Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 11

đổi, tìm hiểu theo ý họ, đã có Đại hội khuyên học của tỉnh không nhất thiết phải tổ chức Đại hội giáo dục vì cơ cấu các thành viên như nhau.

Như vậy vân đề trước tiên là cần làm cho mọi người hiểu rõ tổ chức Đại hội giáo dục các cấp bầu ra Hội đồng giáo dục ở từng địa bàn là hình thức thể chế hoá về mặt tổ chức của XHHHĐGD. Và nghị quyết của Đại hội giáo dục các cấp là thể chế hoa về mặt luật pháp, văn bản đó thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyết tâm cao nhất của các lực lượng xã hội, của cộng đồng nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương, ràng buộc trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng xã hội, đó là một hình thức văn bản dưới luật, sát với thực tế địa phương, được đề ra một cách tự giác, tự nguyện và đảm bảo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện.

Quá trình tổ chức thực thi Nghị quyết ĐHGD các cấp cần đảm bảo những nguyên tắc

- Đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện cho nhân dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra quá trình giáo dục - đào tạo như: tham gia vào việc đánh giá thực trạng giáo dục của địa phương, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, biện pháp phát triển giáo dục đào tạo, giám sát kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo; kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương, chông biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong giáo dục - đào tạo, đóng góp công sức, trí tuệ phục vụ, xây dựng sự nghiệp giáo dục.

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền chủ động sáng tạo của ngành giáo dục, các nhà trường trong phát triển giáo dục - đào tạo. Người đứng đầu để tổ chức ĐHGD từ khâu chuẩn bị, khâu tổ chức Đại hội đến khâu thực hiện Nghị quyết Đại hội là Bí thư cấp ủy Đảng, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND , Ngành giáo dục, nhà trường có trách nhiệm chủ động tham mưu với cấp uy, chính quyền về kế hoạch, nội dung quy trình ĐHGD. Mục đích kế hoạch ĐHGD phải được HĐND bàn bạc, nhất trí.

- Đảm bảo tính pháp chế XHCN. Mọi quy định của Đại hội, những cam kết, hợp đồng trách nhiệm trong Đại hội phải trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước về giáo dục - đào tạo, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- văn hoa- xã hội của địa phương, không được trái với Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương, của dân tộc, của từng dòng tộc trong cộng đồng.

- Huy động được mọi nguồn lực trong xã hội, tạo điều kiện để mọi tập thể, cá nhân trong nước và ngoài nước cùng với Nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị điều kiện dạy và học, từng bước hiện đại hoa công tác giáo dục - đào tạo, chăm lo đời sông của cán bộ giáo viên, hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn...

Tổ chức ĐHGD các cấp cần chú ý Tổ chức tuyên truyền rộng rãi, phát động thi đua ở thôn xóm, chọn điển hình, báo cáo tham luận trước Đại hội..., tổ chức Đại hội và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội. Tình trạng chung hiện nay ở Ninh Thuận là chưa chú ý tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân biết, chưa tổ chức đúng nghi thức của Đại hội phần lớn chỉ mở Hội nghị giáo dục trao đổi bàn bạc, chọn các thành viên cơ cấu vào Hội đồng giáo dục. Khâu thực hiện Nghị quyết là khâu cực kỳ quan trọng nhưng hầu hết chỉ chú ý vào vân đề xây dựng tu sửa cơ sở vật chất, trường lớp từ nguồn quỹ xây dựng do cha mẹ học sinh đóng góp. Do vậy, cần quan tâm đến việc tuyên truyền phổ biến nghị quyết của Đại hội, chú ý phát triển những vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện ở từng mặt, từng khâu, đôn dóc các Tiểu ban, thành viên ra sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của mình.

b) Tăng cường hiệu lực của Hội đồng giáo dục các cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Ngày 19/3/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ra quyết định số 124/CP về việc thành lập Hội đồng giáo dục ở các cấp. Hội đồng giáo dục không phải là một cáp quản lý giáo dục hay một tổ chức chỉ đạo làm thay chức năng của UBND, của các cơ quan chuyên trách quản lý giáo dục. HĐGD được bầu ra từ ĐHGD đồng cấp chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của cấp ủy Đảng, HĐND, có cơ cấu chặt chẽ vì thông thường Chủ tịch HĐGD là Bí thư cấp ủy Đảng hoặc Chủ tịch UBND, một phó chủ tịch HĐGD là thủ trưởng đơn vị quản lý giáo dục địa phương giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động của HĐGD, các thành viên thường là thủ trưởng các ban

Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 11

ngành đoàn thể có nhiều tác động đến giáo dục. HĐGD có nhiệm kỳ là 5 năm (như HĐND).

Trách nhiệm cơ bản của HĐGD là tham mưu với cấp uy Đảng, HĐND, UBND cùng cấp về xây dựng, thực hiện mục tiêu, kế hoạch và biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết của ĐHGD, cùng với nhà trường chăm lo sự nghiệp giáo dục- đào tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Hoạt động của HĐGD giúp cấp uy Đảng, HĐND, UBND, nhà trường, Mặt trận, các cơ quan, đoàn thể, nhân dân làm công tác giáo dục có hiệu quả hơn, làm cho quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội mật thiết hơn, chặt chẽ hơn, hợp lý hơn, tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội để các thành viên trong cộng đồng quan tâm, đóng góp công sức, trí tuệ... vào việc giáo dục thế hệ trẻ, làm cho học sinh được giáo dục - đào tạo trong môi trường thống nhất, thuận lợi, lành mạnh; làm cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Thời gian tới tỉnh Ninh Thuận cần tập trung.

- Chỉ đạo Đại hội giáo dục từ cơ sở, chú ý đến những điểm trắng ( cả huyện Bác Ấi, một số xã ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải) tiến tới ĐHGD cấp huyện, tỉnh. cần chú ý cơ cấu hài hòa giữa các ngành, năng lực, tiêu chuẩn của các thành viên.

- Xây dựng được quy chế hoạt động của HĐGD các cấp.


- Cần phân công trách nhiệm cụ thể trong hoạt động HĐGD, lập một số Tiểu ban giúp việc cho HĐ như: Tiểu ban phụ trách công tác phổ cập, Tiểu ban phụ trách cơ sở vật chất, Tiểu ban phụ trách công tác giáo dục truyền thông, Tiểu ban chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên....

- Chỉ đạo Hội đồng giáo dục phải thực thi hết trách nhiệm (đã nêu ở trên) và quyền hạn của mình:

+ Yêu cầu các thành viên trong cộng đồng thực hiện nghị quyết của HĐGĐ.


+ Yêu cầu các cấp quản lý giáo dục trong địa phương trả lời những vân đề cần tìm hiểu về giáo dục - đào tạo.

+ Đề xuất với Đảng ủy, HĐND, UBND địa phương các biện pháp có khả năng thực thi phù hợp với thực tiễn địa phương. Hàng năm tổ chức Hội nghị giáo dục nhằm

đánh giá thực trạng giáo dục - đào tạo tại địa phương trong năm học qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm học tới.

- Tổ chức bồi dưỡng ngiệp vụ hoạt động HĐGD cho các thành viên, HĐGD không có hệ thông dọc trên dưới. Nhưng HĐGD cấp trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp hướng dẫn phương hướng, phổ biến kinh nghiệm công tác HĐGD cho cấp cơ sở, cũng nên có hội nghị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa HĐGP các cấp.

Thực tế cho thấy nơi nào cấp ủy Đảng trực tiếp quan tâm lãnh đạo, UBND trực tiếp chỉ đạo cụ thể, sát sao, HĐGD làm tốt chức năng, quyền hạn của mình thì nơi đó công tác XHHHĐGD được đẩy mạnh, hiệu quả giáo dục- đào tạo nâng lên đáng kể.

Một số kinh nghiệm thực tiễn giúp HĐGD thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và quyền hạn của mình

+ Phải đề ra chương trình và kế hoạch hoạt động theo từng mốc thời gian phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội, văn hóa của địa phương.

+ Phân công, phân nhiệm cụ thể các thành viên trong hội đồng.


+ Quy định nề nếp công tác, sinh hoạt, định kỳ báo cáo hàng tháng, hàng quý,... (thông thường Ban thường trực của Hội đồng họp mỗi tháng 1 lần. Toàn thể Hội đồng mỗi năm họp 2 lần vào dịp nghỉ hè và giữa năm học).

+ Tuy theo khả năng, sở trường của các thành viên trong HĐGD, phân công một số uy viên HĐGD, phụ trách các ủy ban, kèm theo một số thành viên không là uy viên HĐGD nằm ở các đơn vị, tổ đội ở thôn, xóm (để tiện việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra).

4- Các thành viên HĐGD là đại diện các cơ quan, đoàn thể tổ chức xã hội, đơn vị bộ đội, đơn vị sản xuất kinh doanh ... cần có kế hoạch phổ biến cụ thể, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội giáo dục, Nghị quyết của HĐGD trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể mình.

+ Có lịch định kỳ và nội dung cụ thể yêu cầu các nhà trường; ngành giáo dục thông báo cho HĐGD các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong địa phương tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo và chủ trương biện pháp của ngành giáo dục - đào tạo, tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu giáo dục - đào tạo của địa phương, những thuận

lợi, khó khăn trong phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn, những yêu cầu phối hợp, cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các lực lượng xã hội.

+ Tập thể HĐGD và từng thành viên nằm ở các Tiểu ban sau khi tìm hiểu, tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân, nắm bắt tình hình giáo dục - đào tạo từ nhà trường, ngành giáo dục... cần kịp thời phản ảnh ý kiến của nhân dân, ý kiến đề xuất của mình về công tác giáo dục - đào tạo cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, kiến nghị các biện pháp khả thi để giải quyết, khắc phục kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện XHHHĐGD, trong tiến trình phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo tại địa phương.

c) Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo (BCĐ)


Thành lập các Ban chỉ đạo cũng là một cách thể chế hóa bằng tổ chức, phù hợp với yêu cầu từng chương trình, mục tiêu, từng giai đoạn ở từng cấp hoặc từng nội dung hoạt động có tính nhất thời.

* Hiện tại tỉnh Ninh Thuận đã hình thành các Ban chỉ đạo từ cáp tỉnh đến cơ sở ở nhiều lĩnh vực hoạt động: Ban chỉ đạo phổ cập trung học cơ sở, Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Ban chỉ đạo an toàn giao thông, Ban chỉ đạo cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở", Ban chỉ đạo chương trình giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình, Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban quản lý dự án v.v...

Với các lĩnh vực hoạt động, chương trình, cuộc vận động nêu trên hoạt động của Ban chỉ đạo phải trong thời gian dài, cần phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để xử lý vấn đề, hoạch định chủ trương, tìm giải pháp khắc phục một cách đúng đắn kịp thời nhằm hạn chế tối đa những vi phạm và nâng cao chỉ tiêu các mặt cần đạt.

Tuy nhiên thời gian qua một số Ban chỉ đạo nhất là ở cơ sở chưa phát huy hết khả năng, tinh thần trách nhiệm để mang lại hiệu quả thiết thực trong lĩnh vực được phân công của mình như:

- Công tác huy động học viên ra lớp phổ cập còn tháp (đạt 29,3%), tỷ lệ duy trì sĩ số học viên đang học chưa cao (71,4%). Đặc biệt ở huyện Ninh Sơn có 2 xã Lâm Sơn và Hòa Sơn đã giải thể lớp học vào cuối tháng 4/2002.

- Việc chỉ đạo xây dựng trường lớp trong dịp hè để phục vụ năm học mới 2002


- 2003 nhằm giảm tối đa tình trạng học nhờ, học ca ba để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh...vẫn còn chậm, dẫn đến tình trạng còn 238 lớp học ca ba (trong đó học ca ba 19 lớp, họ nhờ 219 lớp) rãi đều ở 5 huyện thị.

- Tình trạng chính quyền địa phương (huyện Ninh Sơn ) sử dụng ngân sách giáo dục để chi các khoản khác phải nợ giáo viên hàng trăm triệu kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của giáo viên đối với ngành GD- ĐT và việc lãnh, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

Mặt khác, cũng cần củng cố, chấn chỉnh các Ban chỉ đạo từng nội dung, hoạt động có tính nhất thời như ban chỉ đạo các kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh, hoạt động hè,v.v.. Mặc dù các Ban này hoạt động mang tính nhất thời nhưng cổ vai trò quan trọng tập trung chỉ đạo dứt điểm từng nội dung hoạt động, phục vụ thiết thực nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành nhân các ngày kỷ niệm của dân tộc, của quê hương, của địa phương.

Thời gian qua, ngành giáo dục - đào tạo còn có một số mặt chưa được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ: Việc bảo đảm bí mật đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở ( đã có hiện tương bị lộ đề), việc phân công, tổ chức học sinh sinh hoạt hè tại địa phương (những năm gần đây hầu như không còn duy trì).v.v..

Chú ý tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo nhất là ở cơ sở cũng là hình thức phát huy thể chế XHHHĐGD, đảm bảo sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở địa phương được phát triển bền vững mang lại hiệu quả cao. Trước mắt cần:

- Kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện ở cơ sở, so sánh tiến độ thực hiện, kết quả đạt được với chỉ tiêu đề ra, tìm ra những nguyên nhân tồn tại để có hướng điều chỉnh bổ sung sau này.

- Tổ chức họp định kỳ, sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm tình hình tổ chức thực hiện nội dung được phân công.

- Chú ý cơ cấu nhân sự làm sao để người được phân công ngoài việc thể hiện hết tinh thần trách nhiệm của mình còn phát huy triệt để năng lực sáng tạo, khả năng tổ chức, điều hành.

d) Thể chế hóa về mặt luật phấp (bằng các văn bản dưới luật)


Đây cũng là một nội dung thể chế hóa vô cùng quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho việc điều hành của các cơ quan, tổ chức ở địa phương tạo điều kiện cho mọi người, mọi cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức phải tuân theo một cách nhất quán, bình đẳng. Bao gồm các loại văn bản sau

+ Nghị quyết, Chỉ thị của các cấp uy Đảng địa phương.


+ Nghị quyết và chương trình hành động của HĐND.


+ Chỉ thị, Quyết định của UBND Tỉnh.


+ Nghị quyết và chương trình hành động của các đoàn thể, tổ chức xã hội.


4- Điều lệ tổ chức và hoạt động của HĐGD các cấp, của Hội cha mẹ học sinh.


+ Nghị quyết hoặc Thông tư liên tịch giữa các ngành ở từng cấp.


+ Các quy định, quy ước, nội qui cam kết thỏa thuận từng địa bàn, đơn vị nhà trường nhằm cụ thể hóa, hợp lý hóa với tình hình đặc điềm ở từng địa phương.

Ở Ninh Thuận đã và đang tiếp tục thể chế hóa tất cả các loại văn bản đã nêu trên theo phân công điều hành, quản lý của từng tổ chức. Một số điểm cần lưu ý thực hiện bổ sung trong thời gian sắp tới nhằm đẩy mạnh công tác XHHHĐGD

- Cần có quy định khen thưởng "khuyến dạy, khuyến học" từ nguồn ngân sách, nguồn lực địa phương , quỹ khuyến học của cộng đồng, dòng tộc. vấn đề này hiện nay chưa cụ thể rõ ràng, thống nhất trên các địa bàn. Chủ yếu đang phụ thuộc vào nguồn quỹ hiện có trong từng giai đoạn.

- Sớm đề ra kế hoạch cụ thể về việc huy động các nguồn tài chính trong từng giai đoạn 2000 - 2005, 2005 - 2010. Nhằm đáp ứng yêu cầu của các trường phổ thông là không còn tình trạng học ca ba, học nhờ; từng bước thực hiện kiên cố hóa, lầu hóa trường lớp, đảm bảo đồng bộ các công trình theo đúng chuẩn sư phạm. Tăng cường sắp xếp hệ thông các trường phổ thông, tách hệ bán công ra khỏi trường công lập, tách trung học học cơ sở ra khỏi các trường trung học phổ thông, củng cố trường lớp bán trú liên thôn, liên xã miền núi, vùng xa, hình thành trường tiểu học bán trú 2 buổi ở thị xã, thị trân. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho việc đổi mới chương

trình, sách giáo khoa phổ thông (bắt đầu từ năm 2002, kết thúc vào năm 2006). Trong lĩnh vực dạy nghề: sắp xếp mạng lười các cơ sở dạy nghề, phù hợp đáp ứng được nhu Gầu của nhân dân nhất là ở các huyện, xúc tiến thành lập trung tâm dạy chữ, dạy nghề cho người khuyết tật... Trước mắt cần:

+ Ban hành quy định về tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (thực hiện theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính Phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp), tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên lớn tuổi, không còn khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi được nghỉ hưu sớm, nhường chỗ cho lớp trẻ được đào tạo chính quy, có năng lực đáp ứng được yêu cầu thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay.

4- Có biện pháp phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở (cấp

2) để có lượng học sinh vào học các trường nghề, Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề bằng hình thức khống chế điểm tuyển vào trường công lập, giao chỉ tiêu cụ thể từ đầu năm cho các loại trường. Đồng thời phải đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường nghề, các Trung tâm HN - DN. Chỉ đạo các đơn vị đào tạo nghề có cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo với cha mẹ học sinh, nhằm tạo niềm tin trong học sinh và gia đình, giúp các em yên tâm tập trung học nghề tốt.

e) Tăng cường các điều kiện cho việc tổ chức điều hành công tác XHHHĐGD


Ở mỗi giải pháp để đẩy mạnh XHHHĐGD đã nêu ở phần 3.3, cho dù mức độ thực hiện có khác nhau nhưng giải pháp nào cũng cần có điều kiện tài chính phương tiện hoạt động để việc tổ chức điều hành mang lại hiệu quả thiết thực.

- Để chủ trương, chương trình kế hoạch XHHHĐGD mang tính khả thi cao cần phải xây dựng các đề án, dự án với qui mô và nội dung khác nhau, đòi hỏi cần có sự điều tra thu thập số liệu, hoàn chỉnh dự án, đề án. Đặc biệt khâu tuyên truyền để làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân, các lực lượng xã hội cần phải biên soạn, phát hành tài liệu trong từng địa bàn, kết hợp với các phương tiện tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua việc phổ biến của các lực lượng báo cáo viên, ... mới có hiệu quả tốt đẹp.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí