Các Công Trình Nghiên Cứu Về Vai Trò Cũng Như Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Cộng Đồng Trong Tổ Chức Và Quản Lý Lễ Hội


lợi ích và hiệu quả đạt được chứ không chú trọng tới cái phải làm như một mệnh lệnh vô điều kiện và sự yếu kém của hệ thống luật pháp cũng như bộ máy nhà nước. Khi luật pháp chưa nghiêm thì sự suy thóai đạo đức và tình trạng mất niềm tin là điều khó tránh khỏi. Sự tin cậy tồn tại trên nền tảng của các quy ước và các chuẩn mực xã hội trong khuôn khổ của những định chế xã hội nhất định. Tác giả cũng đưa ra so sánh về VXH trong xã hội cổ truyền và xã hội hiện đại. Theo tác giả, trong xã hội cổ truyền, người ta tin nhau vì cùng là thành viên của một định chế xã hội nào đó, như làng xã, dòng tộc hay cộng đồng tôn giáo. Mỗi thành viên yên tâm rằng các thành viên khác (trong cùng một cộng đồng) sẽ cư xử với mình phù hợp với những quy tắc và chuẩn mực mà cả cộng đồng cùng chia sẻ. Phạm vi bán kính của sự tin cậy này nói chung là h p, đóng kín, các mối liên hệ thường là trực tiếp và đối mặt (face to face). Trong xã hội hiện đại, ngoài những mối liên hệ trực tiếp trong gia đình hay giữa bạn b thân thiết với nhau, người ta còn có những mối liên hệ giao tiếp rộng rãi hơn ngoài xã hội, và trong nhiều trường hợp còn mang tính chất vô danh tính hoặc nặc danh. Những định chế mang tính chất trung giới (mediation) giữa cá nhân với xã hội không còn là những định chế cổ truyền (như làng xã hay dòng tộc), mà là những định chế xã hội đa dạng của xã hội hiện đại (trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội). Ngoài phạm vi gia đình và những nhóm xã hội nhỏ, cơ sở xã hội của sự tin cậy giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội lúc này phần lớn không còn dựa trên phong tục và tình cảm như trong xã hội cổ truyền mà dựa trên luật pháp và lý tính.

Bên cạnh phương diện chính trị và pháp luật, ông cũng đề cập đến những kích thước văn hóa và định chế của VXH cùng với sự đoàn kết trong xã hội. Tác giả cho rằng, nói đến VXH thì cần phải đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội và định chế xã hội. Các mối quan hệ giữa người và người luôn chịu sự chi phối và cưỡng chế của các loại chuẩn mực khác nhau, từ luân lý, tôn giáo, phong tục đến các tổ chức xã hội, hay cao hơn là luật pháp luân lý của một quốc gia. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế, cụ thể là kinh tế thị trường và kỹ thuật cũng sẽ khiến kích thước văn hóa xã hội của xã hội hiện đại có những đặc trưng rất khác so với xã hội cổ truyền. Tác giả cũng đưa ra những so sánh giữa định chế xã hội cổ truyền và định chế xã hội hiện đại. Trong xã hội cổ truyền mang tính tự túc, giống y như nhau nhưng hoàn toàn biệt lập, chính tinh thần cố kết mạnh mẽ trong nội bộ mỗi cộng đồng sẽ làm giảm thiểu khả năng hợp tác với bên ngoài (phép vua thua lệ làng). Còn trong xã hội hiện đại được cấu tạo bởi nhiều nhóm xã hội khác nhau và chồng lấn lên nhau, mỗi cá nhân có thể đồng thời là thành viên của nhiều nhóm khác nhau với nhiều tư thế và vai trò khác nhau. Do đó, khả năng chấp nhận cái khác và hợp tác với người khác dễ dàng hơn so với xã hội cổ truyền mang tính khép kín.


Coi VXH là vốn kinh tế, tác giả Trần Hữu Dũng trong bài viết “VXH và kinh tế”

[27] đã phân tích khái niệm về VXH dưới góc nhìn kinh tế, như một loại tài sản. Ưu điểm của nguồn vốn kinh tế này là tầm quan trọng của sự tin tưởng lẫn nhau, lòng quảng đại của con người và sự cần có quyết định tập thể để đối phó với những vấn đề xã hội, chẳng hạn như khi thị trường thất bại thì hàng xóm, hội đoàn tự nguyện có thể thay thế thị trường, không cần sự can thiệp của nhà nước. Điểm bất ổn bởi các định nghĩa về VXH quá luẩn quẩn, VXH là có ích cho phát triển kinh tế và cái gì có ích cho phát triển kinh tế thì là VXH. Theo tác giả, chúng ta cần đưa ra cách tiếp cận VXH không như một loại vốn thông thường mà như một loại dầu nhớt làm giảm bớt phí giao dịch (transaction cost): rò ràng là giao dịch kinh tế sẽ trơn tru hơn khi có sự tin cẩn lẫn nhau, mà sự tin cẩn ấy, như đã nói trên, chính là một thành tố của VXH. Những lập luận này đã đưa ra kết luận rằng chúng ta có thể hội nhập ý niệm VXH vào lăng kính kinh tế được.

Về hướng nghiên cứu thứ hai, tức là hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội:

Tác giả Nguyễn Duy Thắng trong bài viết “Sử dụng VXH trong chiến lược sinh kế của nông dân v n đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa” [102] đã thực hiện nghiên cứu tại bốn phường, xã ven đô Hà Nội nhằm tìm hiểu các tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống và sản xuất của các hộ nông dân như thế nào và chiến lược sinh kế của họ để tránh rủi ro bị rơi vào ngh o khổ. Theo tác giả thì có hai chiến lược sinh kế của người nông dân ở ven đô. Thứ nhất là sử dụng VXH trong chiến lược sử dụng đất. Một thực tế xảy ra khi giao đất cho các hộ nông dân là chất lượng đất không đồng đều ở mỗi xã nên mỗi hộ thường được phân bổ các mảnh đất ở những vị trí khác nhau nên họ đã tự nguyện hóan đổi vị trí đất để tiện canh tác hay dồn đất thành một khu và cùng đầu tư làm nhà lưới để trồng rau sạch hay trang trại. Điều này cho thấy một sự tự nguyện, đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau trên tinh thần cùng có lợi để duy trì sản xuất nông nghiệp nhằm cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống. Thứ hai là sử dụng VXH trong chiến lược về việc làm. Ở đây, mặc dù chưa rò ràng nhưng có thể phân ra thành chiến lược dựa vào đất - tiếp tục làm nông nghiệp và chiến lược không dựa vào đất - nghề phi nông nghiệp. Một lợi thế của nhiều hộ nông dân ven đô là họ vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia buôn bán nhỏ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Vì vậy, họ đã thu được những kinh nghiệm thị trường và quan hệ bạn hàng để sử dụng trong chiến lược sinh kế của họ. Nhờ đó, nhiều trường hợp bị mất đất đã chuyển hẳn sang kinh doanh và tiếp cận thị trường rất nhanh mà không gặp trở ngại gì. Theo tác giả Nguyễn Duy Thắng thì từ lâu người nông dân ven đô đã biết sử dụng VXH của họ trong sản xuất và đời sống để giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn rủi ro và dưới tác động của đô thị hóa nhanh và cơ chế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì VXH của người nông dân càng trở nên quan trọng vì giúp người nông dân giảm được chi


phí đầu vào cho sản xuất và chi phí giao dịch trong tìm kiếm việc làm và thị trường, đồng thời chia sẻ các nguồn thông tin đáng tin cậy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Cũng về đối tượng cụ thể là người nông dân và sản xuất nông nghiệp, leur Thomése và Nguyễn Tuấn Anh đã vận dụng quan điểm vốn xã hội để nghiên cứu hiện tượng dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp ở một làng Bắc Trung Bộ qua nghiên cứu “Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới g c nhìn vốn xã hội ở một làng B c Trung Bộ” [112]. Các tác giả này đã chứng minh rằng chính nhờ vào nguồn vốn xã hội nên các hộ nông dân có thể tiến hành dồn thửa, đổi ruộng một cách phi chính thức mà không cần dựa trên giấy tờ hay quan hệ mang tính chính thức và pháp lý. Đấy là một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình sản xuất nông nghiệp được linh hoạt, hiệu quả hơn. Năm 2010, Nguyễn Tuấn Anh có thêm kết quả nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong khu vực nông thôn Bắc Trung Bộ [6]. Với nghiên cứu này tác giả đã làm rò sự biến đổi vai trò của vốn xã hội trong quan hệ họ hàng. Chẳng hạn, người nông dân đã sử dụng vốn xã hội trong các quan hệ họ hàng để theo đuổi các lợi ích kinh tế liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công, và hoạt động tín dụng. Ngoài ra, người viết cũng làm rò vai trò của vốn xã hội trong quan hệ họ hàng đối với việc tạo ra nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ trẻ em đến trường, tức là góp phần tạo ra vốn con người. Nghiên cứu “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam” của Lê Ngọc Hùng [47] bàn về các quan niệm khác nhau về vốn xã hội. Tác giả đề cập đến mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội. Trên cơ sở đó, ông bàn thêm về kết quả của một số nghiên cứu cụ thể trên các phương diện: mạng lưới xã hội của người lao động, mạng thông tin của doanh nghiệp, mạng di cư, vai trò của các loại vốn trong xóa đói, giảm ngh o.

Cũng về hướng nghiên cứu thực nghiệm, tác giả Nguyễn Quý Thanh đã có một bài viết “Sự giao thoa giữa VXH với các giao dịch kinh tế trong gia đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc” [100]. Với cách tiếp cận gia đình chính là một nguồn VXH, nghiên cứu của tác giả đã đạt được mục tiêu tìm hiểu xem các giao dịch kinh tế được bao bọc, gắn kết bởi các quan hệ gia đình như thế nào và những biểu hiện của nó trong việc vay vốn kinh doanh, chia sẻ về lao động hay trong quản lý doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ hay doanh nghiệp gia đình ra sao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh doanh nhỏ ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Một doanh nhân nhỏ Hàn Quốc có thể kỳ vọng nhiều hơn so với các đồng nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm vốn khởi nghiệp và vốn lưu động từ các thành viên trong gia đình họ, trong khi doanh nhân Việt Nam có thể dựa vào gia đình như là nguồn lao động. Hàn Quốc đã được hưởng lợi từ sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và Việt Nam cũng cần thúc đẩy sự phát triển

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 3


của doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp gia đình. Các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ gia đình được cho là đóng vai trò đáng kể trong giao dịch kinh tế.

Nghiên cứu về vai trò của VXH trong đời sống văn hoá xã hội, cho đến thời điểm hiện nay, phải kể đến “Quà và VXH ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam” của Lương Văn Hy (2010) [48] và “Sổ nợ đời-VXH: Định đề giới hạn về trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể” của Nguyễn Anh Tuấn (2011) [119]. Lương Văn Hy, qua so sánh đối chiếu về dòng quà tặng ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam là làng Hoài Thị ở Bắc Ninh và làng Khánh Hậu ở Long An đã lập luận rằng, dòng quà tặng có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì và phát triển VXH, vì khi tặng quà thì phải tính đến những nguồn lực như tiền, công sức và thời gian. Những người giàu có một lợi thế về VXH. Tuy nhiên, việc vốn kinh tế có đưa đến nhiều VXH hay không thì lại còn phải tùy thuộc vào cơ cấu của mạng lưới xã hội, thân tộc ở địa phương và việc là một hộ nào đó có hòa nhập mạnh vào mạng lưới xã hội này không [48, tr.420]. Từ kết quả nghiên cứu của mình, Lương Văn Hy cũng chỉ ra rằng VXH có sự khác biệt giữa các vùng và những giai tầng xã hội có tính đặc thù vùng… “Sổ nợ đời” được phản ánh trong bài viết của Nguyễn Anh Tuấn là một cuốn sổ ghi chép lại việc phúng viếng biếu tặng bằng tiền hay hiện vật trong việc tang của gia đình. Trên thực tế thì cuốn sổ này ghi chép nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ xã hội, trao đổi xã hội và vai trò của nó, không chỉ liên quan đến việc tang, mà cả việc mừng cưới, mừng thọ, giỗ gia tiên hay những việc khác như xây mộ gia tiên, hội h đình đám… “Sổ nợ đời” cũng phản ánh tính gắn kết liên chủ thể trong mạng lưới xã hội không phân biệt thành phần tộc người và văn hóa bản thân mỗi chủ thể thuộc về [119, tr.30]. Những kết luận của tác giả Lương Văn Hy về hệ tư tưởng, quy ước văn hóa xã hội (tình cảm và mối quan hệ, thể diện, “có đi có lại”), mạng lưới thân tộc và ngoài lĩnh vực thân tộc cũng như vốn kinh tế của mỗi địa phương ảnh hưởng đến VXH là những đóng góp mới mẻ và có ý nghĩa sâu sắc đối với nghiên cứu về hai cộng đồng Hoài Thị, Khánh Hậu và gợi mở cho luận án những giả thuyết nghiên cứu sáng rò.

Bàn về một khái niệm nội hàm của VXH, tác giả Trần Hữu Quang đã có bài viết “Định chế xã hội phi chính thức: những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Tây Nguyên” [87. Trong nghiên cứu của mình, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn về các định chế xã hội phi chính thức nơi buôn làng các tộc người bản địa ở Tây Nguyên ngày nay. Định chế xã hội chính thức là những định chế mà nhà nước đã công nhận một cách chính thức (bằng văn bản) và thường hoạt động trong khuôn khổ quy định của luật pháp nhà nước. Còn định chế xã hội phi chính thức là những định chế không có hai tính chất vừa nêu, tức là những định chế mà nhà nước không (hoặc chưa) công nhận một cách chính thức, và hoạt động bên ngoài các quy định của luật pháp nhà nước” [87,


tr.15]. Từ thực tiễn biến đổi xã hội ở Tây Nguyên trong những thập niên vừa qua, tác giả đặt ra câu hỏi, các định chế phi chính thức cổ truyền ở Tây Nguyên có thể đóng vai trò gì: cản trở và gây khó khăn, hay trái lại, bổ sung và góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội? Lẽ tất nhiên, có những thành tố không còn thích hợp “tự chúng, sẽ mất đi”, nói như Nguyễn Từ Chi, nhưng xét một cách tổng quát, chúng tôi nghĩ rằng nếu xác lập được một quan điểm “hiệp lực” trong việc nhìn nhận và đánh giá về vai trò của các định chế này (hiệp lực giữa các định chế chính thức và phi chính thức) thì đây sẽ là một phương hướng thích đáng và có lợi cho thực tiễn phát triển của vùng Tây Nguyên.

Tiếp cận VXH dưới góc nhìn tôn giáo tín ngưỡng, luận án “Bản hội đạo Mẫu: tạo lập VXH trong bối cảnh chuyển đổi” [35] của tác giả Mai Thị Hạnh được coi là luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về bản hội Đạo Mẫu trong bối cảnh xã hội chuyển đổi. Tác giả luận án đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu trên các phương diện từ sự ra đời, cơ cấu tổ chức, hoạt động nghi lễ, đặc trưng, các quan hệ xã hội và việc tạo lập VXH giữa các thành viên… Luận án bổ sung thêm một cách tiếp cận về Đạo Mẫu, đó là cách tiếp cận từ cộng đồng tín đồ của tín ngưỡng này bên cạnh cách tiếp cận quen thuộc từ trước đến nay ta vẫn thường thấy là tập trung nghiên cứu bản thân tín ngưỡng này với nghi lễ, lễ hội và giá trị… Trong bối cảnh phần lớn những nghiên cứu về VXH ở Việt Nam được tiếp cận từ góc độ kinh tế học, chính trị - xã hội thì luận án góp thêm một cách tiếp cận VXH từ góc nhìn văn hóa. Luận án cũng phản ánh mối quan hệ và chuyển hóa lẫn nhau giữa các loại vốn: VXH, vốn kinh tế và vốn văn hóa. Luận án đặc biệt chú ý đến những nghiên cứu về mặt lý thuyết VXH của tác giả Mai Thị Hạnh “VXH là nguồn lực mà một người nào đó có được thông qua việc tham gia vào một cộng đồng và sở hữu các mối quan hệ, sử dụng chúng để đem lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần)” [35, tr.29], và để có được VXH cần có sự tham gia vào cộng đồng -> có nguồn lực (các quan hệ xã hội, sự tin cậy, sự tương hỗ có đi có lại, chuẩn mực, giá trị…) -> sử dụng nguồn lực để đem lại lợi ích. [35, tr.30].

Một nghiên cứu thực nghiệm khác đó tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội của tác giả Nguyễn Quý Thanh qua cuốn “Phép đạc tam giác về VXH của người Việt Nam: mạng lưới quan hệ - lòng tin - sự tham gia” [99] và Lê Minh Tiến trong bài viết “Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã hội” [117]. Tác giả Nguyễn Quý Thanh đã đặt ra ba câu hỏi: “mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam hình thành và có đặc điểm thế nào?”, “lòng tin xã hội của người Việt Nam có cấu trúc, sự hình thành ra sao?” và “sự tham gia xã hội của người Việt Nam có những biểu hiện gì?”. Trả lời cho câu hỏi thứ nhất “mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam hình thành và có đặc điểm thế nào”, tác giả cho rằng “mạng lưới xã hội được hình thành dựa trên mong muốn của cá nhân… Khi đã có mong muốn, động lực thì quy


mô của mạng lưới quan hệ xã hội sẽ phát triển theo phương thức tích luỹ, cộng dồn”. Trả lời cho câu hỏi thứ hai: “lòng tin xã hội của người Việt Nam có cấu trúc, sự hình thành ra sao?”, theo tác giả “lòng tin xã hội là một thành tố của VXH, có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố khác như mạng lưới quan hệ xã hội, chuẩn mực có đi có lại, giá trị và sự tham gia xã hội”. Trong ba nhóm yếu tố cá nhân, gia đình và môi trường xã hội, các yếu tố thuộc nhóm yếu tố môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đến lòng tin xã hội nói chung và từng thành tố trong lòng tin xã hội nói riêng. Như vậy, theo quan điểm xuyên suốt về mối quan hệ giữa VXH và lòng tin xã hội, việc tăng lòng tin xã hội sẽ làm tăng VXH và ngược lại. Trả lời cho câu hỏi thứ ba “sự tham gia xã hội của người Việt Nam có những biểu hiện gì?”, tác giả cho rằng sự tham gia của người Việt Nam có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: tham gia vào các hiệp hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức quần chúng, tự nguyện; tham gia vào các chương trình, dự án phát triển; tham gia vào các hoạt động dân chủ cơ sở và tham gia vào không gian số. Kết luận của tác giả về sự tham gia xã hội phục vụ khá hữu ích cho luận án khi cho rằng sự tham gia được xem như sản phẩm của sự tương tác của mạng lưới quan hệ xã hội và lòng tin.

Tác giả Lê Minh Tiến [117] đưa ra một số lý thuyết của phương pháp phân tích mạng lưới xã hội. Trong số đó, lý thuyết mà các nhà nghiên cứu không thể không nói đến là lý thuyết “Sức mạnh của các mối quan hệ yếu” (the Strength of Weak ties) do nhà xã hội học người Mỹ Mark Granovetter triển khai lần đầu tiên vào năm 1973. Theo M. Granovetter, khi tiến hành phân tích mạng lưới, nhà nghiên cứu cần phải phân biệt các mối quan hệ mạnh/yếu trong mạng lưới theo các tiêu chí như độ dài của mối quan hệ (thâm niên của mối quan hệ và thời gian sinh hoạt chung của các actor trong mạng), xúc cảm, tình cảm của các mối quan hệ, sự tin cậy của các quan hệ, các hoạt động tương hỗ của các quan hệ và sự đa dạng về nội dung của các quan hệ. Quan hệ yếu là mối quan hệ không chiếm nhiều thời gian của các actor, ít nội dung, cường độ cảm xúc yếu và sự tin cậy lẫn nhau không cao. Quan hệ mạnh là các mối quan hệ chiếm nhiều thời gian của các actor, đa nội dụng, sự tin cậy và cường độ xúc cảm rất cao. Cũng theo tác giả thì các mối quan hệ mạnh có một nhược điểm lớn là thường tự khép kín trong mạng lưới của mình, như một nhóm bạn thân ngày nào cũng gặp nhau thì nội dung trao đổi sẽ không nhiều và không thể mới mẻ. Trong khi đó, các mối quan hệ yếu thường “hướng ngoại” hơn, thời gian quan hệ ít nên thông tin sẽ phong phú và mới mẻ hơn.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò cũng như mối quan hệ giữa Nhà nước và cộng đồng trong tổ chức và quản lý lễ hội

Trong xu thế hiện nay, tổ chức và quản lý lễ hội không còn là việc riêng của cộng đồng hay Nhà nước mà nó đã trở thành một công việc chung của hai nhóm đối


tượng. Hoạt động này rất được các quốc gia quan tâm để thông qua đó có thể gắn kết với chủ thể cộng đồng trong quản lý, củng cố vị thế của nhà nước cũng như khẳng đình bề dày lịch sử và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tác giả Ngô Đức Thịnh trong bài viết “Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và sự biến đổi của xã hội Việt Nam” [106, tr.96], khi trình bày sự biến đổi nội tại của biểu tượng tín ngưỡng Bà Chúa Kho, đã phản ánh sự biến đổi của xã hội Việt Nam, mà cụ thể là chủ nghĩa yêu nước. Ở đây chắc chắn có sự can thiệp từ Nhà nước. Hiện tượng Bà Chúa Kho Lương thoát thai từ nữ thần M Lúa và Thần Mẫu gắn với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tạo cho tín ngưỡng Bà Chúa Kho và hầu hết các hình thức tín ngưỡng khác của Việt Nam “cốt cách của một thứ chủ nghĩa yêu nước được tâm linh hóa” [106, tr.102]. Theo Ngô Đức Thịnh, sự biến đổi này chỉ có thể diễn ra trong khung cảnh xã hội Việt Nam thời Đổi mới, khi mà trong quan niệm của con người có sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy về văn hóa truyền thống, về tôn giáo tín ngưỡng; sự thay đổi chính sách về nông thôn của Nhà nước; lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế cơ bản, từ đó kéo theo sự hồi sinh làng xã và phục hưng văn hóa truyền thống. Từ đó, ông kết luận rằng “Hiện tượng Bà Chúa Kho như một tấm gương phản chiếu sự chuyển mình của cả xã hội Việt Nam, trong đó bên cạnh những yếu tố tích cực cũng không phải không phơi bày ra những cái tiêu cực” [106; tr. 103].

Tác giả Choi Horim trong bài viết “Chính trị văn hóa của lễ hội làng ở Hà Nội”

[19] cho rằng chiến dịch công nhận di tích lịch sử và văn hóa cũng như việc phục hồi các phong tục truyền thống, người dân có được các hoạt động tôn giáo phong phú là do các quy định nới lỏng của nhà nước. Nhà nước quan tâm đến phát triển kinh tế và ổn định chính trị hơn so với biến đổi của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vì thế nhà nước đã nới lỏng quản lý đối với việc thực hành nghi lễ của địa phương, “Nhà nước đã chuẩn hóa các nghi lễ dân gian và cố gắng tái tạo lại các giá trị và quan hệ xã hội được tạo ra thông qua nghi lễ” [19, tr.112]. Theo Choi Horim, việc tổ chức lễ hội ở Việt Nam xuất phát từ nhu cầu của nhà nước và cộng đồng. Đối với nhà nước, việc công nhận di tích và thực hành các sinh hoạt văn hóa ở di tích giúp cho sự quản lý và kiểm soát các hoạt động tư nhân được tốt hơn, giảm thiểu những rủi ro và sự bất ổn về chính trị. Thông qua việc công nhận này có thể thấy được tư tưởng và bản chất của nhà nước với nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và tạo ra những bản sắc văn hóa truyền thóng để nhớ về nguồn gốc và tránh bị mất gốc. Đóng góp để được công nhận danh hiệu, cộng đồng chia làm hai nhóm: nhóm tham gia và nhóm không tham gia. Đối với những thành viên Hội người cao tuổi trong làng thì việc gặp gỡ quan chức của Đảng, Nhà nước và Ban quản lý di tích hay BTC lễ hội để tiến hành hồ sơ thủ tục giúp cho họ khẳng định được vị thế, uy tín đối với những thành viên khác trong làng và cũng cho thấy tiếng nói của


“người gốc rễ”. Hơn nữa, thông qua quá trình phân chia nhiệm vụ, đóng góp công đức sẽ cho thấy trên một phương diện nào đó đã có sự cạnh tranh quyền lực, gạt những người ngụ cư ra khỏi những công việc chung của làng bằng một cách nhấn mạnh rằng người ngụ cư không quan tâm/không tham gia vào việc chung của làng.

Nhìn nhận về sự biến đổi của lễ hội sau khi có sự can thiệp của nhà nước, Daniel Fabre trong nghiên cứu “Từ lễ hội đến di sản, một sự quy đổi chưa sáng tỏ” [29] đã phân tích về công tác quản lý lễ hội sau khi được trở thành di sản trên hai phương diện: 1/ Quy đổi thực hành lễ hội thành những biểu tượng của bản sắc (địa phương, vùng miền hay quốc gia); 2/ Thu hút khách tham quan đến từ nơi khác. Theo tác giả thì việc công nhận di sản cho một lễ hội không đơn thuần là đảm bảo sự lưu truyền của nó mà còn góp phần thay đổi đáng kể cho bản thân lễ hội, đó là giúp cho việc tổ chức lễ hội được chặt chẽ hơn như không gian, thời gian, diễn xướng và sự tham gia của tập thể cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng nhìn nhận, sự can thiệp của nhà nước đối với lễ hội đã dẫn tới sự biến đổi của lễ hội truyền thống trên nhiều phương diện. Có thể kể đến bài viết “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể hội Gi ng trong đời sống đương đại” của tác giả Lê Thị Minh Lý [71]. Ở đây, chúng ta thấy được sự quy hoạch, đầu tư, nâng cấp và xây dựng cho hoành tráng hơn để vươn tầm thế giới của di sản cũng như niềm tự hào của lãnh đạo địa phương cũng như người dân.

Trong bài viết “Di sản hóa truyền thống và tính thiêng của nghi lễ” [3], tác giả Phan Phương Anh thông qua việc phân tích tính thiêng của hội Gióng và lễ hội đền Hùng sau khi được vinh danh đã đi đến nhận định quá trình di sản hóa đã tạo ra sự sở hữu hóa lễ hội, trong đó nghi lễ bị can thiệp, cộng đồng chủ thể thay đổi khiến tính thiêng bị sự thế tục hóa lấn lướt. Đặc biệt, lễ hội đền Hùng theo tác giả là lễ hội bị hành chính hóa mạnh mẽ nhất, tất cả chương trình lễ hội và người tham gia đều có sự can thiệp của Nhà nước. Tác giả Bùi Hoài Sơn trong bài viết “Di sản để làm gì và câu chuyện quản lý di sản ở Việt Nam” [94] đi tìm kiếm chủ nhân thực sự của di sản, trong đó, lễ hội truyền thống được lấy làm ví dụ cụ thể. Hiện nay, bối cảnh kinh tế - xã hội mới đã mang lại cho di sản những chức năng mới. Nhà nước đã dùng lễ hội như một nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là lý do tại sao lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 1990 được lựa chọn phục hồi để thu hút du khách đến với Đồ Sơn - lúc đó là một trong những điểm nhấn của du lịch ở miền Bắc. Bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng hàng loạt các lễ hội được mở ra, các di tích được làm mới, không chỉ thuần tuý vì lý do văn hóa, tâm linh mà còn vì cả những lý do kinh tế. Những lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương, Bà Chúa Kho, hay như hội đền Hùng cũng được xem như những tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế của cả cộng đồng dân cư địa phương. Nhiều địa phương còn mong muốn trở thành thành phố lễ hội để thu hút khách du lịch, kích thích

Ngày đăng: 10/06/2022