?vốn Kinh Tế”, “Vốn Văn Hoá” Và “Vốn Biểu Tượng”


hay nhiều cá nhân. Các chuẩn mực làm nên VXH có thể bao gồm từ chuẩn mực có đi có lại giữa hai người bạn cho tới những học thuyết phức tạp và được kết cấu một cách tinh tế như Ki - tô giáo hay Khổng giáo” [145, tr.55]. Dựa vào những nghiên cứu của Putnam cũng như hàng loạt cuộc hội thảo quốc tế, vào năm 2001, Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra định nghĩa về VXH khá tương đồng với Putnam, Coleman và ukuyama, đó là “VXH gắn với các mạng lưới cũng như các chuẩn mực, các giá trị và những niềm tin chung mà mọi người cùng chia sẻ” [118, tr.100-101].

Như vậy, mỗi một khái niệm đưa ra một quy mô khác nhau của VXH. Bourdieu nhìn nhận VXH dưới phương diện cá nhân, là thứ tài sản của mỗi cá nhân có được trong mối liên kết của anh ta với cộng đồng. Cách phân tích này làm thu h p VXH và mang tính chủ quan của mỗi khách thể nghiên cứu. Trong khi đó, Coleman, Putnam,

rancis và tổ chức Ngân hàng Thế giới lại cho rằng VXH là thứ tài sản của cả cộng đồng chứ không thuộc về một cá nhân nào. Quan niệm này sẽ rất dễ để liên kết các yếu tố trong VXH. Bên cạnh đó, điểm qua một số khái niệm về VXH, chúng ta có thể thấy các khái niệm về cơ bản đều thống nhất với nhau ở nội hàm mạng lưới xã hội của VXH. Tuy nhiên, khái niệm của Coleman, Putnam, ukuyama và Ngân hàng Thế giới có nói thêm yếu tố chuẩn mực xã hội, sự hợp tác những lợi ích của VXH.

Xét trên phương diện tiếp cận VXH, mỗi một tác giả đưa ra một hướng tiếp cận VXH khác nhau. Bourdieu tập trung vào vốn kinh tế, vốn văn h a vốn biểu tượng. Coleman và Putnam khá thống nhất khi coi VXH là những chuẩn mực sự tin cậy trong xã hội. rancis ưu tiên yếu tố truyền thống văn h a. Tổ chức Ngân hàng thế giới thì ưu tiên vào vốn kinh tế. Trong luận án, NCS coi bộ máy quản lý Nhà nước và cộng đồng ở khu vực Sơn Tây đã thông qua tổ chức lễ hội Đền Và để tạo ra nguồn VXH cho mình, từ đó họ nhận được những lợi ích như gia tăng quan hệ xã hội và nhiều lợi ích khác. Chính vì thế, NCS theo quan điểm của Coleman, Putnam, rancis và tổ chức Ngân hàng thế giới khi cho rằng VXH là thứ tài sản của cả cộng đồng chứ không thuộc về một cá nhân nào đó. Tác giả luận án đưa ra định nghĩa về VXH như sau: “VXH là giá trị của xã hội bao gồm các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực giá trị và sự tin cậy c được qua quá trình tạo lập, thực hiện các hoạt động, sinh hoạt của cộng đồng hay tổ chức, thiết chế nào đ ”. Dưới góc độ văn hóa học và trong trường hợp cụ thể là lễ hội Đền Và: “VXH là những mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực giá trị, niềm tin cũng như những lợi ích mà Nhà nước và cộng đồng c được hoặc mong muốn c được thông qua việc tạo lập và khai thác giá trị của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng như tổ chức lễ hội Đền Và.

Như vậy, nhắc đến VXH trong lễ hội Đền Và, chúng ta cần phải nói đến các yếu tố sau đây:


(1) Cơ sở hình thành VXH: chuẩn mực xã hội và niềm tin của cộng đồng.

(2) Biểu hiện của VXH: mối quan hệ của các bên liên quan (Nhà nước và cộng đồng).

(3) Lợi ích mà VXH đ m lại: giá trị/lợi ích chính trị; giá trị/lợi ích kinh tế và giá trị/lợi ích văn hoá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

1.2.1.2. “Vốn kinh tế”, “vốn văn hoá” và “vốn biểu tượng”

Ngoài vốn xã hội (social capital) là khái niệm chính, luận án cũng đề cập đến các khái niệm khác như vốn kinh tế, vốn văn hoá và vốn biểu tượng. Giữa vốn xã hội và các loại vốn này có sự chuyển hoá lẫn nhau.

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 5

+ Vốn kinh tế

Theo Từ điển bách khoa Wikipedia, vốn kinh tế (economic capital) là thước đo rủi ro về vốn. Cụ thể hơn, đó là “số vốn mà một công ty cần để đảm bảo được khả năng chi trả các khoản thanh toán trong lược đồ rủi ro”. Trong khoa học xã hội, vốn kinh tế được phân biệt trong mối quan hệ với các loại vốn khác có thể không nhất thiết phản ánh tiền tệ hoặc là giá trị trao đổi. Craig Callhount cũng chỉ ra vốn kinh tế là hình thái vốn hiệu quả nhất, thể hiện đặc điểm của chủ nghĩa tư bản. Vốn kinh tế có thể truyền tải dưới các vỏ bọc đồng tiền chung, tiền vô danh, tiền có mục đích, tiền chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vốn kinh tế có thể biến đổi thành các vốn tượng trưng (có nghĩa là vốn xã hội và vốn văn hóa) dễ dàng và hiệu quả hơn vốn tượng trưng biến đổi ngược lại [140].

+ Vốn văn hoá

Khác với vốn kinh tế là là thứ có thể chuyển đổi ngay lập tức hoặc trực tiếp thành tiền và có thể được thể chế hóa theo các dạng của quyền sở hữu thì vốn văn h a là một khái niệm trừu tượng. Bourdieu đã phân tích ba dạng thức của vốn văn hóa đó là vốn văn hóa được nội thể hóa (embodied cultural capital); vốn văn hóa được vật thể hóa và vốn văn hóa được thiết chế hóa. Ở trạng thái thể hiện (Embodied state), vốn văn hoá chính là tiềm lực văn hóa của con người và năng lực vận dụng các yếu tố văn hóa để tạo ra giá trị trong quá trình phát triển. Vốn văn hóa ở trạng thái biểu hiện là hệ thống yếu tố văn hóa biểu hiện qua yếu tố con người. Ở trạng thái khách quan (Objectified state), vốn văn hoá là sản phẩm của cá nhân hay cộng đồng được hiện hữu và có thể sử dụng để trao đổi, luân chuyển nhằm tạo ra giá trị. Ở trạng thái thể chế (Institutionalized state), vốn văn hoá là hệ thống các nguyên tắc, thể chế quy định tổ chức và hoạt động của các yếu tố văn hóa khác. Đó cũng là những giá trị chuẩn mực được xã hội, cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Ở trạng thái thể chế này, chúng ta có thể coi vốn văn hoá này như một dạng vốn chính trị vì trong trường hợp lễ hội Đền Và, hệ thống các nguyên tắc, thể chế quy định tổ chức và hoạt động này được Nhà nước tạo lập và sử dụng thông qua tổ chức lễ hội Đền Và.

Ở Việt Nam, người coi văn hoá là một loại vốn sớm hơn cả là Trần Đình Hượu. Ông cho rằng “vốn văn hoá là tài sản của cộng đồng tích luỹ được qua thời gian, từ đ mà định


hình bản s c” [45; tr.5]. Đồng quan điểm với Trần Đình Hượu, tác giả Trần Thị An đã đưa ra định nghĩa về vốn văn hoá như sau: “Vốn văn hoá là giá trị của toàn bộ các sản phẩm văn hoá là giá trị của toàn bộ các sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể do con người của từng cộng đồng sáng tạo, tích luỹ và trao truyền trong lịch sử, được toàn thể cộng đồng chấp nhận như những chuẩn mực và sử dụng để định hình bản s c, kết nối và tương tác trong cộng đồng và với các cộng đồng khác; mỗi cá nhân thuộc cộng đồng thẩm thấu vốn văn hoá đ (với tư cách là những chuẩn mực giá trị chung) thành vốn văn hoá của mình (với tư cách là các chuẩn mực giá trị cá nhân) và sử dụng nó trong quá trình sống để kiến tạo bản s c cá nhân và tạo lập các mạng lưới xã hội cho bản thân mình” [1; tr.5]. NCS sẽ dựa vào định nghĩa của tác giả Trần Thị An để làm cơ sở lý thuyết của luận án.

+ Vốn biểu tượng

Bourdieu đã đóng góp cho hệ thống lý thuyết VXH một khái niệm hết sức có giá trị, đó là vốn biểu tượng. Vốn biểu tượng được xem như những giá trị về danh dự, uy tín hay sự công nhận được lồng trong một ngữ cảnh văn h a. Chẳng hạn, “chủ nghĩa anh hùng Việt Nam” có thể được xem như một loại vốn biểu tượng mang tinh thần dân tộc hoặc thương hiệu của đại học Harvard có thể được xem như một loại vốn biểu tượng trong việc thu hút sinh viên. Không giống như những loại “vốn” khác đã đề cập ở trên, vốn biểu tượng là một thành tố phi giới hạn, nó tùy thuộc vào các yếu tố lịch sử và văn hóa để hình thành nên VXH theo nghĩa chung nhất. Vì thế, chúng ta có thể đồng nhất vốn biểu tượng nằm trong vốn văn hóa hoặc tách biệt hai loại vốn này với nhau. Trong luận án này, NCS sẽ tách biệt hai loại vốn này để phân tích được cụ thể và sáng rò hơn.

1.2.1.3. Sự chuyển hoá giữa các loại vốn

Như đã giới thuyết tại phần mở đầu, đề tài “Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội tập trung vào phân tích về vốn xã hội của Nhà nước và cộng đồng qua một trường hợp cụ thể là lễ hội tín ngưỡng nên NCS tập trung chính vào sự chuyển hoá giữa hai loại vốn là“vốn văn hoá” và “vốn kinh tế”. Trong định nghĩa về vốn văn hoá, luận án chú ý đến quan điểm của tác giả Trần Thị An khi cho rằng “mỗi cá nhân thuộc cộng đồng thẩm thấu vốn văn hoá đó (với tư cách là những chuẩn mực giá trị chung) thành vốn văn hoá của mình (với tư cách là các chuẩn mực giá trị cá nhân) và sử dụng nó trong quá trình sống để kiến tạo bản s c cá nhân và tạo lập các mạng lưới xã hội cho bản thân mình” [1; tr.5]. Kết nối với khái niệm về VXH mà luận án đã nêu “VXH là giá trị của xã hội bao gồm các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực giá trị và sự tin cậy c được qua quá trình tạo lập, thực hiện các hoạt động, sinh hoạt của cộng đồng hay tổ chức, thiết chế nào đ ”, NCS chú ý đến quá trình chuyển hoá vốn văn hoá thành VXH ở ba khía cạnh: 1/ xác định sở hữu hai nguồn vốn; 2/ giá trị sử dụng hai nguồn vốn;


3/ cơ chế chuyển hoá giữa hai loại vốn. Thứ nhất, chủ thể sở hữu của cả hai nguồn vốn đều là cộng đồng, bởi VXH cũng là vốn văn hoá (cái mà con người sáng tạo ra, sản phẩm sáng tạo của con người), trải qua quá trình kiến tạo và tích luỹ, vốn văn hoá có thể chuyển thành VXH (được hình thành từ chuẩn mực xã hội và niềm tin của cộng đồng, được biểu hiện thông qua mối quan hệ của các bên liên quan và đem lại giá trị/lợi ích chính trị; giá trị/lợi ích kinh tế và giá trị/lợi ích văn hoá). Thứ hai, về giá trị sử dụng hai nguồn vốn, do đều là “giá trị thặng dư” có được từ văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể nên vốn văn hoá và VXH có tính liên thông, có tính tương đồng về chất và có thể được sử dụng một cách linh hoạt với tư cách là một nguồn vốn để kết nối bề mặt (mạng lưới Nhà nước, cộng đồng và giữa Nhà nước với cộng đồng) và liên kết chiều sâu (tạo nên lợi ích chung cho các bên). Thứ ba, về cơ chế chuyển hoá giữa hai loại vốn, vốn văn hoá là nền tảng hình thành nên vốn xã hội (cái mà . ukuyyama gọi là “chiều kích văn hoá” của VXH), vì vậy nguồn vốn văn hoá có thể tích luỹ dày dặn thêm, có thể luân chuyển thành VXH, gia tăng vị thế và độ tin cậy trong các mối quan hệ xã hội, từ đó có thể tăng hiệu quả kinh tế và vốn văn hoá trong quá trình sống của cá nhân hay trong quá trình phát triển của cộng đồng/quốc gia/dân tộc.

1.2.1.4. “Nhà nước”

Tác giả Nguyễn Thị Hồi đã định nghĩa “Nhà nước là tổ chức quyền lực công của quốc gia, nhờ có pháp luật và những phương tiện cưỡng chế hợp pháp nên có khả năng tổ chức và quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm thực hiện mực đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền và nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự xã hội; nhà nước là đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội, đối ngoại và là chủ thể độc lập trong các quan hệ quốc tế” [44; tr.10]. Từ định nghĩa này, luận án chú ý đến khía cạnh phạm vi của Nhà nước. Trên mỗi khu vực lãnh thổ thường có một cộng đồng dân cư cố kết, cùng chung sống với nhau từ lâu đời. Để thuận tiện cho việc quản lý, Nhà nước dựa vào các khu vực đó mà vạch địa giới hành chính, xây dựng nên các đơn vị hành chính - lãnh thổ và thực hiện sự quản lý đối với dân cư theo các đơn vị đó. Do vậy, Nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia đồng thời chưa bao giờ là một thực thể đồng nhất ở cấp độ địa phương. Thuật ngữ “Nhà nước” cũng bao hàm rất nhiều các cấp độ mà chính quyền địa phương là một trong số đó. Lễ hội Đền Và là một lễ hội cấp vùng, được tổ chức bởi chính quyền thị xã Sơn Tây, Hà Nội (năm chính), chính quyền phường Trung Hưng, Hà Nội (năm phụ) và chính quyền xã Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc cả năm chính lẫn năm phụ nên “Nhà nước” theo cách hiểu của luận án chính là Nhà nước ở cấp độ phường (Trung Hưng), thị xã (Sơn Tây) và tỉnh (Vĩnh Phúc).


1.2.1.3. “Cộng đồng” và “cộng đồng tín ngưỡng”

+ Cộng đồng

“Cộng đồng” là một khái niệm cơ bản của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, với nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Theo tác giả Lương Hồng Quang [86], có hai cách hiểu về cộng đồng, đó là “cộng đồng tính” và “cộng đồng thể”. “Cộng đồng tính” là thuộc tính hay quan hệ xã hội như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng… “Cộng đồng thể” là các nhóm người, nhóm xã hội có địa vực lưu trú với quy mô lớn nhỏ khác nhau cùng với tổ chức xã hội cơ bản. Như vậy, nghĩa thứ nhất coi cộng đồng là “một nhóm dân cư có chung những mối quan tâm cơ bản” [ 6, tr.21]. Tuyến thứ hai liên quan đến cái nhìn địa lý, coi “cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản” [ 6, tr.21]. Trong luận án, NCS lựa chọn khái niệm “cộng đồng” là sự tổng hòa của cả hai khái niệm cộng đồng tính và cộng đồng thể, từ đó đưa ra một khái niệm chung về cộng đồng: đó là: một tập hợp người có cùng sinh sống trên một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản, được gắn bó với nhau bởi tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng. Nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng.

Như vậy, nói đến cộng đồng, người ta phải nhắc đến các yếu tố sau đây:

+ Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông người cùng sinh sống trên một địa vựa nhất định.

+ Mỗi cộng đồng phải có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.

+ Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng.

+ Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng quan trọng nhất chính là tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng.

+ Cộng đồng tín ngưỡng

Trong luận án này, NCS định nghĩa cộng đồng tín ngưỡng là một loại hình cộng đồng gắn kết với nhau chủ yếu dựa trên sự có chung một niềm tin tín ngưỡng. Trong trường hợp cụ thể là tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và lễ hội Đền Và, nó trùng khớp với cộng đồng cư trú bởi cộng đồng cư dân cùng chung một nhiệm vụ và quyền lợi là tổ chức lễ hội Đền Và. Qua định nghĩa này thì cộng đồng tín ngưỡng khác với các loại hình cộng đồng khác vì cộng đồng này tồn tại vừa dựa trên niềm tin, chuẩn mực xã hội vừa dựa trên các mối quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội trong tổ chức lễ hội. Sự gắn kết của loại hình cộng đồng này chủ yếu là do sự tương đồng về địa vực cư trú, sự gắn kết về ý thức, niềm tin tâm linh, chuẩn mực xã hội cũng như nhiệm vụ tổ chức lễ hội.

1.2.1.3. “Định chế xã hội”

Tại chương 4, luận án có bàn đến khái niệm “định chế xã hội” bởi sự tạo lập VXH của Nhà nước và cộng đồng bao gồm những yếu tố về tư tưởng chính trị, tâm


linh, tinh thần và tôn giáo tín ngưỡng trong các địa vực dân cư... Chính vì vậy, luận án cần xác lập một tên gọi chung cho những nhân tố trên và đảm bảo nhân tố này thuộc VXH. Theo tác giả Trần Hữu Quang “định chế xã hội là một hệ thống các mối quan hệ xã hội đã được xác lập ổn định trong một cộng đồng xã hội nhất định. Nó được định hình theo thời gian, khi mà các mối quan hệ xã hội và một số ứng xử nhất định được lặp đi lặp lại, rồi dần dần biến thành tập quán, và cuối cùng trở thành một tập hợp các vai trò, các chuẩn mực và quy tắc mà mọi thành viên cộng đồng xã hội này đều mặc nhiên thừa nhận và tự nguyện tuân thủ” [ 7, tr.14].

Tác giả Văn Đức Thanh cho rằng, về thực chất, định chế xã hội là tổng hoà giữa hệ thống tổ chức thiết chế xã hội với hệ thống các chế định điều tiết cá nhân và cộng đồng theo những dạng thức quan hệ tương ứng. Xã hội càng phát triển thì quan hệ giữa các cá nhân càng được xã hội hoá, tức là con người quan hệ với nhau không chỉ với tư cách cá nhân, mà còn luôn nhân danh một định chế xã hội nào đó mà mình tham dự. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước, hệ thống các định chế xã hội luôn mang đậm tính giai cấp, đồng thời được phân định thành các định chế xã hội chính trị và các định chế xã hội dân sự. Sự ra đời, tồn tại, phát triển và vận hành của hệ thống các định chế xã hội chính trị luôn gắn liền với giai cấp và nhà nước, trong khi đó định chế xã hội dân sự luôn tiêu biểu cho lịch sử phát triển trường tồn của đời sống xã hội loài người [97].

Từ lý thuyết của hai tác giả, căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án xác lập khái niệm định chế xã hội trong lễ hội Đền Và là: tổng hoà các mối quan hệ xã hội đã được xác lập ổn định trong một cộng đồng xã hội nhất định, bao gồm định chế xã hội chính trị và định chế xã hội dân sự. Cơ sở để xác lập mối quan hệ này chính là các tập quán, chuẩn mực và quy t c của Nhà nước và cộng đồng.

1.2.2. Hướng tiếp cận lý thuyết và khung phân tích của luận án

1.2.2.1. Hướng tiếp cận lý thuyết

Theo hướng tiếp cận lý thuyết của luận án, VXH là mối quan hệ xã hội cũng như niềm tin và chuẩn mực xã hội có được qua quá trình tạo lập, thực hiện các hoạt động, sinh hoạt của cộng đồng hay tổ chức, thiết chế nào đó. Điều này có nghĩa là luận án quan tâm đến khía cạnh hình thành, biểu hiện và thu được lợi ích của VXH thông qua quá trình thực hiện các hoạt động, sinh hoạt.

Một số luận điểm lý thuyết về VXH:

Như đã trình bày ở phần tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên, VXH là một vấn đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Chính vì vậy, luận án kế thừa luận điểm về VXH của các nhà nghiên cứu đi trước để tổng hợp và đưa ra một khung lý thuyết làm cơ sở lý luận cho luận án.


1/ Liên quan đến cơ chế hình thành và sự chuyển hóa, lợi ích của các loại vốn, NCS chú ý đến luận điểm của Pierre Bourdieu khi cho rằng đó là sự “tập hợp các nguồn lực hiện hữu hoặc tiềm ẩn, gắn với việc sở hữu một mạng lưới bền vững các mối quan hệ quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa” [141, tr.248]. Thể chế hóa ở đây là thông qua các nhóm và tổ chức xã hội. Chúng ta có thể hiểu cơ chế hình thành này như sau:

(1) VXH là sản phẩm của việc xây dựng và sở hữu một mạng lưới quan hệ xã hội.

(2) Có thể hữu hình hoặc tiềm ẩn trong các quan hệ xã hội tùy theo cách vận dụng của chủ thể hành động.

(3) Các mạng lưới quan hệ xã hội được thể chế hóa thông qua các nhóm và tổ chức xã hội, từ đó cho phép các thành viên hưởng lợi từ các mối quan hệ nhóm.

Thêm vào đó, Piere Bourdieu cũng cho rằng có ba dạng vốn khác nhau: vốn kinh tế, vốn văn hóa và VXH và giữa ba dạng vốn trên có mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau trong đó vốn kinh tế là cội rễ của các loại vốn. Vì thế, muốn có vốn văn hóa người ta cần phải đầu tư VXH và vốn kinh tế (tiền) để học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và bằng cấp; cũng như vậy muốn có VXH, con người cũng phải đầu tư vốn kinh tế vào vật chất, dòng quà tặng để thiết lập các mối quan hệ với người khác. Ngược lại, muốn có VXH, người ta cũng phải đầu tư vốn văn hóa và vốn kinh tế. Như vậy, thực chất thì mỗi cá nhân (mở rộng ra là cộng đồng) giống như một công ty quản lý các loại vốn khác nhau. Ngoài ra, những loại vốn này không tĩnh mà có thể thay đổi và chuyển hóa cho nhau, và chúng cũng không tách biệt mà tương hỗ, liên hệ mật thiết với nhau. Như vậy, để hình thành được quan hệ xã hội cũng như chuẩn mực xã hội và niềm tin trong VXH, nhất thiết phải có sự tham gia của vốn văn hóa, vốn biểu tượng và vốn kinh tế. Chính vì vậy, luận án sẽ nhìn nhận cơ chế hình thành, biểu hiện cũng như lợi ích của VXH chính là nhờ sự đầu tư của vốn văn hóa, vốn biểu tượng và vốn kinh tế.

2/ Liên quan đến các thành tố của VXH, trong khi Pierre Bourdieu cho rằng VXH theo cách hiểu căn bản nhất bao gồm các thành tố: 1) Hệ thống các mạng lưới xã hội; 2) Niềm tin của con người trong xã hội; và 3) Khả năng kết nối để thực hiện công việc trong xã hội thì định nghĩa về VXH của ukuyama có đặc điểm là nhấn mạnh hơn đến yếu tố chuẩn mực xã hội. Có thể nói, hướng tiếp cận của rancis ukuyama là một hướng tiếp cận mang tính tổng thể đối với lý thuyết VXH. Từ những chuẩn mực xã hội mà con người đã tạo ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai, có thể nói, loài người là loài duy nhất trên hành tinh sáng tạo nên những giá trị mang tính xã hội. Những giá trị mang tính xã hội đó chính là sự tổng hợp cao nhất của VXH.

3/ Liên quan đến môi trường tạo lập và sử dụng VXH, tác giả Trần Hữu Quang [ 9] cho rằng “Nếu hiểu VXH là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con


người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội thì chúng ta có thể nói rằng xã hội nào có VXH nấy” [ 9, tr.59]. Theo ông thì các mối quan hệ giữa con người và con người luôn luôn chịu sự chi phối và cưỡng chế của các loại chuẩn mực khác nhau, từ những chuẩn mực luân lý, tôn giáo, phong tục tập quán, hay những chuẩn mực trong các tổ chức và hội đoàn xã hội, cho tới những chuẩn mực pháp lý của một quốc gia. Những chuẩn mực xã hội này tạo thành cái vỉa trầm tích nằm sâu trong nền văn hóa của một xã hội. Trần Hữu Quang phân định hai bối cảnh xã hội. Trong xã hội cổ truyền thường mang tính chất “phân mảnh” hoặc “rời rạc” (segmentary), nghĩa là bao gồm rất nhiều đơn vị làng xã giống nhau nhưng biệt lập, khi đó tinh thần cố kết mạnh mẽ trong nội bộ mỗi cộng đồng thường giảm thiểu khả năng hợp tác với bên ngoài, với các cộng đồng khác. Ngược lại, xã hội hiện đại được cấu tạo bởi nhiều nhóm xã hội mà trong đó mỗi thành viên có thể đứng tư cách ở nhiều nhóm khác nhau với nhiều vai trò khác nhau. Chính vì thế, khả năng hợp tác và chấp nhận cái mới dễ dàng hơn so với tính chất thu h p và khép kín của xã hội cổ truyền. Nếu xã hội cổ truyền được tổ chức chủ yếu dựa trên phong tục, tập quán, luân lý và tình cảm thì xã hội hiện đại được tổ chức chủ yếu dựa trên luật pháp và lý tính. Chính vì thế, sự phục tùng trong xã hội cổ truyền chủ yếu xuất phát từ tính chất thứ bậc (hierarchical) xuất phát từ vị thế (của cá nhân trong trật tự xã hội), từ phong tục, từ truyền thống còn sự phục tùng trong xã hội hiện đại chủ yếu xuất phát từ một trật tự mang tính chất phân công theo chức năng (functional) và theo lý tính.

4/ Liên quan đến đo lường VXH, Lê Minh Tiến [117] tổng kết quan điểm của các nhà xã hội học về hai cấp độ đo lường VXH. Ở cấp độ vi mô, các nhà nghiên cứu chú ý đến khía cạnh hành động tập thể, có nghĩa là các cá nhân trong xã hội luôn có thiên hướng kết hợp lại với nhau thành các hiệp hội, các nhóm và như vậy thì VXH là sản phẩm của:

(1) Những động cơ tự hợp tác, tự liên kết của các cá nhân (những giá trị và những khát vọng lý giải cho sự hợp tác); (2) Những hành vi, những kiểu hợp tác của cá nhân và những quan niệm, những niềm tin cá nhân có được từ sự hợp tác đó. Ở cấp độ vĩ mô thì chú ý đến khía cạnh hội nhập và cố kết xã hội của VXH, có nghĩa là VXH là một sản phẩm của cấu trúc xã hội mà cụ thể là của các giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa xã hội. Theo cách nhìn này thì nếu các giá trị, chuẩn mực xã hội càng thúc đẩy sự tin tưởng và sự tương hỗ thì các cá nhân trong xã hội càng có xu hướng dấn thân mạnh mẽ vào đời sống dân sự, và do đó, VXH của họ cũng càng lớn và ngược lại. Cuối cùng, ở cấp độ trung mô nhấn mạnh đến tính công cụ của VXH, có nghĩa là VXH là một sản phẩm của mối quan hệ liên phụ thuộc giữa các cá nhân và các nhóm trong một cộng đồng nào đó, và vì vậy, nó chính là một nguồn lực nảy sinh từ các mối liên hệ xã hội và phục vụ cho các thành viên trong mạng lưới, tức chính mạng lưới xã hội là nguồn tạo nên VXH của cá nhân.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí