Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 2


Giả thuyết thứ 3: mối quan hệ giữa Nhà nước, cộng đồng và VXH được biểu hiện trên nhiều phương diện như: định chế xã hội, phân công xã hội, “sáng tạo truyền thống”, cái thiêng và biểu tượng hoá. Trong bối cảnh hiện nay, VXH đang có những xu hướng biến đổi như: quyền lực hoá VXH, kinh tế hoá VXH, văn hoá hoá VXH. Đặc biệt trong bối cảnh đương đại, VXH của lễ hội Đền Và đã tạo nên được những sức mạnh nhất định.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Vì nghiên cứu vấn đề “VXH của Nhà nước và cộng đồng” nên đối tượng nghiên cứu của luận án là niềm tin và chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội và lợi ích xã hội của Nhà nước và cộng đồng trong lễ hội Đền Và. Đối tượng khảo sát chính của luận án là lễ hội Đền Và 1 năm 2 lần. Do phạm vi của luận án nên mới chỉ dừng lại ở lễ hội Đền Và mà chưa có sự so sánh cũng như đối chiếu với các lễ hội khác.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về sự hình thành VXH của Nhà nước và cộng đồng. Từ sự hình thành này, Nhà nước và cộng đồng sẽ có những biểu hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên của mình.

Về không gian: luận án nghiên cứu lễ hội Đền Và tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Không gian ở đây rất tập trung vì đó là không gian thực hành nghi lễ và tổ chức lễ hội, cho nên việc điều tra trở nên thuận lợi hơn.

Về thời gian: do số tư liệu còn lại khá ít ỏi nên luận án chủ yếu đi vào quá trình tạo lập VXH và lợi ích của VXH từ khoảng hai mươi năm trở lại đây, khi lễ hội Đền Và được khôi phục trở lại và trở thành lễ hội cấp vùng (năm 1999).

5. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

5.1. Từ góc độ phương pháp luận, NCS sử dụng cách tiếp cận liên ngành văn hoá học, trong đó có sự kết hợp của các cách tiếp cận xã hội học và nhân học. Với cách tiếp cận xã hội học, NCS coi “thực hành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội Đền Và là sự tổng hoà các mối quan hệ và lợi ích xã hội”, quan hệ giữa cộng đồng với cộng đồng, quan hệ giữa Nhà nước với cộng đồng, quan hệ giữa các cấp chính quyền trong tạo lập và duy trì VXH, lợi ích của Nhà nước và cộng đồng thông qua việc tổ chức lễ hội… Bên cạnh đó, cách tiếp cận nhân học giúp luận án có cái nhìn sâu hơn về “quan điểm của người trong cuộc”, quan điểm của những thành viên trong bộ máy quản lý Nhà nước và cộng đồng trong lễ hội, đồng thời hiểu sâu hơn những tâm tư, tình cảm, niềm tin, sự tương hỗ lẫn nhau cũng như những xung đột giữa các thành viên trong lễ hội.

5.2. Ở cấp độ phương pháp tiến hành cụ thể, luận án đã sử dụng hai hệ phương pháp chính:

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 2


Thứ nhất: tập hợp và nghiên cứu những tài liệu thứ cấp bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại các thư viện. Những tư liệu này giúp luận án có một cái nhìn tổng thể về lễ hội Đền Và; về VXH trên nhiều khía cạnh khác nhau; từ đó NCS tiến hành điền dã, lập ra hệ thống câu hỏi phỏng vấn, lựa chọn đối tượng để phỏng vấn. Có thể nói, nguồn tư liệu thứ cấp này có vai trò không kém phần quan trọng, đã giúp luận án kế thừa và vận dụng những kết quả các công trình của các thế hệ đi trước, từ đó tìm ra những luận điểm mới, cách tiếp cận mới và phát triển nó trong luận án của mình.

Thứ hai: quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Đây là những phương pháp quan trọng của ngành dân tộc học/nhân học. Sử dụng phương pháp này giúp NCS thâm nhập sâu vào lễ hội, vào các mối quan hệ giữa các thành viên trong lễ hội, hiểu sâu hơn bản chất của nó.

Tuy nhiên, ban đầu NCS đã gặp rất nhiều khó khăn vì lễ hội Đền Và có sự tham gia của rất nhiều cộng đồng làng và mỗi cộng đồng làng lại có những quan hệ tình cảm, quan hệ lợi ích cũng như những trạng thái tâm lý, ý thức về “làng mình” hơi độc lập. Chính vì vậy, nó rất dễ dẫn đến sự chủ quan trong nghiên cứu và ảnh hưởng đến tính xác thực của luận án. Để khắc phục điều này, NCS đã phải đi đi lại lại lễ hội trong nhiều năm, từ năm 2017 đến năm 2019, cả lễ hội tháng Giêng và lễ hội tháng Chín. Đồng thời NCS cũng phải sang bên đền Ngự Dội ở Vĩnh Phúc để tìm hiểu về cộng đồng làng khá biệt lập và cách biệt so với các cộng đồng còn lại xung quanh địa vực Đền Và. Việc xuất hiện nhiều lần, tại nhiều thời điểm khác nhau trong lễ hội đã giúp NCS nhận ra những câu chuyện, những quan hệ ẩn sau cái gọi là tham dự của Nhà nước, cộng đồng và điều quan trọng nhất, NCS có thể hiểu được phương phức, biểu hiện cũng như lợi ích từ VXH của Nhà nước và cộng đồng nhận được từ việc tạo lập những quan hệ xã hội đó.

+ Quan sát tham dự: NCS đã tham dự và quan sát một số hoạt động tín ngưỡng tại lễ hội Đền Và; tham dự và quan sát mối quan hệ của các thành viên trong Nhà nước và cộng đồng khi tổ chức lễ hội; tham dự và quan sát như một thành viên của cộng đồng vào lễ rước, vào bữa cỗ hay công tác chuẩn bị tham dự lễ hội tại gia đình của các thành viên trong cộng đồng; tham sự và quan sát cách họ thu dọn và kết thúc lễ hội như thế nào.

+ Phỏng vấn sâu: về cơ bản có thể hình dung, lễ hội Đền Và có sự tham gia của Nhà nước và cộng đồng. Chính vì vậy, luận án cần phỏng vấn sâu cả hai đối tượng trên để có thể hiểu được những mối quan hệ xã hội, cách thức họ tạo lập quan hệ xã hội cũng như những lợi ích mà họ nhận được. Danh sách đối tượng được phỏng vấn tại phần phụ lục luận án. Tại địa bàn nghiên cứu, thông qua các đợt điền dã, cùng với việc quan sát tham dự, công việc chính của NCS là tiếp xúc, phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ, người


dân địa phương thuộc các nhóm tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Đối với từng nhóm đối tượng phỏng vấn, NCS đều có sự chuẩn bị các câu hỏi cơ bản để gợi mở các vấn đề nghiên cứu. Phần lớn đối tượng được phỏng vấn đều rất nhiệt tình và hiếu khách, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin và bày tỏ quan điểm với những vấn đề mà NCS đang tìm hiểu. Với mục đích đa dạng hóa nguồn thông tin, NCS đã lựa chọn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với nhiều nhóm đối tượng khác nhau:

* Cán bộ quản lý địa phương: NCS lựa chọn phỏng vấn đại diện chính quyền thị xã/phường/tổ dân phố, cán bộ một số ban ngành đoàn thể như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ; cán bộ làm công tác quản lý văn hóa ở trung ương, thành phố và địa phương. Đây là nhóm đối tượng giúp NCS thấy được quan điểm của họ trong việc quản lý, tổ chức lễ hội cũng như phân bổ nguồn ngân sách trong lễ hội. Đồng thời, NCS cũng quan tâm đến các thông tin về sự phối hợp giữa họ và cộng đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ trong lễ hội.

* Cộng đồng: cộng đồng trong nhóm phỏng vấn này rất đa dạng, bao gồm các thành viên trong ban quản lý di tích, trông coi Đền Và trong lễ hội cũng như trong những ngày thường, người tham gia nghi lễ của lễ hội như các cụ trong đội tế, đội rước kiệu và người dân hành lễ, nghênh Thánh, chui kiệu… để tìm hiểu mục đích của họ khi tham gia; tâm lý, cách hành vi ứng xử cũng như lợi ích mà họ nhận được khi đến với lễ hội. Phần lớn thời gian lưu trú tại Sơn Tây, NCS ở nhà hai người dân thuộc làng Phù Sa và Vân Gia. Người làng Phù Sa mà NCS ở vốn làm công chức nhà nước nhưng đã về hưu và làm việc trong Hội phụ nữ, bà tham gia vào lễ rước kiệu quả của làng Phù Sa lên Đền Và. Người ở làng Vân Gia làm công việc tự do và vào lễ hội nào bà cũng tham dự từ sáng sớm. Bà cũng là người kết nối và giới thiệu NCS đến những người khác trong làng mình cũng như cung cấp và hỗ trợ cho NCS các thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Cũng thông qua sự sắp xếp và tạo điều kiện của hai người này, NCS có nhiều cuộc trao đổi, phỏng vấn nhóm. Chẳng hạn, phỏng vấn nhóm đối tượng thanh niên làng Vân Gia và Phù Sa trong lễ rước kiệu Văn và kiệu Lồng Mũ, phỏng vấn nhóm phụ nữ trong lễ rước kiệu Quả lên Đền Và của làng Phù Sa, phỏng vấn nhóm phục vụ ăn uống trong bữa cỗ hưởng lộc Thánh của làng Phù Sa và làng Duy Bình. Đây là phương pháp hiệu quả giúp NCS có được những thông tin đa chiều, đồng thời kiểm chứng được một số thông tin đã được cung cấp trước hoặc sau đó. Cũng cần phải nói rằng, với một đề tài quan tâm nhiều đến thái độ, tình cảm, suy nghĩ, quan niệm … của chủ thể văn hóa về quan hệ xã hội và VXH của họ thì luận án này coi trọng hơn các phương pháp nghiên cứu định tính. Chính vì vậy, phỏng vấn sâu là phương pháp quan trọng nhất của luận án.


6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án làm rò cơ sở hình thành VXH và biểu hiện VXH của Nhà nước và cộng đồng trong lễ hội Đền Và cũng như những lợi ích mà họ nhận được. Quá trình này gắn với sự tham gia của các bên liên quan và các động thái kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội khác nhau của mỗi bên. Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về các mối quan hệ xã hội trong lễ hội, cung cấp một cái nhìn tổng quan về Nhà nước và cộng đồng trên nhiều phương diện, từ sự hình thành, mở rộng tín ngưỡng cho đến sự củng cố hệ tư tưởng và ra đời của lễ hội, từ cơ cấu tổ chức, hoạt động nghi lễ, đặc trưng, các quan hệ xã hội và việc tạo lập VXH giữa các thành viên…

Luận án bổ sung thêm một cách tiếp cận về lễ hội, đó là cách tiếp cận trên phương diện Nhà nước và cộng đồng trong lễ hội Đền Và bên cạnh cách tiếp cận quen thuộc từ trước đến nay ta vẫn thường thấy là tập trung nghiên cứu bản thân lễ hội với cấu trúc thời gian, không gian, diễn trình cũng như những giá trị của lễ hội.

Trong bối cảnh phần lớn những nghiên cứu về VXH ở Việt Nam được tiếp cận từ góc độ kinh tế học, chính trị - xã hội thì luận án góp thêm một cách tiếp cận VXH từ góc nhìn văn hóa. Luận án cũng phản ánh mối quan hệ và chuyển hóa lẫn nhau giữa các loại vốn: VXH, vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn biểu tượng.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa lý luận của luận án

Luận án được hoàn thành cung cấp những quan điểm, cách tiếp cận cập nhật, chuyên sâu và hệ thống về sự hình thành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội, góp phần vào nhận diện một cách khá toàn diện về lễ hội Đền Và từ các khía cạnh thành viên tham gia. Đặc biệt, luận án góp phần nhận diện đặc điểm VXH của các thành viên tham gia trong lễ hội Đền Và, cách thức tạo lập và lợi ích của VXH đối với đời sống của họ.

Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần khẳng định một vấn đề có ý nghĩa lý luận: Nhà nước và cộng đồng đã tạo dựng được các mối quan hệ xã hội, nhận được những lợi ích vật chất và tinh thần to lớn. Trong bối cảnh lễ hội truyền thống đang có sự phục hồi, phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò của nó trong đời sống của cá nhân và cộng đồng, luận án cung cấp những đóng góp nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật về lễ hội.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Từ trường hợp cụ thể về VXH trong lễ hội Đền Và, luận án góp thêm luận cứ về tầm quan trọng của VXH của việc tạo lập VXH và lợi ích cho các bên liên quan, điều đó có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với cá nhân mà đối với cả các cộng đồng, tổ chức trong việc đưa ra chiến lược phát triển của mình.


Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu cho các nhà nghiên cứu về văn hóa, lễ hội và VXH.

Kết quả của luận án cũng có thể gợi mở cho các nhà quản lý lễ hội trong những hoạt động về lễ hội nói chung trên cả nước.

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương sau đây:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về lễ hội Đền Và

Chương 2: Vốn xã hội dưới góc độ Nhà nước trong lễ hội Đền Và Chương 3: Vốn xã hội dưới góc độ cộng đồng trong lễ hội Đền Và Chương 4: Một số vấn đề cần bàn luận về vốn xã hội trong lễ hội Đền Và


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI ĐỀN VÀ


1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vốn xã hội

Trên phương diện lịch sử, Lyda Judson Hanifan (nhà xã hội học người Mỹ) được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm vốn xã hội (social capital/le capital social) vào năm 1916. Ông dùng khái niệm VXH để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân hay gia đình. Từ nửa sau thế kỷ XX, VXH là một trong những thuật ngữ quan trọng và phổ biến nhất trong nghiên cứu chính trị - xã hội. Sự quan tâm rộng rãi đối với VXH xuất phát từ vai trò quan trọng của VXH trong xây dựng và hoạch định sự phát triển của các xã hội và cộng đồng. Vào những năm 19 0, Jane Jacobs có đề cập lại khái niệm VXH và từ đầu những năm 1970 Bourdieu đã dùng khái niệm này trong các nghiên cứu của ông. Đến những năm 19 0, khái niệm VXH được đưa vào từ điển khoa học xã hội ( ukuyama). Như vậy, có thể thấy, trong thời gian gần đây, trong những sinh hoạt khoa học và các bài viết trên các tờ báo, tạp chí trong nước có bàn nhiều về VXH với các tác giả đến từ nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, luật học hay xã hội học nổi bật trên thế giới như Pierre Bourdieu, Jame Coleman cho đến Robert Putnam,

rancis ukyuama, Grootaert, Guison, Woolcock, Narayan, leur Thomése, J Appold và ở Việt Nam như Trần Hữu Quang, Trần Hữu Dũng, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Quý Thanh, Lương Văn Hy, Mai Thị Hạnh và Lê Minh Tiến. Có thể kể đến một số công trình nổi bật trên thế giới và ở Việt Nam như sau:

Những nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới

Pierre Bourdieu [141] nhìn nhận nguồn VXH là một mạng lưới xã hội mà thông qua VXH, những thành viên có thể tiếp cận trực tiếp nguồn lực kinh tế (vay nợ từ trợ giá, tiền quà đầu tư, thị trường được bảo hộ), họ có thể gia tăng vốn văn hóa của họ thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với chuyên gia hay những con người tinh tế (tức biểu hiện cụ thể của vốn văn hóa) hoặc làm việc ở những cơ quan tổ chức có quyền cấp phát bằng cấp mà xã hội đánh giá cao (tức là vốn văn hóa đã được thể chế hóa). James Coleman [142] nhấn mạnh đến yếu tố con người trong VXH. Theo ông, nguồn VXH có thể được hiểu là khả năng làm việc theo nhóm của con người. Từ đó, ông đã áp dụng lý thuyết VXH trong nghiên cứu giáo dục. Coleman đã phân biệt thành VXH trong gia đình và VXH trong cộng đồng. Theo tác giả, VXH trong gia đình chỉ có thể có được và được tích lũy khi các thành viên trong gia đình thực sự chia sẻ và quan tâm tới nhau. Coleman đã phân tích


mối quan hệ giữa ba loại vốn: vốn kinh tế, vốn xã hội và vốn con người và đi đến kết luận rằng cả vốn kinh tế lẫn vốn xã hội đều có ý nghĩa tích cực đối với việc tạo ra vốn con người. Ông nhấn mạnh: vốn xã hội trong gia đình và cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành vốn con người cho thế hệ kế tiếp - được hiểu là kết quả học tập của con cái. Coleman đã khảo sát tỷ lệ học sinh bỏ học cũng như thành tích học tập của các em và đi đến nhận định rằng vốn xã hội của các bậc cha m có ảnh hưởng lớn đến vốn con người của con cái họ.

Robert Putnam [151], nhà chính trị học người Mỹ tập trung nghiên cứu VXH trong mối quan hệ với xã hội dân sự. Áp dụng lý thuyết về VXH trong một nghiên cứu cụ thể về trò chơi bowling, năm 1995, giáo sư Robert D. Putman viết một bài trên Tạp chí Dân chủ (The Journal of Democracy) với tựa đề “Chơi Bowling một mình: VXH ở Mỹ đang xuống”. Nước Mỹ có khoảng 0 triệu người chơi trò này vào năm 1993; có khi họ đi chơi một mình, có khi đi với bạn, hoặc gia nhập những “Hội chơi Bowling” đi giải trí với nhau. Giáo sư Putman, Đại học Havard, nhận xét rằng số người Mỹ chơi ném bóng Bowling gia tăng thêm 40% trong thời gian từ 19 0 đến 1993; nhưng số hội Bowling thì giảm. Bowling chỉ là một biểu tượng. Putman nêu ra những triệu chứng tương tự: số cử tri Mỹ chịu đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử giảm đi; số người gia nhập các giáo hội giảm mặc dù số người có tín ngưỡng tăng thêm; số cha m ghi tên vào Hội phụ huynh và giáo viên giảm; các hội Hướng đạo, Chữ thập đỏ cũng bớt hội viên. Người ta đóng góp tiền cho các tổ chức tôn giáo, từ thiện nhiều hơn, nhưng họ không tham dự trực tiếp vào các hoạt động chung như trước. Kết luận: VXH ở nước Mỹ đang xuống, ông Putman báo động. Putman giải thích hiện tượng VXH đi xuống này bằng những thay đổi trong đời sống. Phụ nữ thường tham gia các giáo hội, các hội từ thiện và hoạt động lối xóm nhiều; ngày nay phụ nữ đi làm nhiều hơn, họ không có thời giờ. Người ta chậm lập gia đình, bớt lập gia đình, ít con hơn. Người Mỹ thay đổi công việc làm, thay đổi chỗ ở nhiều hơn, không ngồi lâu ở một nơi như trước. Khi xem tivi thì họ thường ngồi xem một mình chứ không họp mặt với hàng xóm như cũ, Hơn nữa, sự xuất hiện của mạng internet càng cá nhân chủ nghĩa hơn. Theo tác giả thì đời sống hiện đại làm VXH giảm đi.

Bàn về bản chất hai mặt của VXH, Fukuyama [31] nhấn mạnh đến vai trò tích cực của VXH. Ông chỉ ra cách mà vốn xã hội có thể đóng góp vào phát triển kinh tế và xóa bỏ đói ngh o. ukuyama giải thích rằng vốn xã hội đã giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều doanh nghiệp ở Mỹ La tinh. Vốn xã hội cũng giúp cho nhiều người vượt ra khỏi những khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng ở khu vực này. ukuyama khẳng định vốn xã hội là những chuẩn mực không chính thức thúc đẩy sự


hợp tác giữa các cá nhân. Theo ông, trong các hoạt động kinh tế, mỗi cá nhân sẽ giảm được nhiều chi phí giao dịch nhờ vào vốn xã hội giữa họ. Trong bài viết của mình, tác giả cũng nói đến vai trò của nguồn VXH. “Nó giúp ta nâng cao hiểu biết yếu tố văn hóa trong sự phát triển, và lý giải tại sao các thể chế giống hệt nhau trong những xã hội khác nhau thường có những tác động hoàn toàn trái ngược nhau. Khái niệm nguồn VXH đặt cả các chính sách và thể chế vào hoàn cảnh văn hóa chung của chúng, tránh những hy vọng hão huyền về một công thức chính sách đơn giản có thể đưa đến sự tăng trưởng kinh tế” [30, tr.1 2]. Một số nghiên cứu xã hội về Colombia, Bankan, Trung Đông và nhiều vùng cận sa mạc Sahara đã đưa đến một kết luận là về mặt chính trị, điều khó khăn nhất gặp phải là một xã hội hoàn toàn thiếu lòng tin xã hội. Chính vì thế, tác giả cho rằng trong trường hợp này thì cách duy nhất có thể xây dựng được nguồn VXH trên cơ sở xã hội rộng lớn là củng cố quyền lực của luật pháp và các thể chế chính trị cơ bản mà nó phải dựa vào.

Nghiên cứu VXH dưới góc nhìn kinh tế, chúng ta phải kể đến tác giả Grootaert và Guison. Thông qua nghiên cứu “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đ i ngh o của các hộ gia đình ở ndon sia”, Grootaert [146] đã phân tích vai trò của vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế vi mô. Tác giả này chỉ ra rằng vốn xã hội đã giúp làm giảm đi khả năng rơi vào tình trạng đói ngh o của các hộ gia đình. Qua nghiên cứu “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển tài chính” [147], Guiso và cộng sự cho biết trong những vùng có mức vốn xã hội cao, hộ gia đình thường tiếp cận với tín dụng chính thức nhiều hơn là tín dụng phi chính thức. Điều đó khẳng định rằng mức độ vốn xã hội có được ở những nơi mà cá nhân được sinh ra có ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính. Vai trò của vốn xã hội đối với phát triển kinh tế còn được khẳng định bởi Woolcock và Narayan qua một loạt các nghiên cứu như “Vốn xã hội và phát triển kinh tế: hướng tới một sự tổng hợp lý thuyết và khung chính sách” [156] và “Vốn xã hội: hệ quả đối với lý thuyết phát triển, nghiên cứu và chính sách” [157].

Những nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam

Có thể chia các nghiên cứu về vốn xã hội trong nước thành hai nhóm: nhóm thứ nhất quan tâm đến việc tổng kết, giới thiệu lý thuyết về vốn xã hội; nhóm thứ hai tập trung vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu thực tiễn.

Về hướng nghiên cứu thứ nhất, nổi bật nhất là tác giả Trần Hữu Quang với các bài viết “Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp” [88]; “Lòng tin trong xã hội và VXH” [90] và “Tìm hiểu khái niệm về VXH” [ 9]. Tác giả đã coi VXH như một nguồn lực chính trị và pháp luật và ông đi sâu vào phân tích nguồn gốc của sự tin cậy và lòng tin trong xã hội. Gia đình và cộng đồng là những tập thể mà người ta thường coi là điển hình cho mối quan hệ tin cậy giữa con người với nhau. Tuy nhiên, bản thân nền đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng bất ổn sâu xa do luôn đề cao

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí