Xác Minh Thu Nhập, Tài Sản Của Người Phải Thi Hành Án

CHV không được sử dụng một cách thích đáng và cuối cùng, tuyên bố của người phải THA có thể không hữu ích lắm cho người được THA. Trong khi đó, ở các nước theo hệ thống tập trung, tức là việc tổ chức THA được giao cho một tổ chức thuộc nhà nước hoặc tư nhân, thì hiệu quả THA được cải thiện đáng kể. Theo đó, lợi thế của hệ thống tập trung mà ở đó, hệ thống cơ quan THA chuyên trách và có đủ điều kiện để thực hiện quyền truy cập vào thông tin trực tiếp [107, tr.52].

2.3.3. Nội dung xác minh

Nội dung xác minh là các vấn đề mà người có quyền, nhiệm vụ xác minh phải làm rò khi xác minh điều kiện THA của người phải THA. Việc xác định nội dung xác minh phụ thuộc vào loại nghĩa vụ mà người phải THA phải thi hành. Nếu nghĩa vụ người phải THA phải thực hiện là nghĩa vụ trả tiền, trả tài sản thì nội dung xác minh sẽ là tài sản, thu nhập của người phải THA. Nếu nghĩa vụ mà người phải THA phải thực hiện là nghĩa vụ thuộc về hành vi thì nội dung xác minh sẽ là khả năng thực hiện hoặc không thực hiện hành vi đó. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều không đề cập đến nội dung xác minh. Tuy nhiên, từ các quy định khác của pháp luật như quy định về thu giữ, bán tài sản, người có thẩm quyền xác minh sẽ xác định các nội dung mình cần làm rò khi xác minh điều kiện THA của người phải THA.

2.3.3.1. Xác minh thu nhập, tài sản của người phải thi hành án

Mục đích của xác minh thu nhập, tài sản của người phải THA là để thực hiện các công đoạn tiếp theo của quá trình THA như cưỡng chế kê biên tài sản, cưỡng chế giao tài sản… Do vậy, nội dung xác minh tài sản của người phải THA sẽ bao gồm xác minh quyền sở hữu tài sản, phạm vi các tài sản, hiện trạng các tài sản.

(i) Xác minh quyền sở hữu

Đây là một nội dung quan trọng trong xác minh điều kiện THA của người phải THA. Bởi lẽ, nếu người phải THA không có tài sản (hay nói cách khác là không sở hữu tài sản) thì cơ quan THA không thể thực hiện các giai đoạn tiếp theo của quá trình THA. Tuy nhiên, thực tế, người phải THA có thể có rất nhiều loại tài sản khác nhau như vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, đất đai, nhà ở… Những tài sản này lại được quản lý bởi các cơ quan khác nhau và theo các phương thức khác nhau. Do vậy, người có quyền, nghĩa vụ xác minh phải xác định được người phải THA sở hữu những tài sản gì và cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thể cung cấp thông tin về quyền sở hữu đó.

(ii) Phạm vi các tài sản cần xác minh

Về nguyên tắc, các cơ quan THA chỉ kê biên, thu giữ, bán những tài sản thuộc sở hữu của người phải THA và chỉ xử lý những tài sản đủ để thi hành khoản nợ. Một trong những nguyên tắc được hướng dẫn trong Khuyến nghị Rec (2003) 17 của Hội đồng châu Âu là cần phải có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích của người được THA và người phải THA. Một số tài sản và thu nhập thiết yếu của người phải THA cần được bảo vệ, chẳng hạn như hàng gia dụng cơ bản, trợ cấp xã hội, tiền cho các nhu cầu y tế thiết yếu và các công cụ làm việc cần thiết [97]. Để thực thi khuyến nghị trên, Uỷ ban châu Âu về hiệu quả của tư pháp đã ban hành bản Hướng dẫn chi tiết. Bản hướng dẫn này khẳng định nguyên tắc “Cưỡng chế phải đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu của người được THA và quyền của người phải THA. Các quốc gia thành viên được khuyến khích giám sát các thủ tục THA, kiểm soát quản lý toà án và thực hiện các hành động thích hợp để đảm bảo sự bình đẳng về thủ tục của các bên” [99]. Để thực hiện được các nguyên tắc nói trên trong hoạt động cưỡng chế thì kết quả xác minh phải thể hiện được tương đối toàn diện tài sản của người phải THA, từ đó, người có thẩm quyền tổ chức THA mới thực hiện việc lựa chọn để đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các bên đương sự. Tuy nhiên, về phạm vi xác minh, mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau căn cứ vào phương thức xác minh cũng như chủ thể xác minh mà quốc gia đó lựa chọn. Ví dụ, trong hầu hết các khu vực pháp lý, nơi tồn tại phương thức xác minh thông qua tuyên bố về tài sản của người phải THA thì người phải THA phải tiết lộ tất cả các tài sản của mình. Tuy nhiên, ở Bồ Đào Nha, người phải THA sẽ được toà án THA yêu cầu xác định tài sản cho việc thu giữ. Ở Pháp, người phải THA phải xác định tài sản nếu người được THA tìm cách thực thi một yêu cầu nhỏ (dưới 535 Euro) và yêu cầu thu giữ động sản. Trong phạm vi này, việc người phải THA tiết lộ tài sản bị hạn chế nghiêm ngặt bởi nhu cầu của người được THA để có được thông tin. Ở các quốc gia thành viên này, một người phải THA có thể được yêu cầu tiết lộ tài sản của mình trong một phạm vi hạn chế. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, mô hình tiết lộ tài sản hạn chế có vẻ thích hợp hơn, bởi nó phù hợp với nguyên tắc tương ứng được khuyến nghị ở trên. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ của người được THA thì việc tiết lộ tài sản hạn chế sẽ giới hạn sự lựa chọn tài sản THA của họ. Ngoài ra, kể cả nhìn từ quan điểm của người phải THA thì việc tiết lộ giới hạn có thể là gánh nặng nếu người phải THA bị yêu cầu tiết lộ tài sản nhiều lần để THA [106, tr.36].

Ở các bang Michigal, Nevada, Virginia – Mỹ, phạm vi xác minh còn bị ràng buộc bởi quy định về việc chỉ được kê biên, bán tài sản là bất động sản của người phải THA sau khi đã xử lý các tài sản cá nhân khác mà không đủ để thi hành khoản nợ. Ở các bang Hawaii thì tài sản là bất động sản có giá trị không vượt quá giá thị trường là 30.000 USD thuộc sở hữu của người phải THA là chủ gia đình hoặc trên 65 tuổi thì không được kê biên. Hoặc ở Đảo Rhode – Mỹ, tài sản là nhà ở của người phải THA có giá trị ở mức 200.000 USD sẽ không bị kê biên, bán. Ở Taxas thì nhà ở của người phải THA không được phép kê biên, bán [94]. Vì vậy, khi tiến hành xác minh, chủ thể xác minh phải nắm bắt được những quy định này để xác định phạm vi và các loại tài sản mà mình cần tiến hành xác minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Ở bang Ontario – Canada, tại phiên điều trần để kiểm tra tài sản của người phải THA, người phải THA (hoặc người nắm được thông tin về tài sản của người phải THA) phải chuẩn bị để trả lời các câu hỏi về việc làm của người phải THA, bất kỳ tài sản nào mà người phải THA sở hữu như xe cơ giới hoặc đất đai, và về tất cả các chi nhánh ngân hàng nơi người phải THA có tài khoản, bao gồm cả tài khoản chung với người khác [109].

(iii) Xác minh hiện trạng tài sản

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 8

Xác minh hiện trạng tài sản là một nội dung quan trọng của xác minh điều kiện THA. Kể cả trong trường hợp xác minh tài sản được giao theo bản án, quyết định hay xác minh tài sản để kê biên, xử lý nhằm thu tiền trả cho người được THA thì việc xác minh hiện trạng tài sản là một yêu cầu bắt buộc của pháp luật nhiều quốc gia trước khi thực hiện cưỡng chế THA đối với một số loại tài sản như bất động sản.

Pháp luật Nhật bản quy định trước khi định giá, bán đấu giá tài sản là bất động sản, toà THA sẽ ra lệnh cho CHV điều tra hiện trạng bên ngoài của bất động sản, việc chiếm hữu hoặc những vấn đề khác [53].

Pháp luật Pháp quy định trước khi bán tài sản thì phải có biên bản về tình trạng của bất động sản do TPL lập [101].

Ở Việt Nam, pháp luật không quy định trực tiếp về xác minh hiện trạng mà quy định khi xác minh CHV phải xác minh cụ thể tài sản [75, điểm b khoản 4 Điều 44].

Từ các phân tích về nội dung xác minh có thể thấy, pháp luật các quốc gia không quy định nội dung như là một quy định hoàn chỉnh mà quy định vấn đề này dưới các hình thức khác nhau như phạm vi tuyên bố về tài sản của người phải THA

(ở Bồ Đào Nha, Pháp) hoặc yêu cầu trước khi định giá, bán tài sản (Nhật, Pháp) hoặc chi phối nội dung xác minh qua nguyên tắc kê biên (Mỹ). Dù vậy, đây vẫn là nội dung không thể thiếu trong quy định về xác minh điều kiện THA. Tuy nhiên, việc quy định ở mức độ nào tuỳ thuộc vào các quy định khác của pháp luật về THA và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động THA.

2.3.3.2. Xác minh điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án

Đây là trường hợp xác minh khả năng THA của người phải THA đối với nghĩa vụ thuộc về hành vi. Như đã phân tích ở mục 2.2. của luận án, kết quả xác minh là căn cứ để tổ chức cưỡng chế THA nên đối với việc cưỡng chế các nghĩa vụ thuộc về hành vi của người phải THA, CHV phải có kết quả xác minh thể hiện người phải THA đủ điều kiện để THA. Điều kiện THA ở đây là khả năng tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ THA.

2.3.4. Thủ tục xác minh

Thủ tục xác minh là các công việc mà chủ thể xác minh phải thực hiện khi xác minh điều kiện THA của người phải THA. Như đã phân tích ở mục 2.3.1. của luận án, mỗi quốc gia sẽ giao cho một chủ thể xác minh khác nhau và lựa chọn phương thức xác minh khác nhau. Mỗi chủ thể và phương thức lại có các thủ tục xác minh không giống nhau. Do vậy, việc nghiên cứu về thủ tục xác minh cần phải được đặt trong mối liên hệ với chủ thể và phương thức xác minh. Cụ thể, thủ tục xác minh có thể được phân thành hai loại thủ tục tương ứng với hai loại chủ thể xác minh là thủ tục xác minh trong trường hợp người được THA xác minh và thủ tục xác minh trong trường hợp chuyên gia THA xác minh. Chuyên gia THA ở đây được hiểu là các CHV là công chức thuộc các cơ quan THADS nhà nước và các TPL là những người hành nghề tự do thuộc các tổ chức TPL hoạt động như một doanh nghiệp.

2.3.4.1. Thủ tục xác minh trong trường hợp người được THA xác minh

Người được THA có địa vị pháp lý khá đặc biệt trong hoạt động THADS. Theo đó, họ là người có các quyền, lợi ích từ các bản án, quyết định hoặc các văn bản, tài liệu khác có thể thi hành. Và theo quy định của pháp luật nhân quyền châu Âu, thì quyền được tiếp cận toà án và quyền được xét xử công bằng là một trong những nội dung của quyền con người. Nếu không có sự bảo đảm THA nhanh chóng và hiệu quả, quyền được tiếp cận tòa án và quyền được xét xử công bằng sẽ trở nên vô nghĩa. Theo án lệ của Toà án Nhân quyền châu Âu, việc thi hành bản án hoặc

quyết định của tòa án phải được coi là một phần không tách rời của "phiên toà" theo ý nghĩa quy định tại Điều 6 của Công ước Châu Âu. Điều này đặt ra giả định rằng các thủ tục THA được hưởng tất cả các bảo đảm về mặt thủ tục của Điều 6, bao gồm cả tiến độ THA [99]. Tuy nhiên, quyền lợi của họ lại ở trong tư thế “đối lập” với quyền của người phải THA. Và khi người được THA thực hiện nhiệm vụ xác minh thì cũng phải tính đến sự cân bằng trong mối quan hệ với quyền của người phải THA. Đồng thời, quyền của người được THA cũng chỉ ở trong phạm vi “riêng tư”, do đó, giao nhiệm vụ xác minh là nhìn nhận dưới góc độ chủ động bảo vệ quyền của người được THA, còn để có thể tiến hành xác minh vẫn cần phải có sự trợ giúp của các cơ quan công quyền. Vì vậy, pháp luật của các quốc gia khi quy định việc xác minh của người được THA thì quy định tương đối chặt chẽ về các công việc phải làm, quyền và nghĩa vụ của các bên khi bắt đầu hoạt động xác minh cho đến khi kết thúc hoạt động xác minh.

Ví dụ, ở bang Ontario – Canada, thủ tục xác minh được thực hiện theo trình tự sau [109]:

(i) Nộp thông báo xác minh:

Người được THA điền vào mẫu thông báo xác minh (bao gồm tên người phải THA) và nộp thông báo xác minh tại văn phòng toà án cùng với bản khai yêu cầu THA và giấy chứng nhận phán quyết (nếu cần thiết)

(ii) Gửi thông báo xác minh:

Sau khi thư ký toà án ký thông báo, điền ngày thực hiện xác minh thì người được THA phải giao thông báo này cho người phải THA hoặc người thứ ba đang giữ thông tin về tài sản của người phải THA trước ít nhất 30 ngày trước phiên điều trần.

(iii) Tham dự phiên điều trần xác minh:

Phiên điều trần xác minh có mặt cả người được THA và người phải THA. Tại phiên điều trần xác minh sẽ xem xét các vấn đề sau: lý do người phải THA không thanh toán; thu nhập và tài sản của người phải THA; các khoản nợ của người phải THA; các tài sản được xử lý trước hoặc sau khi có lệnh của toà án; ý định trả nợ của người phải THA trong hiện tại, quá khứ và tương lai; người phải THA có ý định thực hiện việc trả nợ hay có bất kỳ lý do nào để ngăn cản việc trả nợ không; và bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến việc THA.

Quy trình xác minh của Mỹ cũng được thiết kế tương tự.

2.3.4.2. Quy trình xác minh trong trường hợp các chuyên gia thi hành án xác minh

Đối với trường hợp chuyên gia THA xác minh, pháp luật các nước không có quy định về trình tự thực hiện việc xác minh mà chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ của chuyên gia thi hành khi tiến hành xác minh và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin.

Ví dụ, Luật THADS Pháp, tại các Điều L.152-1, L.152-2, L.152-3 chỉ quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ phối hợp, cung cấp thông tin về địa chỉ, danh tính, tiền, bất động sản và bất kỳ thông tin khác về người phải THA của các cơ quan nhà nước, các khu vực, sở và thành phố, công ty được cấp phép hoặc kiểm soát của Nhà nước khi có yêu cầu của TPL mà không được quyền từ chối vì bảo vệ bí mật nghề nghiệp. Đồng thời cũng quy định về trách nhiệm của TPL chỉ được sử dụng thông tin thu được trong phạm vi cần thiết để thực hiện việc THA mà họ đã được yêu cầu. Bất kỳ hành vi cố ý vi phạm nào cũng đều bị trừng phạt được quy định tại điều 226- 21 của Bộ luật hình sự, nếu không cố ý, nếu cần thiết, có thể bị xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại [113].

Luật THA Đài Loan, tại Điều 19 quy định về trách nhiệm của Toà án THA và người được THA về việc xác minh điều kiện THA của người phải THA. Trong đó, quy định rò ràng về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người thứ ba nắm giữ thông tin về tài sản của người phải THA trong việc cung cấp thông tin [110].

Ở Việt Nam, xuất phát từ tầm quan trọng của kết quả xác minh điều kiện THA, đồng thời, để đảm bảo sự thống nhất và bài bản trong hoạt động xác minh, pháp luật THADS đã quy định thủ tục xác minh điều kiện THA như sau:

(1) Đối với chấp hành viên:

Pháp luật THADS Việt Nam quy định khi xác minh CHV xuất trình thẻ CHV, lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh; trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rò nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác. Đồng thời pháp luật cũng quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin về điều kiện THA cho CHV [75, Điều 44].

(2) Đối với thừa phát lại

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng văn phòng TPL phải ra quyết định xác minh điều kiện THA, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Quyết định xác minh phải ghi rò căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ xác minh điều kiện THA được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Quyết định xác minh phải được gửi cho VKSND cấp huyện nơi Văn phòng TPL đặt trụ sở và cơ quan THADS có thẩm quyền THA theo quy định của pháp luật THADS. Khi trực tiếp xác minh, TPL phải xuất trình giấy giới thiệu của Văn phòng TPL, thẻ TPL kèm theo các tài liệu có liên quan và phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định THA trong trường hợp Văn phòng TPL tổ chức THA; lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của TPL, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rò lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải có các nội dung xác minh và các tài liệu liên quan. Đồng thời, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin về điều kiện THA cho TPL [29, Điều 45, 50].

Từ các phân tích trên, có thể thấy, đối với quy định về thủ tục xác minh điều kiện THA, pháp luật các nước quy định về việc xác minh của người được THA có quy định chặt chẽ hơn về thủ tục xác minh, còn các nước trao quyền xác minh cho hệ thống các cơ quan THA (nhà nước hoặc tư nhân) thì sẽ ít ràng buộc về thủ tục do việc cung cấp thông tin được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nên quy định sẽ tập trung ở trách nhiệm cung cấp thông tin nhiều hơn là thủ tục thực hiện nó.

2.3.5. Thời điểm xác minh

Thời điểm xác minh là các quy định về thời điểm mà người có thẩm quyền xác minh được quyền hoặc có nghĩa vụ tiến hành xác minh điều kiện THA.

Qua nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia về thời điểm xác minh, có thể thấy, việc quy định về thời điểm xác minh không có sự đồng nhất ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung của các quốc gia đó là để tiến hành xác minh cần phải có một điểm “mốc” cụ thể, điểm bắt đầu đó có thể là sự tồn tại của quyền THA chính thức hoặc quyền THA tạm thời hoặc sau khi hết thời gian tự

nguyện THA của người phải THA. Việc quy định cho phép các chủ thể xác minh vào thời điểm nào tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của các quốc gia về quyền của các bên trong mối quan hệ xác minh điều kiện THA này. Chẳng hạn, ở Pháp và Tây Ban Nha, không cho phép các cơ quan THA được tìm kiếm thông tin về tài sản của người phải THA trước khi có văn bản THA chính thức xuất phát từ sự tôn trọng của họ đối với quyền của người phải THA khi chưa chính thức bị tuyên bố phải trả một khoản tiền. Hay như ở Việt Nam, việc quy định thời điểm xác minh lại xuất phát từ quan điểm “tiết kiệm” nguồn lực cho cơ quan THADS và từ sự tôn trọng về quyền tự nguyện THA của người phải THA.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xác minh điều kiện thi hành án dân sự

2.4.1. Tính minh bạch về thông tin

Khuyến nghị về THA của Hội đồng châu Âu năm 2003 đã đưa ra nguyên tắc để hướng dẫn các quốc gia thành viên khi xây dựng thủ tục THA là “Việc tìm kiếm và thu giữ tài sản của người phải THA nên được thực hiện có hiệu quả nhất có thể có tính đến các điều khoản bảo vệ dữ liệu và quyền con người có liên quan. Cần có sự thu thập nhanh chóng và hiệu quả các thông tin cần thiết về tài sản của người phải THA thông qua việc truy cập vào các thông tin liên quan có trong sổ đăng ký và các nguồn khác, cũng như cho người phải THA khai báo tài sản của họ” [98]. Có thể thấy, bản khuyến nghị đã tập trung vào các phương thức thu thập thông tin về tài sản để đưa ra nguyên tắc là cần có sự thu thập nhanh chóng và hiệu quả. Như đã phân tích ở mục 2.3. nội dung điều chỉnh pháp luật về xác minh điều kiện THA thì dù chủ thể xác minh là ai cũng sẽ thực hiện việc xác minh, thu thập thông tin về người phải THA thông qua 03 phương thức chủ yếu là: tuyên bố của người phải THA, các sổ đăng ký và tuyên bố của người thứ ba. Ba phương thức xác minh này sẽ chỉ được thực hiện hiệu quả khi thông tin phải minh bạch. Sự minh bạch về thông tin được thể hiện như sau:

(i) Đối với phương thức xác minh qua tuyên bố của người phải THA

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phương thức xác minh qua tuyên bố của người phải THA, khuyến nghị về THADS của Hội đồng châu Âu năm 2003 đã đưa ra một trong những nguyên tắc để các thủ tục THA có hiệu lực, hiệu quả nhất có thể là “người phải THA nên cung cấp thông tin cập nhật về thu nhập, tài sản của họ và về các vấn đề liên quan khác” [98]. Như đã phân tích ở mục phương thức xác minh,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022