Xác Minh Tài Sản Tha Của Doanh Nghiệp

minh tài khoản tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng không phải là một hoạt động dễ dàng của CHV. Như thực trạng công tác xác minh đã được NCS phân tích trong mục

3.1.2.3 của luận án.

(ii) Xác minh tài sản là giấy tờ có giá của người phải THA

Theo Khoản 8 Điều 6 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện” [71, Điều 6].

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm thì: “Giấy tờ có giá bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch” [24, khoản 1 Điều 1].

Thực tế, tùy thuộc vào từng loại giấy tờ có giá mà CHV sẽ tiến hành xác minh qua những đối tượng nào, xác minh tại đâu và xác minh những nội dung gì. Ngoài ra, bản thân giấy tờ có giá hiện nay cũng tồn tại dưới hai dạng: giấy tờ có giá có ghi danh và giấy tờ có giá không ghi danh nên việc xác minh của CHV cũng phụ thuộc vào đặc điểm này của giấy tờ có giá.

Đối với giấy tờ có giá không ghi danh thì việc xác minh giấy tờ có giá của người phải THA cũng khó khăn như xác minh tiền đang do người phải THA giữ. Việc xác minh này chỉ thực sự hiệu quả khi người phải THA tự nguyện kê khai tài sản hoặc tự nguyện xuất trình tài sản, còn nếu người phải THA cố tình giấu diếm thì CHV không có bất kỳ một biện pháp nào để có thể xác minh được tài sản là giấy tờ có giá không ghi danh thuộc sở hữu của người phải THA.

Đối với giấy tờ có giá có ghi danh thì việc xác minh của CHV cũng không dễ dàng bởi phụ thuộc vào việc cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức phát hành giấy tờ có giá hoặc các công ty chứng khoán hoặc người phải THA. Nếu các cơ quan này không phối hợp thì CHV cũng không thể kiểm tra qua bất kỳ một kênh thông tin nào khác. Trong khi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân này thì theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng [25, Điều 64].

(iii) Xác minh tài sản là bất động sản của người phải THA

Theo quy định tại Bộ luật dân sự thì bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật [76, Điều 107].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Trong thực tiễn hoạt động xác minh điều kiện THA, khi tiến hành xác minh tài sản là bất động sản của người phải THA, CHV chủ yếu xác minh tài sản là đất đai, nhà ở của người phải THA.

Khác với tài sản là động sản, người phải THA rất dễ tẩu tán, che giấu khiến việc xác minh của CHV gặp phải những khó khăn thì tài sản là bất động sản có vẻ như không thể gây khó khăn cho CHV trong công tác xác minh do đặc điểm của tài sản này là không dễ di dời. Tuy vậy, trên thực tế, khi xác minh tài sản là bất động sản, CHV vẫn gặp phải những khó khăn. Theo tác giả Phạm Văn Bằng hoạt động xác minh tài sản là bất động sản có vướng mắc như “Khi yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan tài nguyên môi trường, cơ quan quản lý nhà, cơ quan quy hoạch đô thị,… cung cấp tài liệu, trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính gặp không ít khó khăn và luôn ở trong tình trạng không đúng thời hạn, có trường hợp yêu cầu các cơ quan trên cung cấp nhưng không nhận được sự hợp tác…” [3].

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 12

Bản thân trong nội tại của quy định pháp luật liên quan đến tài sản là bất động sản cũng gây không ít khó khăn cho CHV. Cụ thể như quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản là nhà, đất cho hộ gia đình. Theo quy định tại Luật Đất đai thì hộ gia đình cũng là một chủ thể sử dụng đất, thuộc diện được giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Tuy nhiên, xác định các thành viên nào của hộ gia đình được thực hiện các quyền đối với quyền sử dụng đất để CHV áp dụng các biện pháp tác nghiệp của mình là một việc làm không dễ dàng. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất” [73, khoản 29 Điều 3]. Thực tế hoạt động THA cho thấy, việc xử lý tài sản của hộ gia đình sẽ khác hẳn với việc xử lý tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của một cá nhân. Hiện nay, còn tồn tại một thực trạng là tài sản được vợ và chồng của người phải THA nhận chuyển nhượng từ một người khác nhưng trong giấy chứng nhận lại ghi cấp cho hộ

gia đình. Khi tiến hành xác minh thì trong hộ gia đình, ngoài vợ chồng người phải THA còn có hai thành viên khác là hai đứa trẻ chưa đủ 15 tuổi. Thực tế này đặt ra cho CHV một câu hỏi: trong kết quả xác minh CHV sẽ ghi đây là tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của người phải THA hay là tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của hộ gia đình? Nếu quyền sử dụng đất này do hộ gia đình của người phải THA được nhận thừa kế, hoặc được tặng cho thì có thể hai đứa trẻ cũng được quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với quyền sử dụng đất này nhưng nếu người phải THA bỏ tiền ra mua thì liệu hai đứa trẻ có thể có quyền sở hữu, sử dụng đối với quyền sử dụng đất không khi chúng không hề đóng góp công sức để tạo lập tài sản chung?

Bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay cũng gây cho CHV những lúng túng trong hoạt động xác minh điều kiện THA. Chẳng hạn, theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng nếu thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì phải ghi tên của vợ và chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác [74, Điều 34]. Nhưng trên thực tế, rất nhiều tài sản chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng. Khi xác minh những trường hợp như vậy, buộc CHV phải tìm hiểu thêm thông tin người phải THA đã có vợ (hoặc chồng) chưa? Thời điểm kết hôn của họ? để xác định quyền sử dụng đất là tài sản thuộc sở hữu chung hay thuộc sở hữu riêng của người phải THA. Đây là việc làm gây mất thời gian, công sức của CHV, thậm chí, có những trường hợp CHV xử lý nhầm tài sản do xác định đây chỉ là tài sản riêng của người phải THA, trong khi đó, trách nhiệm chính phải thuộc về người đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đáng lẽ ra họ mới là người phải minh định rò tài sản này thuộc sở hữu của ai để ghi vào giấy chứng nhận chứ không phải thuộc trách nhiệm của CHV phải đi tìm chứng cứ để chứng minh đó là tài sản thuộc sở hữu riêng hay sở hữu chung của người phải THA với người khác.

Một thực tế nữa cũng gây khó khăn cho hoạt động xác minh của CHV khi xác định tài sản là bất động sản có thuộc sở hữu, sử dụng của người phải THA hay không đó chính là tình trạng bất động sản chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngay cả trường hợp bất động sản đã ghi rò cấp cho ai mà còn gây khó khăn cho CHV thì việc khẳng định tài sản là bất động sản thuộc sở hữu, sử dụng của ai khi chưa được cấp giấy lại càng gây nên những khó khăn, lúng túng trong hoạt động tác nghiệp.

(iv) Xác minh tài sản là động sản có đăng ký quyền sở hữu của người phải THA

Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, vấn đề xác định một cách chính xác người sở hữu đích thực của tài sản không phải là vấn đề dễ dàng. Thực tế, có nhiều trường hợp, tài sản là của người phải THA nhưng khi xác minh tại cơ quan đăng ký quyền sở hữu thì người khác đứng tên sở hữu. Đây là một thực tế mà CHV phải lưu tâm để tránh việc kê biên hoặc xử lý tài sản trái pháp luật. Chỉ khi tài sản đó đích thực mang tên người phải THA hoặc có những chứng cứ khác chứng minh rằng tài sản đó đích thực là của người phải THA dù nó mang tên người khác thì CHV mới được phép tiến hành kê biên hoặc xử lý tài sản. Vì vậy, khi tiến hành xác minh, CHV phải xác minh được người sở hữu đích thực của tài sản.

Đây là vấn đề gây nên sự bức xúc của người được THA và cũng khiến người phải THA có cơ hội để “nhởn nhơ” trêu đùa các cơ quan có thẩm quyền. Rò ràng biết người phải THA có tài sản, đang quản lý, sử dụng tài sản nhưng không thể xử lý được do tài sản không đứng tên người phải THA.

Ngoài ra, do đây là loại tài sản có tính động, có nghĩa là chủ sở hữu có thể dịch chuyển tài sản từ địa điểm này đến địa điểm khác. Điều này cũng gây khó khăn không ít cho hoạt động xác minh tài sản của CHV. Cụ thể như vụ việc về chiếc tàu cá của vợ chồng người phải THA là ông Lê Văn Tiến và bà Trần Thị Lân ở huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định đang được dư luận hết sức quan tâm trong thời gian gần đây. Theo bản án ngày 3/12/2014 của Tòa án nhân dân huyện Hoài Nhơn tuyên buộc vợ chồng ông Lê Văn Tiến và bà Trần Thị Lân phải trả cho vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hùng 2.636.725.000 đồng. Cơ quan THA huyện Hoài Nhơn đã ra quyết định THA và tiến hành xác minh tài sản của ông Tiến, bà Lân tại Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định thì Chi cục này xác nhận ông Tiến, bà Lân có chiếc tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 96578 TS. Tuy nhiên, khi CHV tiến hành xác minh trực tiếp chiếc tàu cá thì không tìm thấy chiếc tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 96578 TS tại cảng cá Tam Quan.

Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn yêu cầu bên được THA là gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng cung cấp thông tin nơi hoạt động và nơi neo đậu của tàu cá BĐ 96578 TS. Sau nhiều nỗ lực, vào ngày 6/7 vừa qua, ông Hùng phát hiện tại cảng cá Tam Quan có neo đậu 1 tàu cá mang biển số BĐ 96633 TS, biển số này được nạo sửa, mù mờ, một điều rất cấm kỵ với ngư dân.

Xác minh qua Chi cục Thủy sản Bình Định, tàu cá mang biển số BĐ 96633 TS là của ông Đào Minh Vương ở thôn Lâm Trúc, xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn). Ngay sau đó, ông Hùng liên lạc điện thoại với ông Đào Minh Vương thì được biết, tàu BĐ 96633 TS của ông Vương đang hoạt động tại Bà Rịa-Vũng Tàu chứ không có neo đậu tại cảng cá Tam Quan. Nghi ngờ đây là chiếc tàu cá BĐ 96578 TS của ông Lê Văn Tiến đã được thay đổi biển số để dễ lẩn tránh, ngày 7/7 gia đình ông Hùng làm đơn báo cáo với Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn. Nhưng theo ông Huỳnh Quốc Phong, Chi cục phó Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn, khi đơn vị này đi kiểm tra thì không thấy chiếc tàu BĐ 96633 TS neo đậu ở cảng cá Tam Quan nữa.

Ngày 23/6 vừa qua, Chi cục phát hành văn bản gửi đến Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển đề nghị tìm kiếm chiếc tàu cá BĐ 96578 TS để đưa về THA [31], [83].

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 162 Luật THADS và điểm a khoản 5 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì đối với hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ THA sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng [25, Điều 52]. Nếu so sánh giữa mức xử phạt vi phạm hành chính nói trên với nghĩa vụ phải THA là 2.636.725.000 đồng thì việc người phải THA lựa chọn tẩu tán tài sản thay vì thi hành nghĩa vụ là điều có thể hiểu được.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bình Định đã đánh giá về vụ việc tẩu tán chiếc tàu cá nói trên như sau:

“Nếu tài sản THA là chiếc xe, cái nhà thì đã dễ, đằng này là chiếc tàu cá, nó cứ lẩn trốn trên biển thì khó mà tìm ra. Vụ này cần có sự phối hợp của ngành Công an, nên chúng tôi chỉ đạo Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn có văn bản đề nghị Công an huyện Hoài Nhơn xem xét trách nhiệm hình sự đối với 2 đương sự là ông Lê Văn Tiến và bà Trần Thị Lân. Khi đưa ra truy tố hình sự chắc chắn đối tượng sẽ phải mang tài sản về THA” [83].

Như vậy, có thể thấy nếu thiếu đi sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan công an và Viện kiểm sát thì cơ quan THA sẽ bị rơi vào tình trạng “tiếp tay” cho đương sự tẩu tán tài sản do biết mà không thể xử lý hành vi vi phạm của người phải THA.

(v) Xác minh tài sản là động sản không có đăng ký quyền sở hữu của người phải THA

Đây là loại tài sản mà người phải THA rất dễ tẩu tán, bởi vì đối với loại tài sản này, CHV rất khó xác định được tài sản đó là tài sản của người phải THA. Vì vậy, thực tế công tác xác minh điều kiện THA, khi phát hiện tài sản đó đang do người phải THA nắm giữ thì CHV mặc nhiên coi tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người phải THA. CHV chỉ chấp nhận tài sản đó không phải là của người phải THA khi chủ sở hữu đích thực của tài sản chứng minh được đó là tài sản của họ. Các tài sản là động sản không có đăng ký quyền sở hữu mà CHV xác minh thông thường là các vật dụng sinh hoạt trong gia đình như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, các vật dụng trang trí, thờ cúng… Tuy nhiên, trong thực tế, khi tiến hành xác minh các tài sản này CHV thường gặp những lúng túng sau:

- Thứ nhất, do pháp luật không có quy định thế nào gọi là đồ dùng sinh hoạt cần thiết, đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán của địa phương nên CHV rất “e ngại” ghi nhận những tài sản này trong biên bản xác minh. Vì vậy, hầu hết, trong quá trình ghi biên bản xác minh, CHV đều ghi một cách chung chung về tài sản của người phải THA như “trong nhà người phải THA có các đồ dùng sinh hoạt cần thiết như ti vi, tủ lạnh, bàn, ghế…”. Xét về mặt nguyên tắc, khi ghi biên bản xác minh, CHV phải ghi cụ thể các đồ dùng sinh hoạt là đồ dùng gì. Ví dụ, ti vi là loại ti vi gì? Bàn ghế gì? Tủ lạnh gì?... Bởi lẽ, thực tế hiện nay có những loại ti vi, tủ lạnh, bàn ghế có giá trị lớn, những tài sản này liệu có thể coi là đồ dùng sinh hoạt cần thiết hay không thì pháp luật chưa có quy định cụ thể.

- Thứ hai, theo tập quán sinh hoạt của người Việt Nam, tình trạng “tam đại đồng đường” hay “tứ đại đồng đường” vẫn còn phổ biến thì việc phân định tài sản là đồ dùng sinh hoạt thuộc sở hữu riêng của người phải THA hay thuộc sở hữu chung của người phải THA với những người sống trong gia đình là việc CHV không thể làm được. Vì khó khăn đó, CHV thường lựa chọn “bỏ qua” tài sản này trong biên bản xác minh để tránh những hậu quả khó xử lý về sau.

(vi) Xác minh tài sản là phần vốn góp của người phải THA

Phần vốn góp cũng là một loại tài sản thuộc sở hữu của người phải THA. Tuy nhiên, đây là một loại tài sản hết sức đặc biệt thuộc sở hữu của người phải THA. Sự đặc biệt của loại tài sản này là ở tính “động” của giá trị tài sản. Như chúng ta đã biết, giá trị tài sản của một doanh nghiệp ở từng thời điểm khác nhau là khác

nhau, điều này phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời điểm. Vì vậy, phần vốn góp của người phải THA trong doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo giá trị của doanh nghiệp.

Khi tiến hành xác minh tài sản là phần vốn góp, CHV thường gặp phải sai lầm đó là tiến hành xác minh các tài sản mà người phải thi hành đã góp vốn vào doanh nghiệp và coi đó như là phần vốn góp thuộc sở hữu của người phải THA. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi khi tài sản đã hoàn tất thủ tục góp vốn thì tài sản này không còn thuộc sở hữu, sử dụng của người phải THA mà thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Tác giả Hồ Quân Chính đã nêu một vụ việc thực tế về việc xử lý phần vốn góp của người phải thi hành như sau:

Ông A là người phải THA trả cho ông B số tiền 1,5 tỷ đồng. Trong quá trình thi hành án CHV xác minh biết ông A có căn nhà đang ở trị giá khoảng 450 triệu đồng đang là thành viên của Công ty TNHH SL có số vốn góp vào Công ty SL là 2,5 tỷ đồng, cụ thể là ông A đã góp 500 triệu đồng tiền mặt, một chiếc xe ôtô trị giá 350 triệu đồng và quyền sử dụng đất trị giá 1,56 tỷ đồng (thủ tục góp vốn đã hoàn tất theo quy định pháp luật).

Do ông A không tự nguyện THA nên CHV đã tiến hành kê biên, phát mãi căn nhà của ông để THA. Nhưng số tiền phát mãi căn nhà không đủ để thi hành nên CHV tiếp tục kê biên giá trị quyền sử dụng đất mà ông A đã góp vốn vào Công ty SL. Khi tiến hành cưỡng chế kê biên (đại diện Công ty SL không đồng ý với quyết định kê biên) CHV đã thông báo cho đại diện theo pháp luật của Công ty SL biết quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của Công ty đối với tài sản bị kê biên [20].

Trong vụ việc trên, rò ràng, sai lầm của CHV không phải xuất phát từ quy định của pháp luật mà xuất phát từ hiểu biết của CHV đối với tài sản là phần vốn góp. Nếu CHV hiểu biết hơn về quyền sở hữu tài sản đối với chủ thể là doanh nghiệp, CHV sẽ không cần làm rò ông A đã góp những tài sản gì mà chỉ cần quan tâm ông A đã góp bao nhiêu vốn vào doanh nghiệp và số vốn cam kết góp đã góp đủ vào doanh nghiệp hay chưa. Để giải quyết sai lầm này cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý THADS trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và tập huấn nghiệp vụ thường xuyên để nâng cao năng lực cho CHV trong việc xác minh và xử lý các tài sản có tính chất đặc thù.

Ngoài ra, khi tiến hành xác minh tài sản là phần vốn góp của người phải THA, CHV cũng gặp phải khó khăn trong việc xác định giá trị của phần vốn góp đó. Bởi lẽ, để quyết định xử lý bao nhiêu phần vốn góp, CHV phải xác định được phần vốn góp đó có giá trị là bao nhiêu tại thời điểm xác minh. Tuy nhiên, để xác định được giá trị phần vốn góp, CHV lại phải xác định tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp. Đây là một việc làm không đơn giản, đòi hỏi phải có sự phối hợp của chính doanh nghiệp nơi người phải THA góp vốn, trong khi đó, chế tài đối với “người thứ ba” là doanh nghiệp này lại không được quy định một cách cụ thể. Trong trường hợp này, không thể coi doanh nghiệp là chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin để xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 162 Luật THADS và cũng không thể coi doanh nghiệp là người phải THA để yêu cầu thực hiện trách nhiệm kê khai, cung cấp thông tin về tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật THADS. Đây chính là một kẽ hở của pháp luật khiến cho việc xác minh của CHV gặp nhiều khó khăn khi xác minh tài sản là phần vốn góp của người phải THA.

3.2.1.2. Xác minh tài sản THA của doanh nghiệp

Trong hoạt động THADS, người phải THA không chỉ là cá nhân mà còn là cơ quan, tổ chức. Chủ thể là cơ quan, tổ chức bao gồm doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác như các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội. Trong luận án này, tác giả chỉ đề cập tới công tác xác minh đối với chủ thể phải THA là doanh nghiệp.

Trong bài viết “Thiếu thuốc chữa doanh nghiệp chây ỳ THA” đăng trên trang tin của Công ty luật hợp danh Niềm Tin Việt đã đưa ra hai vụ việc về tình trạng THA đối với doanh nghiệp như sau:

“Tháng 7-2012, Công ty N khởi kiện Công ty P đòi hơn 100 triệu đồng tiền mua vật tư thiết bị thi công công trình. Trong buổi hòa giải, Công ty P chấp nhận trả nợ như đơn khởi kiện nên TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Sau khi quyết định có hiệu lực pháp luật, Công ty N làm đơn yêu cầu THA. Mặc dù Công ty P vẫn hoạt động bình thường nhưng cơ quan THADS không thể thi hành theo những gì mà công ty N đã yêu cầu vì tài khoản của Công ty P không có tiền ngoài ít bộ bàn ghế còn lại ở công ty…

Tương tự, tháng 6-2010, bà Đ ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Văn phòng công chứng D trên địa bàn quận Thủ Đức (TP.HCM). Trong quá trình làm việc, hai bên nảy sinh mâu thuẫn nên ngày 15-3-2011, văn phòng công

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022