Vị Vua Của Làng Xã: Thành Hoàng Làng Đức Thánh Tản


sự phổ rộng và những sinh hoạt tín ngưỡng liên quan đến ngài mạnh mẽ như vậy. Quá trình nhào nặn, đắp thêm các lớp nghĩa của hình tượng phản ánh yếu tố chính trị rò nét. Nhìn từ phương diện quyền lực của triều đình xuống làng xã thì quá trình lịch sử hóa Đức Thánh Tản không đơn thuần là một cách thức lưu giữ ký ức tập thể những vết tích quan trọng của quá khứ mà còn là một công cụ thay Nhà nước bảo hộ con dân, nhằm củng cố tính thống nhất - dân tộc - tộc người của Nhà nước cũng như những người đại diện cho lợi ích quốc gia và gửi g m những mong muốn về một xã hội tốt hơn, an bình và thịnh trị hơn của triều đình trong một giai đoạn lịch sử.

2.1.2. Củng cố hệ tư tưởng chính trị

2.1.2.1. Vị vua của làng xã: thành hoàng làng Đức Thánh Tản

Thành hoàng làng là vị thần quan trọng với những cư dân trồng lúa nước trong làng xã. Đối với dân làng, Thành hoàng làng là biểu hiện của lịch sử, của phong tục, đạo đức, pháp luật cũng như một thứ quyền uy siêu việt, một sợi dây đoàn kết khiến cho việc tổ chức và quản lý làng xã được chặt chẽ hơn. Trong xã hội cổ truyền, Nhà nước ở đây chính là triều đình phong kiến đã dùng Thành hoàng làng như một công cụ cai trị gián tiếp của triều đình, thay vua để cai quản thôn làng. Để Thành hoàng làng có thêm quyền uy, giai cấp thống trị đã khoác lên vị thần sắc phong và trao quyền cai quản còi thiêng về một làng quê cụ thể. Có thể nói, nếu thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng chính của cộng đồng gia tộc thì thờ Thành hoàng làng là tín ngưỡng chính của cộng đồng làng. Từ thời nhà Lê trở đi, với sự thắng thế của Nho giáo, tầng lớp Nho học ở làng xã ngày một đông đảo đã nắm lấy quyền quản lý đình làng, nghi thức hóa việc thờ cúng theo tinh thần Nho giáo. Đặc biệt là từ thế kỷ XVI với việc phong bằng sắc cho thần hoàng làng xã, nhà nước phong kiến một lần nữa nâng cấp và chính thức hóa việc thờ cúng này ở nông thôn. Như đã phân tích ở phần chương 1 của luận án, Đức Thánh Tản là một vị Thành hoàng làng, một “Thượng đẳng tối linh thần” bảo vệ che chở cho cộng đồng chống lũ lụt, chiến tranh cũng như khai sáng văn hóa. So với các vị Thành hoàng làng khác (có năm sinh năm mất, có hình hài cụ thể hay có chiến công đặc biệt trong lịch sử…) thì Đức Thánh Tản khá đặc biệt, bởi Ngài vốn là một vị thần Núi, được khoác lên lớp tín ngưỡng bách nghệ tổ sư - tổ nghề, lớp văn hóa tín ngưỡng Việt - Mường, lớp văn hóa Đạo giáo rồi cuối cùng là lớp văn hóa Nho giáo. Ở lớp văn hóa sau cùng này chúng ta có thể thấy được sự chi phối của mô hình nhà nước phong kiến Nho giáo mạnh mẽ. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng “Ở làng Việt Nam, từ các vị Thổ thần trở thành Thành hoàng đã trải qua nhiều biến đổi, vừa do sự phát triển nội tại của bản thân làng xã, do giao lưu ảnh hưởng và nhất là do tác động của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo hướng phong kiến hoá, Nho giáo hoá thờ cúng Thần hoàng ở các làng với ước muốn ngày một can thiệp và nắm lấy hệ thống thần linh và tín ngưỡng này để thao túng cấp hành chính cơ sở là làng xã. Điều này thể hiện rò rệt hơn cả từ


thời Lê mạt và nhất là từ thời Nguyễn, qua việc hàng năm vua phong thần cho các Thành hoàng ở làng xã, quy định các thể thức tế tự, nghi lễ…” [107, tr.95-96].

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt nói chung và người Việt ở Sơn Tây nói riêng, thờ phụng Thành hoàng làng giữ vai trò then chốt trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Thành hoàng làng là vị thần linh bảo trợ, phù hộ cho cả cộng đồng, một loại hình tín ngưỡng công xã nông thôn thời kỳ nguyên thủy chuyển biến sang xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, từ lớp tín ngưỡng cổ xưa ấy, việc thờ cúng Thành hoàng làng của người Việt đã bị “phong kiến hóa”, tiếp thu những ảnh hưởng của Nho giáo và tôn giáo khác. Hình thức gia đình tiểu nông và làng xã cổ truyền là mảnh đất nuôi dưỡng tốt cho hình thức tín ngưỡng này tồn tại dai dẳng. Thậm chí sau một thời gian dài mấy thập kỷ, tín ngưỡng Thành hoàng làng bị hạn chế, hay phá bỏ, nay tế bào gia đình tiểu nông và dòng họ được phục hồi thì tín ngưỡng Thành hoàng làng lại có cơ hội trỗi dậy và tiếp tục tồn tại. Ngày nay, mặc dù Sơn Tây đã trở thành thị xã, tổ chức hành chính cũng đã có sự thay đổi, nhưng trong tâm lý của cộng đồng, Đức Thánh Tản vẫn luôn là vị thần bảo hộ cho cuộc sống, cho sinh mệnh của họ. Tích hợp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu nhất là lễ hội Đền Và một năm hai lần. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và lễ hội Đền Và dĩ nhiên đã trở thành biểu tượng của cố kết cộng đồng: từ cộng mệnh (gắn bó vận mệnh) tới cộng cảm (đồng cảm về sinh hoạt văn hóa) của cộng đồng cư dân vùng Sơn Tây. Có thể thấy, ở làng xã Sơn Tây truyền thống, từ vị thần Núi, Đức Thánh Tản trở thành Thành hoàng làng và đã trải qua nhiều biến đổi, vừa do sự phát triển của bản thân làng xã, vừa do giao lưu ảnh hưởng và nhất là do tác động của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo hướng phong kiến hóa, Nho giáo hóa thờ cúng Thần hoàng ở các làng với ước muốn ngày một can thiệp và nắm lấy hệ thống thần linh và tín ngưỡng này để thao túng cấp hành chính cơ sở là làng xã. Điều này thể hiện rò hơn từ thời Lê mạt và nhất là từ thời Nguyễn, qua việc hàng năm vua phong thần cho các Thành hoàng ở làng xã, quy định các thể thức tế tự, nghi lễ.

2.1.2.2. Nho giáo h a Đức Thánh Tản qua thần tích và s c phong

Hiện nay Sơn Tây được lên thị xã và đang quy hoạch trở thành một trong những trung tâm kinh tế chính trị nhưng tỉ lệ hộ dân làm nông nghiệp vẫn chiếm vai trì quan trọng. Yếu tố nông nghiệp và làng xã vẫn vô cùng đậm nét từ quá khứ cho đến hiện nay. Khi nhìn nhận vai trò chủ thể của lễ hội cổ truyền của các vương triều quân chủ phải thấy quan hệ giữa các vương triều quân chủ này với làng xã. Tác giả Nguyễn Chí Bền cho rằng “Làng xã với tính chất tự trị đậm nét khiến hình ảnh vị vua chỉ còn là một hình ảnh xa vời. Nhà vua chỉ còn hiện diện trong con mắt của người dân với sắc phong cho thần linh có dấu (mộc) của nhà vua, với thần tích được các quan của triều đình san định hay sao lục” [12, tr.97]. Thần tích (thần phả) là cuốn sách của làng ghi lại sự tích thần kỳ của thần thánh, trong đó chủ yếu


đề cập đến công trạng của vị thánh làng mình. Cách viết mang màu sắc huyền thoại của thần tích thần phả là một nhân tố quan trọng trong việc thiêng hóa nhân vật phụng thờ. “Thần tích/ thần phả là văn bản ghi chép về vị thần được thờ phụng được lưu giữ trong đình, đền. Thông thường, thần tích được cất giữ cẩn thận trong hộp sơn son thiếp vàng, cất trên một sàn gỗ ở gian chính giữa khu vực điện thờ. Người dân trong làng bảo vệ thần tích rất nghiêm cẩn, không phải ai cũng được xem. Vị thủ từ do dân làng chọn ra có nhiệm vụ trông nom và giữ gìn, bảo vệ thần tích” [12, tr.247]. Sắc phong là một thành tố hiện hữu trong di tích, chủ yếu được lưu hành, cất giữ ở di tích. Đó là một “quyết định bổ nhiệm cán bộ” của nhà vua, giao cho một vị thần cai quản không gian thiêng của một làng quê. Đây là một sự chuẩn nhận của vương triều về vị thần với người dân thờ phụng, thể hiện sự uy nghiêm của vị Thánh nên thường được dân làng coi như một nghi vật quý giá và được cất giữ rất cẩn thận. Về phương diện xã hội học, điều này đã thể hiện sự thừa nhận (thể chế hóa) của giai cấp thống trị (Nhà nước lúc bấy giờ) đối với cộng đồng làng. Mỗi làng quê có một không gian thiêng, có thần linh ngự trị. Các triều đại phong kiến đã cụ thể hóa quan niệm thần ngự trị trên còi thiêng của làng, không phải để đe dọa dân mà để bảo vệ dân chúng, bằng một đạo sắc phong mà dân gian quen gọi là sắc thần. Vì vậy, với vương triều, phúc thần và thành hoàng là người cai quản còi thiêng của một làng quê, trông nom phần hồn của mọi người trong làng, bảo vệ dân đen (lê dân) của nhà vua. Trong xã hội cũ, nhà Nho có vai trò đặc biệt bởi họ chính là chủ thể văn hóa, đó là văn hóa Nho giáo với những nội dung học hành, lễ nghĩa cùng với việc ghi chép, diễn giải các văn bản của Vua và triều đình như sắc phong và thần tích. Ngày nay, văn hóa Nho giáo cũng chữ Hán bị bãi bỏ nhưng dấu ấn Nho giáo vẫn còn tồn tại qua những văn bản ghi chép được lưu giữ cũng như sứ mạng chuyển tải văn hóa Nho giáo tới cộng đồng thông qua bản thần tích và sắc phong trong lễ hội. Chính vì vậy, tìm hiểu về các sắc phong và văn bản thần tích chính là một cách cho thấy những biểu hiện đậm nét của mô hình nhà nước thế quyền với hệ tư tưởng Nho giáo chi phối làng xã. Sắc phong chính là sự cụ thể hóa thế tục của thần quyền. Đây là “công cụ tâm linh” mà các triều đình phong kiến sử dụng để điều tiết xã hội.

Trong số những ngôi đền thờ phụng Thánh Tản ở vùng Sơn Tây và Ba Vì, Đền Và (thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây) có một giá trị đặc biệt. Đó là một trong bốn cung lớn thờ Đức Thánh Tản còn nguyên đến hôm nay về mọi mặt: kiến trúc, hệ thống thờ cúng với nhiều văn bản Hán Nôm (trong đó có thần tích). Tác giả Nguyễn Xuân Diện đã thống kê “Ở đây có 4 quyển thần tích (mà trong đó chép 5 bản thần tích Đức Thánh Tản): Ngọc phả cổ lục, Tản Lĩnh Sơn ngọc phả, Đức Thánh Tản sự tích và Tản Viên Sơn Tam Vị Đại Vương Thượng Đẳng Thần ngọc phả” [23, tr. 5]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện cho rằng lớp văn hóa Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến tín


ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, mặc dù “đây là lớp muộn nhất của huyền thoại Sơn Tinh Đức Thánh Tản” [23, tr.57]. Cũng theo ông, “Nho giáo hóa Đức Thánh Tản ở đây chính là quá trình văn bản hóa các truyền thuyết về Đức Thánh Tản” [23; tr.57]. Thần tích và truyền thuyết về Đức Thánh Tản phản ánh rất rò điều này, thể hiện không những trong kết cấu văn bản, trong ngôn từ biểu đạt mà còn ở trong bản thân hình tượng. Cụ thể như sau:

+ Thần tích về Sơn Tinh ở Đền Và (t m t t)

Theo thần tích còn giữ trong đền, Tản Viên sinh ngày 15 tháng Giêng năm Đinh Hợi tại đạo Hưng Hóa, xã Nam Sơn, nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Tản Viên cùng hai người em con ông chú được sinh ra rất đặc biệt. Đó là kết quả một lời ước nguyện của hai người cha với ông già tên là Thái Bạch Thần Tinh. Sinh được một trăm ngày, con của người anh được đặt tên là Nguyễn Tuấn, con của người em được đặt là Sùng Công và Hiền Công. Khi lớn lên, cả ba anh em đều được đi học và thông thạo kinh sử. Sau đó Nguyễn Tuấn được Thái Bạch Thần Tinh trao cho chiếc gậy “đầu sinh đầu tử” để cứu nhân độ thế. Nguyễn Tuấn đã cứu được tiểu Long Vương, con vua Long Vương ở bể Nam và được tặng cho sách ước. Sau này nhờ có sách ước mà Sơn Tinh lấy được Ngọc Hoa (là con vua Hùng thứ XVIII). Thủy Tinh đến sau, không lấy được công chúa b n dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng không thắng nổi đành rút quân về. Sơn Tinh đại thắng mở tiệc ăn mừng và lập lâu đài kỷ niệm chiến thắng Thủy Tinh. Lâu đài đó chính là Đền Và ngày nay.

Như vậy, ở thần tích này chúng ta có thể thấy được một yếu tố quan trọng trong việc thực hành tín ngưỡng, đó chính là không gian Đền Và. Không gian này gắn liền với chiến tích lừng lẫy của Đức Thánh Tản để lấy được công chúa, và đó cũng là sự mở đầu cho công cuộc trị thủy của người Việt. Nho giáo hóa thông qua thần tích trên chính là một cách bảo lưu tín ngưỡng tạo niềm tin sâu sắc trong cộng đồng. Về mặt địa lý, xứ Đoài trước đây là những làng bản đơn sơ, cư dân thưa thớt trên một địa vực mênh mông. Cùng với môi trường địa lý đó là những người dân bé nhỏ trước thiên nhiên đầy hăm dọa và một cuộc sống bấp bênh với những tai ương đủ loại: định mệnh, ốm đau, thiên tai, hạn hán… Những vấn đề đó tác động trực tiếp đến con người hàng ngày hàng giờ, tạo nên trong họ nỗi lo lắng, hoang mang và sợ hãi. Và nhu cầu cần một sự chở che, một chỗ dựa tinh thần cho đời sống thường nhật được đặt ra. Người dân bắt đầu tìm kiếm bằng nhiều cách, và qua thần tích tại Đền Và, người dân đã hình tượng hóa Đức Thánh Tản thành một anh hùng có thế lực siêu nhiên, chống lại lũ lụt - vốn là nỗi khiếp sợ bao đời nay của cư dân nông nghiệp. Trời ở trên cao, quá xa xôi và mờ ảo để con người tìm kiếm sự giúp đỡ còn ông vua thì ở tận triều đình, quyền lực quá lớn khiến người dân thấy sợ hãi và hoang mang khi mong đợi sự giúp đỡ, vậy nên Đức Thánh Tản trở thành hình tượng gần gũi nhất, tạo cảm giác an toàn và lạc quan. Đó chính là một sự thành kính thiêng liêng, một niềm khát khao mong mỏi từ bao đời nay của người dân xứ Đoài.


+ Truyền thuyết về Đông cung và hành trình truyền nghề, cứu dân độ thế của Đức Thánh Tản [nguồn: phỏng vấn sâu của tác giả, tháng 02/2017]

Sau khi chọn ngự tại Đông cung, Đức Thánh Tản đã có quá trình vi hành qua các làng xung quanh khu vực Đền Và và qua sông Hồng sang đền Ngự Dội. Quá trình ấy đã tái hiện lại một hành trình cứu dân độ thế, truyền nghề của vị bách nghệ tổ sư, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính thực tế và trong truyền thuyết


Đơn vị hành chính

Truyền thuyết có liên quan


Phường Trung Hưng, thị xã

Sơn Tây, Hà Nội

1. Làng Vân Gia (tổ dân phố 5, ,

7, 8,9)

Truyền thuyết về Đông cung

của Đức Thánh Tản

2. Làng Mai Trai (tổ dân phố 4)


Sự tích đánh bắt cá của Đức Thánh Tản

3. Làng Nghĩa Phủ (tổ dân phố 3)

4. Làng Thanh Trì (tổ dân phố 2)

5. Làng Ái Mỗ (tổ dân phố 1)

Phường Phú Thịnh, thị

xã Sơn Tây, Hà Nội

6. Làng Phú Nhi

Sự tích vi hành của Đức

Thánh Tản

Phường Viên Sơn, thị

xã Sơn Tây, Hà Nội

7. Làng Phù Sa

Sự tích vi hành của Đức

Thánh Tản

Xã Vĩnh Ninh, huyện

Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc


8. Làng Duy Bình

Câu chuyện dạo chơi qua sông

Hồng và dạy dân làm nghề của Đức Thánh Tản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 8

Bảng 2.2. Di tích gắn với truyền thuyết tại Sơn Tây


Di tích

Truyền thuyết

1. Sông Tích (xã Tắc, phường Trung

Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

Sự tích đánh bắt cá của Đức Thánh Tản

2. Đền Trình Phủ Mẫu (cầu Cộng, xã Tắc, phường Trung Hưng, thị xã Sơn

Tây, Hà Nội)

Sự tích đánh bắt cá của Đức Thánh Tản

Toàn bộ truyền thuyết về Đức Thánh Tản chính là sản phẩm của cộng đồng cư dân. Người dân đã tô vẽ cho vị thần một hình hài cụ thể, và điều quan trọng hơn là theo thời gian đã khoác thêm cho Ngài công trạng, phép màu sau khi hiển linh. Xét về mặt lôgic, niềm tin này rất ít cơ sở thuyết phục, nhưng xét về mặt tâm linh, nó lại có ý nghĩa rất thiêng liêng, đem lại cho người dân làng quê niềm tin tưởng sâu sắc [23, tr.393-394]. Cùng với thần tích, sắc phong cũng là một cách thể hiện hệ tư tưởng Nho giáo. Tác giả Nguyễn Chí Bền cho rằng “Sắc phong là một quyết định bổ nhiệm cán bộ của nhà vua, giao cho một vị thần cai quản không gian thiêng của một làng quê. Đây là một sự chuẩn nhận của vương triều với vị thần được người dân thờ phụng” [12, tr.250]. Như vậy, cùng với vị thành hoàng làng thì sắc phong chính là công cụ trực tiếp thay vua cai quản còi thiêng của một làng quê, trông coi và bảo dân đen (lê dân) của nhà vua. Vào thời kỳ quá độ, Nhà nước tiếp tục cố gắng kiểm soát và ủng hộ các hoạt động tâm linh tín ngưỡng bằng cách


nắm bắt các nhu cầu của người dân địa phương để giảm thiểu sự bất ổn về chính trị trong thời kỳ quá độ. Điều đáng chú ý là Nhà nước đánh giá ý nghĩa tích cực của các yếu tố tiền cách mạng mà trước đó đã có lúc bị phủ nhận và còn dùng các yếu tố này để củng cố quyền lực. Vì các triều đại phong kiến hay Nhà nước đương đại đều muốn củng cố vương quyền bằng cách can thiệp vào các nghi lễ dân gian như như thủ tục xác nhận của Nhà nước gồm đánh giá của các chuyên gia về giá trị lịch sử của di tích và bằng chứng về sắc phong - điều thể hiện vương quyền của triều đại phong kiến, là một trong những yếu tố quan trọng. Chứng nhận đương đại là bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa của Nhà nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Mặc dù trải qua một quá trình lịch sử dài lâu với những ảnh hưởng của chiến tranh nhưng các sắc phong vẫn được lưu giữ một cách cẩn thận và toàn v n tại Đền Và. Kết quả điền dã và thống kê phân loại của tác giả Nguyễn Xuân Diện cho biết hiện nay tại Đền Và còn lưu 1 sắc phong. Ngoài ra, đình Vân Gia cũng lưu giữ sắc phong của Đức Thánh Tản [Nguồn: điền dã của tác giả].

Vì sao hình tượng Đức Thánh Tản lại được Nho giáo hóa mạnh mẽ và quán xuyến lâu dài như vậy? Điều này có lẽ phải được giải thích bằng vị trí của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tác giả Trần Ngọc Vương đã nói rò điều này: “Ý thức hệ chính thống, chủ đạo của mọi thời đại bao giờ cũng là ý thức hệ của giai cấp thống trị. Hầu hết các thế hệ nhà Nho Việt Nam đều chấp thuận định hướng Nho giáo hóa đối với vị tối thượng đẳng thần này. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là họ đi chệch khỏi mục tiêu cuối cùng. Trong nhãn quan của các thế hệ nhà Nho, ngược lại, cần làm như thế Đức Thánh Tản mới linh thiêng hơn nữa, chính thống hơn nữa, mới bảo quốc hộ dân tốt hơn và xứng đáng là linh khí núi sông hơn” [136, tr.7 ]. Hình tượng Đức Thánh Tản xuất hiện với hai dạng thể: nhiên thần (Sơn thần - thần Núi) và nhân thần (bách nghệ tổ sư và tổ nghề) có sắc phong của triều đình thế tục để làm một nhiệm vụ của triều đình: “bảo ngã lê dân” (bảo vệ đám dân đen của ta - tức nhà vua). Nguồn gốc của vị thành hoàng làng bảo vệ cho làng mạc còn là một vấn đề gây tranh cãi nhiều trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam, “một là sự sắc phong dội xuống của triều đình; hai là sự mến mộ của người dân đẩy ngược lên bắt triều đình phải công nhận” [12, tr. ]. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì nhờ có định chế Nho giáo mà tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản được hình thành và bảo lưu một bền chặt qua thăng trầm của lịch sử, được thế tục hóa thần quyền trong đời sống xã hội.

2.2. Chính thống hoá vai trò tổ chức và mở rộng quan hệ xã hội

2.2.1 Chính thống hoá vai trò tổ chức

2.2.1.1. Chính thống h a vai trò tổ chức của UBND thị xã Sơn Tây

Tại chương 1, luận án có bàn đến truyền thuyết cũng như các sự tích vi hành của Đức Thánh Tản và ở đây, nổi rò lên là trách nhiệm chính của làng Vân Gia, sau đó là Phù Sa (Sơn Tây) và Duy Bình (Vĩnh Phúc) trong thực hành tín ngưỡng, bảo tồn di tích


cũng như duy trì lễ hội. Chính vì vậy, đương nhiên, trách nhiệm chính thuộc về UBND phường Trung Hưng (làng Vân Gia nằm trên địa bàn phường). Tuy nhiên, điều cần bàn đến ở đây là trong khâu tổ chức này sẽ không cần đến UBND thị xã Sơn Tây. Vậy thì, làm cách nào chính quyền thị xã Sơn Tây có thể tham gia vào khâu tổ chức lễ hội? Đứng trên phương diện quyền lực, Nhà nước đã nhào nặn hình tượng, phổ rộng hình tượng để đạt đến mục đích là mở rộng quy mô lễ hội. Một khi quy mô đã được mở rộng thì đương nhiên, Nhà nước cần phải hỗ trợ cộng đồng trong khâu tổ chức lễ hội, nhất là đối với lễ hội cấp vùng Đền Và - lễ hội thuộc về cả một vùng văn hóa Ba Vì, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội với số lượng du khách đến với lễ hội hàng mấy chục nghìn người mỗi ngày. Việc chuyển giao trách nhiệm tổ chức từ UBND phường Trung Hưng cho UBND thị xã Sơn Tây vào hội chính được diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không có sự tranh chấp nào, thậm chí là đồng thuận hoàn toàn, bởi “Giai đoạn đầu sau khi được khôi phục lại thì lễ hội Đền Và do phường Trung Hưng chịu trách nhiệm chính, thị xã Sơn Tây chỉ tham gia với tư các khách mời. Tuy nhiên, từ năm 1999 thì lễ hội b t đầu quá tải, đặc biệt vào năm chính hội do số lượng khách tham gia lễ hội quá đông, phường không thể tự đảm nhiệm được. Chính vì vậy từ đ , lễ hội được giao trực tiếp cho thị xã Sơn Tây chỉ đạo” [Phỏng vấn ông V, chủ tịch phường Trung Hưng, tháng 02/2017]. Như vậy, từ thời điểm năm 1999 khi lễ hội Đền Và được phục hồi trở lại và được tổ chức chính hội 3 năm một lần, thị xã Sơn Tây đứng ra tổ chức, đại diện chính quyền thị xã làm Trưởng BTC lễ hội, chỉ đạo tổ chức lễ hội bằng kế hoạch, văn bản thì có sự bài bản và chu đáo hơn. Thời gian tổ chức lễ hội vào tháng Giêng và tháng Chín âm lịch hàng năm nhưng trước đó, chính quyền thị xã phải tiến hành lập kế hoạch tổ chức lễ hội, quyết định trưởng ban và các tiểu ban. Cụ thể, số lượng khách mời trong dịp lễ hội cũng được chính quyền thị xã lên danh sách chỉ đạo. Bên cạnh lãnh đạo sở tại còn có sự tham gia của lãnh đạo các vùng lân cận cùng vùng tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản như đền Thượng, đền Thính, đền Ngự Dội… Bên cạnh đó, chính quyền cũng có định hướng vận động/lựa chọn một số người từng tham gia công tác ở địa phương, các cơ quan Nhà nước đã nghỉ hưu tham gia nhằm mục đích nâng cao vai trò, tiếng nói của Ban. Chính vì vậy, trước đây, phần lớn người ở BTC là các cụ cao tuổi, chủ yếu là nông dân, người làm nghề tự do thì nay BTC có nhiều cụ am hiểu về di tích, có khả năng ăn nói để dễ dàng vận động các hoạt động của lễ hội. Nhờ sự can thiệp và quản lý của chính quyền nên sự phân công trách nhiệm giữa chính quyền và cộng đồng cũng như phân bổ nguồn kinh phí được rò ràng.

Đối với chính quyền thị xã Sơn Tây, việc đầu tiên trong khâu tổ chức đó là lập ra BTC lễ hội, bao gồm 20 thành viên với ban chỉ đạo bao gồm các đồng chí từ thường vụ Đảng Ủy (Bí thư, Chủ tịch xã) và các tiểu ban trực tiếp chịu trách nhiệm [chi tiết xem tại phụ lục 3]. Từ 20 thành viên này, BTC chỉ đạo xuống 1 tiểu ban là: 1/ Phòng Văn hóa và


Thông tin; 2/ Phòng Nội vụ; 3/ Văn phòng HĐND và UBND; 4/ Phòng Tài chính - Kế hoạch; 5/ Phòng Quản lý đô thị; / Phòng Y tế; 7/ Trung tâm Y tế; / Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; 9/ Công an thị xã; 10/ Ban chỉ huy quân sự; 11/ Công ty Điện lực Sơn Tây; 12/ Đội Quản lý thị trường; 13/ Đề nghị Ban Tuyên giáo Thị Ủy ; 14/ Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; 15/ UBND phường Trung Hưng; 1 / UBND phường Phú Thịnh; 17/ UBND phường Viên Sơn; 1 / UBND phường Ngô Quyền và Lê Lợi. Ngày 29/ /201 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/201 /NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 201 . Nghị định nêu rò các nguyên tắc tổ chức lễ hội, theo đó việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước, tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đ p của lễ hội. Theo đó, nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam; giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đ p; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân; phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Nghị định cũng quy định không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội; hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người tham gia lễ hội phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường; không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội. Thông qua nghị định này, có thể thấy tổ chức lễ hội không đơn giản là việc duy trì một sinh hoạt truyền thống và bảo lưu những giá trị của cộng đồng mà phải đảm bảo nhiều yêu cầu về an ninh, trật tự an toàn, vệ sinh môi trường, thuần phong mĩ tục cũng như đảm bảo sức khoẻ… Để có thể đáp ứng được những tiêu chí như nghị định trên, lẽ dĩ nhiên là cần sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban trong bộ máy chính quyền. Lễ hội càng lớn thì sự tham gia của các phòng ban càng nhiều. Lễ hội Đền Và đã đáp ứng được

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí