- Vấn đề kết hợp 3 môi trường giáo dục, huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục Ngành GD-ĐT nói chung và nhà trường nói riêng định kỳ có báo cáo hoạt động giáo dục trên địa bàn cho hội đồng giáo dục đồng cấp, hoặc chính quyền địa phương, báo cáo những vấn đề bức xúc trong phiên họp giao ban hàng tháng với ban Tuyên giáo , qua đó tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, các lực lượng trong xã hội kịp thời nắm bắt tình hình giáo dục đồng thời có kế hoạch giải quyết đúng lúc những yêu cầu mà nhà trường đề xuất, thông tin liên hệ với gia đình học sinh khi có vấn đề cần phối hợp giải quyết... Mọi khoản thu, chi đều công khai trước Đại hội CMHS, có báo cáo cụ thể với chính quyền.
Một số việc làm trên của Lãnh đạo ngành GD-ĐT, các trường đã củng cố được niềm tin trong đội ngũ giáo viên, trong cha mẹ học sinh cùng chính quyền địa phương nơi trường đóng.
Tuy vậy, vấn đề dân chủ hóa giáo dục ở Ninh Thuận vẫn còn khập khiễng mang tính hình thức chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa tạo sức bật mới trong tập thể nhà giáo để mọi người thật sự phấn khởi nổ lực phấn đâu, rèn luyện phát huy hết khả năng, tính sáng tạo của mình. Bởi lẽ nơi này nơi nọ vẫn còn tình trạng lanh đạo lợi dụng chức quyền chèn ép giáo viên, thực thi chế độ chính sách cho giáo viên không rõ ràng, đầy đủ, kịp thời. Chỉ đạo huy động các nguồn đóng góp từ CMHS, sử dụng các nguồn thu còn tùy tiện, sai phạm nguyên tắc tài chính, làm xói mòn niềm tin trong nhân dân không ít. Điều đáng nói với ngành GD-ĐT nhiều năm qua tình ừạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp vẫn tiếp tục xảy ra, hàng năm sở GD-ĐT, các Phòng GD- ĐT đều tiếp nhận hàng chục lá đơn từ các trường ( cụ thể năm học 2001 -2002) đã có 31 đơn thư khiếu nại, tố cáo gởi về sở GD-ĐT, các Phòng GD-ĐT tiếp nhận 37 đơn). Điều này cho thấy dân chủ hóa trường học cần phải được chú trọng.
b) Huy động các lực lương tham gia các hoạt động giáo dục
❖Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Từ năm 1995 đã tổ chức vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sông mới ở khu dân cư" xem đây là phương thức để Mặt trận vận động các tầng lớp nhân dân tăng cường sự đoàn kết nhất trí, tán thành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ phát triển kinh tế-'xã hội của địa phương và phát huy nội lực xây dựng cuộc sông mới trên từng địa bàn, khu dân cư.
Nhiều năm qua Mặt trận các cấp luôn duy trì phát động phong trào toàn dân đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi, vận động các đối tượng ra lớp XMC, PCGD, vận động nhân dân đóng góp tiền của và công sức xây dựng, tu sửa, nâng cáp trường lớp... Mặt khác, còn vận động mạnh thường quân mở trường tư thục (tập trung ỏ bậc mầm non), cán bộ công chức và nhân dân đóng góp quỹ khuyên học ( khoảng 500 triệu) , phát triển quỹ dòng tộc ở thôn xóm, thành lập Hội thân nhân kiều bào góp phần đa dạng hóa các nguồn đầu tư hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
❖Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS HCM)
Thanh niên Ninh Thuận có khoảng 150.000 chiếm gần 30% dân số. Đây là lực lượng trẻ, có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, rất nhạy cảm với cái mới. Đoàn TNCSHCM đã có những đóng góp đáng kể qua việc trực tiếp giảng dạy, phục vụ, học tập ở các trường, đảm nhận công tác Đội để giáo dục, dìu dắt thiếu niên, nhi đồng đang học ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, là thành viên tích cực trong Đội thanh niên tình nguyện thực hiện ánh sáng văn hóa hè hàng năm ở các vùng sâu, xa, khó khăn, là lực lượng xung kích trong công tác phòng chông AIDS, ma tuy, mại dâm, tệ nạn xã hội, tội phạm ở từng trường, tòng địa bàn, khu dân cư.
Hưởng ứng "Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn" của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh Đoàn đã có kế hoạch chỉ đạo cho các cơ sở Đoàn đỡ đầu, chăm sóc và nuôi dưỡng cho đến khi trưởng thành hàng chục em có hoàn cảnh khó khăn ( Huyện đoàn Ninh Hải cam kết đỡ đầu 20 em, Đoàn trường CĐSP đỡ đầu 6 em...) . Các cơ sở Đoàn còn thường xuyên vận động thanh niên đăng ký học bổ túc văn hóa, học nghề, tham gia giảng dạy các lớp XMC, PCGD góp phần nâng cao mặt bằng dân trí địa phương.
Từ năm 1992 Tỉnh Đoàn Ninh Thuận đã chủ động xây dựng chương trình bảo trợ tài năng trẻ, qua 10 năm hoạt động đã vận động được số tiền khoảng 500 triệu tại địa phương, đồng thời tranh thủ các quỹ học bổng do TW Đoàn quản lý như: Học bổng Nguyễn Thái Bình (Báo Thanh Niên), Quỹ vượt khó hiếu học (Báo Tuổi Trẻ),
các giải thưởng Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Doremon... ( gần 150 triệu) để giúp đỡ, hỗ trợ 1080 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, biết vượt khó học giỏi. Nhiều sinh viên trong số đó hiện nay đã trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, cấn bộ quản lý đang phục vụ tại quê hương Ninh Thuận.
❖ Hội liên hiệp Phụ nữ tình
Phụ nữ Ninh Thuận chiếm 50,6% dân số, trong sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp lao động nữ chiếm gần 75% , là lực lượng khá đông đảo có những đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế xã hội địa phương và việc xây dựng gia đình văn hóa. Dưới tác động của Hội Phụ nữ các cấp, nhiều năm qua nữ giới toàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua : 'Thụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Giỏi việc nước đảm việc nhà", 'Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước"... Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, các ngành chủ quản qua chính sách khuyến nông, khuyên ngư, câu lạc bộ IPM, giải quyết vay vốn xoa đói giảm nghèo, vốn giải quyết việc làm ... nhiều chị em được tiếp cận với khoa học công nghệ, áp dụng trong thực tiễn sản xuất đạt hiệu quả cao, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương. Đặc biệt các chị ở vùng khó khăn, miền núi được quan tâm giúp đỡ nhiều từ phong trào 44 Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" đến chương trình " Hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ", các cấp Hội đã mở 22 lớp dạy nghề cho 400 lao động nữ, giới thiệu cho hơn 2000 lao động có việc làm ổn định.
Được học tập để nâng cao trình độ, mở rộng tầm nhìn, có việc làm ổn định cuộc sống, nhiều chị có điều kiện chăm lo, đầu tư con cái học hành thành đạt, tích cực phục vụ công tác xã hội ở địa phương: tuyên truyền vận động phòng chống AIDS, tệ nạn xã hội, phòng ngừa dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục sức khỏe sinh sản cho nữ học sinh...
Trong công tác XMC, PCGD, năm năm qua Hội phụ nữ các cấp đã phối hợp với ngành GD-ĐT, Bộ đội Biên phòng vận động trẻ em bỏ học đến trường, vận động trẻ em và phụ nữ trong diện tuổi ra lớp XMC được 212 lớp có 5512 phụ nữ tham gia, nhiều cán bộ Hội đã trực tiếp giảng dạy 5 năm liền như chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh (xã Đông Hải), chị Nguyễn Thị Yếm ( phường Thanh Sơn), chị Văn Thị Thanh Xxã Vĩnh
Hải)... góp phần hạ thấp tỷ lệ mù chữ từ 15,4% (năm 1997) xuống còn 5% (năm 2000). Hộ còn vận động tặng quần áo, sách vở và trao học bổng cho 264 học sinh nghèo hiếu học, trong đó có 19 em được hưởng Quỹ học bổng của Hội và tổ chức Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ và phát triển năng lực phụ nữ cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam (TEW).
Các cấp Hội phụ nữ còn chủ động phối hợp với ngành Y tế và các ngành liên quan tham gia tốt các chương trình : tiêm chủ mở rộng, tiêm ngừa cho phụ nữ có thai, uống Vitamine A, chiến dịch NIDS, phòng chông suy dinh dưỡng... Đặc biệt các cháu ỏ lứa tuổi mầm non, mẫu giáo được Hội rất quan tâm đến vấn đề suy dinh dưỡng, bên cạnh việc nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho trẻ đối với giáo viên, cha mẹ học sinh Hội còn tổ chức nhiều mô hình : chế biến thực phẩm tại chỗ, tô màu bát bột, bữa ăn dinh dưỡng, ly sữa hột gà... đã góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 52% (năm 1997) xuống còn 37% (năm 2000).
❖ Hội cựu chiến binh
Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Hội luôn thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó với các ban ngành thực hiện các chương trình hành động cách mạng, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ xã hội như: vận động nhân dân hưởng ứng phong trào 64 Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia công tác XMC, PCGD, giáo dục pháp luật, truyền thông cách mạng, bài trừ tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, AIDS trên các địa bàn, khu dân cư; tích cực bảo vệ môi trường, chăm sóc bảo vệ trẻ em...
Nhiều năm qua Hội đã thường xuyên chủ động phối hợp với tổ chức Đoàn đồng cấp chăm lo bồi dưỡng giáo dục thanh niên về mọi mặt: giáo dục truyền thống cách mạng nhân những ngày kỷ niệm lịch sử, tổ chức sinh hoạt giao lưu văn hóa văn nghệ theo chủ đề, hành quân về nguồn, định kỳ cùng tổ chức Đoàn truyền đạt 5 bài chính trị cho thanh niên, vận động thanh niên tích cực hưởng ứng 2 phong trào lớn : "Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước"...Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã trực tiếp tuyên truyền giáo dục cho 44990 đoàn viên, thanh niên, học sinh các trường, nhận giáo dục trên 200 thanh thiếu niên hư hỏng tại cộng đồng kết quả tiến bộ được 137 cháu. Nhiều Hội cơ sở đã dùng quỹ Hội để trao phần thưởng cho học sinh nghèo vượt khó học
giỏi, học sinh xuất sắc đồng thời hòa giải được 965 vụ xích mích trong nội bộ nhân dân, giúp nhiều học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình được trở lại trường học. Liên đoàn Lao động Tỉnh (LĐLĐ Tỉnh)
Hiện nay công nhân viên chức - lao động (CNVC-LĐ) trực thuộc LĐLĐ Tỉnh là
14.400 người trên tổng số hơn 24 ngàn CNVC - LĐ toàn tỉnh, bao gồm 367 công đoàn cơ sở (CĐCS). Hàng năm LĐLĐ tỉnh đều phát động các phong trào thi đua yêu nước, phong trào hành động cách mạng : "Lao động giỏi với năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động", "Học tập nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH" ... Ngoài ra, còn vận động cơ quan, đơn vị, CNVC-LĐ đăng ký xây dựng cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa, cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội, ma tuy, mại dâm, duy trì việc bình chọn "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo"...
Phát động những phong trào trên LĐLĐ Tỉnh đã tạo tiền đề vững chắc cho lực lượng CNVC-LĐ toàn tỉnh có ý thức tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng, không ngừng nổ lực học tập vươn lên, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác được giao tại cơ quan đơn vị, trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm lo giáo dục con cái, tích cực tham gia mọi hoạt động ở địa bàn mình đang sinh sống... Trong 5 năm qua đã có 10553 lượt CNVC-LĐ học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề;ngoại ngữ, vi tính... có 567 công trình sản phẩm mới ra đời, 63 đề tài khoa học được nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất, đời sông tiết kiệm làm lợi 2,296 tỷ đồng. Từ những phong trào trên đã xuất hiện nhiều nhân tố điển hình được tôn vinh khen thưởng : 6 đơn vị được tặng huân chương lao động, 157 cá nhân, tập thể được nhận bằng khen của Nhà nước, Bộ, Ngành, Tổng LĐLĐ Việt Nam, 806 tập thể được nhận bằng khen của UBND Tỉnh, LĐLĐ Tỉnh và hàng ngàn tập thể, cá nhân đạt danh hiệu lao động giỏi, lao động xuất sắc, đặc biệt là tập thể nữ cán bộ bộ môn Bảo vệ thực vật của Viện Nghiên cứu Cây Bông và Cây có sợi Nha Hố vinh dự được nhận Giải thưởng Kovalepcaia.
Để tạo nguồn nhằm động viên, hỗ trợ CNVC-LĐ tích cực tham gia học tập, khuyên khích các cháu là con em của CNVC-LĐ có thành tích trong việc học, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các trường... LĐLĐ Tỉnh đã vận động các CĐCS gây quỹ "Khuyến học, khuyên tài" bằng hình thức trích quỹ phúc lợi, tiết kiệm trong
chi tiêu hành chính, ủng hộ ngày lương... kết quả hơn 5 năm qua các CĐCS đã tích lũy hơn 4 tỷ đồng trợ cấp cho hơn mười ngàn lượt CNVC-LĐ đi học trong và nơoài tỉnh, khen thưởng trên năm ngàn lượt học sinh là con em CNVC-LĐ đạt thành tích cao trong học tập. Ngoài ra, Lãnh đạo LĐLĐ Tỉnh cũng đã tác động đến Báo Lao Động trích quỹ Tâm lòng vàng của Báo đầu tư xây dựng trường học vượt lũ (tại thôn Hiệp Hòa, huyện Ninh Phước) trị giá 715 triệu, tặng 300 suất quà cho CNLĐ, học sinh nghèo và hàng nghìn tập vở cho một số trường ở vùng khó khăn.
❖ Hội cha mẹ học sinh
Hội cha mẹ học sinh là lực lượng tích cực tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của nhà trường. Hội đã thường xuyên kết hợp với nhà trường và gia đình để quản lý, giáo dục học sinh, tích cực vận động thầy cô giáo và học sinh hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt. Hội đã quan tâm góp ý cụ thể nhiều lĩnh vực hoạt động của nhà trường, vận động gây quỹ hỗ trợ trường trong việc khen thưởng giáo viên, học sinh, tổ chức giáo viên, học sinh tham quan, dự các hội trại, hội thi, trợ cấp cho giáo viên, học sinh gặp hoạn nạn, khó khăn, tháo gỡ cho giáo viên ở xa về nơi ăn chốn ở khi đến địa phương công tác,... Có thể nói Hội cha mẹ học sinh là cánh tay đắc lực trong việc gúp nhà trường nối kết ba lực lượng giáo đục: nhà trường - gia đình - xã hội, tổ chức sắp xếp nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng tu sửa trường lớp và cả trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo tại địa phương. Một số đơn vị điển hình như Hội CMHS trường THPT Chu Văn An, Nguyễn Du đã gây quỹ hàng chục triệu đồng; các địa phương như phường Đô Vinh, Đông Hải... Hội CMHS đã cấp thường xuyên 15 suất gạo ( lOkg/suất) cho học sinh nghèo hiếu học, cấp 50 suất học bổng cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
❖ Hội khuyến học
Được ra đời chậm so với các tỉnh trên toàn quốc.
- Tháng 5/2001, UBND Tỉnh có quyết định thành lập Hội và chỉ định Ban chấp hành lâm thời.
- Tháng 8/2001, Thường vụ Tỉnh Ủy có Thông báo 15TB/TƯ hướng dẫn công việc triển khai thành lập Hội khuyến học.
- Tháng 10/2001; Hội Khuyến học chính thức ra đời và bắt tay vào hoạt động. Qua 8 tháng hoạt động, Ban chấp hành lâm thời Hội khuyến học đã tham mưu giúp các cấp ủy cơ sở tổ chức triển khai các Chỉ thị của Trung ương và Tỉnh uy về thành lập Hội khuyến học, phôi hợp chặt chẽ với các ban ngành tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng tổ chức Hội các cấp, hoạt động hỗ trợ ngành GD-ĐT Ninh Thuận. Kết thúc thời kỳ Ban chấp hành lâm thời đã có 5/5 huyện thị Đại hội khuyến học nhiệm kỳ 1 ( 2002 -2007) có 52/58 xã phường Đại hội xong cấp cơ sở, phát triển trên 500 hội viên, gây quỹ khuyến học toàn tỉnh khoảng 500 triệu đồng. Đến ngày 10/6/2002 Đại hội đại biểu Hội khuyến học tỉnh lần 1 (nhiệm kỳ 2002 -2007) đã bầu Ban chấp hành chính thức gồm 35 người.
Điều đáng nói là mặc dầu chưa có Ban điều hành Hội khuyên học các cấp chính thức nhưng từ hơn 10 năm qua đã xuất hiện nhiều gương tiêu biểu trong phong trào khuyến học, công tác XHHHĐGD như : Giáo xứ Tấn Tài mở lớp tình thương, vận động gây quỹ hàng chục triệu đồng hỗ trợ học sinh nghèo; ông Nguyễn Trung Trực ở xã Hộ Hải tự nguyện nuôi 1 học sinh nghèo ăn học từ lớp 1 đến lớp 6, các đơn vị đã tích cực xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng học sinh như thị trân Phước Dân, xã Văn Hải, Hộ Hải, Xuân Hải, Lâm Sơn, Quãng Sơn... đặc biệt hình thức gây quỹ trong dòng tộc tự phát ở một số địa phương, nổi bật nhất là xã Phước Thái (huyện Ninh Phước), từ một chi hội khuyến học ở thôn Hoài Trung vào năm 1992 đến tháng 6 năm 2002 toàn xã đã xây dựng 100% chi hội thôn, chi hội trường học. Riêng thôn Hoài Trung có 19 dòng họ đều xây dựng quỹ khuyên học với tổng số tiền hiện có là 82 triệu và 17 tấn thóc.
Kết quả điều tra về mức độ tham gia tích cực của các lực lượng xã hội vào công tác XHHHĐGD đã có sự đánh giá như sau:
95% | |
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: | 84% |
- Đoàn thanh niên Cộng sản HCM: | 89% |
- Hội phụ nữ: | 87% |
- Hội cựu chiến binh: | 85% |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Và Củng Cấ Mối Quan Hệ Giữa Nhà Trường Và Các Lực Lượng Xã Hội Trong Việc Tham Giữ Làm Công Tác Giáo Dục.
- Thực Trạng Xã Hội Hóa Hoạt Động Giáo Dục Ở Tỉnh Ninh Thuận
- Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 6
- Những Giải Pháp Tại Địa Phương Trong Việc Thực Hiện Xã Hội Hóa Hoạt Động Giáo Dục
- Những Giải Pháp Về Xã Hội Hóa Hoạt Động Giáo Dục Ở Tỉnh Ninh Thuận Những Năm Tới
- Hoàn Thiện Và Tăng Cường Hiệu Lực Cơ Chế, Việc Thể Chế Hoá Về Xhhhđgd
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
- Hội Cha mẹ học sinh: | 98% |
- Bộ đội, công an: | 61% |
- Công đoàn:
Dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và sự tích cực tham mưu của sở Giáo dục-đào tạo, các ngành trong hệ thống quản lý Nhà nước có liên quan đã phát huy được sức mạnh tổng hợp trong quá trình hợp tác đầu tư, giải quyết, hỗ trợ hoạt động giáo dục-đào tạo.
❖ Ngành Kế hoạch - Đầu tư đã có sự kết hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục từng năm, từng giai đoạn, từng thời kỳ, nhờ vậy đã chủ động trong việc xét duyệt, chuẩn bị các điều kiện cho kế hoạch phát triển đó. Đặc biệt ngành kế hoạch đầu tư và ngành giáo dục-đào tạo đã phối hợp bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản mạng lưới trường lớp, thẩm định các dự án đầu tư và cùng với sở xây dựng kiểm tra, giám sát việc xây dựng. Với sự phối hợp đồng bộ này ngày càng nâng cao dần tiến độ thi công và chất lượng công trình.
❖Các ngành Tài chính, Tổ chức, Lao động-Thương binh-Xã hội đã trực tiếp giải quyết cho ngành Giáo dục-đào tạo vấn đề biên chế đội ngũ, chế độ chính sách, ngân sách, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, đào tạo nghề,... đây là những vấn đề cốt lõi có tác động quyết định đến sự phát triển của ngành giáo dục-đào tạo thông qua việc phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thi tuyển công chức, thi tay nghề, kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu, chi trong các trường. Đặc biệt là việc kiểm tra nắm tình hình nhân sự trên toàn tỉnh qua đó điều động, thuyên chuyển, bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, quy hoạch mạng lưới dạy nghề phù hợp với vùng miền, đảm bảo hài hòa về số lượng, chất lượng đã được dư luận xã hội đồng tỉnh ủng hộ.
❖Các ngành Y tế, Thể dục- Thể thao, Văn hóa - Thông tin đã phối hợp với ngành giáo dục - đào tạo trong việc chăm lo sự nghiệp y tế học đường, phối hợp tuyên truyền kiến thức về quyền trẻ em, nuôi dạy con cái, phòng ngừa dịch bệnh, giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh-sạch -đẹp trong học đường và cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục-thể thao, tham quan du lịch, vui chơi giải trí... nhằm phát triển toàn diện thể chất và tinh thần cho học sinh, sinh viên, học viên đồng thời