS thuộc về người được THA. Chủ thể có nghĩa vụ xác minh điều kiện THADS thay đổi từ cơ quan THADS sang cá nhân, tổ chức được THA. Áp dụng vào thực tiễn, quy định này làm cho người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự mình xác minh điều kiện THADS. Phản ánh khách quan thực trạng này, có rất nhiều bài viết đề cập đến vướng mắc khi áp dụng quy định về chủ thể xác minh điều kiện THADS. Có thể nói, chưa khi nào xác minh điều kiện THADS trở thành đối tượng được nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn áp dụng nhiều như trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2014 - khoảng thời gian Điều 44 Luật THADS 2008 về xác minh đang có hiệu lực thi hành. Các bài viết về thực trạng xác minh điều kiện THADS đều phân tích về tính không phù hợp giữa luật thực định và thực tiễn cuộc sống về chủ thể xác minh điều kiện THADS. Một số bài viết tiêu biểu về vấn đề này là: Bài “Quy định về xác minh điều kiện thi hành án còn nhiều bất cập” của tác giả Trần

Đại Sỹ đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật – Số chuyên đề về Thi hành án dân sự số 03/2009 [80]; Bài “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Khanh đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3/2010 [54]; Bài viết “Khó khăn trong xác minh điều kiện thi hành án” của tác giả Ý Công đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật tháng 9/2011 [90]; Bài viết “Những vấn đề thực tiễn về xác minh, cung cấp thông tin và hướng hoàn thiện” của tác giả Hồ Quân Chính đăng trên Website của Bộ Tư pháp ngày 30/11/2011 [21]; Bài “Cần hướng dẫn và quy định khả thi hơn về xác minh điều kiện thi hành án” của tác giả Lại Văn Thắng đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật tháng 4/2012 [81]; Bài viết “Một số bất cập sau ba năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự” của tác giả Phan Đức Vũ đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 1/2013 [88]… Mục tiêu chung của các bài viết này là đều mong muốn sửa đổi quy định tại Điều 44 Luật THADS 2008 về chủ thể xác minh hoặc đưa ra một cơ chế thi hành rò ràng hơn để tháo gỡ khó khăn cho người dân khi tự mình đi xác minh điều kiện THADS. Tham khảo kinh nghiệm lập pháp của một số nước, thì nghĩa vụ xác minh điều kiện THADS thuộc về người được THA, đòi hỏi trước khi yêu cầu THA thì người được THA phải thu thập thông tin và cung cấp thông tin cho cơ quan THADS, chứ không phải là nghĩa vụ thuộc về cơ quan THADS như Pháp lệnh THADS 2004 quy định. Các bài viết về thực trạng áp dụng pháp luật mang tính tranh luận, phê phán nêu trên, sẽ là nguồn tài liệu gợi mở cho việc nghiên cứu về chủ thể xác minh của Việt Nam.

Bài viết “Về một quyết định hủy kết quả thi hành án” của tác giả Phạm Công Ý đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6 năm 2013 [92]. Bài viết nêu và phân tích về vụ việc thi hành án của Chi cục THADS huyện H đối với bản án số 02/2011/DSST ngày 19/7/2011 của Tòa án nhân dân huyện H. Quá trình THA, CHV đã vi phạm Điều 44 Luật THADS 2008 về xác minh điều kiện THADS. Cụ thể, CHV đã tự mình xác minh điều kiện THADS trong khi chưa có bằng chứng xác thực về việc người được THA không thể xác minh được. Do áp dụng không đúng trình tự thủ tục về xác minh, hệ quả là kết quả THA bị Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hủy kết quả THA. Vấn đề hủy kết quả THA có nhiều quan điểm khác nhau. Nội dung bài viết là nguồn tài liệu thực tế để NCS phân tích, diễn giải về thẩm quyền của chủ thể trong xác minh điều kiện THADS.

Bài viết “Xác minh điều kiện thi hành án theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự” của tác giả Bùi Nguyễn Phương Lê đã phân tích

thay đổi của quy định pháp luật về xác minh điều kiện THADS theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật THADS 2014 về 07 (bảy) khía cạnh sau: Về trách nhiệm xác minh điều kiện THADS; về thời hạn xác minh; về trách nhiệm của người phải THA; về biên bản xác minh; về căn cứ và thời hạn xác minh lại; về ủy thác xác minh và về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xác minh điều kiện THADS. Bài viết thể hiện quan điểm bình luận của tác giả về những điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật THADS 2014 [56].

Bài viết “Những trường hợp khó thi hành thường gặp trong thi hành án dân sự” của tác giả Trần Ngọc Bàn phản ánh thực trạng khó THA bởi Tòa án tuyên không rò ràng, không phù hợp với thực tế của đương sự. Ngoài ra, án khó thi hành vì đối với tài sản của người phải THA là tài sản chung, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc miền núi, tài sản của hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của người phải THA gặp nhiều khó khăn, họ luôn tìm cách che giấu khối tài sản của mình, nhằm trốn tránh nghĩa vụ THA. Do đó, khi CHV tổ chức thi hành những việc này, thường nhận được sự phản ứng quyết liệt từ các đồng sở hữu. Tác giả bài viết đã phản ánh thực trạng tổ chức đời sống của bà con dân tộc miền núi ảnh hưởng đến việc THA, trong đó có hoạt động xác minh điều kiện THADS [1]. Đây là những tư liệu sống động của đời sống, trong quá trình xác minh điều kiện THADS, CHV ngoài việc nắm vững các quy định chung của pháp luật thì cần phải có hiểu biết về phong tục, tập tục địa phương nơi mình công tác để có những kỹ năng xác minh điều kiện THADS phù hợp.

Bài viết “Thực tiễn thi hành án dân sự đối với cá nhân, tổ chức là người nước ngoài ở Bình Dương” của tác giả Nguyễn Văn Lộc phản ánh thực trạng THA tại địa bàn tỉnh Bình Dương - một tỉnh có đặc thù là có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhiều việc thi hành có giá trị THA lớn. Có một số hệ lụy liên quan đó là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không còn ở Việt Nam, thậm chí toàn bộ người quản lý doanh nghiệp bỏ trốn, không ai quản lý tài sản. Vấn đề đặt ra CHV sẽ xác minh điều kiện THADS như thế nào, thông báo cho người đại diện theo pháp luật đã bỏ trốn như thế nào khi chưa xử lý xong các khoản nợ tại Việt Nam? Nếu CHV không kịp thời ngăn chặn xuất cảnh đối với người phải THA thì việc THA sẽ gặp khó khăn, thậm chí bế tắc [58].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Các bài viết về thực trạng THA và xác minh tài sản đối với án tham nhũng trong bài “Chủ tịch nước: Thi hành án phải tăng hiệu quả thu hồi tài sản tham

nhũng” [63] và bài “Tổng cục Thi hành án dân sự: Vì sao khó thu hồi tài sản các vụ tham nhũng?” [82]. Nội dung các bài viết phản ánh thực trạng hiện nay là khó thi hành (chẳng hạn việc THA đối với Dương Chí Dũng trong vụ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là 110 tỷ đồng nhưng quá trình THA, cơ quan THADS đã xử lý tài sản mới kê biên và thu được trên 14 tỷ đồng, trong khi nghĩa vụ THA của Dương Chí Dũng còn rất lớn). Bài viết nêu thực trạng việc xác minh điều kiện THADS, ngoài các tài sản đã được kê biên, tuyên xử lý trong bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan THADS khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác, vì tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản. Trong khi đó, cơ quan THADS chỉ có thể căn cứ vào tình trạng pháp lý hiện hành của tài sản để xử lý mà không có thẩm quyền điều tra, chứng minh nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có.

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 3

Bài viết “Có khởi tố vụ tẩu tán tài sản để “né' thi hành án?” nêu cụ thể về việc chiếc tàu đánh cá được nạo sửa đã bị biển số, mù mờ, một điều rất cấm kỵ với ngư dân và đã thay đổi địa bàn hoạt động. Đây là tài sản để THA, tuy nhiên CHV khi xác minh đã sơ suất không phát hiện hoặc cố ý không phát hiện ra những vấn đề khuất tất của con tàu [83]. Bài viết cho NCS thông tin về loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu những có khả năng di chuyển tại nhiều địa điểm khác nhau như tàu đánh cá trên biển, vậy trong trường hợp cụ thể này CHV cần phải lưu ý những nội dung gì khi xác minh?

Bài viết “Một số vấn đề xác minh điều kiện thi hành án tại các tổ chức tín dụng” của tác giả Vò Hoài Nam cho rằng, trong quá trình THA, việc xác minh tiền, tài sản gửi của người phải THA đã trở thành công việc thường xuyên của các cơ quan THADS. Từ khi Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực, công tác xác minh thông tin về số dư tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng thời gian qua đã có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít khó khăn cần được tháo gỡ. Trong bài viết của mình, tác giả đã làm rò những khó khăn, bất cập trong thực tiễn tiến hành công tác xác minh tại các tổ chức tín dụng; đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tạo điều kiện tối đa cho các TPL khi thực hiện thẩm quyền của mình [59].

Cũng trong bài viết “Xác minh điều kiện thi hành án theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự”, tác giả Bùi Nguyễn Phương Lê đã phân tích quy định về biên bản xác minh; về căn cứ và thời hạn xác minh lại; về ủy

thác xác minh và về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xác minh điều kiện THADS [56]. Bài viết thể hiện quan điểm bình luận của tác giả về những điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật THADS 2014 và là tài liệu tham khảo để NCS phân tích các quy định pháp luật về thủ tục xác minh điều kiện THADS.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Bài viết “Tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự” của tác giả Đặng Đình Quyền đã cho rằng để đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS nên dựa vào hai tiêu chí: Tiêu chí đưa pháp luật THADS vào cuộc sống và tiêu chí đưa cuộc sống vào pháp luật THADS. Luận giải cho mỗi tiêu chí đánh giá, tác giả phân tích cụ thể dưới góc độ lý luận về áp dụng áp luật (gồm 4 giai đoạn) và hoàn thiện pháp luật [79]. NCS sẽ tham khảo về hai tiêu chí này trong phần đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xác minh điều kiện THADS nhìn nhận dưới góc độ hiệu quả áp dụng pháp luật THADS.

Bài viết “Bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật được chấp hành trên thực tế” của tác giả Vũ Thuần Nho đã phân tích về một số vướng mắc bất cập về trình tự, thủ tục THADS, trong đó có xác minh điều kiện THADS. Tác giả nêu một số đề xuất, kiến nghị về cải cách thể chế đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực được chấp hành trên thực tế [66]. NCS quan tâm đến đề xuất, kiến nghị của tác giả về việc xác minh điều kiện THADS phải được tiến hành và được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành trước khi xét xử, nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, trốn tránh việc THA, khắc phục một phần tình trạng bản án, quyết định của Tòa án chỉ có ý nghĩa trên giấy, không chấp hành trên thực tế. Với kiến nghị này, tác giả không phân tích và làm sáng tỏ nội hàm của của cụm từ “xác minh điều kiện THADS phải được tiến hành và được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành trước khi xét xử”. Do đó, có rất nhiều câu hỏi xung quanh kiến nghị này như: nội dung phải thực hiện được hiểu cụ thể như thế nào? Tòa án hay cơ quan THADS “phải” thực hiện hoạt động này và cơ chế nào để thực hiện điều này?... Đây là một quan điểm mới mẻ, tuy nhiên, dưới góc độ khoa học nội dung này đòi hỏi cần phải được nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn nữa.

Về kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của TPL nói chung, trong đó có hoạt động xác minh điều kiện THADS, có một số bài viết sau: Bài “Nâng cao hiệu

quả thi hành án dân sự và xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại” của tác giả Nguyễn Tiến Pháp đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 11/2012 [67] và bài “Thủ tục thực hiện công việc của thừa phát lại” của tác giả Lê Xuân Hồng đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Số chuyên đề Thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa năm 2009 [49]. Theo các tác giả, thực trạng hoạt động của TPL còn gặp một số vướng mắc như: một số cơ quan nhà nước còn quá máy móc về luật chuyên ngành đã từ chối cung cấp thông tin cho TPL vì Văn phòng TPL không phải là cơ quan nhà nước; chưa đề cập đến thẩm quyền xác minh trong quá trình khởi kiện tại Tòa án… Từ thực tế này, các tác giả có đề xuất là tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về TPL tới người dân, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ TPL, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Văn phòng TPL với cơ quan THADS trong việc sử dụng kết quả xác minh điều kiện THADS.

Bài viết “Kiến nghị hoàn thiện Luật Thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Duy Phương đã đề xuất pháp luật cần quy định rò trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế phối hợp. Cần có các chế tài cụ thể đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin không cung cấp thông tin hoặc cung cấp chậm trễ thông tin khi được CHV yêu cầu mà không có lý do chính đáng, không có văn bản trả lời người yêu cầu [69]. Nội dung kiến nghị này sẽ được NCS tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong luận án.

Đề tài khoa học cấp nhà nước độc lập "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam trong giai đoạn mới" (Mã số đề tài 2000-58-198) do Bộ Tư pháp chủ trì đã nghiên cứu một cách khá toàn diện, khoa học về các vấn đề cả về tổ chức và hoạt động THADS nói chung cũng như nghiên cứu đặc trưng của từng loại hình THADS, đưa ra mục tiêu, quan điểm, yêu cầu và những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động THADS ở Việt Nam trong thời gian tới [8].

Các tài liệu nghiên cứu nói trên là các tài liệu tham khảo giúp NCS đưa ra các giải pháp toàn diện và đồng bộ để cải thiện hiệu quả công tác xác minh điều kiện THADS.

1.1.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.4.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được

*Về lý luận

- Các nghiên cứu đã làm rò mối liên hệ hữu cơ giữa thủ tục THADS và xác minh điều kiện THADS. Đây là mối quan hệ nội tại giữa cái chung – cái riêng của

pháp luật THADS. Do vậy, xác minh điều kiện THADS là một “mắt xích” quan trọng trong quy trình thủ tục THADS, phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể của toàn bộ quy trình THADS. Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã chỉ ra về lý luận: Xác minh điều kiện THADS là một thủ tục pháp lý bắt buộc, có vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức THADS, kết quả của xác minh điều kiện THADS có ảnh hưởng đến kết quả tổ chức THADS và được tiến hành bởi các chủ thể nhất định.

- Một số tác giả đã đưa ra quan niệm về xác minh điều kiện THADS trên cơ sở quy định của pháp luật, với nội hàm của khái niệm là: xác minh điều kiện thi hành án dân sự là việc thu thập thông tin về điều kiện thi hành án của người phải THA. Như vậy, nội hàm của thuật ngữ “xác minh”, theo các tác giả nghiên cứu là gần như đồng nhất với thuật ngữ “thu thập thông tin” hay làm “sáng tỏ thông tin” về điều kiện THADS của người phải THA.

- Các công trình khá thống nhất với nhau về vai trò, ý nghĩa của xác minh, chủ thể tiến hành xác minh, chủ thể tham gia hoạt động xác minh, thủ tục tiến hành xác minh, xử lý kết quả xác minh điều kiện THADS. Những nội dung này, có thể coi là những vấn đề lý luận cơ bản về điều chỉnh pháp luật đối với xác minh điều kiện THADS.

- Về lý thuyết, xác minh là một thủ tục pháp lý được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau (không gian khác nhau) và đối tượng được xác minh khác nhau, phụ thuộc vào tính chất cụ thể của mỗi việc THADS. Do vậy, sẽ không có một “công thức” chung về kỹ năng tiến hành xác minh điều kiện THADS cho tất cả các trường hợp.

- Phần lớn các tác giả thống nhất với nhau ở nội dung: quy định pháp luật về xác minh điều kiện THADS nói riêng, thủ tục THADS nói chung là các quy định của luật hình thức. Cơ chế áp dụng hiệu quả của các quy định về xác minh hay thủ tục THADS phụ thuộc vào các quy định pháp luật nội dung có liên quan. Đây là cơ sở lý luận gợi mở định hướng nghiên cứu quan trọng cho NCS trong luận án.

*Về thực trạng pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án

- Các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật về xác minh điều kiện THADS đã nghiên cứu ở hai góc độ là: Thực trạng các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về xác minh điều kiện THADS. Từ năm 2004 đến nay, các công trình đã phản ánh toàn diện và thực chất các quy định pháp luật về xác minh

điều kiện THADS “đi vào đời sống” ra sao, đã tác động vào hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật THADS như thế nào. Minh chứng cụ thể là, bức tranh thực trạng xác minh điều kiện THADS chưa khi nào được phản ánh đậm đặc trong các công trình nghiên cứu như tại thời điểm khi quy định của Điều 44 Luật THADS 2008 có hiệu lực.

Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu trên mới chỉ là những “lát cắt”, một góc nhìn trong bức tranh tổng thể về thực trạng xác minh điều kiện THADS. Nhiệm vụ của NCS là kế thừa có chọn lọc các thông tin trong các tài liệu nghiên cứu về thực trạng, khái quát hóa, đồng thời nghiên cứu, thực hiện khảo sát thực trạng một cách độc lập để nội dung phần thực trạng pháp luật về xác minh điều kiện THADS của luận án tại thời điểm hiện nay luôn đảm bảo tính mới, tính thời sự của nội dung nghiên cứu.

- Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu, ngoài việc đánh giá những thành tựu của THADS nói chung và xác minh điều kiện THADS nói riêng, cũng đã phản ánh tình trạng non kém về nghiệp vụ, khả năng áp dụng pháp luật chưa đúng, chưa đầy đủ liên quan đền trình độ, năng lực và đạo đức của CHV khi xác minh điều kiện THADS… Từ góc độ của những người trong nghề THA, những tài liệu mang tính khảo sát thực tế này sẽ rất hữu ích cho NCS khi nghiên cứu luận án với nhiều góc nhìn khác nhau về thực trạng áp dụng pháp luật xác minh điều kiện THADS.

*Về giải pháp

Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra một số giải pháp sau:

- Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xác minh điều kiện THADS: thời hạn xác minh, xử lý kết quả xác minh, trách nhiệm của người tiến hành xác minh, trách nhiệm của người phải THA, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan có liên quan trong hoạt động xác minh cần phải được quy định minh bạch, phù hợp hơn.

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xác minh như tuyên truyền pháp luật; động viên, khích lệ người cung cấp thông tin, người phải THA tự nguyện thi hành; nâng cao đào tạo, bồi dưỡng cho CHV, TPL về kiến thức pháp luật và kỹ năng xác minh…

Với kết quả nghiên cứu nêu trên, NCS sẽ tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn trong luận án của mình ở nội dung nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực tthi pháp luật trong Luận án.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí