Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Để Thi Hành Nghĩa Vụ Trả Vật, Giấy Tờ

chứng cho bà Đ nghỉ việc. Tháng 9-2011, TAND quận Thủ Đức xử sơ thẩm, tuyên hủy quyết định của văn phòng công chứng; buộc phía này trả gần 50 triệu đồng cho phía bà Đ. Sau khi nhận đơn yêu cầu THA của bà Đ, CHV đã trả lại đơn yêu cầu vì văn phòng này không có tài sản, không có tài khoản mở tại ngân hàng (dù văn phòng vẫn hoạt động bình thường).

CHV Trần Quốc Khánh, Chi cục THADS quận 8 (TP.HCM), phân tích Luật THADS hiện nay vẫn thiếu chế tài đối với những trường hợp nêu trên. Nếu xác định doanh nghiệp đó vẫn còn hoạt động thì CHV sẽ làm việc với đối tác của công ty phải THA để xem giá trị của hợp đồng hợp tác làm ăn, thanh toán bằng cách nào nhằm lần tìm tài khoản của công ty này. Tuy nhiên, việc này cũng không phải dễ vì CHV khó mà biết được công ty đó đang làm ăn với đối tác nào. Hoặc như Văn phòng công chứng D nói trên, họ không thực hiện chuyển khoản mà thu phí trực tiếp bằng tiền thì CHV cũng không biết đường nào để THA.

Ông Lê Minh Tánh, Chi cục trưởng Chi cục THADS quận 9 (TP.HCM) - nơi trực tiếp thi hành bản án của bà Đ, cho biết cơ quan THADS sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế THA trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đó có tài sản mà không chịu tự nguyện THA. Ngược lại, mặc dù doanh nghiệp, tổ chức đó vẫn hoạt động nhưng khi xác minh mà không phát hiện được tiền, tài sản có giá trị thì cơ quan THA buộc phải trả lại đơn yêu cầu THA. Khi phát hiện tổ chức, doanh nghiệp đó có tài sản thì người được THA phải làm đơn yêu cầu THA lại. Trường hợp cụ thể của bà Đ thì cơ quan THADS quận 9 đã xác minh nhưng văn phòng công chứng không có tài sản nên đành chịu...” [114].

Trên đây là các ví dụ rất sống động về thực trạng THA đối với doanh nghiệp nói chung và thực trạng xác minh điều kiện THA của doanh nghiệp nói riêng. Trong thực tế, việc xác minh tài sản THA của doanh nghiệp là việc xác minh khó khăn nhất mà CHV phải đối mặt. Khó khăn này xuất phát từ hai nguyên nhân: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CHV. Như chúng ta đã biết, một trong những điều kiện để CHV được bổ nhiệm là phải có trình độ cử nhân Luật trở lên, trong khi đó, để nắm được tình hình tài sản của doanh nghiệp, CHV phải hiểu về cơ cấu quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp. Nhiều CHV khi tiếp xúc với Báo cáo tài chính của doanh nghiệp không thể hiểu được nội dung của báo cáo đó, chưa nói đến việc có thể khai thác được thông tin từ báo cáo tài chính.

Nguyên nhân khách quan là quy định của pháp luật về quản lý doanh nghiệp. Theo quy định, các tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các thủ tục hết sức đơn giản mà không bị kiểm soát chặt nguồn thu hoặc tài khoản của doanh nghiệp nên tình trạng doanh nghiệp “ma” hoặc doanh nghiệp “rỗng” do chủ doanh nghiệp đã kịp tẩu tán tài sản như các ví dụ trên là hết sức phổ biến khi THA đối với doanh nghiệp.

3.1.3.2. Xác minh thu nhập của người phải thi hành án

Hiểu theo nghĩa chung nhất thì thu nhập là khoản tiền, của cải vật chất mà con người có được từ một công việc, một nguồn nào đó để chi dùng cho cuộc sống trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có thể là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, thu nhập từ đầu tư, chuyển nhượng vốn, bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền, nhường quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế, từ nhận quà tặng... Tuy nhiên, giới hạn mà chúng tôi muốn đề cập đến trong khái niệm xác minh thu nhập ở đây là chỉ những thu nhập mang tính chất thường xuyên, ổn định của người phải THA.

Theo Khoản 1 Điều 78 Luật THADS thì "Thu nhập của người phải THA gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác". Như vậy, những khoản thu nhập được phép áp dụng biện pháp cưỡng chế này bao gồm:

- Tiền lương: là khoản tiền trả cho cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị và chính trị xã hội, được trả từ ngân sách nhà nước, trả qua hệ thống kế toán tài vụ của cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức đó làm việc. Lương, bảng lương, hệ số lương... đều được thể hiện rò trên sổ sách kế toán của cơ quan. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thông thường cứ ba năm cán bộ, công chức sẽ được nâng lương một lần theo ngạch mà công chức, cán bộ đó đang được hưởng. Như vậy, mức lương sẽ được tăng lên theo thời gian. Ngoài mức lương chính cán bộ, công chức còn có thể có phụ cấp, chẳng hạn như phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp vùng miền...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

- Tiền công: là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo sự thỏa thuận hoặc theo hợp đồng lao động,... ví dụ, thu nhập của người giúp việc; cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, các văn phòng dự án,… Khái niệm tiền công có nội hàm rộng hơn và bao hàm cả tiền lương. Tuy nhiên, từ trước

tới nay khái niệm tiền lương thường được sử dụng trong môi trường công, còn tiền công thường được sử dụng trong môi trường tư. Như vậy, tiền lương và tiền công là hai thuật ngữ khác nhau về tên gọi, nhưng về bản chất thì không khác nhau, đều là khoản tiền do người sử dụng lao động chi trả cho người lao động tương ứng với công sức của người lao động bỏ ra.

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 13

- Tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động: là khoản tiền trả cho cán bộ, công chức đã làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị và chính trị xã hội sau khi đã đủ năm công tác và đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc theo quy định của pháp luật, họ được hưởng theo chế độ hưu trí hoặc mất sức lao động.

- Các thu nhập hợp pháp khác là các khoản thu nhập của người phải THA không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động nhưng không phải là những khoản thu nhập bất thường như: do được tặng cho, thừa kế, trúng xổ số... vì đây không phải là thu nhập mang tính thường xuyên, ổn định của người phải THA.

Thực tế, khi tiến hành xác minh loại tài sản là thu nhập của người phải THA, CHV thường gặp phải sự phản ứng của Bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý thu nhập của người phải THA. Tuy nhiên, sau khi xây dựng được Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNCN ngày 14/01/2014 hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải THA và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để THADS thì tình trạng khó khăn trong xác minh và xử lý thu nhập của người phải THA đã được tháo gỡ.

3.1.3.3. Xác minh điều kiện thi hành án khác

Xác minh điều kiện THA có vai trò quan trọng đối với hầu hết các giai đoạn khác nhau của quá trình THADS. Kết quả xác minh sẽ là cơ sở, định hướng để CHV tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật, trên cơ sở kết quả xác minh một cách toàn diện và đầy đủ, CHV có thể xử lý hồ sơ theo hướng: ủy thác THA, đình chỉ THA, đưa vào loại việc chưa có điều kiện THA hay CHV có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA. CHV có xác minh khách quan, chính xác, đầy đủ, đúng luật định về điều kiện THA của người phải THA, thì mới có kế hoạch, phương án trực tiếp tổ chức THA và tổ chức THA đạt hiệu quả cao. Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật THADS thì CHV có nhiệm vụ, quyền hạn “xác minh tài sản, điều kiện THA của người phải THA”. Tùy thuộc vào phán quyết của Tòa án, CHV xác định cần xác minh tài sản của người

phải THA hay xác minh những điều kiện THA khác. Để thi hành nghĩa vụ trả vật, giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất, buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định… CHV phải xác minh điều kiện THA của người phải THA.

Để tổ chức THA hiệu quả thì xác minh điều kiện THA là một khâu vô cùng quan trọng và không thể không thực hiện trong quá trình THA. Mặc dù, pháp luật không có quy định một cách cụ thể về nội dung xác minh, nhưng thực tiễn THA, các CHV căn cứ vào trình tự, thủ tục thi hành đối với từng loại nghĩa vụ THA đã được pháp luật quy định để xác định những nội dung cần xác minh trong quá trình tổ chức THA.

3.2.3.1. Xác minh điều kiện thi hành án để thi hành nghĩa vụ trả vật, giấy tờ

Điều 114 Luật THADS quy định về thủ tục cưỡng chế trả vật có quy định cách thức xử lý riêng đối cưỡng chế trả vật đặc định và vật cùng loại, xử lý trường hợp vật không còn hoặc bị hư hỏng, giảm giá trị… Điều 116 Luật THADS quy định về cưỡng chế giao, trả giấy tờ có quy định cách thức xử lý riêng đối với giấy tờ có thể cấp lại và giấy tờ không thể cấp lại, xử lý trường hợp giấy tờ không thể thu hồi… Thực tiễn, CHV căn cứ vào những quy định trên để từ đó xác định các nội dung cần xác minh:

(i) Thứ nhất, xác minh vật phải trả

CHV xác minh xem vật phải trả có còn không? Nếu vật còn CHV đánh giá chi tiết hiện trạng vật về số lượng, chất lượng, chủng loại, xác định vật có phải là vật đã tuyên trong bản án, quyết định hay chỉ là vật cùng loại hoặc từ thời điểm xét xử đến thời điểm xác minh vật đó đã bị hỏng hóc, thay thế gì chưa... Để đánh giá được hiện trạng của vật, thông thường CHV phải mời cơ quan chuyên môn để đánh giá giá trị sử dụng của vật tại thời điểm xác minh. Đồng thời, CHV sẽ xác minh xem vật phải trả đang được quản lý trong tình trạng như thế nào? Bỏ ngoài trời hay trong nhà? Vật đó có đang tranh chấp hay không? Nếu vật phải trả không còn, phải xác minh rò lý do không còn, đồng thời CHV xác minh tài sản khác hiện có do người phải THA đang quản lý để đề phòng trường hợp người được THA đề nghị cơ quan THA giao vật khác thay thế.

(ii) Thứ hai, xác minh về người quản lý vật

Trong quá trình xác minh, CHV cần xác minh xem người đang quản lý vật đó là ai, có đúng là chủ thể có nghĩa vụ THA không? Vật có bị cầm cố, thế chấp không?... Nếu vật đã bị cầm cố, thế chấp thì hiện tại vật đang do ai quản lý?...

Đối với nghĩa vụ trả giấy tờ, khi xác minh điều kiện THA, CHV xác minh xem giấy tờ đó hiện còn không? Nếu còn thì tình trạng như thế nào? Đang do ai quản lý? Giấy tờ đó có thể cấp lại được không?...

Đây là nội dung xác minh đòi hỏi sự phối hợp của người phải THA hoặc người quản lý vật phải trả. Thực tế, CHV rất khó xác minh do không có sự phối hợp của người phải THA. Trong khi đó, chế tài để xử phạt hành vi không phối hợp này không đảm bảo tính răn đe khiến người phải THA phải phối hợp như đã phân tích ở các phần trên.

3.2.3.2. Xác minh điều kiện thi hành để thi hành nghĩa vụ trả nhà, giao nhà

Đây là trường hợp thi hành nghĩa vụ giao nhà theo bản án, quyết định và bản án, quyết định cũng đã tuyên rò nhà phải giao ở địa điểm nào, diện tích cụ thể, người đang quản lý, sử dụng tài sản… Để thi hành nghĩa vụ giao nhà, CHV xác minh những nội dung sau:

- Xác minh thực trạng nhà phải giao và người quản lý, sử dụng nhà đó. CHV xác minh rò những vấn đề liên quan để thuận lợi cho việc THA như:

+ Vị trí cụ thể của nhà phải giao, số phòng, diện tích sử dụng;

+ Tình trạng nhà phải giao: Xem xét thực trạng nhà hiện tại có đúng như trong bản án đã tuyên không, người phải THA có sửa chữa, xây dựng thêm hoặc phá dỡ phần nào không, nếu có thì thời điểm thực hiện công việc đó là thời điểm nào, trước khi có bản án hay sau khi có bản án và người được THA có biết không…;

+ Nhà phải giao đang do ai quản lý, sử dụng và sử dụng vào mục đích gì, ở, cho thuê, hay bỏ không, gia đình thuê, mượn, ở nhờ là ai, nhân hộ khẩu, nghề nghiệp…;

+ Giấy tờ nhà hiện do ai nắm giữ;

+ Các nhân khẩu đang sinh sống trong nhà phải giao là những ai, có người già, trẻ em hay đối tượng chính sách không…;

+ Các tài sản trong nhà bao gồm những tài sản gì? Để xác minh nội dung này, CHV phải đến trực tiếp xem xét để có phương án liệt kê, đóng gói vận chuyển tài sản đảm bảo không để mất mát, đổ vỡ, hư hỏng.

- Xác minh nơi ở khác của người phải THA. Trường hợp người phải THA không tự nguyện giao nhà cho người được THA, CHV sẽ tiến hành cưỡng chế buộc họ phải ra khỏi nhà, trong trường hợp này, cần phải có địa chỉ cụ thể để chuyển tài

sản của người phải THA và gia đình họ về nơi ở mới đó. Chính vì vậy, CHV phải xác minh xem ngoài nơi ở hiện tại người phải THA có còn nơi ở nào khác không. Nếu người phải THA vẫn còn nơi ở khác thì CHV xác minh xem nơi ở đó hiện tại như thế nào? Đang do ai quản lý, sử dụng…? Nếu người phải THA không còn nơi ở nào khác mà người được THA tạo điều kiện như mua, thuê một chỗ ở khác cho người phải THA thì CHV cũng phải tiến hành xác minh xem nơi ở đó như thế nào… để thuận lợi cho việc THA.

Để xác minh nội dung này, CHV buộc phải vào được nhà của người phải THA để tiến hành xác minh. Tuy nhiên, thực tế quá trình xác minh cho thấy, CHV thường gặp phải sự phản đối của người phải THA, trong khi pháp luật về THADS không có quy định về việc CHV được huy động lực lượng bảo vệ khi tiến hành xác minh, đồng thời, vấn đề chi phí cũng thiếu rò ràng khiến CHV khó khăn khi áp dụng. Cụ thể, theo quy định tại Điều 73 Luật THADS thì chi phí xác minh điều kiện THA do nhà nước chi trả và trong quy định của Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định về việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan THADS, kinh phí cưỡng chế THADS thì chi phí xác minh điều kiện THA được quy định ở Điều 8 “mức chi cưỡng chế THADS” khiến CHV băn khoăn về việc có được phép áp dụng mức chi này cho việc huy động lực lượng khi xác minh điều kiện THA không [7, Điều 8].

3.2.3.3. Xác minh điều kiện THA để thi hành nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất

Đây là trường hợp thi hành nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định và bản án, quyết định cũng đã tuyên rò vị trí, diện tích, tứ cận đất phải chuyển giao. Tại Điều 117 Luật THADS quy định về cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất trong đó quy định cách thức xử lý đối với các trường hợp cụ thể phát sinh như tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm… Thực tiễn THA, CHV căn cứ vào quy định trên để xác minh những nội dung sau:

- Vị trí, diện tích, tứ cận đất phải giao có đúng với bản án, quyết định không?

Để xác minh, CHV đến nơi có đất để xem xét về vị trí, diện tích cũng như ranh giới đất. Quá trình xác minh này, CHV không những phải trực tiếp xác minh tại nơi phải THA mà còn phải xác minh cả những hộ liền kề, đồng thời khi xác minh phải có sự tham gia của chính quyền địa phương.

- Xác minh giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất.

Để xác minh, CHV phải trực tiếp đến tận nơi để xác minh về giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất. Người phải THA có trách nhiệm xuất trình cho CHV các giấy tờ này. Trong trường hợp người phải THA không xuất trình, từ chối cung cấp thông tin thì CHV xác minh tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý nhà đất.

- Xác minh về tài sản có trên đất, trên đất phải giao có tài sản hay không, nếu có thì tài sản đó có trước hay sau khi có bản án; số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản có trên đất.

CHV sẽ gặp khó khăn khi phải xác minh thời điểm xuất hiện tài sản trên đất bởi lẽ việc xác định thời điểm này sẽ quyết định cách thức CHV xử lý đối với tài sản cũng như cách thức thi hành bản án, quyết định. Theo khoản 2 Điều 117 Luật THADS thì nếu tài sản có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng bản án, quyết định được thi hành không tuyên rò việc xử lý đối với tài sản đó thì cơ quan THADS yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích rò việc xử lý đối với tài sản hoặc đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, pháp luật về THADS lại không có quy định cụ thể về vấn đề này nên trên thực tế, CHV căn cứ vào lời trình bày của đương sự để xác định thời điểm có tài sản khiến cho việc xác minh của CHV thiếu tính chính xác nếu cần phải đề nghị Toà án xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chẳng hạn như, có nhiều trường hợp bản án tuyên cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và một số tài sản trên đất. Quá trình xác minh đối với tài sản trên đất CHV xác minh sơ sài, chung chung, không xác minh một cách cụ thể các loại tài sản trên đất, trong khi đó có một số tài sản trên đất có trước khi có bản án sơ thẩm nhưng Tòa án khi giải quyết đã không xem xét và không tuyên trong bản án. Và do xác minh không cẩn thận nên CHV đã ra quyết định cưỡng chế. Sau khi nhận được quyết định cưỡng chế THA thì người phải THA đã có khiếu nại về việc xử lý của CHV… Cụ thể như vụ việc bà Lê Thị Minh Đức, theo bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên tuyên “Bà Nguyễn Thị Xoa phải giao diện tích đất 251,8m2 tại tờ bản đồ số 13 số thửa 234 ở thôn Triều Dương, xã Hải Triều hiện mang tên ông Vũ Văn Trung trong sổ địa chính cho bà Đức được quản lý sử dụng.

Bà Đức hỗ trợ cho ông Trung 60 triệu đồng tiền công duy trì, tôn tạo mảnh đất và nhà…”. Ngay sau khi bản án có hiệu lực, bà Đức đã nghiêm chỉnh thực hiện quyết định của bản án, đã nộp 60 triệu đồng tại Chi cục THA huyện Tiên Lữ để thanh toán cho ông Trung. Đồng thời, tiến hành làm các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để yêu cầu THA tại Chi cục THADS huyện Tiên Lữ. Sau đó, bà Đức nhận được giấy triệu tập số 353/GB-THA ra ngày 6/5/2015 của Chi cục THA huyện Tiên Lữ, với nội dung là vào 7 giờ ngày 13/5/2015 yêu cầu có mặt tại thôn Triều Dương, xã Hải Triều (nhà bà Nguyễn Thị Xoa) để nhận quyền sử dụng đất theo bản án số 38/2014/PTDS ngày 21/7/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên tuyên đã có hiệu lực. Tuy nhiên, sau đó, bà Đức lại nhận được thông báo số 362/TB-CCTHA của Chi cục THADS huyện Tiên Lữ đề ngày 12/5/2015 với nội dung tạm hoãn lùi thời gian cưỡng chế THA để xin ý kiến Cục THADS tỉnh Hưng Yên. Tiếp đó, ngày 14/8/2015, bà Đức nhận được văn bản của Chi cục THADS huyện Tiên Lữ số 519/QĐ-CCTHA gửi Chánh án Tòa án cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại bản án số 38/DS-PT ngày 21/7/2014 của TAND tỉnh Hưng Yên theo thủ tục giám đốc thẩm. Sau những sự việc này, bà Đức đã lên Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát cấp cao và Tổng cục THADS khiếu nại [52]. Qua tìm hiểu thực tế được biết, sở dĩ, Chi cục THADS huyện Tiên Lữ không THA, mà lại kiến nghị giám đốc thẩm bản án là do xác minh có một số cây cối trên đất, gồm: 01 cây nhãn, 01 cây khế, 01 cây roi là cây lâu năm mà bản án không tuyên giao cho ai. Thiết nghĩ, ngay từ đầu khi tổ chức THA cơ quan THA đã phải xác minh được những cây cối này trên đất và có cách xử lý ngay từ đầu chứ không để ra quyết định cưỡng chế THA rồi sau đó vì lý do này mà hoãn cưỡng chế THA, rồi sau đó mới kiến nghị giám đốc thẩm bản án, dẫn đến khiếu nại của người được THA.

Để giải quyết thực trạng trên, thiết nghĩ pháp luật về THADS cần phải quy định một cách cụ thể về nội dung xác minh điều kiện THA để các CHV căn cứ vào đó tiến hành xác minh.

3.2.3.4. Xác minh điều kiện THA để thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định

Đây là loại nghĩa vụ liên quan đến nhân thân của người phải THA. Do đó, nội dung xác minh của CHV chính là khả năng, điều kiện thực hiện công việc của đương sự. Tuy nhiên, thực tiễn THA CHV thường phân biệt nghĩa vụ có liên quan đến tài sản (như buộc tháo dỡ nhà trái phép, mở lối đi, bịt cửa sổ…) hoặc nghĩa vụ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022