Các Quy Định Hiện Hành Về Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Dân Sự

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM


3.1. Các quy định hiện hành về xác minh điều kiện thi hành án dân sự

3.1.1. Chủ thể xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Chủ thể tiến hành hoạt động xác minh là người mà pháp luật trao cho họ quyền, nghĩa vụ tiến hành hoạt động xác minh điều kiện THADS. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mỗi thời kỳ, pháp luật có các quy định riêng về chủ thể xác minh điều kiện THADS. Hiện nay, tại Việt Nam, có sự tồn tại song song của ba chủ thể tiến hành hoạt động xác minh đó là CHV, TPL và người được THA.

3.1.1.1. Chấp hành viên

Chủ thể chủ yếu tiến hành hoạt động xác minh điều kiện THADS theo quy định của pháp luật Việt Nam là chấp hành viên. Kể từ thời điểm hoạt động tổ chức THADS được chuyển giao cho Bộ Tư pháp quản lý và với sự ra đời của Pháp lệnh THADS năm 1993, nhiệm vụ xác minh điều kiện THADS được giao cho CHV. Đến năm 2008, dựa trên nguyên tắc việc tư phải tôn trọng quyền định đoạt của các bên đương sự, Luật THADS năm 2008 quy định chủ thể tiến hành hoạt động xác minh gồm hai chủ thể là người được THA và CHV, trong đó, người chủ động tiến hành hoạt động này là người được THA. Để CHV có thể tiến hành hoạt động xác minh điều kiện THADS thì phải thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định chứ không phải đương nhiên CHV được quyền xác minh điều kiện THADS của người phải THA. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật THADS năm 2008 thì CHV chỉ chủ động tiến hành xác minh điều kiện THADS trong trường hợp chủ động ra quyết định THA, còn trường hợp THA theo đơn yêu cầu thì CHV chỉ tiến hành xác minh khi người được THA có đơn yêu cầu với tài liệu chứng minh đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện THADS của người phải THA. Tuy nhiên, quy định này gặp phải những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng như các cơ quan, tổ chức không cung cấp thông tin về điều kiện THADS cho người được THA [51], kết quả xác minh của người được THA không đủ độ tin cậy [42]. Đồng thời, khi người được THA quay trở lại đề nghị CHV tiến hành xác minh thì vướng phải thủ tục pháp lý phức tạp gây khó khăn cho cả người được THA khi tiến hành yêu cầu cũng như CHV tiến hành xác minh khiến cho việc

THA bị huỷ do cách hiểu khác nhau khi áp dụng quy định này [92]. Trước những khó khăn, vướng mắc đó, trong Luật THADS sửa đổi, bổ sung đã thay đổi cách tiếp cận về vấn đề chủ thể xác minh, theo đó, CHV lại trở về là chủ thể chủ yếu tiến hành hoạt động xác minh điều kiện THADS.

Khoản 4 Điều 20 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của CHV là “Xác minh tài sản, điều kiện THADS của người phải THA; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải THA”. Như vậy, Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 trao cho CHV nhiệm vụ xác minh điều kiện THADS của đương sự. Và để thực hiện nhiệm vụ đó, CHV có quyền “yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải THA”. Về nguyên tắc, khi Luật quy định quyền cho một chủ thể sẽ đồng nghĩa với việc các chủ thể khác có liên quan sẽ phải tôn trọng và tạo điều kiện để chủ thể được trao quyền thực hiện quyền của mình. Để hiện thực hóa quyền của CHV, khoản 6 Điều 44, Điều 175, Điều 176, Điều 177 Luật THADS đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, Bảo hiểm xã hội và các tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp với CHV, cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án của người phải THA.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Cụ thể, Luật THADS sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện THADS. Theo đó, tất các các cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan; bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải THA đều phải có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của CHV và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp. Trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện THADS của người phải THA thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. [75, Điều 44].

Đây không phải là một quy định hoàn toàn mới của Luật THADS sửa đổi, bổ sung, có chăng chỉ là sự thể chế hóa từ quy định của Nghị định lên thành quy định của Luật mà thôi. Ngay từ khi ban hành Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 10

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hành án dân sự về thủ tục THADS đã quy định về nghĩa vụ phải cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xác minh điều kiện THADS [22]. Tuy nhiên, thực tế triển khai quy định này cho thấy, mặc dù tình trạng không cung cấp thông tin hoặc trì hoãn việc cung cấp thông tin vẫn còn tồn tại nhưng chưa có bất kỳ một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào bị xử lý hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại về hành vi này.

Việc các cơ quan THADS hầu như không áp dụng quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, mức xử phạt thấp, chưa đủ mức răn đe. Theo khoản 2 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì trách nhiệm mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng chỉ bị xử phạt với mức từ

1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng [25, Điều 64].

Thứ hai, thủ tục để xử phạt và thu tiền phạt theo quyết định xử phạt hết sức phiền phức, nhiêu khê. Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền xác minh thuộc về CHV, vì vậy, tất cả các tác nghiệp liên quan đến công tác phối hợp cũng do CHV thực hiện. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Nghị định 82/2020/NĐ- CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì CHV chỉ có quyền phạt tiền với mức tối đa là 500.000 đồng, Chi cục trưởng Chi cục THADS chỉ được phạt tiền với mức phạt tối đa là 2.500.000 đồng [25, Điều 85]. Điều này có nghĩa là công việc thì thuộc quyền của CHV nhưng nếu có vi phạm thì người có quyền xử phạt lại không phải là CHV. Để xử phạt trong trường hợp này, CHV phải đề xuất Cục trưởng Cục THADS xử phạt đối với người có hành vi vi phạm. Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, sau khi ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dòi việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người bị xử phạt, nếu người bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Bản thân nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã là một gánh nặng với rất nhiều cơ quan THADS, do đó, việc “né tránh” những rắc rối, phiền phức có thể gặp phải khi theo dòi việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan THADS là điều rất dễ xảy ra.

Thứ ba, hoạt động xác minh điều kiện THADS còn cần sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, các cán bộ công chức khác như công chức tư pháp – hộ tịch, địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tuy nhiên, pháp luật lại không có quy định cụ thể về cách thức xử lý những vi phạm của các công chức, cơ quan này trong việc không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ cho CHV.

Như vậy, mặc dù Luật THADS đã trao cho CHV quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh tài sản của người phải THA nhưng hành lang pháp lý để đảm bảo cho quyền đó được thực thi trên thực tế còn quá sơ sài nên tình trạng vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về vấn đề cung cấp thông tin vẫn còn phổ biến, đặc biệt là đối với Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các “thủ đoạn” hết sức tinh vi. Để minh chứng cho nhận định trên, NCS xin nêu ra một ví dụ cụ thể như sau:

Quyết định THA số 203/QĐ-CCTHA ngày 18/3/2015 của Chi cục THADS huyện N. có nội dung: “Buộc ông Nguyễn Văn M phải trả cho ông Nguyễn Tiến H số tiền là 700.000.000 đồng”. Sau khi được phân công thi hành quyết định THA nói trên, CHV đã làm việc với người được THA là ông H thì được ông H cung cấp thông tin ông M có mở tài khoản Z tại Ngân hàng X, chi nhánh Y và đề nghị CHV xác minh tài khoản trên. Khi CHV đến chi nhánh Y thuộc Ngân hàng X để xác minh thì được nhân viên lễ tân của chi nhánh Ngân hàng X cho biết Giám đốc chi nhánh hiện đang đi công tác nên không có người có thẩm quyền thực hiện yêu cầu của CHV và đề nghị CHV làm việc thông qua văn bản. Trong khoảng thời gian này, người phải THA đã tẩu tán tiền trong tài khoản, kết quả, Ngân hàng cung cấp thông tin số dư trong tài khoản cần cung cấp chỉ đảm bảo duy trì hoạt động của tài khoản. Khi xem xét in sao kê - là chứng từ thể hiện lịch sử các giao dịch mà người phải THA thực hiện thì có một khoản tiền đã được chuyển ra khỏi tài khoản sau khi CHV đến Ngân hàng đặt vấn đề cung cấp thông tin và trước khi Ngân hàng cung cấp thông tin chính thức cho CHV.

Ví dụ trên đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: Làm thế nào để ngăn chặn được hành vi “tiếp tay” của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng với đương sự? Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH- NHNNVN ngày 14/01/2014 hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải THA và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để THADS thì người có

thẩm quyền cung cấp thông tin là Tổng Giám đốc, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải THA có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật [17, Điều 5].

Vì lý do này nên cán bộ Ngân hàng thường nại ra rằng người có thẩm quyền đang đi vắng hoặc chưa có thời gian tiếp CHV, đây chính là cái cớ để lẩn tránh nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài khoản ngay lập tức, giúp đương sự có thời gian tẩu tán tiền trong tài khoản. Rò ràng, ở ví dụ trên, thời điểm rút tiền ra khỏi tài khoản được thực hiện sau khi CHV đến Ngân hàng nhưng CHV lại không có chứng cứ để chứng minh cho hành vi “tiếp tay” cho đương sự của Ngân hàng. Và lý do không có người có thẩm quyền cung cấp thông tin cho CHV là một lý do hoàn toàn chính đáng theo đúng quy định của pháp luật.

Từ những phân tích trên, NCS nhận thấy, xác minh là một công đoạn vô cùng quan trọng trong trình tự, thủ tục tổ chức THADS, giúp CHV xác định phải đi tiếp hay tạm thời dừng lại tiến trình giải quyết THA nhưng công đoạn này lại có sự tham gia, sự ảnh hưởng rất lớn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà không thuộc sự chủ động của CHV. Thực tế này đặt ra cho tác giả một câu hỏi: Liệu có phải đến lúc các nhà lập pháp cần nhìn lại bản chất của xác minh điều kiện THADS là một quy trình của THADS, trong đó, quyền được THA là một quyền cơ bản của người được THA, do vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng quyền cơ bản đó. Nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân không phối hợp sẽ là hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người, do vậy, sẽ phải chịu các biện pháp chế tài tương xứng.

3.1.1.2. Thừa phát lại

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện THADS, tổ chức THADS [29, khoản 1 Điều 2]. TPL thực hiện công việc được giao trong tổ chức hành nghề là Văn phòng TPL và Văn phòng TPL có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính [29, Điều 17]. Một trong những căn cứ cho sự ra đời và tồn tại của TPL là chủ trương xã hội hoá một số hoạt động bổ trợ tư pháp được đề cập đến trong Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ-TW của Bộ Chính trị [48, tr.18]. Vì vậy, khi xây dựng Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì các chuyên gia đã xây dựng xác minh điều kiện THA là một trong nhiệm vụ của TPL và gắn

luôn nhiệm vụ này vào khái niệm TPL tại thời điểm đó. Đồng thời, khẳng định rò nhiệm vụ này một lần nữa tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Cụ thể, điều luật này quy định công việc TPL được làm là “xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự” [23, khoản 3 Điều 3]. Ngoài ra, một công việc khác mà TPL cũng được thực hiện đó là tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của nghị định này và pháp luật có liên quan. Và trong trình tự tổ chức thi hành án, TPL phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án. Ngày 08/01/2020, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP được ban hành đã thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL. Nghị định này tiếp tục quy định xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án theo yêu cầu của đương sự là công việc của TPL. Theo đó, TPL được “xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” [29, khoản 3 Điều 3] và “tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án theo yêu cầu của đương sự” [29, khoản 4 Điều 3].

Từ các quy định trên, có thể thấy, nhiệm vụ xác minh của TPL sẽ phát sinh trong những trường hợp sau:

(i) Thứ nhất, xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

Trong trường hợp này, nhiệm vụ xác minh của TPL chỉ bắt đầu khi đáp ứng được điều kiện là có yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khác với CHV, là người có nhiệm vụ xác minh điều kiện THADS như là một thủ tục buộc phải thực hiện trong trình tự, thủ tục thi hành án, TPL là người xác minh điều kiện THADS trên cơ sở hợp đồng được ký với người được THA, thực hiện theo yêu cầu của người được THA, do đó, nghĩa vụ của TPL phụ thuộc vào hợp đồng mà họ đã ký kết với đương sự. Nếu nhìn dưới góc độ xác minh theo yêu cầu của đương sự thì rò ràng, việc quy định nghĩa vụ cho TPL là không cần thiết vì họ sẽ tiến hành xác minh trên cơ sở hợp đồng, nếu họ vi phạm thì sẽ xử lý bằng những cam kết được xây dựng, soạn thảo trong hợp đồng đã ký. Vì vậy, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 08/2020/NĐ-CP đều không đề cập đến nghĩa vụ của TPL khi xác minh điều kiện THADS mà để các bên ký kết hợp đồng chủ động quy định và thảo luận quyền, nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng.

Khi thực hiện quyền xác minh điều kiện THADS, TPL bị hạn chế bởi thẩm quyền theo địa hạt, cụ thể, theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

thì TPL có quyền xác minh điều kiện THADS mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan THADS trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng TPL đặt trụ sở. Để đảm bảo cho công việc xác minh của TPL, Điều 50 Nghị định số 08/2020/NĐ- CP đã quy định về trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác, cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức tín dụng, cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức hành nghề công chứng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải THA trong việc phối hợp, hỗ trợ TPL trong xác minh điều kiện THADS và chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp. Điều luật này cũng quy định về trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại.

Đồng thời, trước đó, giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN ngày 17/01/2014 hướng dẫn việc xác minh điều kiện THA của TPL tại các tổ chức tín dụng, trong đó nêu rò trách nhiệm của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin về tài khoản khi TPL có yêu cầu [18].

Mặc dù vậy, thực tế triển khai hoạt động xác minh điều kiện THA, các TPL cũng vẫn gặp những trở ngại do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xác minh chưa biết đến sự xuất hiện và tồn tại của chế định TPL. Bên cạnh đó, những quy định chung chung về trách nhiệm mà không có chế tài đi kèm với nó khiến cho việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có từ chối cung cấp thông tin cũng không thể xử lý được sai phạm của họ. Ngay cả với chức danh CHV, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng, CHV được quyền xử phạt vi phạm hành chính mà mức xử phạt chưa hợp lý cũng đã khiến cho việc xử lý của CHV khó được thực hiện trên thực tế thì quy định chung chung như trên chỉ càng khiến cho thẩm quyền của TPL chỉ tồn tại giống như “một con hổ giấy” mà thôi.

(i) Thứ hai, xác minh điều kiện thi hành án khi tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án theo yêu cầu của đương sự

Đây là trường hợp TPL được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án theo yêu cầu của đương sự. Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án, TPL phải tiến hành các trình tự, thủ tục như thông

báo các quyết định, các văn bản khác về THA cho các bên đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; xác minh điều kiện THA của đương sự; thuyết phục các bên tự nguyện THA và ghi nhận sự tự nguyện của các bên đương sự. Như vậy, xác minh điều kiện THA là một trong những công việc thuộc trình tự, thủ tục tổ chức thi hành bản án, quyết định. Do đó, khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức THA của TPL, Điều 52 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP đã quy định TPL có nhiệm vụ, quyền hạn “Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải THA”. Rò ràng, quy định này đã giao cho TPL nhiệm vụ xác minh giống với CHV khi tổ chức THA. Tuy nhiên, khác với CHV, khoản 2 Điều 52 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP cũng quy định khi tổ chức THA, TPL không được xử phạt vi phạm hành chính [29, khoản 2 Điều 52].

Từ các quy định trên có thể thấy, dù được giao nhiệm vụ xác minh điều kiện THA nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho TPL thực hiện nhiệm vụ lại thiếu đầy đủ khiến cho việc xác minh của TPL gặp phải nhiều thách thức trong thực tiễn. Do vậy, để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá công tác THA đã được Bộ Chính trị đặt ra, pháp luật cần quy định cụ thể hơn về quyền của TPL cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xác minh điều kiện THA của TPL.

3.1.1.3. Người được thi hành án

Luật THADS năm 2008 đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho nhiệm vụ xác minh của người được THA. Khoản 1 Điều 44 Luật THADS năm 2008 quy định đối với trường hợp THA theo đơn yêu cầu, nếu người được THA đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện THA của người phải THA thì có thể yêu cầu CHV tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải lập thành văn bản và phải ghi rò các biện pháp cần thiết đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. Có thể thấy, theo quy định này, người được THA là người giữ vai trò chủ động trong việc xác minh điều kiện THA. Đồng thời, để giải quyết trường hợp người được THA không thể tự xác minh được điều kiện THA, điều luật cũng đã quy định cho phép người được THA yêu cầu CHV tiến hành xác minh. Quy định như vậy là hợp lý, tuy nhiên, do quy định trên tương đối “cực đoan” theo nghĩa là cơ quan THA chỉ tiến hành xác minh khi người được THA phải chứng minh được mình đã xác minh mà không có kết quả, trong khi đó hành lang pháp lý để người

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí