Phương Thức Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Dân Sự

được THA thực hiện việc xác minh cũng như thu thập các chứng cứ để chứng minh mình xác minh không có kết quả lại chưa được xây dựng và hoàn thiện nên quy định này đã vấp phải sự phản đối của người được THA và quy định trên được xem như là sự “nhiêu khê” của các cơ quan công quyền. Quy định này hoàn toàn không tạo điều kiện cho người được THA mà là “làm khó” người được THA, đồng thời “làm khó” chính các CHV cơ quan THADS. Đơn cử như vụ việc được tác giả Phạm Công Ý đề cập đến trong Tạp chí dân chủ và pháp luật là chỉ vì khi nộp đơn yêu cầu xác minh bà H không xuất trình được tài liệu hoặc biên bản làm việc để chứng minh việc bà H đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức đang nắm giữ thông tin về tài sản mà không có kết quả mà CHV lại tiến hành xác minh nên vi phạm quy trình, thủ tục THA dẫn đến hủy kết quả THA [92]. Tác giả Bùi Nguyễn Phương Lê khi bình luận về những vướng mắc trong quy định pháp luật về xác minh điều kiện THA theo Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cho rằng: Các quy định pháp luật về xác minh đã đẩy người được THA vào “con đường không lối thoát”: muốn nêu rò thông tin thì họ phải xác minh, đi xác minh thì không xác minh được, quay sang nhờ cơ quan THA xác minh thì lại không chứng minh được về việc xác minh không có kết quả của mình, dẫn đến bị từ chối nhận đơn yêu cầu THA. Vì lẽ đó, nếu đứng từ góc độ của người được THA, những thực tế nêu trên sẽ không thể khiến họ vui vẻ đặt niềm tin vào hệ thống công quyền, và “bức xúc” là điều đương nhiên sẽ xảy ra nếu họ bị từ chối thi hành vụ án mà họ đã theo kiện nhiều tháng, thậm chí nhiều năm [56]. Ngoài ra, vướng mắc, khó khăn của điều luật này trong thực tiễn áp dụng còn ở các khía cạnh như thiếu sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan; kết quả xác minh của người được THA không đáng tin cậy…

Trước thực tế đó, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật THADS đã quy định nhiệm vụ xác minh thuộc về CHV còn người được THA, thay vì có “nghĩa vụ” xác minh được chuyển thành “quyền” xác minh. Khoản 5 Điều 44 Luật THADS sửa đổi bổ sung quy định “Người được THA có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác xác minh điều kiện THA, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA của người phải THA cho cơ quan THADS”. Như vậy, từ thời điểm Luật THADS sửa đổi bổ sung có hiệu lực pháp luật thì người được THA không còn phải tự mình xác minh và phải chứng minh về việc không thể thực hiện được việc xác minh để yêu cầu CHV xác minh mà việc xác minh là nhiệm vụ của CHV, người được THA có thể tự xác minh nếu thấy cần thiết và có khả năng thực hiện công việc đó.

Còn quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật THADS 2014 thì người được THA có thể xác minh nếu thấy thuận lợi hoặc để CHV xác minh nếu thấy khó khăn. Tuy nhiên, luật pháp cũng phải tạo hành lang pháp lý cho người được THA để họ thực hiện quyền của mình, chẳng hạn như mở ra các dịch vụ cung cấp thông tin. Ví dụ như người muốn được cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm sẽ có đơn yêu cầu cung cấp thông tin gửi Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản, và phải trả một khoản phí nhất định. Đó là việc yêu cầu người được THA tự xác minh hoặc phải xuất trình tài liệu chứng minh về việc đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng không có kết quả nhưng pháp luật lại không có quy định để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin hoặc các chứng cứ đó.

Thực tế công tác THADS thời gian qua cho thấy, đối với những vụ việc mà đương sự có mối quan hệ mật thiết với nhau hoặc quen biết nhau như khi THA hôn nhân và gia đình, THA thừa kế, THA đòi nợ... người được THA nắm và hiểu rất rò tình hình tài sản, điều kiện THA của người phải THA. Hơn nữa, nếu xét dưới khía cạnh tâm lý, người được THA sẽ là người có quyền lợi thiết thân đối với quá trình THA, do đó, họ sẽ bằng mọi cách để có được thông tin về điều kiện THA của người phải THA. Đồng thời, trong thời điểm kinh tế phát triển như hiện nay, một người có thể mua tài sản ở các địa phương khác nhau, thậm chí có thể mua tài sản ở quốc gia khác, nếu muốn việc xác minh hiệu quả thì giao cho người được THA cũng là một hướng đi đúng đắn. Rò ràng, việc duy trì quyền xác minh cho người được THA sẽ tạo hiệu quả cho công tác THA nếu người được THA có điều kiện thực hiện việc xác minh THA. Tuy nhiên, cũng giống như quy định tại Luật THADS năm 2008, Luật chỉ ghi nhận quyền mà chưa có hành lang pháp lý để thực thi quyền nên hầu hết các vụ việc THA hiện nay, để tổ chức THA chủ yếu dựa trên kết quả xác minh của CHV mà không phải là của người được THA.

Ngoài ra, Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 cũng quy định về quyền cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA của người phải THA. Đây là một quyền hết sức chính đáng và hợp lý của người được THA, góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết các vụ việc THADS. Thực tế công tác THADS thời gian qua cho thấy, vụ việc nào có sự tham gia mạnh mẽ của người được THA trong vấn đề cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA của người phải THA thì vụ việc đó sẽ được giải quyết nhanh hơn, dứt điểm hơn. Như đã phân tích ở trên, trong thời đại nền kinh tế mở cửa như hiện nay, việc các cá nhân đầu tư tiền của mình vào

các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, ở các địa phương khác nhau là tương đối phổ biến. Trong khi đó, các cơ quan THA chỉ hoạt động bó hẹp trong phạm vi một địa phương nhất định, chủ yếu chỉ ở địa bàn cấp huyện thì việc nắm được tình hình tài sản, thu nhập, điều kiện THA của người phải THA ở địa phương khác là điều không thể thực hiện và pháp luật cũng không thể bắt buộc CHV phải thực hiện việc xác minh điều kiện THA của người phải THA ở địa phương khác, trừ khi có các thông tin về tài sản, thu nhập ở những địa phương này. Và các thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA của người phải thi hành được cung cấp thông qua nguồn chủ yếu là người được THA. Vì vậy, việc Luật THADS sửa đổi, bổ sung quy định người được THA có quyền cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA của người phải THA cho cơ quan THADS là hợp lý. Tuy nhiên, đây chỉ đơn thuần là hành vi cung cấp thông tin, để biến nó thành điều kiện THA về tài sản, sẽ phải có nghĩa vụ xác minh của CHV. Trong khi đó, Luật không đề cập đến nghĩa vụ của CHV khi tiếp nhận cung cấp thông tin của người được THA. Điều này dẫn đến một bất cập là nếu người được THA cung cấp thông tin nhưng CHV lại không kịp thời tiến hành xác minh dẫn đến đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, gây khó khăn, kéo dài cho quá trình tổ chức THA thì trách nhiệm của CHV được xử lý như thế nào? Vì vậy, bên cạnh quy định này, tác giả thiết nghĩ, Luật cần phải có quy định về nghĩa vụ của CHV khi tiếp nhận cung cấp thông tin của người được THA. Trong đó, cần quy định rò thời hạn mà CHV phải tiến hành xác minh khi nhận được yêu cầu của người được THA.

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 44 Luật THADS sửa đổi, bổ sung quy định “Trường hợp người được THA cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện THA của người phải THA thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường”. Thực ra, đây là một quy định để ràng buộc trách nhiệm của người được THA khi thực hiện quyền cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA của người phải THA. Bởi lẽ, theo quy định của Luật THADS sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành thì chi phí xác minh hiện nay thuộc về Ngân sách Nhà nước, nếu không ràng buộc trách nhiệm của người được THA, thì họ sẽ cung cấp thông tin một cách bừa bãi, gây khó khăn và lãng phí sức lực, tiền của của CHV và các cơ quan THADS. Dù vậy, để thực thi quy định này trên thực tế là một điều không dễ dàng.

3.1.2. Phương thức xác minh điều kiện thi hành án dân sự

3.1.2.1. Phương thức xác minh qua tuyên bố của người phải thi hành án

Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 cũng lần đầu tiên quy định về trách nhiệm kê khai thông tin của người phải THA, đây là một cách thức thể hiện của xác minh qua tuyên bố của người phải THA. Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật THADS sửa đổi, bổ sung thì “Người phải THA phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA với cơ quan THADS và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình”. Cụ thể hóa điều luật này, khoản 1 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định về quyền của CHV khi tiến hành xác minh là yêu cầu người phải THA kê khai, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA. Đồng thời, người phải THA phải có nghĩa vụ kê khai rò loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ THA. Trường hợp người phải THA không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì tùy theo mức độ vi phạm, CHV có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật [27, Điều 9].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Điểm c Khoản 2 Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không chính xác tài sản, thu nhập, điều kiện THA khi người có thẩm quyền thi hành án yêu cầu.

Như vậy, theo các quy định hiện hành, khi tiến hành xác minh, CHV phải yêu cầu người phải THA kê khai trung thực tài sản, điều kiện THA của mình. Người phải THA có nghĩa vụ kê khai trung thực tài sản, điều kiện THA. Nếu vi phạm nghĩa vụ, người phải THA có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Quy định pháp luật thì rò ràng như vậy nhưng thực tế khi triển khai áp dụng quy định này, CHV gặp phải không ít lúng túng. Sự lúng túng xuất phát từ tâm lý của người phải THA trong quá trình THA. Thông thường, nếu người phải THA tự nguyện THA, thì ngay khi bản án được tuyên và có hiệu lực pháp luật thì họ đã tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn khi vụ việc đã có sự “vào

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 11

cuộc” của cơ quan THADS, có nghĩa là người phải THA đã bước đầu thể hiện hành vi chống đối nghĩa vụ mà họ phải thi hành theo bản án. Do đó, NCS hình dung quy định này giống như trong lĩnh vực hình sự, người phạm tội tự nguyện ra đầu thú trước cơ quan công an. Tuy nhiên, việc đầu thú này phụ thuộc vào “lương tâm”, “đạo đức” của người phạm tội, và một phần nữa là chính sách khoan hồng của nhà nước nếu người phạm tội chủ động, thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình. Trong khi đó, đối với việc kê khai tài sản của người phải THA, pháp luật không đặt ra và không thể đặt ra chính sách giảm nhẹ nghĩa vụ, bởi đây là những nghĩa vụ đã được Thẩm phán nhân danh Nhà nước phán quyết bằng bản án, quyết định. CHV chỉ chờ đợi ở lương tâm và đạo đức của người phải THA mà thôi. Còn đối với hình thức chế tài mà pháp luật quy định CHV thường né tránh áp dụng bởi sự không hiệu quả cũng như những rắc rối mà CHV có thể gặp phải khi áp dụng những quy định đó như tác giả đã phân tích ở mục trên. Vì vậy, trên thực tế, CHV cứ giải thích, cứ hướng dẫn, cứ yêu cầu, còn người phải THA thực hiện đến đâu, mức độ trung thực như thế nào hoặc thậm chí không thực hiện theo yêu cầu của CHV thì hầu như chưa có CHV nào tiến hành xử lý đối với hành vi “chống đối” của người phải THA. Dẫn đến quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản của người phải THA trở thành quy định “trên giấy”, thích thực hiện thì thực hiện, không thích thực hiện cũng chẳng có vấn đề gì xảy ra.

3.1.2.2. Phương thức xác minh qua sổ đăng ký

Ở Việt Nam, việc xác minh điều kiện THA của người phải THA chủ yếu được thực hiện thông qua các sổ đăng ký như sổ đăng ký đất đai, sổ đăng ký xe cơ giới… Tuy nhiên, ở Việt Nam tổ chức các sổ đăng ký cũng được thực hiện theo từng địa phương và chưa có dữ liệu điện tử trung tâm, chẳng hạn như sổ đăng ký đất đai của cá nhân thì cấp quản lý là ở cấp huyện; đối với xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc; xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc xe có quyết định tịch thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, kể cả xe quân đội làm kinh tế có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương thì cơ quan quản lý là Phòng cảnh sát giao thông thuộc công an cấp tỉnh [6, Điều 3]; đối với tàu biển thì cơ quan quản lý là Cục Hàng hải Việt Nam hoặc các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải [28, Điều 4] … Như vậy, với mỗi loại tài sản khác nhau thì sẽ do các cơ quan khác nhau quản lý, đồng thời, phạm vi quản lý cũng thường theo địa giới hành chính. Đây là một trong những khó khăn khiến cho

kết quả xác minh của CHV không cao vì thông thường, CHV chỉ giới hạn ở xác minh trong phạm vi cấp huyện và cấp tỉnh nơi có trụ sở của cơ quan THADS, trừ khi CHV có các thông tin khác từ bản án, quyết định hoặc từ người được THA.

3.1.2.3. Phương thức xác minh qua người thứ ba

Ở Việt Nam, phương thức xác minh qua bên thứ ba được thực hiện tương đối phổ biến nhưng ít có hiệu quả. Cụ thể, đối với việc xác minh qua ngân hàng, mặc dù pháp luật đã loại trừ quy định bí mật nghề nghiệp trong hoạt động ngân hàng khi các cơ quan này cung cấp thông tin về tài khoản, tài sản của người phải THA cho CHV, đồng thời, đã quy định mức xử phạt từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng nếu không cung cấp thông tin. Tuy nhiên, mức xử phạt này quá thấp, và thực tế, để bảo vệ khách hàng, các ngân hàng thường tìm các cách khác nhau để từ chối cung cấp thông tin. Tác giả Lê Vò Hồng Hạnh đã nêu 01 ví dụ cụ thể về trường hợp Ngân hàng “giúp” khách hàng chuyển hoặc rút tiền như sau:

“Thi hành bản án 34/QĐST - KDTM ngày 16/5/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, người được THA có đơn yêu cầu THA, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định THA số 89/QĐ-CTHA ngày 21/8/2011 cho thi hành khoản: buộc Công ty xuất nhập khẩu rau quả tỉnh Thanh Hóa, địa chỉ: Số 19 Trần Phú, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa phải trả cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Thanh Hóa số tiền gốc và nợ lãi là 3.967.000.000 đồng. Người được THA cung cấp thông tin Công ty Xuất nhập khẩu rau quả, tỉnh Thanh Hóa mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa với số tiền là 3.500.000.000 đồng. Trên cơ sở thông tin đó, CHV phải xác minh lại nhưng khi đến làm việc, thì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thanh Hóa cung cấp hiện nay Công ty xuất nhập khẩu rau quả tỉnh Thanh Hóa đã chuyển hết tiền trong tài khoản trước đó 15 phút” [42].

Trên đây chỉ là một trong vô vàn các trường hợp mà CHV gặp phải trong quá trình xác minh điều kiện THA tại Ngân hàng. Và ở trong trường hợp này, tác giả chỉ nhắc đến kết quả của việc xác minh mà không mô tả về quá trình Ngân hàng tiếp CHV và cung cấp thông tin. Tuy nguyên nhân dẫn đến kết quả này là vì lý do gì chúng ta chưa biết chắc được nhưng chắc chắn, nếu không có sự “tiếp tay” của Ngân hàng, nếu pháp luật quy định về việc bất kỳ nhân viên nào của Ngân hàng ngay lập tức phải cung

cấp thông tin cho CHV nếu có yêu cầu thì chắc chắn, tình trạng như trên sẽ không thể xảy ra trong thực tế.

3.1.3. Nội dung xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Pháp luật về THADS không đề cập đến nội dung xác minh điều kiện THA mà CHV phải tiến hành. Tuy nhiên, từ giải thích của thuật ngữ “có điều kiện THA” được quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật THADS, nội dung xác minh của CHV bao gồm: xác minh tài sản, thu nhập của người phải THA trong trường hợp thi hành nghĩa vụ về tài sản và xác minh điều kiện THA khác trong trường hợp thi hành nghĩa vụ khác như giao tài sản, giấy tờ, chuyển giao quyền sử dụng đất hoặc nghĩa vụ thuộc về hành vi như buộc phải làm hay không được làm công việc nhất định. Dưới đây, luận án lần lượt phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về nội dung xác minh điều kiện THA.

3.1.3.1. Xác minh tài sản thi hành án

Xác minh tài sản của người phải THA được CHV thực hiện khi tổ chức thi hành loại vụ việc mà trong đó người phải THA có nghĩa vụ trả tiền. Nghĩa vụ trả tiền thường chiếm tỉ lệ lớn trong các hồ sơ THA. Vì vậy, công tác xác minh trong trường hợp này là hết sức quan trọng và chiếm nhiều thời gian.

Trong quá trình tổ chức THA, người phải THA không chỉ là cá nhân mà còn là cơ quan, tổ chức nên trong thực tiễn xác minh CHV cũng sẽ có những kỹ năng khác nhau và gặp phải những khó khăn khác nhau trong tác nghiệp xác minh điều kiện THA. Vì vậy, NCS phân chia vấn đề xác minh tài sản người phải THA theo cách phân loại người phải THA là cá nhân hay cơ quan, tổ chức để đánh giá thực trạng của công tác xác minh cũng như áp dụng các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động xác minh điều kiện THA.

3.2.1.1. Xác minh tài sản thi hành án của cá nhân

Thực tiễn hoạt động THA, CHV sẽ phân chia tài sản của người phải THA thành 06 nhóm sau để thực hiện việc xác minh:

- Nhóm tài sản là tiền;

- Nhóm tài sản là giấy tờ có giá;

- Nhóm tài sản là bất động sản;

- Nhóm tài sản là động sản có đăng ký quyền sở hữu;

- Nhóm tài sản là động sản không có đăng ký quyền sở hữu;

- Nhóm tài sản là vốn góp của người phải thi hành án.

(i) Xác minh tiền của người phải thi hành án là cá nhân

Tiền của người phải THA là cá nhân thường được quản lý hoặc sử dụng theo nhiều cách: có thể để trong tủ của gia đình, có thể đang tồn tại ở ngân hàng dưới dạng tài khoản, có thể đang gửi ở ngân hàng dưới dạng tiết kiệm, hoặc đang cho người khác vay...

- Đối với trường hợp người phải THA quản lý tiền dưới hình thức để trong tủ của gia đình hoặc cất giữ trên người: CHV sẽ không thể xác minh được có hay không có và có bao nhiêu tiền đang thuộc sở hữu của người phải THA với lý do, pháp luật hiện hành không cho phép CHV được khám xét người hoặc tài sản được cất giấu của người phải THA. CHV chỉ có quyền xem xét các tài sản mà CHV nhìn thấy trong nhà của người phải THA mà không thể yêu cầu người phải THA mở khóa, mở gói… để kiểm tra tiền cất giấu trong tủ, trong két sắt, trong ví… Trong khi thực tế hoạt động quản lý tiền của người Việt Nam hình thức cất giữ tiền mặt của các cá nhân đang hết sức phổ biến thì công tác xác minh theo quy định hiện hành sẽ gây trở ngại cho CHV trong quá trình xác định điều kiện THA của người phải THA.

- Đối với trường hợp tiền đang cho người khác vay: Đây cũng là một loại hình xác minh gần như không đưa đến kết quả trong hoạt động THA. Thông thường, việc vay mượn tiền mặt giữa các cá nhân với nhau được thực hiện dưới hình thức “miệng”, hoặc giấy viết tay. Cả hai hình thức vay mượn này đều gây khó khăn cho CHV trong việc xử lý với lý do nếu người thứ ba không hợp tác với CHV để tự nguyện thanh toán tiền cho người phải THA thì CHV cũng không có căn cứ cưỡng chế THA đối với người thứ ba để THA. Vì vậy, thực tế, nếu được cung cấp thông tin về việc người phải THA có khoản tiền đang cho người khác vay, CHV chỉ có thể làm việc với người vay tiền của người phải THA, nếu người này công nhận khoản vay thì CHV ghi nhận vào biên bản xác minh, nếu người này không công nhận khoản vay thì CHV cũng không có cách nào để xác thực thông tin về khoản vay, dù có “chứng cứ” là giấy viết tay của hai bên.

- Đối với trường hợp tiền đang để ở Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác dưới dạng tiết kiệm hoặc tài khoản: So với hai hình thức được phân tích ở trên, hình thức này có vẻ dễ dàng hơn cho CHV do “người thứ ba” quản lý tiền của người phải THA là một tổ chức được Nhà nước trao cho một quyền hạn đặc biệt là quyền quản lý tiền của tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, thực tế hoạt động xác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022