Diễn Trình Lễ Hội Đền Và Hội Chính Và Hội Lệ


cuộc sống của họ và được tôn thờ là “Thượng đẳng tối linh thần”. Đức Thánh Tản không chỉ là Sơn Tinh đã làm con rể vua Hùng, đã chống lũ lụt, đã khuyên Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho An Dương Vương Thục Phán để chống cuộc xâm lăng của nhà Thục, đã dạy cho dân trăm nghề mà còn là vị thành hoàng làng bảo vệ cho từng làng xóm. Với những công lao to lớn và sự linh ứng toàn năng, Đức Thánh Tản được người dân nhiều nơi quanh khu vực Sơn Tây tôn thờ trở thành Thành hoàng làng.

1.3.2. Di tích Đền Và

1.3.2.1. Vị trí địa lý

Đền Và (còn gọi là Đông Cung) là một cung trong hệ thống tứ cung ở xứ Đoài thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt (Bắc cung thuộc làng Thư Xá, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc); Nam cung thuộc làng Yên Cư, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội); Tây cung thuộc làng Thủ Pháp, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Đền Và hiện nay thuộc thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội).

Đền Và nằm giữa đồi Và, có diện tích khoảng 17.500m², xung quanh có nhiều cây lim cổ thụ. Theo thuyết phong thủy, khu đồi có hình dáng con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Khuôn viên của đền rộng khoảng 2.000m², được bao quanh bằng tường đá ong cao 2,15m. Kiến trúc của đền theo kiểu “nội công ngoại quốc”, có hai dãy nhà 5 gian. Đền được xây theo hướng Bắc - Nam, cửa đền có tam quan rộng, mái lợp ngói cổ, trên đỉnh đắp nổi hình lưỡng long chầu nhật.

1.3.2.2. Lịch sử di tích

Trên thực tế, quá trình biến đổi quy mô Đền Và gắn liền với giai đoạn phát triển thương nghiệp ở thời Mạc và đầu thời Lê Trung Hưng, sau này là sự ra đời và đô thị hóa dưới thời Nguyễn.

Năm 1 20, trụ sở tỉnh lỵ đặt tại xã Thuần Nghệ. Năm 1 22, vua Minh Mạng hạ lệnh xây thành Sơn Tây, đến năm 1 31, tỉnh lỵ chuyển về thành Sơn Tây - cách Đền Và 3km về phía Đông. Năm 1 3-1 4 các quan đầu tỉnh đứng ra kêu gọi quyên góp tài lực để tổ chức tu bổ lớn Đền Và. Tuy bia Vân Gia Đông thần cung không ghi rò việc xây dựng, song căn cứ vào số tiền công đức là 2.5 quan, 4 đồng tiền vàng, 2 lượng vàng, 52 cây gỗ lớn và 3.000 phiến đá ong, có thể ước đoán việc xây dựng lại được thực hiện ở toàn bộ nhà tiền bái, sửa nhà chữ công, nghi môn, xây bức tường bao đá ong và một số công trình phụ khác. Trong số tiền công đức đó, các quan đầu tỉnh góp 500 quan, một bá hộ tên là Lý Mậu Ký cung tiến 1.000 quan.


Hiện nay, ngôi nhà chữ công vẫn còn các đầu kìm, đầu guột, rồng khúc khuỷu, gạch bờ nóc… bằng gốm, thuộc thế kỷ XVI-XVII, chứng tỏ ngay từ cuối thời Mạc, tòa nhà này đã khá bề thế. Kiến trúc hiện còn tại Đền Và mang phong cách nghệ thuật của nhiều thời kỳ từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII kéo dài đến cuộc đại tu vào đầu thế kỷ

XX. Một minh chứng cụ thể là bốn chiếc cột nhà chính, chữ công, khắc rò năm thay thế: “Duy Tân cửu niên (1915) ở cột trái hậu cung và cột phải gian ống muống, Khải Định Kỷ Mùi (1919) ở cột phải hậu cung và cột gian nhà ngoài” [23, tr.11]. Ngoài ra, căn cứ vào dòng chữ trên câu đầu, thì ít nhất trong thế kỷ XIX và XX nhà tiền tế đã qua ba lần tu sửa: năm Minh Mệnh thứ 10 (1 29) tu tạo, năm Thành Thái thứ 14 (1902) đại tạo, năm Bảo Đại thứ 7 (1932) tu tạo. Cũng năm 1932, nhân dân còn làm thêm hai dãy tả vu và hữu vu kế tiếp gác chuông, gác trống kiểu chồng diêm hai tầng tạo thế đăng đối cho đền.

1.3.2.3. Kiến trúc và bài trí

Kiến trúc và bài trí Đền Và được biểu hiện cụ thể như sau:

Nghi môn: Nghi môn - cổng chính của đền, hướng về núi Tản Viên (Ba Vì) gồm ba gian dựng trên nền cao, gian giữa cao 4, m, hai gian bên cao 2,15m. Nghi môn có đặc điểm dễ nhận biết là ba hàng chân cột gỗ kê trên những chân tảng đá ong (cột cái cao 4,95m, cột quân 3, 0m). Đây là một nghi môn khá hiếm gặp trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ngoài nghi môn này, có thể thấy kiến trúc tương tự tại đền Vua Đinh (thế kỷ XVII), Đại Thành môn ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám.

Gác trống, gác chuông: dựng hai bên và ngay sát nghi môn và kiến trúc tương tự nhau với kiểu chồng diêm mái phỏng theo gác trống, gác chuông chùa Thầy và có dáng dấp của Khuê Văn Các trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Mặt hướng vào sân đền được trang trí theo chủ đề ngũ phúc bằng hình năm con dơi xo cánh ôm lấy cửa sổ tròn

Tả mạc, hữu mạc (hay tả vu, hữu vu): tiếp nối với gác chuông và gác trống xây dựng theo kiểu chồng diêm, hai tầng tám mái, tường hồi bít đốc, nóc kết cấu "vì k o quá giang", mặt trước có cột vuông trên nền tam cấp, mặt trong để trống.

Nhà tiền tế và hậu cung: nhà tiền tế hình chữ "nhất", kiến trúc theo lối 5 gian 2 chái chồng rường, giá chiêng; hệ thống cột cái, cột quân bào nhẵn kiểu "thượng thu hạ thách" đặt lên tảng kê chân cột bằng đá. Trên cột là một hệ thống hoành phi, câu đối cổ được chạm khắc tinh xảo. Hậu cung hình chữ “công” toà ngoài kết cấu 3 gian 2 chái lớn (dài 14,10m, rộng ,90m). Đường vào hậu cung có một bộ vì lớn, làm theo kiểu thượng ván mê, hạ chồng rường trên xà nách. Bên dưới bộ vì mở ba cửa, hai cửa bên là lối đi vào hậu cung, cửa giữa là cửa thờ. Tòa nhà bên trong cũng có kết cấu 3 gian 2 chái nhưng thấp hơn tòa ngoài. Hậu cung đặt một khám thờ cao hơn 3m sơn son thếp vàng được chạm trổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Trong cùng là bài vị của Đức Quốc Mẫu (bà


Đinh Thị Điên, m Thánh Tản Viên mà dân gian gọi chệch đi là Bà Đen). Tiếp đến là 3 bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản (gồm Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Cao Sơn, Quý Minh). Trước khám thờ có hương án bày Long ngai bài vị của ba vị, phía trên khám treo bức đại tự “Thượng đẳng tối linh thần” niên đại Tự Đức Quý Mùi (1 3). Toà ngoài của hậu cung có 4 bức tượng kích thước như người thật đứng nhìn vào nhau, tay cầm vũ khí và khóac áo bào đỏ gọi là "Tứ Thánh" trấn ở bốn cung quanh núi Ba Vì. Ngoài hiên nhà có hai pho tượng quan văn, quan vò ngồi hướng vào nhau. Cách bài trí hậu cung mô phỏng thiết chế triều đình xưa trong con mắt người dân.

1.3.2.3. Hiện vật

Đền Và đang lưu giữ 5 bản thần tích "Đức Thánh Tản"; 1 đạo sắc phong của các đời vua, trong đó có 17 bản chính có dấu ấn; 47 đôi câu đối được chạm khắc, viết trên vách cột, trên gỗ và 1 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá. Nơi đây còn có 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 tấm biển gỗ. Trên những hiện vật đó khắc ghi thời gian xây dựng, tu sửa, ca ngợi cảnh quan, uy linh của Thánh Tản Viên với nhiều nét trang trí có giá trị mỹ thuật cao vừa thể hiện nét văn hóa tâm linh. Các bản thần tích, sắc phong, văn bia Đền Và rất giàu giá trị Hán Nôm, trong đó có văn thơ của Nguyễn Khản, Nguyễn Thiện Kế, Trần Lê Nhân…

1.3.3. Lễ hội Đền Và

Lễ hội Đền Và được tổ chức hai lần trong một năm hội xuân vào rằm tháng Giêng và hội thu vào rằm tháng Chín.

1.3.3.1. Lễ hội Đền Và rằm tháng Giêng

Diễn trình lễ hội Đền Và có sự biến đổi giữa hội chính và hội lệ, cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Diễn trình lễ hội Đền Và hội chính và hội lệ


Năm

Hội chính

Hội lệ

Thời gian

- 3 năm 1 lần: Tý, Ngọ,Mão, Dậu

- Mỗi năm 1 lần

Quá trình rước kiệu

- Các thôn làng rước về Đền Và vào đêm ngày 14


- Các làng rước quanh thị xã Sơn Tây vào 4 giờ sáng ngày 15. Đến sáng ngày 15, các làng tập trung tại Đền Và sau đó làm lễ rước kiệu Thánh sang đền Ngự Dội rồi chờ cờ đổi gió thì rước trở lại Đền Và.

- Ngày 1 , các làng tiếp tục rước lễ lên Đền Và khách thập phương tế lễ tại đền. Đồng thời các trò chơi dân gian vẫn diễn ra.


- Ngày 17, tế tạ và kết thúc lễ hội

- Các thôn làng không có rước vào buổi đêm ngày 14 và buổi sớm ngày 15

- Các làng rước lên Đền Và vào sáng 15 cùng với đền Ngự Dội. Trong quá trình rước sẽ đi quanh thị xã Sơn Tây.


- Ngày 1 , các làng tiếp tục rước lễ lên Đền Và khách thập phương tế lễ tại đền. Đồng thời các trò chơi dân gian vẫn diễn ra

- Ngày 17, tế tạ và kết thúc lễ hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 7


Theo tục lệ truyền thống, lễ hội Đền Và thường kéo dài 4 ngày, từ ngày rằm tháng giêng đến ngày 1 tháng giêng. Tuy vậy, từ ngày 14 tháng giêng, làng Vân Gia đã rước kiệu tới đền làm lễ phong triều, xin được dựng cờ quạt để tổ chức lễ hội. Chính vì vậy, lễ hội bắt đầu từ chiều 14. Ban Nghi lễ làm lễ Phong triều và các nghi thức tế lễ trong đền. Ngày 15 là chính hội. Từ mờ sáng, nhân dân các thôn đã bắt đầu rước lễ vào đền. 3 giờ sáng, lễ Phụng nghinh (đón) các Ngài ra Kiệu được tiến hành. Bốn cụ già dùng khăn khẩu bằng vải đỏ để che miệng, cẩn trọng khiêng long ngai Tam vị đức Thánh ra kiệu. Bài vị Đức Thánh Tản được đặt ở giữa, bên tả là bài vị của Cao Sơn, bên hữu là bài vị của Quý Minh (hai anh em họ của Đức Thánh). Trước khi xuất phát, các kiệu lễ được sắp đặt ngay ngắn, hương khói nghi ngút, hai bên kiệu là hai hàng đô tuỳ ăn mặc chỉnh tề cùng hai hàng trai tráng cầm bát bửu lục bộ. Lễ rước xuất phát từ Đền Và qua cầu Cộng - phố Ngô Quyền - phố Phùng Hưng

- phố Phó Đức Chính - phố Lê Lợi - cảng Sơn Tây - qua sông Hồng sang đền Ngự Dội. Đoàn rước bắt đầu bằng đội múa lân, múa rồng, tiếp theo là đội cờ thần. Nối tiếp là kiệu lễ của thôn, đội chiêng trống, đội tế, đội cầm bát bửu, đội cầm lục bộ. Tiếp theo là kiệu chính, kiệu Văn, kiệu Lồng mũ. Cuối cùng là kiệu quả do hai người khiêng.

Để tỏ lòng thành kính, dọc theo các tuyến phố mà đoàn rước đi qua, nhân dân thành tâm sắm lễ, dâng hương trước cửa nhà nghênh đón kiệu Đức Thánh. Tại các điểm giao cắt giữa các tuyến phố, trước cửa đình, đền chùa nơi đoàn rước đi qua đều lập đàn nghênh lễ, trang hoàng lộng lẫy để vừa cầu xin Đức Thánh ban phước lộc vừa lễ tạ tri ân Ngài. Khi kiệu Thánh đến nơi, mọi người đều cúi rạp xuống và chắp tay vái lạy. Già, trẻ, trai, gái, nhất là những đứa trẻ biếng ăn, chậm lớn, người bệnh tật từ các gia đình hai bên phố đua nhau chui ngang qua gầm kiệu để cầu Thánh ban cho sức khoẻ. Tục chui kiệu trở thành một nét độc đáo trong lễ hội Đền Và.

Vào ngày chính hội, tức ngày 15 âm lịch, vào những năm hội thường hay chính hội, cả lễ và hội đều được tổ chức tại Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Khi đó, các làng quanh Đền Và người dân đền Ngự Dội sẽ rước kiệu và lễ vật từ làng mình tới đền để làm lễ dâng Thánh. Cứ 3 năm một lần, nơi đây sẽ mở hội chính, rước Thánh từ Đền Và sang đền Ngự Dội chơi. Đoàn rước sẽ lên thuyền, đi qua sông Hồng, để tới đền Ngự Dội. Khi đi đến giữa sông, thuyền sẽ quay tròn 3 vòng, tượng trưng cho việc Thánh đang dạo chơi năm xưa. Khi đến đền Ngự Dội, kiệu quay ba vòng rồi hạ kiệu. Kiệu Lồng mũ và kiệu Văn đặt hai bên, kiệu Ngai ở giữa. Sau khi ba cỗ ngai của Tam vị Đức Thánh được đặt lên ban thờ chính trong hậu cung thì buổi tế bắt đầu. Lễ vật là một con lợn sống khoảng 30 cân được cạo sót một đám lông ở gáy, mỡ chài phủ lên thủ, trầu không vôi, xôi không muối và gạo chưa thổi để ghi nhớ câu chuyện vì Thánh đến và đi quá nhanh nên dân làng không kịp sửa soạn lễ chín dâng lên Ngài.


Nước dùng vào lễ Mộc Dục được dân làng Duy Bình lấy ở giữa sông Hồng lúc sáng sớm rước về. Nghi thức lấy nước diễn ra rất trang nghiêm thành kính. Sau khi lấy nước xong, chóe nước được rước về đền để dùng cho lễ Mộc Dục. Khi tế Mộc Dục kết thúc, các cụ bô lão thực hiện nghi lễ tế “Khải Hoàn”.

Sau phần lễ là tới một phần không thể thiếu ở nơi đây: phần hội với các trò chơi dân gian truyền thống như thi nấu cơm, thi đập niêu được tổ chức ở xung quanh đền Dội. Buổi chiều, khi lá cờ hội to nhất gặp gió bắc nổi lên, phất đuôi cờ về phía nam (hướng về bên kia sông, nơi có Đền Và) thì sẽ làm lễ Tế triệu hồi, đưa đồ rước, kiệu, đồ tế tự trở về Đền Và. Đoàn rước kiệu khi đó sẽ trở về Đền Và và làm lễ Yên vị.

Vào ngày 1 , tại Đền Và, các làng sẽ tiếp tục có đoàn rước đưa kiệu đưa lễ vật lên đền, lễ tế vẫn diễn ra và sau đó sẽ đến các trò chơi dân gian tại đền. Trong hai ngày này, khách thập phương đến đền để hành hương và vãn cảnh vẫn khá đông.

Đến ngày 17, Đền Và sẽ làm lễ tế tạ và kết thúc lễ hội.

1.3.3.2. Lễ hội Đền Và rằm tháng Chín

Lễ hội rằm tháng Chín ở Đền Và có năm làng (cũ) của phường Trung Hưng là: Vân Gia, Nghĩa Phủ, Thanh Trì, Mai Trai và Ái Mỗ (phường Trung Hưng), làng Phú Nhi (phường Phú Thịnh), làng Phù Sa (phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây) và làng Duy Bình (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) tham gia. Theo tục lệ truyền thống, lễ hội Đền Và thường kéo dài 2 ngày, từ ngày 14 tháng Chín đến ngày rằm tháng Chín. Trong đó, ngày rằm tháng Chín được coi là chính hội với nghi lễ rước của các làng vào Đền Và. Tích xưa để lại, vào chiều ngày 14 tháng Chín, để tưởng nhớ lại công lao của Đức Thánh Tản, dân trong vùng lại mở hội đánh cá trên trên sông Tích, chọn 99 con cá làm lễ vật dâng lên Thánh Tản để cảm tạ ân đức của Ngài. Quy định đánh được cá trắng và to thì nộp cho làng còn cá đen hoặc cá nhỏ thì lấy. Tục đánh cá tập thể của làng diễn ra rất tưng bừng náo nhiệt. Cỗ thờ cần có 99 con cá to, vì thế nếu ai bắt được cá to thì sẽ góp vào để làm cỗ và cũng tâm niệm rằng, năm ấy Thánh sẽ phù hộ cho mình gặp nhiều may mắn. Theo quan niệm dân gian, đây là con số thiêng như là có 99 voi quay đầu về đền Hùng, 99 núi Voi quay về chùa Hương… Hiện nay hội thu ở Đền Và khác trước rất nhiều. Người ta không tổ chức đánh cá nữa vì sông Tích không có nhiều cá như xưa. Từ sáng 14 tháng Chín, các thôn đã đi mua cá và chiều 14 bắt đầu chuẩn bị cho tiệc cá. Cỗ cá được chuẩn bị vào buổi chiều 14, có thôn làm cỗ vào ban đêm. Tiệc cá để tế Thánh bao gồm các món: luộc, nướng, nham, gỏi và được bày làm mười mâm, một mâm cúng ông Táo còn chín mâm chia làm ba, bày trước ba ngai Tam vị Đức Thánh Tản. Lúc nướng cá, người ta dùng lá nghệ để bọc cá rồi nướng bằng rơm, than hoa. Họ lấy phần ruột lành của cá để nấu với mật nhạt làm nước chấm gọi là món Nam. Ngày 15 các thôn


rước cá cũng như các lễ vật khác vào buổi sáng. Lễ tế bắt đầu khoảng 9 giờ 30 phút. Tế xong các thôn có thể đem lễ về để dân thôn mình cũng hưởng lộc Thánh.

Tiểu kết

Như vậy, chương 1 là một chương quan trọng có tính chất nền tảng của luận án khi nội dung của chương này tập trung vào các vấn đề tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài cũng như cơ sở lý thuyết. Qua tổng quan các nghiên cứu về VXH, Nhà nước, cộng đồng, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng như lễ hội Đền Và, có thể thấy: VXH đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ cơ chế hình thành, sự chuyển hoá các loại vốn, môi trường tạo lập và sử dụng VXH, đo lường VXH cũng như những lợi ích của VXH. Mục tiêu của luận án nghiên cứu về cơ sở hình thành, biểu hiện và lợi ích Nhà nước và cộng đồng thu được từ VXH. Tuy nhiên, bản chất của tín ngưỡng và lễ hội là được hình thành từ trong xã hội nông nghiệp cổ truyền và duy trì đến xã hội hiện đại với những khác biệt về thể chế chính trị, nhóm đoàn thể của Nhà nước cũng như tổ chức cộng đồng nên luận án đã đưa ra hướng tiếp cận lý thuyết và xây dựng khung phân tích làm nền tảng để triển khai chương 2,3 và 4. Luận án đặt Nhà nước và cộng đồng trong khung lý thuyết đó để phân tích phương thức tạo lập cũng như những nguồn lợi mà hai nhóm này có được từ việc tham gia vào sinh hoạt tín ngưỡng cũng như tổ chức và quản lý lễ hội Đền Và. Khái quát về di tích, tín ngưỡng và lễ hội Đền Và, chúng ta có thể thấy được Đền Và (Đông cũng) thuộc hệ thống Tứ cung nổi tiếng của xứ Đoài thờ Đức Thánh Tản. Trải qua quá trình hình thành, biến đổi về quy mô cũng như trùng tô và tôn tạo di tích, cho đến nay, Đền Và trở thành một di tích lịch sử mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc bởi nó gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cứu nhân độ thế vĩ đại của Đức Thánh Tản. Từ sự nhận thức về tính nguyên hợp trong thần tích Đức Thánh Tản, chúng ta có thể thấy được sự phát triển cũng như các lớp trầm tích văn hoá ẩn sâu trong mỗi biểu hiện của hình tượng. Một năm hai lần, vào rằm tháng Giêng và rằm tháng Chín, lễ hội Đền Và được tổ chức chính là dịp tưởng nhớ công lao Đức Thánh Tản, đoàn kết Nhà nước và cộng đồng trong một sự kiện văn hoá truyền thống lớn nhất Sơn Tây từ quá khứ cho đến hiện tại.


Chương 2

VỐN XÃ HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ

Tại chương 2, luận án nói đến VXH của Nhà nước trong lễ hội Đền Và. Tổ chức lễ hội là một quá trình đan xen nhiều động thái chính trị xã hội khác nhau của Nhà nước. Xét cho cùng, tổ chức lễ hội chính là một cách để xác lập và củng cố vai trò hợp pháp của Nhà nước từ quá khứ đến hiện tại đối với hoạt động tại các di sản. Đó là một phần của diễn trình chính trị, là một cách thức công khai cho thấy quyền lực hợp pháp của Nhà nước. Thông qua tổ chức lễ hội ở các địa phương, Nhà nước tạo ra những VXH nhất định cũng như thu được những lợi ích xã hội và quan hệ xã hội. Quá trình tạo lập VXH bắt nguồn từ việc mở rộng tín ngưỡng và củng cố hệ tư tưởng Nhà nước ở cơ sở. Đối với vùng văn hóa xứ Đoài, việc duy trì, phổ rộng lớp tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, rồi tiếp đến là tổ chức và thực hành lễ hội Đền Và đã góp phần củng cố quyền lực Nhà nước thông qua bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương. Với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản thì Nhà nước đã mở rộng tín ngưỡng bằng cách nào? Nhà nước đã sử dụng tín ngưỡng này như thế nào để khẳng định vai trò quản lý của mình? Với lễ hội thì Nhà nước tham gia thế nào vào khâu tổ chức lễ hội? Nhà nước sử dụng lễ hội để khẳng định vai trò cũng như đem lại những lợi ích cho mình như thế nào? Đó là tất cả những vấn đề sẽ được NCS làm rò tại chương này.

2.1. Quản lý tín ngưỡng và củng cố hệ tư tưởng chính trị

2.1.1. Quản lý tín ngưỡng

Có thể khẳng định rằng, sự hình thành tín ngưỡng không phải bắt đầu từ Nhà nước. Tuy nhiên, để cho vị thần của tín ngưỡng đó được quyền uy hơn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn nhất định cần có sự giúp sức và can thiệp của triều đình phong kiến. Sự can thiệp này đã biểu hiện qua những cách sau:

Thứ nhất, xây dựng, bảo lưu và phát huy giá trị của thần tích. Vào thời kỳ phong kiến, khi Nho giáo thịnh hành ở Việt Nam, các truyền thuyết về Đức Thánh Tản được triều đình văn bản hóa thành các thần tích ghi lại lai lịch, công trạng của vị thần này theo một hệ thống. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng, người dân đã thuộc làu truyền thuyết từ rất lâu đời trước khi được ghi lại thành thần tích. Vì thế, ngay ở thời phong kiến, thần tích chỉ có ý nghĩa lưu giữ truyền thuyết dân gian và đóng vai trò làm thiêng hoá nhân vật phụng thờ chứ không chi phối việc tổ chức lễ hội. Chỉ có sau thời kỳ chiến tranh và bao cấp, nhiều thế hệ cao tuổi đã ra đi, truyền thuyết bị lãng quên nhiều, lễ hội cũng bị mai một, người ta cần đến thần tích để khôi phục lễ hội.

Thứ hai, lịch sử hoá Đức Thánh Tản. Cùng với cộng đồng, lịch sử hóa Đức Thánh Tản chính là cách thức mà triều đình nhào nặn cho hình tượng. Theo tác giả Nguyễn Chí Bền: “Quá trình lịch sử hóa diễn ra sau hoặc đồng thời với quá trình huyền thoại hóa. Đây là


quá trình cả vương triều lẫn dân gian gắn kết các nhân vật phụng thờ vào các giai đoạn của lịch sử dân tộc. Quá trình này diễn ra bắt đầu với việc nhân thần hóa các vị thần tự nhiên, rồi chuyển vị nhân thần ấy thành nhân vật lịch sử văn hóa” [12, tr.1 9]. Như đã phân tích ở chương 1, lớp văn hóa Việt Mường cũng như lớp tín ngưỡng Nhiên thần đã phủ lên hình tượng Đức Thánh Tản sắc màu huyền ảo, khiến Ngài trở thành vị Thánh với quyền lực phi thường, cai trị cả vùng núi non sơn thủy hữu tình Ba Vì. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở lớp văn hóa tín ngưỡng này thì trong tâm thức dân gian chỉ còn lưu giữ hình ảnh và tên gọi liên quan đến thần Núi, chưa sáng tạo ra một hình hài và lai lịch cụ thể cho Ngài được. Chính vì vậy, quá trình lịch sử hóa đã diễn ra để đưa Tản Viên gần với đời sống của người dân mà không mất đi cái thơ mộng và huyền ảo của huyền thoại. Tuy không nổi bật như đề tài chống lũ lụt hay khai sáng văn hóa nhưng trong bản thần tích lưu giữ ở Đền Và có nói về cuộc chiến giữa hai bộ lạc Âu Việt (đứng đầu là Thục Phán) và Lạc Việt (đứng đầu là Hùng Vương)... Ngoài cuộc chiến tranh quân sự giữa hai bộ lạc, qua truyền thuyết còn có cuộc chiến “tranh chấp tình duyên” ẩn sau cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đằng sau sự kiện cuộc đối đầu giữa thần núi và thần nước ta thấy thấp thoáng câu chuyện khác về việc tranh giành một người phụ nữ - mà ở đây chính là công chúa Ngọc Hoa. Như vậy, Đức Thánh Tản là một nhân vật có vai trò như một vị anh hùng trong lịch sử chống lại sự xâm lược của giặc bên ngoài để bảo vệ cuộc sống của người dân. Không những vậy, ta còn thấy được một tinh thần nhân văn cao cả của Đức Thánh Tản khi khuyên vua cha nhường ngôi lại cho Thục Phán để đổi lại sự bình an cho đất nước. Việc lịch sử hóa Đức Thánh Tản đã một lần nữa nhấn mạnh công lao của Ngài, đó là ngoài việc giúp nhân dân tránh khỏi chiến tranh, còn thúc đẩy sự hợp nhất hai bộ lạc là Lạc Việt và Âu Việt, thống nhất miền núi và miền xuôi thành nhà nước Âu Lạc - một chế độ nhà nước cao cấp và phát triển hơn nhà nước sơ khai Văn Lang. Đây là một “sự kế tục và phát triển trên mức cao hơn quốc gia Việt Nam đầu tiên - nước Văn Lang - trên cơ sở ý thức dân tộc đã được nâng cao lên một bước” [12, tr.35]. Sự thống nhất này khiến đất nước ta mạnh hơn để củng cố Nhà nước và đối phó với giặc ngoại xâm. Ở giai đoạn này, ý thức dân tộc được đưa lên một tầm cao mới, đó là bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước của dân tộc. Như vậy, lớp tín ngưỡng dân gian của một vị thần Núi từ trong cộng đồng được bao phủ thêm lớp tín ngưỡng anh hùng lịch sử của triều đình phong kiến đã khiến cho hình tượng Đức Thánh Tản trở nên toàn v n và uy quyền hơn, tạo sức sống mãnh liệt cho hình tượng và điều này chính là một mục đích mà triều đình muốn hướng tới để cai trị nhân dân của mình.

Có thể nói, thần tích lịch sử hoá đã cho thấy Đức Thánh Tản vốn không phải một con người có thật mà chính là sản phẩm của sự nhào nặn dân gian cùng những động thái chính trị của triều đình phong kiến. Mặc dù Đức Thánh Tản có nguồn gốc xuất thân từ trong dân gian nhưng nếu không có sự ủng hộ từ triều đình thì chắc chắn không thể có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022