Khảo Nghiệm Về Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Giải Pháp Trên‌

- Để phát huy vai trò nòng cốt của nhà trường trong việc huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHHĐGD, cần phải tổ chức Hội nghị liên ngành trên cùng địa bàn, Hội nghị các cấp, Đại hội giáo dục các cấp, Hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm phong trào chung và từng chuyên đề (có khen thưởng), tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các địa bàn trong tỉnh, giữa Ninh Thuận với các tỉnh bạn, tham dự các Hội nghị tổng kết, điển hình tiên tiến về XHHHĐGD của khu vực và toàn quốc.

- Để các Ban chỉ đạo và HĐGD các cấp phát huy hiệu quả hoạt động cần phải tổ chức sinh hoạt, hội họp định kỳ có hồ sơ sổ sách theo dõi, làm báo cáo...ngoài ra còn phải đi kiểm tra nắm tình hình cơ sở, thu thập thông tin từ quần chúng, liên hệ làm việc với các thành viên trong các Tiểu ban, các Ban chỉ đạo, HĐGD...

- Hàng năm tổ chức hội nghị giáo dục đánh giá tình hình năm qua, đề ra phương hướng năm tới, 5 năm tổ chức Đại hội giáo dục bầu ra HĐGD mới... đều phải có biểu dương khen thưởng đối với cá nhân , tập thể gia đình, dòng họ đã có thành tích xuất sắc trong công tác XHHHĐGD, nhằm tạo động lực thúc đẩy các lực lượng xã hội, mọi tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng công tác XHHHĐGD, có nhiều cống hiến đáng kể cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở địa phương.

Tất cả các hoạt động trên đòi hỏi phải có nguồn kinh phí, nhưng nếu chỉ dựa vào ngân sách các cấp sẽ không đủ chi, do vậy phải huy động các nguồn tại địa phương. Vấn đề này cần có qui định thống nhất về tỷ lệ chi từ ngân sách Nhà nước cũng như từ các nguồn lực được huy động trong xã hội, làm sao đảm bảo sự hài hòa giữa các địa bàn, sự công bằng, phù hợp giữa khu vực thuận lợi với khó khăn. Đặc biệt là mọi vấn đề thu, chì HĐGD các cấp phải luôn cập nhật, có hồ sơ theo dõi đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, thực hiện việc công khai thu chi đúng qui chế dân chủ ở cơ sở. Có vậy mới tạo được niềm tin trong nhân dân, mới có thể tiếp tục huy động được sự đóng góp tích cực của họ để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trên mỗi địa bàn.

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trên‌


Để khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp nhằm tăng cường XHHHĐGD ở tỉnh Ninh Thuận, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 220 người là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh, huyện, xã, phường, cán bộ quản lý giáo

dục và quản lý các nhà trường. Kết quả thu được cho thấy mức độ tán thành về tính cấp thiết và tính khả thi như sau:


Các giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vừa tạo tiền đề cho 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa tạo tiền đề cho nhau vừa thúc đẩy nhau, nếu thiếu một trong các giải pháp đó sẽ thiếu sự đồng bộ và tính nhất quán trong quá trình tổ chức thực hiện. Các giải pháp này tuy không mới nhưng là những giải pháp thiết thực đã được triển khai với các mức độ khác nhau ở các địa

bàn trong tỉnh nên cần được tiếp tục duy trì với yếu cầu cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả XHHHĐGD tại tỉnh nhà.

Qua kết quả thăm dò trên, tác giả xin rút ra một số nhận xét sau:


- Việc tiếp tục khẳng định và đề xuất các giải pháp trên là hoàn toàn hợp lý, lôgic, phù hợp với yêu cầu thực tế trên địa bàn Ninh Thuận. Từ việc làm chuyển biến nhận thức chung, phát huy nội lực của bản thân nhà trường trên nền tảng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đến việc huy động sức mạnh của các lực lượng xã hội tự giác đóng góp xây dựng sự nghiệp giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ cua nhân dân trên cơ sở các qui định, qui ước chung và các điều kiện đảm bảo việc thực hiện các giải pháp đó.

- Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ là việc huy động các lực lượng xã hội, hoàn thiện và tăng cường hiệu lực cơ chế, thể chế và đảm bảo các điều kiện tổ chức thực hiện công tác XHHHĐGD là vấn đề khó khăn hơn nhiều so với việc phát huy nội lực của nhà trường. Vấn đề này cũng là lẽ tất nhiên nên cần được chú ý quan tâm nhiều hơn trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

PHẦN 3 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

KẾT LUẬN CHUNG‌


1- Giáo dục là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, đồng thời sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội. Điều đó có ý nghĩa là không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống xã hội, giáo dục có bản chất xã hội. Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội, phải có sự tham gia của xã hội vào giáo dục thì mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả. Do vậy XHHHĐGD là tất yếu khách quan, là quá trình tăng cường tính xã hội của hoạt động giáo dục, thể hiện qua việc ngày càng nâng cao vai trò trách nhiệm của ngành GD-ĐT và của cả cộng đồng, xã hội.

XHHHĐGD ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là "Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước [ 3;61]. Đây không phải là một quan điểm mới xuất hiện trong thời kỳ đổi mới, một giải pháp tình thế mà là một tư tưởng chiến lược, là sự thể hiện đường lối vận động quần chúng, huy động sức mạnh của toàn xã hội vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng ta luôn coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng.

Để các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia XHHHĐGD mang lại hiệu quả thiết thực, cần phải làm tốt 5 nội dung: Giáo dục hóa xã hội, cộng đồng hóa trách nhiệm, đa dạng hóa loại hình đào. tạo, đa phương hóa nguồn đầu tư, thể chế hóa XHHHĐGD. Các nội dung này phải được thực hiện đồng bộ và luôn đảm bảo theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, trong đó nhà trường luôn phát huy vai trò chủ động, trung tâm, nòng cốt trong công cuộc XHHHĐGD.

2- Nhận thức được bản chất và ý nghĩa của XHHHĐGD, xuất phát từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội tỉnh nhà, trong những năm qua Lãnh đạo Ninh Thuận đã chú ý quan tâm chỉ đạo triển khai công tác XHHHĐGD và đã thu được một số kết quả.

- Tạo được sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của xã hội về vị trí vai trò của giáo dục.

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục phát triển, quy mô giáo dục tăng nhanh, đã hình thành được phong trào học tập sôi nổi trong cán bộ, nhân dân, nhất là trong thanh thiếu niên.

- Từng bước đa đang hóa trường lớp, loại hình đào tạo.


- Huy động được sự đóng góp về tài chính của nhân dân đầu tư cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo.

- Ngày dần hoàn thiện cơ chế điều hành XHHHĐGD ở các cấp và tăng cường việc thể chế hóa sự quản lý của Nhà nước cho công cuộc XHHHĐGD ở cơ sở.

Tuy vậy quá trình triển khai, thực hiện vẫn còn những mặt hạn chế như:


+ Nhận thức về XHHHĐGD có lúc, có nơi chưa đúng nghĩa, chưa toàn diện.


+ Sự phôi kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, nhịp nhàng.


+ Chưa huy động được nhiều nguồn đầu tư để giải quyết khó khăn về cơ sở vật chất (5 huyện thị toàn tỉnh đều có lớp học ca ba, học nhờ).

+ Lãnh đạo địa phương chưa quan tâm chỉ đạo tổ chức Đại hội giáo dục các cáp đầy đủ, kịp thời.

3- Để tăng cường công tác XHHHĐGD ở các địa bàn trên toàn tỉnh, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, về XHHHĐGD cho các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân.

- Thu hút các lực lượng xã hội tham gia XHHHĐGD trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt.

- Dân chủ hóa giáo dục.


- Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực cơ chế việc thể chế hóa về XHHHĐGD. Các giải pháp trên có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau, cần phải

được tiến hành triển khai thực hiện một cách đồng bộ, đều khắp. Tuy các giải pháp đã được kiểm chứng qua thực tế ở địa phương, nhưng tuy hoàn cảnh, điều kiện ở mỗi địa bàn mà linh hoạt vận dụng một cách sáng tạo, thích hợp các giải pháp đồng thời cần lưu ý những ưu tiên.

CÁC KIẾN NGHỊ‌

Đối với Trung ương


- Hoàn thiện cơ sở lý luận vồ XHHHĐGD phù hợp với yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay,

- Bổ sung hoàn thiện những văn bản pháp quy như: Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, Hội khuyến học, Điều lệ các loại hình trường ngoài công lập cho tất cả các cấp học, bậc học.

- Bổ sung hoàn thiện chính sách về học phí, học bổng, quy định về các khoản thu, cơ chế thu và sử dụng các khoản đóng góp của người học và nhân dân cho giáo dục theo hướng thu của người có nhiều khả năng đóng góp.

- Nghiên cứu chính sách Nhà nước hỗ trợ trường ngoài công lập.


- Ban hành quy định về phân cấp quản lý giáo dục thống nhất trong cả nước.


- Cần sửa đổi bổ sung điều lệ HĐGD các cấp, thông nhất những điểm còn bất cập trong các văn bản, tài liệu hiện hành. Ví dụ: Tại điều 8 của "Điều lệ tổ chức và hoạt động của HĐGD các cấp" qui định: danh sách HĐGD do UBND thông qua và quyết định, nhưng tại mục 4 trang 113 "Tài liệu XHH công tác giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục 1997" hướng dẫn Đại hội giáo dục các cấp lại qui định: Việc bầu HĐGD tiến hành bình đẳng bỏ phiếu kín hoặc hiệp thương biểu quyết tại Đại hội.

- Nên có qui định mức đóng góp cao hơn đối với loại hình trường trọng điểm, chất lượng cao, hoặc các trường ở địa bàn kinh tế phát triển mạnh.

- Cần tiếp tạp tăng dần ngân sách đầu tư cho giáo dục hàng năm.

Đối với tỉnh


- Tiếp tục ra các văn bản nhằm đẩy mạnh công tác XHHHĐGD làm cơ sở để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân.

- Có văn bản chỉ đạo tổ chức Đại hội giáo dục các cáp.


- Cần có chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân đầu tư mở các loại trường ngoài công lập: trường dân lập, tư thục (ở bậc phổ thông), trường dạy nghề, trung tâm giáo dục cộng đồng,...

- Có biện pháp tích cực để phân luồng học sinh sau khi thi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở, nhằm đảm bảo chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực (đến năm 2010 có 20 -25% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và từ 25 -30% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường đào tạo nghề).

- Có biện pháp tách hệ bán công ra khỏi trường công lập, dứt điểm tình trạng lớp học ca ba, học nhờ ( qua tham khảo ý kiến 91% người được hỏi cho rằng nên tách hệ bán công ra khỏi trường công lập).

- Khẩn trương tiến hành việc xây dựng Trung tâm giáo dục cộng đồng điểm tại xã Phước Thái (huyện Ninh Phước).

Đối với ngành giáo dục - đào tạo


- Tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo, quản lý các vấn đề liên quan đến ngành, đến nhà trường theo hướng không chỉ nhằm giải quyết các điều kiện để làm giáo dục mà vấn đề cốt lối là huy động các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục và khi đã có chủ trương, chỉ đạo cần chủ động khẩn trương tổ chức triển khai. Trước mắt cần tham mưu để có văn bản chỉ đạo:

+ Tổ chức Đại hội giáo dục các cấp.


+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các trường phổ thông, chuyên nghiệp với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các tổ chức đoàn thể xã hội, các trung tâm nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.

- Cần có biện pháp tháo gỡ ngay những ách tắc, trở ngại trong việc thực thi kế hoạch ( xây dựng trường lớp, huy động học viên ra lớp phổ cập...), giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách cho CB-GV- CNV không những để ngành giáo dục- đào tạo, nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, mà còn tạo được niềm tin trong giáo viên, học sinh, nhân dân, lôi cuốn được các lực lượng xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo.

- Cần nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm, trao đổi học tập lẫn nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐGD, cũng như hoạt động các cơ sở giáo dục-đào tạo ngoài công lập để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc động viên khuyến khích và quản lý thích hợp.

Đối với các nhà trường


- Thường xuyên, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục , về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, về xã hội hóa hoạt động giáo dục...Cả trong và ngoài nhà trường.

- Luôn luôn thể hiện vai trò nòng cốt, trung tâm, đầu mối liên kết, tập hợp các lực lượng xã hội trong việc thực thi chủ trương, nghị quyết, kế hoạch thực hiện XHHHĐGD trên địa bàn trường đống.

- Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tổ chức công đoàn trong nhà trường phát huy tốt vai trò, chức năng của mình. Bởi lẽ với chức năng tham gia quản lý, công đoàn vừa tham mứu đề xuất, kiến nghị lại vừa giám sát kiểm tra chính quyền về việc thực hiện chủ trương , nghị quyết, nội quy, chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên-CNV nhất là khâu thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở. vấn đề này đã thật sự khẳng định vị thế của công đoàn trong việc giúp cơ quan đơn vị mình hạn chế những sai sót đáng tiếc dễ nảy sinh mâu thuẫn nội bộ đồng thời xây dựng được nền móng vững chắc để phát huy nội lực của tập thể sư phạm, ra sức thi đua "Dạy tốt, học tốt" hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Đây cũng là yêu cầu thiết thực của công tác XHHHĐGD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023