Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 2

Đảng và Nhà nước đã đề ra thì "Xã hội hóa hoạt động giáo dục" được xác định là một quan điểm phát triển đồng thời là giải pháp giữ vai trò chủ yếu trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.

Quán triệt quan điểm chung đó, tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong nhiều năm qua đã triển khai, thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc trong cách nghĩ, các làm dẫn đến tình trạng có nơi còn dạy ca ba, một số em trong độ tuổi đi học chưa được đến trường, hoặc phải dở dang việc học...Do vậy việc đi sâu nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp nhằm lăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục trên toàn địa bàn tỉnh Ninh Thuận là điều bức xúc hiện nay.

Với hơn 18 năm làm công tác giáo dục, trong đó hơn 13 năm được phân công làm quản lý trường trước đây, cùng với việc được trang bị những kiến thức cơ bản về mặt lý luận quản lý giáo dục, giáo dục học,... trong thời gian tham gia lớp Cao học này, người viết rất tâm đắc với vấn đề XHHHĐGD, vì vậy đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là " Xã hội hoa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải phấp "

1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu‌


Xã hội hóa hoạt động giáo dục đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là thực hiện bản chất xã hội của giáo dục, là một hoạt động có tính quy luật, là một yêu cầu khách quan vốn có của sự nghiệp giáo dục, ... Và xã hội hóa hoạt động giáo dục cũng là bài học lớn của 50 năm nền giáo dục cách mạng nước ta.

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài xã hội hóa hoạt động giáo dục như sau :

- "Xã hội hóa công tác giáo dục" của Phạm Minh Hạc - (Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội 1997).

- "Xã hội hóa công tác giáo dục - nhận thức và hành động" của Viện Khoa học giáo dục - (Hà Nội 1999).

- " Xã hội hóa giáo dục và công tác phối hợp của Hiệu trưởng với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường" của Đỗ Thiết Thạch (TP Hồ Chí Minh 1999).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục về đề tài "Các biện pháp tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông Thừa Thiên Huế " của tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng (2001).

Các đề tài trên tập trung ở các lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo, các trường phổ thông, vấn đề xã hội hóa hoạt động giáo dục vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi cả nước vì việc tổ chức thực hiện ở mọi nơi hầu như cũng chỉ ở bước khởi đầu, hơn nữa mỗi vùng, miền, mỗi tỉnh lại có đặc thù riêng. Tại tỉnh Ninh thuận hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào hoặc có sự đúc kết rút kinh nghiệm một cách có hệ thống, sâu sắc về vấn đề này. Vì vậy, đề tài "Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp" rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay của Ninh Thuận.

Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 2

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI‌


2.1.Mục đích nghiên cứu‌


Hệ thống hóa lý luận làm sáng tỏ cơ sở khoa học của vấn đề Xã hội hóa hoạt động giáo dục (XHHHĐGD), đi sâu tìm hiểu thực trạng XHHHĐGD tại tỉnh Ninh Thuận, qua đó đề ra giải pháp thiết thực để phát huy vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện XHHHĐGD nhằm tiếp tục mỡ rộng quy mô phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh Ninh Thuận.

2.2.Giới hạn đề tài‌


Đề tài giới hạn tình hình XHHHĐGD về mặt thời gian từ năm 1996 -2001 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU‌


Nghiên cứu mối quan hệ giữa các lực lượng xã hội đối với vấn đề giáo dục - Thực trạng và những giải pháp...

4.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC‌


Công tác XHHHĐGĐ của tỉnh Ninh Thuận sẽ được phát triển một cách vững chắc nếu xây dựng được những giải pháp trên cơ sở thúc đẩy phát huy vai trò của các

lực lượng xã hội ( có tính đến đặc thù của tỉnh) nhằm đóng góp tốt hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh nhà.

5.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU‌


5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề XHHHĐGD làm định hướng cho việc nghiên cứu. !

5.2.Phân tích và làm sáng tỏ bản chất, nội dung XHHHĐGD. 5.3.Phân tích thực trạng, xu thế XHHHĐGD tại tỉnh Ninh Thuận.

5.4.Để xuất các giải pháp và những kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường XHHHĐGD.

6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


6.1.Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan.

6.2.Thực hiện các phương pháp thực tiễn:


- Trò chuyện.


- Khai thác sản phẩm ( nghiên cứu Nghị quyết Hội đồng giáo dục các cấp, nắm số liệu phát triển trường lớp học sinh ở các năm từ 1996 -2001 của các loại trường trong tỉnh...).

- Điều tra bằng phương pháp trắc nghiệm : Phiếu trưng cầu ý kiến.


- Phương pháp thống kê.


7.CẤU TRÚC LUẬN VĂN‌


Luận văn gồm 3 phần Phần 1 - Mở đầu

Phần 2 - Nội dung, gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2 - Thực trạng XHHHĐGD ở tỉnh Ninh Thuận. Chương 3 - Những giải pháp và kiến nghị về XHHHĐGD ở tỉnh Ninh Thuận những năm tới.

Phần 3 - Kết luận và kiến nghị

PHẦN 2-NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC‌

1.1. Khái niệm về xã hội hóa, xã hội hóa hoạt động giáo dục‌


1.1.1. Xã hội hóa‌


Xã hội hóa là một trong những khái niệm cơ bản của Xã hội học, dưới góc độ Xã hội học, Xã hội hóa là quá trình biến chuyển con người cá thể thành con người xã hội đó là quá trình giáo dục mỗi cá nhân từ một thực thể sinh vật- người trở thành một thành viên xã hội có năng lực, phẩm chất tham gia vào các mặt hoạt động, biết cách ứng xử với tự nhiên, xã hội, con người, công việc, bản thân... để hợp tác, hòa nhập với cộng đồng. Xã hội hóa có thể được định nghĩa theo nhiều cách:

- Xã hội hóa bao gồm tất cả các quá trình tiếp diễn văn hóa giao tiếp, học hỏi qua đó cá nhân con người phát triển bản chất xã hội và có khả năng tham gia vào đời sống xã hội. [31; 87]

- Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội quá đó mà cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng và những phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội [ 30 ; 110]

Mặc dầu có nhiều cách định nghĩa như trên nhưng cốt lõi của xã hội hóa là sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính von có của con người, của cộng đồng nhằm tác động vào xã hội đồng thời chịu ảnh hưởng của xã hội. Hoạt động của con người, của cộng đồng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Xã hội hóa không phải là một quá trình thụ động, bắt buộc mà phải là một quá trình hội nhập có vai trò chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo của cá nhân.

Hiểu theo góc độ Nhà nước thì xã hội hóa là một cuộc vận động rộng rãi quần chúng nhằm làm cho mỗi người được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tập thể đối với lĩnh vực được xã hội hóa.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn vận dụng và phát triển vấn đề xã hội hóa, coi trọng việc phát huy lực lượng toàn xã hội vào tiến trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đến Đại hội VIII (tháng 6/1996) thì xã hội hóa trở thành một trong những quan điểm để hoạch định hệ thông các chính sách xa hội: " Các vần đề xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vân đề xã hội" [ 3 ;114]..

Như vậy, trong quá trình đổi mới thuật ngữ "xã hội hóa" đã được sử dụng chính thức trong Văn kiện quan trọng của Đảng, nó chứa đựng tư tưởng chiến lược, quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự phát triển của đất nước.

1.1.2. Xã hội hóa hoạt động giáo dục (XHHHĐGD)‌


Xã hội hóa hoạt động giáo dục theo nghĩa nguyên của từ là làm cho giáo dục có đầy đủ tính xã hội, giáo dục liên hệ hữu cơ với xã hội. Xã hội hóa hoạt động giáo dục là thực hiện bản chất xã hội của giáo dục.

Bản chất XHHHĐGD


XHHHĐGD về bản chất là một hệ thống các hoạt động của các cá nhân và tổ chức nhằm trả lại chức năng giáo dục của xã hội cho xã hội và trả lại chức năng xã hội của giáo dục cho chính giáo dục. Như vậy đó là những hoạt động có tính quy luật, là yêu cầu khách quan để thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, phát huy mạnh mẽ bản chất của giáo dục, làm cho giáo dục ngày càng đáp ứng yêu cầu, phù hợp với sự phát triển xã hội, đồng thời xã hội luôn tạo ra môi trường, điều kiện, phương tiện cùng với một hệ thống biện pháp và tổ chức đồng bộ, lâu dài hỗ trợ, khuyến khích hoạt động giáo dục. Bản chất của quy luật này là mọi người tham gia hoạt động giáo dục để giáo dục cho mọi người. XHHHĐGD là sự duy trì cân bằng động giữa hoạt động giáo dục và xã hội, trong mối quan hệ này con người là trung tâm, giữ vai trò quyết định vì con người vừa là mục đích vừa là tác nhân của sự phát triển.

Tóm lại, XHHHĐGD suy cho cùng là phấn đấu xây dựng một nền giáo dục xã hội hóa, làm cho giáo dục không còn bị rơi vào thế đơn độc, khép kín, không bị hành

chính hóa mà sẽ luôn thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội, tạo nên xã hội học tập với 2 đặc trưng cơ bản: Mỗi thành viên xã hội đều là người học, người được giáo dục.

Mỗi tổ chức, lực lượng xã hội đều làm giáo dục, đều chăm lo đầu tư cho giáo dục tất cả vì mục tiêu : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho địa phương, cho đất nước.

Quan điểm về XHHHĐGD của Đảng và Nhà nước ta


Cách đây nhiều thập kỷ Bác Hồ đã khẳng định : "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ Xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn kết giữa Thầy và Thầy, giữa Thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó" [ 10 ; 258], bởi vì " Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn", [lo

;157]. Chính vì vậy Bác Hồ và Đảng ta đã đúc kết và phổ biến phương châm "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng", "Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục", nguyên lý kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội đã được quán triệt rộng rãi đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn dân cùng thực hiện. Đã có lúc, có nơi thực hiện khá tốt những quan điểm này, trong những năm 60 và đầu thập kỷ 70 có những đơn vị điển hình về XHHHĐGD như xã Cẩm Bình (Hà Tĩnh) , xã Cát Hanh (Nghĩa Bình), xã Ngô Luông (Hòa Bình).v.v.. Nhưng do nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh chưa xác định đầy đủ, thiếu cơ chế thực hiện chủ trương : "Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục", quan hệ giữa giáo dục -kinh tế chưa được hiểu đúng mức, ... nên việc giáo dục gần như phó thác cho nhà trường.

Để thực hiện tốt sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội đã có nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng và nhiều Hội nghị được tổ chức sau đó:

- Ngày 19/3/1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 124/CP về việc thành lập Hội đồng giáo dục ở các cấp chính quyền địa phương.

- Ngày 9/12/1981, Bộ trưởng Giáo dục ra Quyết định số 1765/QĐ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp chính quyền địa phương.

- Ngày 5/4/1982 Bộ Giáo dục ra Thông tư số 05/TT hướng dẫn thực hiện Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp chính quyền địa phương.

-Tháng 1/1989 : Bộ Giáo dục đã tổ chức Hội nghị mô hình phát triển giáo dục gắn với kinh tế xã hội ở các tỉnh phía Nam (tại TP.HCM).

- Tháng 7/1089, Bộ Giáo dục và Công đoàn Việt Nam mở cuộc vận động dân chủ hóa quản lý nhà trường theo hướng tự quản XHCN tại Nha Trang.

- Ngày 10/10/1990, Bộ Giáo dục và Công đoàn Giáo dục Việt Nam ra Thông tư Liên tịch số 35/TT-LT về việc tham mưu mở Đại hội giáo dục cấp cơ sở.

- Tháng 1/1992, Bộ Giáo dục và Công đoàn giáo dục Việt Nam mở Hội thảo Đại hội Giáo dục cơ sở tại Hà Nội (Tháng 3/1992 mở tại TP.HCM cho các tỉnh phía Nam)

- Nghị quyết 4 của Hội nghị TW khoa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14/1/1993 đã chỉ rõ bản chất của XHHHĐGD là "Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước" [ 2; 11]

- Nghị quyết TW 2 khóa VIII (tháng 12/1996) của Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội" [ 3; 47 ]

- Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1999 của Chính Phủ đã cụ thể hoá quan điểm XHHHĐGD là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, là sự cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân để xây dựng và phát triển một môi trường giáo dục lành mạnh, là đa dạng hóa sự đầu tư và các hình thức giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước.

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ngày càng khẳng định XHHHĐGD là một tư tưởng chiến lược coi sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của xã hội tham gia vào công tác giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và nền giáo dục quốc dân nói chung. Là tư tưởng chiến lược, vì nó mang giá tri chỉ đạo quá trình phát triển giáo dục một cách lâu dài. Đây không phải là một giải pháp tình thế khi đất nước còn nghèo, điều kiện đầu tư cho

giáo dục còn eo hẹp, mà là một đường lối chỉ đạo của Đảng đối với sự phát triển giáo dục nhằm làm cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.

Vấn đề XHHHĐGD ở một số nước trên thế giới


Giáo dục luôn đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá nền văn minh nhân loại. Trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay giáo dục - đào tạo đang trở thành động lực chính để phát triển kinh tế- xã hội, là một trong những chìa khóa để vượt qua những thách thức của thế kỷ mới, là nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của con người trong cuộc sông. Giáo dục cũng góp phần đẩy lùi sự bất công, bất bình đẳng trong hưởng thụ giáo dục, sự không hiểu nhau, bài trừ nhau, áp bức nhau, hướng con người đến với cái "Học": học để biết, học để làm, học để sống cùng nhau và học để làm người. Không phải chỉ ở nước ta và không phải chỉ bây giờ nhân loại mới quan tâm đến giáo dục - đào tạo mà vấn đề đặt ra lúc này là vai trò mới của giáo dục - đào tạo, đòi hỏi mới đối với giáo dục trong thế giới tăng trưởng nhanh về kinh tế -xã hội hướng tới toàn cầu hóa, trong thời kỳ bùng nổ thông tin, ... Hai trong 6 nguyên tắc mà ủy ban Quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI đã đề ra là: Giáo dục phải phục vụ xã hội, giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả mọi người. Tìm hiểu vấn đề XHHHĐGD của các nước trên thế giới, có thể đi tới nhận xét rằng tuy bản chất xã hội khác nhau nhưng các nước đều có điểm chung là huy động mọi nguồn lực, mọi điều kiện cho giáo dục.

Ở Anh, úc, Mỹ ... rất đề cao vai trò của các Hội đồng giáo dục địa phương, tại Pháp hệ thống giáo dục nổi bật ở sự phong phú về loại hình, đa dạng về mục đích, điều kiện nhập học. ở châu Á, tuy xuất phát điểm của nhiều quốc gia thấp nhưng đều có những cách lựa chọn độc đáo cho mô hình phát triển của mình, hiện nay giáo dục chính quy là bộ phận cốt lõi nhưng xu hướng chung là hình thành hệ thống giáo dục mở với phương thức: đa dạng hoá, chuyên môn hoá. Các trường đã tập trung phát triển các loại hình giáo dục- đào tạo mới, thúc đẩy các cá nhân và tổ chức tham gia vào quá trình giáo dục.

Mặc dầu thể chế chính trị khác nhau, mục đích và tính chất của nền giáo dục mỗi quốc gia có khác nhau nhưng các nước trên thế giới có nét chung xem giáo dục là nền

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí