Xây Dựng Và Củng Cấ Mối Quan Hệ Giữa Nhà Trường Và Các Lực Lượng Xã Hội Trong Việc Tham Giữ Làm Công Tác Giáo Dục.‌

những ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới, chú y xây dựng môi trường giáo dục tích cực, lành mạnh, thống nhất tác động mang tính giáo dục đến thế hệ trẻ; biết đề xuất, kiến nghị để có những cải cách, chính sách phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

1.4.3. Đa dạng hóa loại hình đào tạo‌


Nền kinh tế thị trường mở cửa và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đặt ra yêu cầu mới cho xã hội, cho ngành giáo dục, cho nhà trường và từng cá nhân. Đó là yêu cầu về nhân lực, về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, khả năng ngành nghề, sự năng động thích nghi với việc hình thành nghề và di chuyển nghề cũng như năng lực ứng xử trong các quan hệ ,v.v.. điều đó dẫn đến yêu cầu học suốt đời bằng những hình thức thích hợp. Sự nghiệp giáo dục cũng phải thích ứng với những đòi hỏi đó để mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực hiện mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài tất yếu phải dẫn đến đa dạng hóa các hình thức đào tạo và các loại hình trường lớp. Một trong 21 điểm của chiến lược giáo dục của UNESCO cho thế kỷ XXI là giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Và một trong sáu tư tưởng chiến lược của mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam là " Giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi đa dạng hóa loại hình giáo dục trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý từ nội dung chương trình, quy chế thi cử, văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên để mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp nhu cầu hoàn cảnh của mình". [ 7; 36 ]

Như vậy các lực lượng xã hội và cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục bằng cách tổ chức các cơ sở giáo dục bán công, dân lập và tư thục từ mầm non đến đại học bên cạnh các cơ sỡ giáo dục chính quy của Nhà nước làm nòng cốt. Vấn đề này góp phần quan trọng vào việc phát triển giáo dục, làm giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước, nâng cao ý thức học tập và trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục trong toàn dân, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập nâng cao trình độ, tiếp cận được những vấn đề mới, áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống hàng ngày.

1.4.4.Đa phương hóa nguồn lực đầu tư‌


Trong những năm qua mặc dù đầu tư của Nhà nước cho giáo dục không ngừng nâng lên (năm 1996 là 11%, năm 2000 đạt 15%, dự kiến năm 2003 là 16,4%) nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng ngày càng tăng.

Phần lớn ngân sách giáo dục để chi trả lương cho giáo viên (tới 80%), do vậy mà cơ sở trường lớp, thiết bị dạy học còn thiếu thốn trầm trọng, nhiều nơi không đủ để tiến hành những hoạt động giáo dục cơ bản nhất. Mặt khác, đời sống của giáo viên vẫn còn khó khăn, nhiều con em nhà nghèo không có tiền ăn học,.... Việc huy động sự đóng góp về vật lực, tài lực, nhân lực của các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức quốc tế và của cá nhân, cha mẹ học sinh là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Sự đóng góp này cần được cân đối một cách hợp lý, có mục đích rõ ràng, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Thông thường, sai sót trong XHHHĐGD ở các địa phương rơi vào nội dung này, vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện cần được lưu tâm đúng mức.

1.4.5.Thể chế hoá XHHHĐGD‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ XHHHĐGD thực chất là: "Cách làm phát động phong trào cách mạng làm giáo dục, như vậy cần nhấn mạnh việc khuyến khích, động viên vận động"... Muốn phong trào ổn định và phát triển thì việc cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, qui định mang tính xã hội, các quy ước, cam kết, thỏa thuận...đều là những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc điều hành ở mỗi địa phương, nhất là trong tình hình ý thức pháp luật của nhân dân ta chưa cao, tình trạng một số người lợi dụng sơ hở của chính sách để khai thác với mục đích tiêu cực diễn ra khắp nơi. Việc thể chế hóa sẽ còn góp phần hạn chế những khuyết điểm, sai lầm không nên có trong quá trình thực hiện XHHHĐGD mà một số nơi vẫn đang diễn ra nhừ huy động sai, sử dụng sai nguồn tài chính của nhân dân đóng góp làm cho uy tín nhà trường giảm sút, nhân dân mất niềm tin vào mục đích ý nghĩa của XHHHĐGD.

Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 4

Mặt khác, XHHHĐGD là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước. Muốn thực hiện quản lý Nhà nước thì nó phải được thể chế hóa, tức

là làm cho sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục được thực hiện theo những qui định, luật lệ, phép tắc, chế định... ổn định, mang tính pháp lý, có chính sách, chế độ rõ ràng dân chủ và công bằng.

Hai lý do trên dẫn đến vấn đề cần thể chế hóa XHHHĐGD. Thể chế hóa thể hiện bằng tổ chức (bộ máy, cơ quan, thiết chế, cơ cấu...), bằng hệ thông luật pháp và những quy định dưới luật, những văn bản mà mọi người, mọi cơ quan, mọi tổ chức phải tuân theo một cách bình đẳng. Cho nên nó là sự thể chế hóa về mặt Nhà nước, là tăng cường quản lý Nhà nước mà một đặc trưng của nó là quản lý bằng pháp luật.

XHHHĐGD vừa coi trọng tính chất phong trào vừa coi trọng quản lý Nhà nước nên không thể thiếu thể chế hóa XHHHĐGD. Thể chế hóa về tổ chức bộ máy, các quy định mang tính pháp lý nhằm đảm bảo hài hòa tính đa dạng trong sự thống nhất, sự minh bạch về trách nhiệm, quyền lợi và sự nhịp nhàng trong quan hệ phối hợp; đảm bảo được sự nhạy bén, sáng tạo của từng địa phương trong quá trình thực hiện XHHHĐGD. Việc thể chế hóa còn đảm bảo tính dân chủ công bằng trong XHHHĐGD, mọi người đều được tham gia vào các quy định, cam kết, giám sát quá trình thực hiện và đều có nghĩa vụ tham gia đóng góp cho giáo dục một cách bình đẳng.

Cần khẳng định rằng cơ chế và thể chế hóa gắn liền với nhau trong phạm trù quản lý và thống nhất với nhau về mục đích - mục đích của cơ chế, thể chế hóa là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong việc huy động, khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục, làm cho sự tham gia đó có nề nếp, động bộ, ổn định, và ngày^càng đạt hiệu quả cao hơn.

1.5. Con đường để thực hiện XHHHĐGD‌


Bản chất của XHHHĐGD được xác định trong Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: "Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước''. [2; 11] Qua quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 04/HNTW, trong nhận thức mỗi người ngày càng định hình rõ con đường để thực hiện XHHHĐGD thành công là:

1.5.1. Xây dựng và củng cấ mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc tham giữ làm công tác giáo dục.‌

Xét trên diện rộng, trước hết, XHHHĐGD được thể hiện bằng sự phối hợp của liên ngành chức năng trong xã hội tùy theo tính chất, vai trò, chức năng của mỗi tổ chức. Đối với giáo dục-đào tạo những ngành có sự phối hợp thường xuyên là y tế, thể dục-thể thao, dân số-gia đình và trẻ em.v.v... Sự phối hợp của liên ngành không đơn thuần là sự hỗ trợ nhất thời, mà phải được xác định trong một chương trình dài hạn, được xây dựng trên cơ sở chiến lược con người nói chung và mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục nói riêng trên một địa bàn dân cư nhất định.

Cùng với sự phối hợp liên ngành, XHHHĐGD còn là một quá trình huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia vào các chương trình giáo dục-đào tạo. Ngoài vai trò lãnh chỉ đạo của Đảng uy, chính quyền địa phương, phải kể đến vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh cùng nhiều tổ chức, nhiều đoàn thể xã hội khác: Xây dựng và củng cố mối quan hệ trên đây sẽ tạo ra môi trường xã hội cần thiết. Hữu ích cho công tác giáo dục, sẽ làm cho hoạt động giáo dục gắn bó với đời sống cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích của cộng đồng.

Trong phạm vi hẹp, nhà trường là cơ quan chuyên về giáo dục phải nắm vững vai trò , vị trí của từng lực lượng xã hội trên địa bàn, phải xác định đúng, rõ ràng các mối quan hệ để có tác động phù hợp, đúng đắn. Hơn ai hết ngành giáo dục, nhà trường hiểu rõ những yêu cầu của mình về XHHHĐGD. Để đạt được mục tiêu đào tạo và hiệu quả giáo dục thật sự góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, nhà trường phải giữ vai trò chủ động trong việc: phát hiện các nhu cầu, các vấn đề về giáo dục, xây dựng các chương trình, kế hoạch, phương án giải quyết các nhu cầu, các vấn đề đó ( chủ động trong việc tổ chức thực hiện); đề xuất với các lực lượng xã hội các vấn đề cần giải quyết. Nhà trường phải làm tốt việc tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương ( HĐND,UBND) biến các nhu cầu của giáo dục thành chủ trương của Đảng và chính quyền tạo cơ sở pháp lý cho công tác giáo dục và tranh thủ được sự chỉ đạo, sự hỗ trợ của Đảng ủy, ủy ban trong quá trình tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, nhà trường phải đóng vai trò trung tâm, nòng cốt trong cơ chế tổ chức XHHHĐGD. Nếu nhà trường không tự thân vận động thì cũng không tạo ra sự vận động của các lực lượng khác vì họ có vai trò riêng với tính đặc thù trong lĩnh vực được phân công. Như vậy nhà trường phải là trung tâm tập hợp các lực lượng quần chúng , xây dựng các mối quan hệ trong cơ chế phối hợp hành động thống nhất theo kế hoạch, là trung tâm thông tin hai chiều, trung tâm tư vấn, chỉ đạo các hoạt động XHHHHGD. Nhà trường phải là nòng cốt trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá...

Tóm lại, quyết định nội dung XHHHĐGD phải là nhà trường cùng với sự hỗ trợ của các lực lượng trong địa bàn. Để tạo được mối quan hệ gắn bó, thể hiện được sự cộng đồng trách nhiệm, nhà trường phải biết tạo cơ hội cho "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đồng thời phải luôn chú trọng việc đổi mới giáo dục ngày càng hoàn thiện nhà trường, Bởi vì vấn đề XHHHĐGD, một mặt là sự tham gia của xã hội với nhà trường trong hoạt động giáo dục, mặt khác đòi hỏi ngành giáo dục và nhà trường phải đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội là mối quan hệ 2 chiều phải được quan tâm củng cố thường xuyên và giải quyết kịp thời những bức xúc theo hướng phát triển của xã hội.

1.5.2. Dân chủ hóa giáo dục‌


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: "Cần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân", "thầy trò phải thật thà đoàn kết và phải dùng cách dân chủ, thật thà phê bình và tự phê bình", "dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò " [10;258], Hiện nay dân chủ hóa giáo dục được xem là nội dung rất cơ bản của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Có thể diễn đạt nội dung đó theo các ý sau:

- Xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống trường học nói riêng, tạo điều kiện để mỗi người dân trong cộng đồng có cơ hội nắm được những thông tin giáo dục, chí ít là trên địa bàn mình đang sông. Đây là điều kiện quan trọng để người dân tham gia ý kiến vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp tiền của xây dựng giáo dục và có cơ hội được học tập theo nhu cầu chính đáng của mình.

- Trong nội bộ trường học đề cao tinh thần trách nhiệm của tập thể giáo viên, tôn trọng ý kiến của thầy, cô giáo đóng góp vào công tác quản lý trường học, trước hết là quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường. Tập thể giáo viên phải đoàn kết thương yêu nhau, có sự phôi hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo chất lượng dạy học. Phát huy tính tích cực, lao động sáng tạo, tinh thần làm chủ tập thể của mỗi thầy cô giáo là nhiệm vụ quan trọng của cuộc vận động dân chủ hóa trường học. Theo tinh thần đó, thầy giáo tôn trọng nhân cách của học sinh, lấy việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh làm mục tiêu cơ bản của quá trình giáo dục. Từ đó nên lựa chọn nội dung và phương pháp thích hợp để phát huy hết năng lực, sở trường của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện của họ.

Về phía người học, tinh thần làm chủ thể hiện trong việc lựa chọn con đường học tập, con đường trau dồi nghề nghiệp theo xu hướng tự thân lập nghiệp. Mỗi cá nhân tự do chọn trường, chọn lớp, chọn thầy, lựa chọn tài liệu, phương pháp và phương tiện, tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập, và rèn luyện của mình. Dân chủ còn có nghĩa là người học phải tham gia học tập tích cực và chủ động, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục; phải tự giác tham gia vào các phong trào, các cuộc vận động của học sinh, sinh viên, phải tôn trọng thầy cô giáo, chấp hành nghiêm chỉnh nội qui trường, lớp.

Các cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội - đoàn thể, các gia đình và cộng đồng có quyền và có trách nhiệm phát huy tinh thần làm chủ đối với các hoạt động giáo dục, đẩy mạnh quyền hưởng thụ giáo dục trong mọi tầng lớp nhân dân dưới mọi hình thức, tích cực tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và nhất là tham gia quản lý giáo dục, nhà trường. Quyền dân chủ này được thực hiện qua các tổ chức đại diện cũng như qua việc tham gia trực tiếp của từng cá nhân, từng gia đình học sinh.

XHHHĐGD luôn luôn gắn bó hữu cơ với dân chủ hóa giáo dục, mối quan hệ này có thể diễn đạt là: XHHHĐGD là một phương thức để thực hiện dân chủ hóa giáo dục và nội dung dân chủ hóa giáo dục chỉ ra con đường XHHHĐGD". Làm tốt XHHHĐGD thì các lực lượng trong xã hội, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm với giáo dục, các gia đình dòng tộc và cộng đồng sẽ không chỉ đầu tư về tài chính mà còn đầu tư nhiều mặt để xây dựng, hỗ trợ giáo dục

nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo. Với cách thức đó sẽ dễ dàng đạt được những mục tiêu dân chủ hóa giáo dục.

1.5.3. Đa dạng hóa giáo dục‌


XHHHĐGD là biện pháp tích cực để mọi người làm giáo dục, giáo dục cho mọi người, tạo ra một xã hội học tập, nâng cao dân trí cộng đồng. Dân trí trước hết thể hiện trong trình độ học vấn. Người ta thường lấy việc biết chữ, lây số năm học mà mỗi người đã được học để đo trình độ dân trí. Nhưng xã hội ngày càng phát triển nhất là trong thời đại vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, thời đại văn minh tin học, văn minh trí tuệ thì ngay bên cạnh khái niệm mù chữ người ta còn nói tới mù ngoại ngữ, mù tin học, mù nghề. Cho nên nói dân trí là phải nói đến một trình độ văn hóa ngang tầm thời đại, trình độ trên nhiều lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần tức là những lĩnh vực cốt lõi của đời sống. Dân trí còn gắn liền với dân chủ, văn minh... Trên nền tảng dân trí đó mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đất nước do đã tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao (nguồn nhân lực phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức) phù hợp với yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH đất nước, yêu cầu của thị trường lao động trong cơ chế mới, yêu cầu biến đổi kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Vấn đề này đòi hỏi phải đa dạng hóa giáo dục. Có hai nội dung cơ bản nhất cho đa dạng hóa giáo dục là đa dạng hóa về trình độ đào tạo (tức là đa dạng hóa mục tiêu đào tạo) và đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục.

Có hàng loạt những giải pháp đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Theo nghị quyết 04-NQ/HNTW thì những giải pháp chủ yếu là:

- Củng cố các trường công, chuyển một số trường công sang bán công, khuyên khích mở trường dân lập, cho phép mở trường tư thục ở giáo dục mầm non, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học, khuyến khích tự học, bảo đảm cho mọi công dân quyền được học, được thi, được chọn trường, chọn thầy, chọn nghề, được học tập trong nước và đi học nước ngoài.

- Sắp xếp hợp lý các trường cao đẳng, trường đại học và các viện nghiên cứu, gắn viện với trường, gắn giáo dục -đào tạo với nghiên cứu khoa học.

- Đa dạng hóa sự phân luồng học sinh trong các hình thức đào tạo.


- Mở rộng các hình thức dạy nghề, đa dạng hóa trình độ tay nghề, phát triển các loại trung tâm hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề, khuyến khích mở các trường, lớp dạy nghề dân lập, tư thục, khuyến khích dạy các nghề truyền thống.

- Mở rộng quy mô đào tạo đại học với nhiều hình thức đào tạo, phát triển hệ Cao học, đẩy mạnh đào tạo nghiên cứu sinh, chú ý đến các lĩnh vực quá ít Tiến sĩ.

Mục tiêu cơ bản nhất của đa dạng hóa giáo dục là đẩy mạnh quá trình "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", thực hiện tốt đa dạng hóa giáo dục chúng ta có thể khắc phục được mâu thuẫn gay gắt hiện nay là yêu cầu đào tạo của xã hội ngày càng tăng mà khả năng tài chính của ngành giáo dục rất eo hẹp. Mặt khác, việc mở rộng các hình thức đào tạo như bán công, dân lập, tư thục và các hệ đào tạo không chính quy bên cạnh hệ công lập mà trước đây là hệ độc tôn đã mở ra các nguồn đầu tư cho giáo dục, tạo cơ hội để các lực lượng giáo dục cùng với lực lượng ngoài giáo dục tham gia tích cực hơn vào công tác đào tạo.

Có thể nói rằng, đa dạng hóa giáo dục là một trong những giải pháp rất cơ bản để phát triển XHHHĐGD. Nó sẽ tập hợp được nhiều lực lượng xã hội và lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình giáo dục- đào tạo đối với mọi người dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Nó cũng góp phần tăng cường quá trình dân chủ hóa giáo dục. Vì vậy khi triển khai XHHHĐGD, đương nhiên phải đề cao hai mặt dân chủ hoa giáo dục và đa dạng hóa giáo dục với tư cách là 2 giải pháp, đồng thời là 2 động lực không thể thiếu được đối với XHHHĐGD.

1.5.4. Đại hội giáo dục các cấp (xã huyện, tỉnh)‌


Ở mỗi địa phương, để liên kết lực lượng xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, để biến tình cảm, trách nhiệm của các lực lượng xã hội, của các bậc ông, bạ, cha, mẹ, anh, chị với thế hệ trẻ thành những hành động thiết thực, thống nhất, phát huy, sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục một cách ổn định, mang tính pháp lý, có chính sách chế độ rõ ràng, dân chủ và công bằng, nhất thiết phải tổ chức Đại hội giáo dục các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí