Trình Độ Chuyên Môn, Đạo Đức Của Chấp Hành Viên, Thừa Phát Lại, Thẩm Phán, Cán Bộ Toà Án

điểm hạn chế của phương thức xác minh qua tuyên bố của người phải THA là phụ thuộc vào ý chí của người phải THA, nghĩa là nếu họ muốn và sợ thì tuyên bố trung thực, nếu họ không sợ, không muốn thì không tuyên bố hoặc tuyên bố không trung thực. Do vậy, để kiểm soát ý chí của người phải THA, buộc họ thực hiện theo đúng mong muốn của người có quyền thì phải có các thiết chế để gây áp lực lên ý chí của họ. Ở Đức, pháp luật kiểm soát sự trung thực về thông tin của người phải THA thông qua hình phạt đối với tự do cá nhân của người phải THA như phạt giam giữ trong thời hạn tối đa là 06 tháng [62]. Ở Mỹ, Canada, hành vi không thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin của người được THA hoặc lệnh buộc cung cấp thông tin của toà án bị coi là tội phạm và có thể bị bắt vì hành vi này [93], [112]. Ở hầu hết các quốc gia châu Âu khác (Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Anh) thì hình phạt tù (tối đa một hoặc thậm chí hai năm) có thể được áp dụng đối với người phải THA [106, tr.37]. Ngoài ra, ở Đức, hình phạt dành cho người phải THA trong việc không trung thực khi khai báo thông tin về tài sản còn ở việc công bố công khai bản tuyên bố về tài sản của người phải THA. Theo pháp luật Đức thì bản tuyên bố tài sản của người phải THA được ghi vào sổ đăng ký công khai nếu người phải THA đã tuyên thệ hoặc không tuyên thệ. Sổ đăng ký này được duy trì tại các toà án địa phương. Tại nhiều toà án địa phương, các sổ đăng ký này được duy trì dưới dạng cơ sở dữ liệu điện tử và phòng thương mại và công nghiệp thường xuyên nhận được các bản sao (hoặc thậm chí được truy cập trực tuyến). Do đó, ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của người phải THA [106, tr.37].

Ở Việt Nam, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã đặt nền móng cho quy định về xác minh qua tuyên bố của người phải THA. Cụ thể khoản 1 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: khi tiến hành xác minh, CHV yêu cầu người phải THA kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA. Nội dung kê khai phải nêu rò loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ THA. CHV phải nêu rò trong biên bản xác minh điều kiện THA về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện THA. Trường hợp người phải THA không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì thuỳ theo mức độ vi phạm, CHV có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm

quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Và mức xử phạt được quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP là 1.000.000-3.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai hoặc kê khai không trung thực và người có thẩm quyền xử phạt là Cục trưởng Cục THADS. Tuy nhiên, thực tế của quá trình THA, hầu như chưa có người phải THA nào tự nguyện kê khai tài sản và cũng chưa có cơ quan THADS nào tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không kê khai này. Có thể thấy, pháp luật Việt Nam cũng đặt ra vấn đề thu thập thông tin về tài sản, thu nhập thông qua tuyên bố của người phải THA nhưng quy định pháp luật chưa đủ tính răn đe và thiếu tính thực tế khi giao thẩm quyền xử phạt cho người có thẩm quyền cao nhất của hệ thống cơ quan THADS dẫn đến quy định này chỉ là hình thức.

Như vậy, phương thức xác minh qua tuyên bố của người phải THA sẽ chỉ hiệu quả khi các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát được sự trung thực về thông tin của người phải THA.

(ii) Đối với phương thức xác minh qua sổ đăng ký

Để thực hiện tốt hơn bản khuyến nghị về THA năm 2003, Uỷ ban châu Âu về hiệu quả của tư pháp đã ban hành một bản hướng dẫn chi tiết. Bản hướng dẫn đã đưa ra các yêu cầu cụ thể khi thu thập thông tin về người phải THA và tài sản của họ với các hướng dẫn về quyền truy cập thông tin của người được THA, quyền truy cập thông tin của cơ quan THA, nhiệm vụ cung cấp thông tin và vấn đề bảo vệ dữ liệu.

- Đối với quyền truy cập thông tin của người được THA, bản hướng dẫn yêu cầu: để đảm bảo quyền được hỗ trợ đầy đủ cho các thủ tục tố tụng, người được THA nên được phép truy cập vào các sổ đăng ký công khai để họ có thể xác nhận thông tin cần thiết về người phải THA, như thông tin xác định về người phải THA và nơi ở của anh ta cho mục đích THA và dữ liệu có thể truy cập được thông qua sổ đăng ký công cộng (ví dụ: sổ đăng ký đất đai, sổ đăng ký toà án của các công ty…) tuân theo quyền tự do thông tin và luật bảo vệ dữ liệu của quốc gia thành viên.

- Đối với quyền truy cập thông tin của cơ quan THA, bản hướng dẫn yêu cầu: các quốc gia thành viên nên cho phép các cơ quan THA truy cập nhanh chóng và tốt nhất là truy cập một cách trực tiếp thông tin về tài sản của người phải THA. Các quốc gia thành viên được khuyến khích xem xét cung cấp thông tin về tài sản cho cơ quan THA bằng Internet thông qua truy cập bảo mật, nếu có thể. Để ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản của người phải THA, các quốc gia thành viên được khuyến khích thiết lập một cơ sở dữ liệu truy cập hạn chế đa nguồn duy nhất về tài

sản gắn liền của người phải THA (nghĩa là quyền sở hữu đối với phương tiện, quyền bất động sản, các khoản nợ phải trả, khai thuế…). Các quốc gia thành viên nên cung cấp cơ sở dữ liệu với mức độ bảo mật chấp nhận được. Quyền truy cập của các cơ quan THA vào các cơ sở dữ liệu phải chịu sự kiểm soát kỹ lưỡng. Sự hợp tác của các cơ quan khác nhau của nhà nước và tư nhân, tuân thủ luật bảo vệ dữ liệu là điều cần thiết để cho phép truy cập nhanh chóng vào thông tin đa nguồn trên tài sản của người phải THA.

- Về nhiệm vụ cung cấp thông tin, bản hướng dẫn yêu cầu: tất cả các cơ quan nhà nước quản lý dữ liệu với thông tin cần thiết để THA hiệu quả nên có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan THA trong thời hạn đã thoả thuận nếu thông tin đó phù hợp với luật bảo vệ dữ liệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

- Về việc bảo vệ dữ liệu, bản hướng dẫn yêu cầu: pháp luật quốc gia về bảo vệ dữ liệu các nhân nên được xem xét kỹ lưỡng trong trường hợp cần phải điều chỉnh để cho phép các thủ tục THA hiệu quả. Các cơ quan THA phải chịu trách nhiệm duy trì bảo mật khi thông tin bí mật hoặc nhạy cảm được họ chú ý trong quá trình tố tụng. Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ này, các biện pháp trách nhiệm kỷ luật nên được áp dụng, cùng với các biện pháp trừng phạt dân sự và hình sự [100].

Có thể thấy, đối với phương thức thông tin qua sổ đăng ký, bản hướng dẫn chi tiết đã đặt ra các yêu cầu sau:

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 9

Thứ nhất, về sổ đăng ký, nên xây dựng một cơ sở dữ liệu đa nguồn về tài sản của người phải THA;

Thứ hai, về hình thức truy cập, nên cho phép truy cập bằng Internet; Thứ ba, về cách thức truy cập, nên cho phép truy cập trực tiếp thông tin;

Thứ tư, về việc kiểm soát việc truy cập vào hệ thống thông tin, cần phải chịu sự kiểm soát kỹ lưỡng;

Thứ năm, về nhiệm vụ cung cấp thông tin, tất cả các cơ quan nhà nước quản lý cơ sở dữ liệu nên có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan THA;

Thứ sáu, về bảo vệ dữ liệu, cần có sự bảo vệ nhưng cũng phải tính đến sự hiệu quả của hoạt động THA;

Thứ bảy, trách nhiệm của các cơ quan THA khi không đảm bảo trách nhiệm bảo mật thông tin.

Đây là những yêu cầu giúp đảm bảo tính minh bạch của thông tin về tài sản của người phải THA qua các sổ đăng ký. Mặc dù không phải các quốc gia châu Âu

đều thực hiện được các yêu cầu như bản hướng dẫn đã nêu nhưng thực tế hoạt động xác minh ở châu Âu và một số quốc gia trên thế giới đã chứng minh việc đảm bảo càng nhiều các yêu cầu nói trên thì hoạt động xác minh điều kiện THA càng hiệu quả, việc thiếu một số yêu cầu sẽ làm giảm hiệu quả của công tác xác minh. Ví dụ, ở Pháp, mặc dù Pháp đã xây dựng được một hệ thống thông tin thống nhất về tài khoản ngân hàng, nhưng thông tin này không được các cơ quan THA truy cập trực tiếp mà phải thông qua cơ quan trung gian là FICOBA (cơ quan đăng ký quốc gia về tài khoản ngân hàng). Các yêu cầu đều được gửi về cơ quan trung gian khiến cho cơ quan này bị quá tải, nhiều thông tin phải nhiều tháng mới có câu trả lời [97, tr.153].

Ở Đức, Pháp, sổ đăng ký đất đai chỉ được quản lý ở cấp thành phố [106, tr.27]. Điều này sẽ giới hạn sẽ giới hạn về lãnh thổ khi tìm kiếm thông tin về tài sản là đất đai của người phải THA.

Ở Trung Quốc, do Trung Quốc xây dựng được một hệ thống điều tra và kiểm soát trực tuyến. Hệ thống này giúp toà án có thể nhanh chóng tìm ra và kiểm soát kịp thời các tài sản khác nhau bao gồm bất động sản, tiền gửi, tàu, xe, chứng khoán… của người phải THA. Đây là lý do khiến việc THA ở Trung Quốc có thể được thực hiện ngay cả khi người được THA không thể cung cấp các manh mối về tài sản của người phải THA [103,tr.572].

CHV của Tajikistan có quyền yêu cầu cơ quan thuế, ngân hàng và công chứng viên cung cấp thông tin cần thiết với bí mật thương mại, ngân hàng cũng như thông tin về hành vi công chứng. Xuất trình danh thiếp để vào các toà nhà của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu và tại các địa điểm, nơi cư trú khác của người phải THA và kiểm tra tài sản của người phải THA [103, tr.557]. Quyền lực này của CHV đã đưa lại các hiệu quả cho công tác THADS ở Tajikistan.

(iii) Đối với phương thức xác minh qua tuyên bố của bên thứ ba

Cũng như phương thức xác minh qua tuyên bố của người phải THA, xác minh qua tuyên bố của bên thứ ba sẽ chỉ minh bạch khi kiểm soát được ý chí cá nhân của bên thứ ba. Các trách nhiệm pháp lý đủ tính răn đe sẽ là cơ sở để đảm bảo sự trung thực của bên thứ ba đối với việc cung cấp thông tin trung thực về tài sản của người phải THA.

Từ các phân tích trên có thể thấy, tính minh bạch của hệ thống thông tin về tài sản của người phải THA có tác động lớn đến hiệu quả của công tác xác minh. Vì

vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch là một trong những điều kiện để giúp nâng cao hiệu quả xác minh điều kiện THA.

2.4.2. Trình độ chuyên môn, đạo đức của chấp hành viên, thừa phát lại, thẩm phán, cán bộ toà án

Ngoại trừ các quốc gia lựa chọn mô hình trao quyền chủ động xác minh cho người được THA, các quốc gia còn lại giao nhiệm vụ xác minh cho CHV/TPL/thẩm phán/cán bộ toà án (sau đây gọi chung là CHV). Trình độ chuyên môn, đạo đức của CHV có tác động rất lớn đến hiệu quả của THA nói chung và xác minh điều kiện THADS nói riêng.

Ý thức được tầm quan trọng của trình độ chuyên môn, đạo đức của CHV đối với hiệu quả của hoạt động THA, Khuyến nghị về THADS của Hội đồng châu Âu năm 2003 đã khẳng định nguyên tắc “Trong tuyển dụng CHV, cần xem xét các tiêu chuẩn đạo đức của ứng viên, kiến thức pháp lý và vấn đề được đào tạo của họ về luật pháp và thủ tục liên quan. Để kết thúc quá trình tuyển dụng, họ nên được yêu cầu làm bài kiểm tra để đánh giá kiến thức lý thuyết và thực tế của họ” [98]. Để thực hiện tốt hơn nguyên tắc này, bản hướng dẫn của Uỷ ban châu Âu về hiệu quả của tư pháp đã yêu cầu “Các quốc gia thành viên chỉ nên công nhận các CHV nếu các ứng viên liên quan có tiêu chuẩn và đào tạo tương xứng với sự phức tạp của nhiệm vụ. Chất lượng đào tạo cao của các chuyên gia rất quan trọng đối với dịch vụ công lý và tăng sự tin tưởng của người dân vào hệ thống tư pháp. Các CHV cũng cần được theo dòi việc đào tạo liên tục bắt buộc” [100]. Thực tế hoạt động THA đã chứng minh trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của CHV ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác THA nói chung và xác minh điều kiện THA nói riêng. Ở Serbia, để làm CHV không cần đào tạo hay kiến thức đặc biệt, đồng thời mức lương thấp, thiếu động lực làm việc đã dẫn đến tình trạng CHV bao cho hành vi che dấu tài sản của người phải THA [103, tr.447]. Điều này dẫn đến sự thiếu hiệu quả của công tác THA ở Serbia. Ở Trung Quốc, có chuyên gia đánh giá rằng nhân sự chất lượng thấp không đủ năng lực trong THA là một trong những lý do chính cho sự chậm trễ của hoạt động THA. Tại Thụy Điển, cơ quan THA là một bộ phận của chính quyền Nhà nước, sĩ quan cao cấp sẽ là luật sư có trình độ. Ở Thụy Điển, cơ quan THA dường như hoạt động rất hiệu quả do trình độ chuyên môn cao của nhân viên và dễ dàng tiếp cận rộng rãi một loạt các hồ sơ công khai liên quan đến người phải THA [108, tr.208].

Ở Việt Nam, để được bổ nhiệm làm CHV sơ cấp, ứng viên phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ THADS và trúng tuyển kỳ thi tuyển CHV sơ cấp [75, khoản 2 Điều 18]. Từ quy định pháp luật trên, có thể thấy, trong thời gian vừa qua, trình độ chuyên môn, điều kiện, tiêu chuẩn của các CHV ở Việt Nam đã được nâng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng công việc của các CHV vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn công việc. Từ các số liệu thống kê của Tổng cục THADS cho thấy những sai phạm của CHV dẫn đến xử lý kỷ luật vẫn còn nhiều. Ví dụ năm 2016, xử lý kỷ luật 96 trường hợp [12]. Năm 2017, xử lý kỷ luật 101 trường hợp [13]. Cũng theo đánh giá của Tổng cục THADS thì một trong những nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, tồn tại trong THADS là năng lực, phẩm chất, kỹ năng làm việc của một số CHV còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Một số CHV ý thức trách nhiệm chưa cao, thiếu kiên quyết dẫn đến hiệu quả công việc còn thấp [14], [15].

Những phân tích trên cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của CHV có liên quan mật thiết đến chất lượng, hiệu quả của THADS nói chung và xác minh điều kiện THADS nói riêng. Vì vậy, cần phải chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CHV để một mặt nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, mặt khác, chú trọng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Hơn nữa, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của CHV cũng cần được kiểm soát chặt chẽ.

2.4.3. Sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan

Trong trường hợp hệ thống thông tin về tài sản của người phải THA không phải là một hệ thống công khai, đồng thời, việc thu thập thông tin về tài sản của người phải THA không phải thông qua phương thức tuyên bố của người phải THA thì việc xác minh bắt buộc phải có sự phối hợp của cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin về tài sản của người phải THA. Để việc xác minh hiệu quả, cần phải có cơ chế phối hợp THA hữu hiệu, để các cơ quan nắm giữ thông tin bắt buộc phải cung cấp thông tin cho người có thẩm quyền xác minh. Ở Tajikistan, để tăng cường hiệu quả của công tác THA các cơ quan nhà nước, tổ chức khác có nghĩa vụ hỗ trợ CHV trong việc bảo đảm THA [103, tr.557]. Từ tháng 9/2018, Uzbekistan xây dựng một hệ thống thống nhất về tương tác điện tử nội bộ. Hệ thống cung cấp cho việc trao đổi thông tin nhanh chóng giữa Cục THA và 18 cơ quan nhà nước, tổ chức và ngân hàng trong việc tìm kiếm tài sản của người phải THA [103, tr.369]. Hệ thống này đã

giúp nâng cao hiệu quả của THADS ở Uzbekistan. Tại Việt Nam, pháp luật về THADS luôn chú trọng công tác phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác xác minh điều kiện THA. Tại Điều 44 Luật THADS đã quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu của người có quyền xác minh, đồng thời cũng quy định về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Tuy nhiên, do các hình phạt được pháp luật quy định hoặc là chưa rò ràng hoặc chưa đảm bảo được tính răn đe nên vấn đề phối hợp trong công tác xác minh vẫn còn những tồn tại, bất cập. Trong báo cáo tổng kết ngành THA, Tổng cục THADS đã đánh giá “Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp với cơ quan THADS trong một số trường hợp, đặc biệt là các vụ việc khó khăn, phức tạp, có giá trị lớn chưa thực sự hiệu quả” [15].

Như vậy, có thể thấy sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức hữu quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động xác minh điều kiện THA. Tại Việt Nam, vấn đề này lại càng có ý nghĩa quyết định, bởi lẽ, phương thức xác minh chủ yếu đang được áp dụng tại Việt Nam là thông qua các sổ đăng ký hoặc tuyên bố của người thứ ba (cung cấp thông tin của người thứ ba). Dù pháp luật Việt Nam đã đặt nền móng cho phương thức xác minh qua tuyên bố của người phải THA (kê khai tài sản khi tiến hành xác minh) nhưng quy định này thực tế chưa phát huy hiệu quả và chưa được thực hiện một cách quyết liệt. Trong khi đó, các sổ đăng ký chủ yếu được quản lý bởi một số cơ quan khác nhau, tuỳ thuộc vào loại tài sản của người phải THA mà chưa được công khai hoá hoặc truy cập trực tuyến. Do vậy, để phương thức xác minh này được thực hiện hiệu quả, cần phải xây dựng mối quan hệ phối hợp hiệu quả và đồng bộ.


Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã xây dựng nền tảng lý luận về xác minh điều kiện THADS trên cơ sở tiếp cận đây là một giai đoạn của hoạt động THADS. Xác minh điều kiện THADS có mục đích là để tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Kết quả xác minh điều kiện THADS có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình tổ chức THADS.

Với bản chất là một “mắt xích” trong hoạt động THADS, chủ thể xác minh điều kiện THADS gắn liền với chủ thể của hoạt động THADS và bị chi phối bởi mô hình tổ chức THADS. Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của các bản án, quyết định có hiệu lực thi

hành cũng đưa đến cho các chủ thể xác minh những “quyền lực” khác với các chủ thể khác và/hoặc ở các hoạt động xác minh khác.

Ngoài ra, do xác minh điều kiện THA có nội dung là thu thập thông tin về tài sản, điều kiện THA của người phải THA nên việc thu thập thông tin phụ thuộc vào người phải THA và các chủ thể quản lý thông tin về tài sản, điều kiện THA của người phải THA. Vì vậy, phương thức xác minh cũng được xây dựng với những điểm khác biệt đặt trong mối liên hệ với cách thức quản lý thông tin và nghĩa vụ tôn trọng bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của các chủ thể có liên quan.

Pháp luật THADS có bản chất là pháp luật về thủ tục nên với tư cách là một công đoạn của quá trình THA, xác minh điều kiện THA cũng cần các quy định mang tính chất thủ tục để định hướng hoạt động cho các chủ thể có liên quan.

Hơn nữa, xác minh điều kiện THADS sẽ tác động đến đối tượng là thông tin về tài sản, nhân thân của người phải THA. Những vấn đề này gắn liền với nghĩa vụ của người phải THA, với các quyền cơ bản của người phải THA là quyền sở hữu, đồng thời cũng liên quan đến quyền được hưởng các quyền lợi được ghi nhận trong bản án, quyết định của người được THA. Đặc điểm này quyết định các nội dung cần phải xác minh và phạm vi xác minh của chủ thể có thẩm quyền.

Cuối cùng, với nội dung chủ yếu là hoạt động thu thập thông tin về tài sản của người phải THA nên tính minh bạch của thông tin và quản lý thông tin về tài sản; trình độ chuyên môn, đạo đức của người thu thập thông tin và sự phối hợp, trách nhiệm của người quản lý thông tin sẽ tác động đến hiệu quả của hoạt động xác minh điều kiện THADS.

Các nội dung nghiên cứu nói trên sẽ là nền tảng lý luận để luận án đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam, từ đó, kiến nghị các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác xác minh điều kiện THADS.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022