Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 8

học, cao đẳng và nghiệp vụ du lịch trong cả nước. Đào tạo lao động cho kinh doanh du lịch đã có một hệ thống các cơ sở đào tạo, từ đào tạo nghề cho đến trung học, cao đẳng, đại học và trên đại học của các bộ, ngành, thành phố, đoàn thể, các công ty du lịch lớn. Cơ sở đầu tiên đào tạo đại học về du lịch là trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1987). Sau đó là trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng (khoa Kinh tế). Hiện nay có rất nhiều trường đại học có khoa đào tạo chuyên ngành du lịch trải suốt Bắc - Trung - Nam: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội), Đại học Văn hóa, Đại học Thương mại, Viện Đại học Mở Hà Nội, vv...

Về đào tạo nghiệp vụ có các trường của Tổng cục Du lịch như: Trường Du lịch Hà Nội, trường Du lịch Vũng Tàu, trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Huế... Trong những năm qua, được sự hợp tác giúp đỡ của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế như OMT, PATA, EU..., các nước như Singapore, Luxembourg, Canada, Đức, Nhật Bản, Australia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thái Lan, Indonesia..., đặc biệt với sự tài trợ của Công quốc Luxembourg trong dự án VIE/002, các trường này đã được nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ giáo viên và xây dựng chương trình đào tạo chuẩn quốc gia. Vì vậy, bước đầu đã tạo tiền đề cho công tác đào tạo chuyên ngành ở bậc trung học và công nhân kỹ thuật ngày càng có chất lượng cao. Ngoài ra còn có một số trường cao đẳng, trung học dạy nghề của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh khác.

Với hệ thống các cơ sở đào tạo như trên và các hình thức đào tạo đa dạng như dài hạn, ngắn hạn, đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo trong nước và ở nước ngoài vv..., thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong kinh doanh du lịch, thỏa mãn phần nào nhu cầu xã hội. Các cơ sở dạy nghề

và đào tạo hàng năm cung cấp cho ngành du lịch khoảng 4500 công nhân kỹ thuật và hàng hàng nghìn cử nhân.

Đào tạo lại:

Du lịch phát triển kèm theo nhu cầu lớn về lực lượng lao động. Vì vậy, không tránh khỏi có sự chuyển ngang, chuyển tắt, đào tạo chắp vá, tạo nên một bộ phận không nhỏ các cán bộ nhân viên trong các tổ chức kinh doanh du lịch ở nước ta hiện nay, non yếu về nghiệp vụ và không nắm được đặc tính kinh doanh của ngành. Nhiều liên doanh với nước ngoài thả sức thu hút, nài kéo, tuyển chọn nhân viên từ các nguồn, kể cả các cơ quan Nhà nước với mức lương hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thì “bòn rút chất xám”, khai thác lao động nhưng thiếu quan tâm đến mặt đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho đội ngũ lao động. Nhiều doanh nghiệp làm ăn có bài bản thì mời các chuyên gia về hướng dẫn cho từng môn (bếp, bàn, buồng...). Tuy vậy, kiến thức cũng hết sức rời rạc, bởi thiếu đi nhiều môn bổ trợ, hoặc thời gian thực tập cũng không đủ để người học được làm quen với thực tiễn.

Mặt khác, nền kinh tế có mức tăng trưởng cao càng thúc đẩy du lịch phát triển, không chỉ có khách du lịch quốc tế mà lượng khách nội địa cũng gia tăng do đời sống của nhân dân được nâng cao và nhu cầu mở mang dân trí. Du lịch được mở ra ở tất cả các thành phần kinh tế. Nếu không được truyền thụ về tri thức quản lý ngành thì sự tác hại của nó sẽ có thể làm tổn thất lâu dài đến hiệu quả kinh doanh du lịch, vốn nhạy cảm với tiêu dùng xã hội. Cho nên sự phát triển bề rộng của ngành đồng nghĩa với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là văn hóa du lịch. Bởi vậy, bồi dưỡng lao động trong kinh doanh là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát huy sức mạnh từ nội lực.

Trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và các lớp bỗi dưỡng cho cán bộ nhân viên của ngành. Một số Sở Du lịch,

Sở Thương mại - Du lịch, một số doanh nghiệp đã chủ động đào tạo lại và bồi dưỡng lao động dưới nhiều hình thức: Hội thảo, thi nâng cao tay nghề, nâng bậc, đi tham quan học tập trong và ngoài nước, mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy. Bản thân cán bộ, nhân viên cũng có ý thức hơn trong tự đào tạo, chất lượng đào tạo bồi dưỡng tốt hơn. Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là đến năm 2015 sẽ có thêm 10 trường đào tạo chuyên ngành du lịch, những trường này tập trung ở vùng trọng điểm về du lịch của Việt Nam như vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung - Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng lao động trong kinh doanh du lịch, song do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do chưa có sự quản lý thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ của các cơ quan hữu trách, cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động trong kinh doanh du lịch ở nước ta thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đặt ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Thứ nhất, do công tác nghiên cứu, dự báo về lao động chưa được quan tâm thỏa đáng nên nhiều cơ sở và trung tâm đào tạo chưa xác định rõ mục tiêu đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo chưa xác định rõ mục tiêu đào tạo cụ thể: quản lý nhà nước, quản lý kinh tế du lịch hay quản trị kinh doanh du lịch nói chung, hay chuyên sâu hơn là quản trị kinh doanh khách sạn, nhà hàng, quản trị kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch ... Do đó dẫn đến việc xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình giảng dạy không đồng nhất, còn nhiều chắp vá, chưa cập nhật kiến thức hiện đại trên cơ sở thực tế yêu cầu. Chương trình đôi khi còn mang tính thử nghiệm hoặc vận dụng máy móc các chương trình đào tạo của nước ngoài. Theo kết quả điều tra, khi hỏi sinh viên một số trường sẽ làm gì, ở đâu thì phần lớn đều trả lời là tuỳ cảnh ngộ, đến lúc ra trường xin được việc gì, liệu sức làm được, có thu nhập thì làm. Và vì vậy, không ít sinh viên không hứng thú với các môn học

nghiệp vụ. Đối với nhiều người học, gần như ngoại ngữ là cứu cánh duy nhất khi ra trường để xin việc

Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 8

Thứ hai, cơ cấu đào tạo hiện nay giữa các ngành nghề, loại hình đào tạo còn bất hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự điều tiết của Nhà nước về đào tạo, lao động cho kinh doanh du lịch chưa hiệu quả, thể hiện ở chỗ:

Việc điều tiết, quản lý, giám sát thực hiện các chỉ tiêu tuyển sinh ở các bậc học, ngành học còn nhiều bất hợp lý. Các trường học, ngành học mở rộng hoặc thu hút chỉ tiêu tuyển sinh tùy ý, dẫn tới tình trạng những cơ sở đào tạo hiện nay vẫn nghiêng về đào tạo lao động ở chiều rộng mà chưa tập trung đào tạo lao động nghiệp vụ theo nghề chuyên sâu. Ví dụ, đào tạo về lữ hành, các trường chỉ tập trung chủ yếu vào 2 chuyên ngành: quản trị lữ hành và hướng dẫn. Hoạt động kinh doanh lữ hành do đặc điểm của kinh doanh lữ hành là gọn nhẹ nên nhu cầu về hướng dẫn viên nhiều hơn so với cán bộ quản lý hay marketing, trong khi đó, số lượng sinh viên học về chuyên ngành hướng dẫn lại chưa nhiều. Tình trạng này tất yếu dẫn đến thất nghiệp cơ cấu trong ngành du lịch, có nghĩa là vừa thừa lao động ở nghề này vừa thiếu lao động ở nghề kia, đương nhiên chất lượng phục vụ không đảm bảo, không tạo được sự kích thích vươn lên của người lao động. Điều này một mặt là do chính sách tuyển dụng chưa đặt ra yêu cầu tuyển từng vị trí công việc, nhưng mặt khác muốn tuyển cũng không phải thị trường lao động đã đáp ứng ngay cả về số lượng và chất lượng.

Các chính sách, biện pháp khuyến khích theo học những ngành học, khối ngành học mà xã hội cần nhưng bản thân đối tượng học không muốn học theo khối, học chưa có hiệu quả. Chẳng hạn như ở trường Đại học Thương mại trước đây ưu tiên tuyển sinh viên khá giỏi vào khoa Ăn uống công cộng (trong thời gian còn thi chuyển giai đoạn) nhưng do chương trình đào tạo khó và dài hơn các chuyên ngành khác trong trường nên sinh viên khá giỏi không đăng ký vào học.

Hiện nay khoa Khách sạn và Du lịch của trường lại chấp nhận những sinh viên có học lực thấp hơn các chuyên ngành khác, do vậy chất lượng đào tạo phần nào cũng bị hạn chế.

Việc mở rộng tràn lan các loại hình đào tạo cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Một số chế độ chính sách đã ban hành đến nay có những điểm không phù hợp hoặc thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể nên chưa khuyến khích người lao động trong các doanh nghiệp du lịch bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Có doanh nghiệp, công ty do hạn chế về kinh phí đào tạo, do khó bố trí sắp xếp để lao động có điều kiện đi học theo hình thức tập trung nên không có điều kiện cử người tách hẳn công việc để đi học. Thậm chí doanh nghiệp có nguồn kinh phí nhưng không dám chi cho lao động đi đào tạo mà có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào “xã hội”, dùng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, tăng giá tiền công lao động là có thợ giỏi, nhân viên giỏi. Bên cạnh đó, tính hình thức còn biểu hiện ở chỗ có những người có đủ điều kiện đi học bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nhưng vì kiến thức không thật sát với công việc của họ nên chỉ chỉ đang ký ghi tên theo học, còn kiến thức, nghiệp vụ thì thu nhận được không nhiều.

Thứ ba, nhìn chung cả Nhà nước và các trường chưa ưu tiên đúng mức cho giáo dục và đào tạo du lịch, chi phí cho đào tạo du lịch cũng giống như đào tạo các chuyên ngành khác mà chưa tính đến đặc thù của ngành du lịch. Đầu tư thấp dẫn đến thiếu phương tiện dạy và học tối thiểu, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập ở các trường còn lạc hậu, nhất là thiếu các phương tiện giảng dạy hiện đại và phương tiện thực hành cho sinh viên. Bởi vì, giá thành đào tạo ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng là cao hơn so với đào tạo nhiều ngành kinh tế, kỹ thuật khác. Trong quá trình đào tạo đòi hỏi phải có lượng kinh phí khá lớn phục vụ cho thực hành và tham quan, thực tập nhận thức của sinh viên. Nếu

tính cả chi phí đầu tư ban đầu cho phòng học và trang thiết bị tương tự như thế thì trường đào tạo về du lịch còn đòi hỏi kinh phí cao hơn. Song, nguồn kinh phí này thường được cấp thấp hơn nhiều so với yêu cầu, trong khi học phí của sinh viên lại không được thu cao hơn so với quy định. Đối với các trường trung học và dạy nghề chuyên ngành khá đồng nhất, còn đối với các trường đại học có đào tạo du lịch thường là không được chú ý hoặc chú ý không đầy đủ khi nhìn nhận về mức chí phí cấp cho đào tạo. Nếu các cơ sở đào tạo tự cân đối thu – chi, thì một mặt về khách quan sinh viên sẽ đổ xô vào các ngành có khả năng dễ xin việc hơn như tài chính kế toán, quản trị kinh doanh... và chi phí đào tạo của các chuyên ngành này nhìn chung cũng thấp hơn so với đào tạo du lịch.

Thứ tư, đội ngũ giáo viên ở các trường còn yếu, thiếu về số lượng (do sự gia tăng lượng tuyển sinh), và năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học; chưa có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với quy mô, tiêu chuẩn thống nhất đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề du lịch và khách sạn (ngoại trừ sự giúp đỡ của dự án VIE/002 cho một số trường). Ngoài ra, giáo viên chưa được hưởng chính sách ưu đãi (nhất là với những giáo viên chủ chốt) về lương, phụ cấp và các điều kiện khác để họ có thể yên tâm công tác và thực sự thiết tha với nghề nghiệp.

Thứ năm, đứng về phía các doanh nghiệp du lịch hiện nay, hầu như họ đứng ngoài lĩnh vực đào tạo. Nhiều doanh nghiệp e ngại, thậm chí từ chối việc tiếp nhận sinh viên đến thực tập tại cơ sở mình. Không muốn để sinh viên tiếp xúc với thực tế vì nhiều doanh nghiệp sợ lộ bí mật kinh doanh. Mặt khác, vì sinh viên chưa có kinh nghiệm nên họ sợ bị ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp thường tiếp nhận sinh viên thực tập theo kiểu theo kiểu sinh viên đến thì cung cấp tài liệu (tài liệu công khai), “sai vặt”, còn miễn tham gia vào công việc thực tế. Cũng chính từ những tồn tại trên đã dẫn đến việc sinh viên buông lỏng, lơi là và coi nhẹ vấn đề thực tập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất

lượng đào tạo. Trong khi đó, đầu ra của đào tạo (sinh viên, công nhân ra trường) là đầu vào của doanh nghiệp, và hệ quả là các doanh nghiệp chắc chắn sẽ có hiệu quả sử dụng lao động thấp.

Thứ sáu, chưa tận dụng tốt công nghệ thông tin và công nghệ mới về giáo dục và đào tạo, thể hiện trong phương pháp, phương tiện dạy và học. Chưa tích cực tìm tài trợ quốc tế để củng cố, nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học hiện đại. Vì vậy, sau khi ra trường về làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, lực lượng lao động du lịch của ta hầu như còn bỡ ngỡ khi khai thác và sử dụng công nghệ thông tin được áp dụng vào các nghiệp vụ du lịch như: lập chương trình du lịch, tính giá, điều hành, lập hóa đơn trong doanh nghiệp lữ hành, quản lý buồng phòng đối với bộ phận lễ tân khách sạn, phần mềm đặt phòng, thanh toán trong khách sạn...

Thứ bảy, một bộ phận người lao động chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề nên còn thờ ơ, chưa thực sự cố gắng hoặc tận dụng những điều kiện đã có để tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân.

Thứ tám, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực từ việc tuyển sinh, chương trình đào tạo, giáo trình, giáo viên, kiểm tra, thi, cấp văn bằng chứng chỉ...của các cấp, ngành liên quan như Tổng cục Du lịch và Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa thường xuyên, liên tục và chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Vì vậy, chưa tìm ra được những biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của tất cả các khâu trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch.

Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Du lịch là một ngành thứ nguyên, sự phát triển của du lịch cần có nền tảng là sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đồng thời trong quá trình phát triển của

mình, du lịch luôn phải gắn bó mật thiết và liên kết chặt chẽ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, thực trạng nước ta cho thấy sự phối hợp liên kết giữa các ngành với du lịch còn chưa tốt, mặc dù đã có Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch nhưng sự quản lý điều phối của Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn. Đó là một số hạn chế chính đang đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam.


* Tiểu kết chương 2


Theo tính toán củâ tác giả, năm 2005, du lịch Việt Nam đóng góp khoảng 74983,729 tỷ đồng, tương đương với 4686,483 triệu USD cho GDP. Con số này gần tương đương với tính toán của WTTC (4745,17 triệu USD). Theo kết quả sơ bộ của Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm 2005 là 837.858 tỷ đồng [6;5]. Như vậy, du lịch đóng góp khoảng hơn 9% cho GDP của cả nước năm 2005.

Có thể thấy, du lịch Việt Nam thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ trọng đóng góp cao cho nền kinh tế quốc dân. Không những thế, du lịch còn mang lại những tác động to lớn, làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo kinh tế xã hội của nhiều địa phương, nhiều vùng có định hướng ưu tiên phát triển du lịch. Ví dụ đối với một địa phương, khi du lịch phát triển sẽ thu hút các khoản vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông phát triển, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... mọc lên, người dân có công ăn việc làm và có thêm thu nhập, các hoạt động văn hóa giải trí, nâng cao nhận thức được phát huy .... Xét về các yếu tố đầu vào, hàng năm các nguồn lực về vốn đầu tư, lao động, tài nguyên (cả tự nhiên và nhân văn) không ngừng được mở rộng. Nhờ đó, kết quả đầu ra là doanh thu của ngành du lịch, lượng khách, chi tiêu của du khách cũng không ngừng tăng lên. Quan điểm tiếp cận tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) với mô hình khảo sát du khách và hệ số nhân Keynes cho phép ta tính toán

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2024