Đơn Vị Hành Chính Trên Giấy Tờ Và Tên Gọi Gốc Của Các Làng


chức sau khi được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt 201 . Hơn nữa, năm 2017 cũng trùng vào năm hội chính Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Với quy mô và ý nghĩa đặc biệt như vậy, BTC huy động riêng thị xã Sơn Tây gần 1.500 người để tổ chức lễ hội trong đó đội rước khoảng 50 người. Đội hình rước bao gồm tám làng tổ chức tế phụng nghênh. Sau tuần tế phụng nghênh, long ngai bài vị của tam vị Đức Thánh Tản được phù giá ra kiệu chính để rước sang đền Ngự Dội, bên kia sông. Nghi lễ trung tâm của lễ hội là lễ rước long ngai bài vị "Tam vị Đức Thánh Tản". Trang trọng, uy nghi nhất là 3 kiệu chính: kiệu Văn, kiệu Lồng Mũ và kiệu Ngai [Diễn trình lễ rước xem tại phụ lục 7].

Một quy luật chung là tất cả không gian vật chất, không gian xã hội của một lễ hội cổ truyền là không gian làng. Cụ thể hơn, lễ hội được tổ chức bởi những con người của làng, bằng sự đóng góp về người và của, bởi các thành viên trong làng, cầu cúng cũng vì lợi ích của toàn thể dân làng, lộc thánh cũng được chia đều cho làng, vui chơi cũng dành cho tất cả mọi người trong làng. Cũng từ không gian làng, một số lễ hội đã phát triển lên thành những lễ hội có quy mô rộng lớn hơn: lễ hội vùng, thậm chí lễ hội cấp quốc gia. Sở dĩ như vậy là do không gian xã hội của lễ hội được nới rộng: các vị thánh vốn trước đây chỉ là biểu tượng cho giá trị của một cộng đồng làng, đã dần trở thành biểu tượng cho những giá trị của cả một vùng, thậm chí của cả một dân tộc, một quốc gia. Đây chính là mục đích mà Nhà nước muốn hướng đến, bởi dĩ nhiên sự mở rộng quy mô lễ hội sẽ đem lại cho chính quyền địa phương tên tuổi, uy tín và tiếng vang nhất định đối với những làng khác. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng như lễ hội Đền Và trước hết nằm ở địa vực Đền Và, thuộc làng Vân Gia (làng đã dâng đất xây Đông cung Đức Thánh Tản), rồi từ đó, các làng Phù Sa, Phú Nhi và Duy Bình bắt đầu tham gia vào quá trình tổ chức thông qua sự hợp thức hóa những truyền thuyết như làng Phù Sa giúp Thánh, làng Phú Nhi từ chối giúp Thánh hay làng Duy Bình là nơi Thánh dạo chơi. Từ lễ hội của một làng, lễ hội Đền Và trở thành lễ hội lớn của các làng lấy Đền Và làm trục trung tâm. Sự lan tỏa những giá trị xã hội của hình tượng Đức Thánh Tản ấy vừa là sự vận động tự thân, nhưng đa số là do tác động của những yếu tố chính trị: khi đã hình thành quốc gia - dân tộc, nhà nước phong kiến đã tuyển chọn những giá trị xã hội phù hợp, có lợi cho ích lợi quốc gia, dân tộc mình rồi thể chế hóa chúng và phổ biến chúng khắp đời sống xã hội. Và Đức Thánh Tản được nhà nước phong kiến, thời gian dân gian phủ lên nhiều lớp ý nghĩa của một anh hùng lịch sử, anh hùng khai sáng văn hóa với hành trình cứu nhân độ thế vĩ đại để sức mạnh của hình tượng thêm trường tồn. Điều đó giải thích tại sao tất cả những người được phỏng vấn đều có chung quan điểm đây là lễ hội truyền thống rất quy mô để suy tôn Đức Thánh Tản như là hiện thân của tinh thần dân tộc. Vì vậy, có thể nói rằng: trong lễ hội truyền thống, phạm vi ảnh hưởng của vị thánh được tôn thờ sẽ quyết


định không gian xã hội của lễ hội ấy. Đến lượt nó, phạm vi ảnh hưởng ấy lại chịu tác động trực tiếp bởi sự tham gia của nhà nước phong kiến. Mỗi làng của người Việt đều có ít nhất một vị thánh thần - biểu tượng cao nhất về sự hiện tồn của cái xã hội làng - để tôn thờ. Nói theo cách lý giải của Durkheim thì việc tôn thờ vị thánh chính là một cách lý tưởng hóa cái xã hội làng, là sự đề cao những giá trị xã hội đang hiện tồn ở làng. Sự lý tưởng hóa này được dân gian biểu tượng hóa bằng một loại hình văn hóa đặc biệt: đó là lễ hội. Mở rộng quy mô lễ hội và tầm ảnh hưởng của vị thánh chính là các triều đình phong kiến làm để củng cố hệ tư tưởng chính trị xã hội trong giai đoạn mình cai trị.

2.3.1.3. Khai thác giá trị lễ hội

Tất cả chúng ta đều đồng ý với nhau rằng, không phải bất kỳ quá khứ nào cũng trở thành di sản. Trên thực tế, để trở thành di sản, quá khứ phải trải qua một quá trình lựa chọn có chủ đích. Trong mối liên hệ đó, Nhà nước chú ý đến quan điểm Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử, ký ức, báu vật của cộng đồng để thể hiện cho nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện tại. Theo quan điểm của các nhà xã hội học, “quá khứ được nhìn nhận trong những tác động xã hội hiện thời đối với một hiện tượng cụ thể, trong đó có những dấu vết của quá khứ. Quá khứ được nhìn nhận như là một bộ phận của xã hội hiện tại. Quá khứ mang tính khách quan” [17, tr. 9]. Bằng cách tiếp cận lý thuyết “sáng tạo truyền thống”, NCS cho rằng quá khứ ở đây được nhìn nhận như một thực thể chủ quan, phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể hành động, hay nói cách khác là mỗi người. Với Weber, quá khứ (hay truyền thống) là một chiều kích xem xét khi chúng ta lý giải những hành động của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên lý giải đó, chúng ta có thể hiểu rằng, mục đích tham gia vào các hoạt động tưởng nhớ quá khứ (như việc dự lễ hội của người dân) như một thói quen, một hành động hợp lý về mặt truyền thống, đạo đức. Do quá khứ được sử dụng cho xã hội hiện tại mà trong xã hội hiện tại có rất nhiều những nhu cầu khác nhau và những nhu cầu này lại phụ thuộc vào rất nhiều nhóm xã hội, nhóm quyền lợi khác nhau nên Nhà nước gìn giữ quá khứ vì nó có lợi cho xã hội hiện tại, trong đó có giai cấp đang nắm quyền hiện tại. Bởi nó cho thấy vai trò và sự tồn tại của Nhà nước trong việc gìn giữ truyền thống, địa vị và uy tín của chính quyền trong qua trình tạo dựng và bảo lưu phong tục tập quán. Đây là các nhìn nhận quá khứ và di sản một cách khách quan và khoa học mà hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí. Khai thác quá khứ để biện hộ cho hiện tại, để minh chứng sự tồn tại của xã hội hiện tại là tất yếu, như một quá trình tiến hóa lịch sử hoàn toàn tự nhiên, tôn vinh quá khứ chính là một hình thức tôn vinh xã hội hiện tại. Đây chính là mục đích cuối cùng mà giai cấp nắm quyền muốn hướng đến.

Sau một thời gian tương đối dài nhiều lễ hội truyền thống của Việt Nam ít hoặc không được tổ chức, kể từ sau năm 19 , lễ hội truyền thống được khôi phục và tổ chức lại


rầm rộ. Lễ hội Đền Và không nằm ngoài quy luật chung đó. Rò ràng, về phương diện xã hội học, sự bùng nổ của việc tổ chức các lễ hội truyền thống chứng tỏ xã hội có nhu cầu đối với những hoạt động này. Bên cạnh nhu cầu của người dân thì cũng có nhu cầu xuất phát từ các tổ chức, đoàn thể và các địa phương. Với hầu hết mọi người, đặc biệt là những nhà quản lý, việc tổ chức lễ hội Đền Và là một sự tôn vinh quá khứ và cộng đồng dân tộc. Với lớp văn hóa ẩn chứa sau nó. Một sự kiện văn hóa tôn vinh quá khứ đã hướng đến những mục tiêu một mục tiêu sau: 1/ sinh hoạt tâm linh; 2/ dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng địa phương, đoàn kết cộng đồng; 3/ là các sinh hoạt nghệ thuật, giải trí, thể thao; 4/ địa điểm hành hương, du lịch. Như vậy, đối với những nhóm đối tượng khác nhau và ngay trong bản thân từng nhóm đối tượng (như người dân chẳng hạn) thì sự trải nghiệm về quá khứ (như đối với lễ hội Đền Và) cũng rất khác nhau. Đối với Nhà nước, tổ chức lễ hội chắc chắn có ý nghĩa về mặt tâm linh, có giá trị cộng đồng nhưng không nằm ngoài mục đích biến khu vực có lễ hội trở thành một địa điểm hành hương và du lịch. Địa điểm này cũng sẽ đem đến những nguồn lợi nhuận kinh tế nhất định cho địa phương. Vị vậy, càng nhiều nhóm đến với lễ hội bởi những mục đích khác nhau như: mục đích tâm linh, tham quan vãn cảnh, có những người đi vì bạn b , có những người tình cờ đi qua… càng cho thấy cách thức để khai thác lễ hội Đền Và để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương hết sức linh hoạt. Lễ hội Đền Và có thể được hiểu đa nghĩa, không chỉ là lễ hội tôn vinh truyền thống văn hóa, anh hùng khai sáng mà còn trở thành sự kiện văn hóa đa lợi ích cho thị xã Sơn Tây.

Chỉ khi di sản văn hóa của quá khứ (như lễ hội Đền Và) giúp phát triển kinh tế xã hội địa phương thì nó mới được tổ chức, quản lý một cách bền vững và nhiệt tình. Từ phương diện lợi ích này, NCS có thể đưa ra một vài đề xuất cho chính quyền trong việc khai thác lễ hội Đền Và. Đó là Nhà nước cần biến nó thành một trong những động lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hình ảnh Nhà nước và cộng đồng, thúc đẩy hoạt động kinh tế du lịch… tức là một sự kiện đa mục đích chứ không phải là một sự kiện thuần túy văn hóa. Để làm được điều đó, một tư duy quản lý năng động và linh hoạt cần được áp dụng. Tất cả những nhu cầu cho du khách và chính quyền địa phương đều phải được tính đến. Một hội chợ thương mại, văn hóa du lịch hay những sản phẩm văn hóa có liên quan trực tiếp đến lễ hội Đền Và hoặc không/ít liên quan như múa con đĩ đánh bồng, biểu diễn kịch, quan họ… cũng có thể mang lại những tác dụng thực tế. Tóm lại, tư duy quản lý và khai thác giá trị lễ hội Đền Và một cách có hiệu quả trong bối cảnh sẽ thích nghi với những nhu cầu mới. Những nhu cầu này có thể đến từ cá nhân hay tập thể và có thể thay đổi theo thời gian. Ý thức về sự linh hoạt ấy, chúng ta có thể khai thác tốt quá khứ cho những mục đích đương đại, giúp quá khứ trở thành động lực phát triển cho xã hội đương đại.


2.3.2. Phân công xã hội

2.3.2.1. Phân công nhiệm vụ

Như đã nói ở phần chương 1 của luận án, việc mở hội không đơn thuần là biểu hiện sinh động của chu kỳ sản xuất và đời sống mà còn là một hoạt động mang tính chất tín ngưỡng mạnh mẽ. Để hoạt động được tiến hành một cách thuận lợi thì việc phân công nhân lực là yếu tố then chốt. Ý thức được điều này, Nhà nước phải làm thế nào để không riêng những người dân được làng cử ra lo liệu tổ chức mà tất cả những người được cử vào vai diễn trong hội, từ bối tế, chấp sự hay đội dọn d p vệ sinh đều có ý thức rò ràng về công việc của mình làm có liên quan đến cả cộng đồng mà nếu làm tốt sẽ được thánh ban phúc còn xấu thì tai vạ sẽ đến với cả làng. Ý thức sâu sắc về vai trò và trách nhiệm ấy là một sợi dây liên kết, tác động đến sự đoàn kết, nhất trí của Nhà nước cộng đồng, cho dù bất kể ai ở cương vị nào, công việc nào, dù làm một mình hay có mặt nhiều người thì đòi hỏi trách nhiệm và tự giác cao. Tại lễ hội Đền Và, 7 làng quanh đền sẽ được rước kiệu vào đền lễ Thánh. Tuy nhiên, ở đây có sự phân chia làng chính- làng phụ với mỗi làng có nhiệm vụ khác nhau. Ba làng chính là Vân Gia, Phù Sa, và Phú Nhi. Bốn làng phụ còn lại là Mai Trai, Nghĩa Phủ, Ái Mỗ, và Thanh Trì. Ngoài ra còn có sự tham gia của một làng bên đền Ngự Dội là làng Duy Bình, Vĩnh Phúc. Nhà nước có sự phân tách nhiệm vụ rò ràng của mình và cộng đồng, tránh sự chồng chéo, vừa thừa vừa thiếu trong khâu tổ chức.

Trên phương diện phân công xã hội, trách nhiệm hầu hết thuộc về Nhà nước và tất nhiên cũng có sự đồng thuận của cộng đồng. Tất cả tạo nên một lễ hội có sự phân công rò ràng nhiệm vụ của các ban, các nhóm, các độ tuổi hay các ngành nghề. Đó chính là cách tạo lập VXH thông qua quá trình phân công xã hội. Nhờ đó, lợi ích mà Nhà nước nhận được là hoạt động giữa các nhóm luôn có sự khớp nối rất trơn tru và lễ hội có thể diễn ra một cách suôn sẻ mà không cần đến một vị tổng đạo diễn nào, uy tín của Nhà nước cũng nhờ đó mà tăng lên, quan hệ của Nhà nước với cộng đồng cũng trở nên bền chặt hơn. Từ đó, nó tạo nên một ý thức thứ hai là quy định ý thức và tâm lý của từng nhóm xã hội: luôn ý thức về cộng đồng trong mối quan hệ với Nhà nước với tính tính cực khi muốn khẳng định vị trí và uy tín của cộng đồng cũng như trông chờ những lợi ích khác sẽ nhận được từ Nhà nước như sự quan tâm, giúp đỡ và sự đầu tư bảo lưu và phát huy giá trị tín ngưỡng lễ hội. Trên phương diện phân công xã hội, có thể thấy việc phân công thành phần tham gia của lễ hội được coi là nhân tố trọng tâm tạo nên kết cấu lễ hội. Trong đó, Nhà nước ý thức được sâu sắc người làng gốc có lễ hội bao giờ cũng đóng vai trò chủ thể, giữ luôn vai trò chính, trung tâm của lễ hội, vì vậy, cách chọn chủ tế, cách chọn đội tế, đội rước chính hay cách tán lộc đều phản ánh nguyên tắc chủ thể lễ hội của cộng đồng. Trên phương diện lợi ích, những cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ này nhận được sự tôn trọng, uy tín từ cộng đồng và tất nhiên cả nguồn lợi vật chất.


Nhà nước phân công nhiệm vụ cho chính quyền và cộng đồng th o địa vực trong truyền thuyết

Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền của người Việt, làng là đơn vị xã hội gốc, là một chỉnh thể kinh tế, xã hội, văn hóa cấp cơ sở của Nhà nước. Nói cách khác, làng là một kết cấu xã hội có tính cộng đồng cao: ngoài cộng đồng lãnh thổ, làng còn là một cộng đồng chính trị, kinh tế (tự cấp tự túc) và văn hóa. Làng tạo ra quan hệ xã hội phức hợp, nội tại để thắt chặt con người cá thể, cũng như từng nhóm xã hội với nhau, để tạo thành một sức mạnh vật chất cũng như tinh thần - sức mạnh cộng đồng. Có thể nói, trong xã hội nông nghiệp cổ truyền của người Việt, (tính di động xã hội thấp) thì làng chính là một xã hội thu nhỏ. Nhiều người nông dân, trong suốt cuộc đời mình, không có điều kiện đi xa hơn luỹ tre của làng mình, thì làng chính là hiện thân của xã hội lớn mà anh ta đang sở thuộc. Theo thời gian, ý thức về không gian vật chất và xã hội làng ấy được bồi đắp: ý thức về mình và người, ý thức về chúng ta và họ… luôn được đặt trong tương quan với bối cảnh vật chất của một làng cụ thể. Chính những ý thức xã hội ấy đã bồi đắp nên những hệ thống chuẩn mực và giá trị xã hội làng. Hệ thống chuẩn mực và giá trị xã hội làng không tồn tại một cách trừu tượng mà nó tồn tại dưới hình thái những biểu trưng - tức là những loại hình văn hóa. Đến lượt nó, văn hóa có tác dụng củng cố, phát triển các chuẩn mực và giá trị xã hội, và tất nhiên là ý thức và tâm lý xã hội của từng cá thể cũng theo đó mà phát triển. Câu nói dân gian “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” là một ví dụ thể hiện khá rò nguyên lý trên. Bằng và thông qua lễ hội, tất cả mọi thành viên trong cộng đồng làng (tức là tất cả những ai sinh ra và lớn lên trên địa vực làng, có cùng một đức tin vào vị thánh của làng, cùng tuân thủ hệ chuẩn mực và giá trị của làng, có chung ý thức và tâm lý xã hội làng) được tham dự vào việc bày tỏ tình cảm và ý thức cộng đồng về cái xã hội làng của mình (mà ở đây là đối với vị thánh của mình). Sự tham dự này không chỉ được thể hiện ở phương diện tinh thần mà còn ở những đóng góp sức lực và vật chất một cách tự nguyện. Điều đó có nghĩa là: tất cả những ai không phải là thành viên của làng thì dù họ có đi dự hội họ cũng chỉ là những khán giả thuần túy. Họ sẽ không thể có một sự đồng cảm văn hóa với những gì lễ hội đang trình ra, cũng không có bất kỳ một nghĩa vụ hay quyền lợi nào liên quan đên vị thánh được thờ. Vì thế, trong ngôn ngữ dân gian, thành viên của các làng có lễ hội dùng từ “mở hội” còn những người khác thì lại dùng từ “xem hội”.

Lễ hội Đền Và có sự phân chia quyền lợi và trách nhiệm rò nét của các làng. Các làng như Vân Gia, Phù Sa, Phú Nhi và Ngự Dội được xem là những làng chính trong tổ chức lễ hội (Trước đây xóm Cá Trê, xã Thanh Mỹ có tham gia vào tổ chức lễ hội nhưng hiện tại xã xin rút do xa xôi về vị trí địa lý). Để vai trò này trở nên chính thống và được công nhận, Nhà nước đã nhào nặn nó qua những câu chuyện về quá trình dạo chơi, vi hành và dạy dân làm nghề của


Đức Thánh Tản mà theo như Nguyễn Chí Bền thì chính là quá trình địa phương hóa, “Địa phương hóa là quá trình biến nhân vật được thờ thành người của quê hương mình. Hoặc nếu không phải là người của địa phương thì trong lai lịch cũng phải có chút gì gắn với địa phương: lập nên chiến công ở địa phương, hóa ở địa phương…” [12, tr.172]. Cho tới tận cuộc sống hiện đại với những ồn ã, không thể phủ nhận rằng truyền thuyết trong dân gian có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống nhân dân. Màu sắc huyền ảo của truyền thuyết đã nhuốm phủ mỗi không gian, mỗi tiềm thức của người Việt. Tại Sơn Tây, mỗi làng đều có truyền thuyết riêng của làng mình, gắn với tín ngưỡng và Đức Thánh Tản. Điều này thể hiện rò nhất qua việc hiện nay, khi đất nước đang ngày càng phát triển, đơn vị hành chính của mỗi vùng thay đổi theo từng ngày, thì tại khu vực Sơn Tây, vẫn còn giữ nguyên nét mộc mạc chân chất như bao đời nay vẫn vậy:

Bảng 2.3. Đơn vị hành chính trên giấy tờ và tên gọi gốc của các làng


Đơn vị hành

chính (năm 2020)

Phường Trung Hưng

Phường Phú Thịnh

Phường Viên Sơn

Xã Thanh Mỹ


Làng

Làng: Vân Gia, Mai Trai, Nghĩa Phủ,

Thanh Trì, Ái Mỗ


Làng Phú Nhi


Làng Phù Sa


Xóm Cá Trê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 10

[Nguồn: điền dã của tác giả năm 2020]

Trong những chuyến điền dã tại Sơn Tây, khi được hỏi về đặc điểm của làng mình, có một sự bất ngờ rằng, toàn bộ người dân tuyệt nhiên không ai nhắc đến vị trí của thôn ở đâu, có gì khó khăn hay thuận lợi mà tất cả đều nhắc đến làng cùng sự tự hào về những truyền thuyết gắn chặt với thôn làng. Điển hình như thôn Vân Gia. Khi nhắc về thôn của mình, họ không hề nhắc đến vị trí địa lý của thôn, mà chỉ nói với những người xa lạ rằng “Thôn Vân Gia năm xưa cắt đất dâng Thánh xây Đông Cung”. Hay như thôn Phù Sa, câu đầu tiên của một người trong làng nói khi người viết hỏi về làng Phù Sa là “Làng Phù Sa là em út đấy, anh cả Vân Gia, khi xưa Thánh đi qua đây, dân làng giúp Thánh nên được Thánh đặt tên” [Phỏng vấn anh P, viết chữ tại Đền Và, tháng 02/ 2017]. Nói về tên các làng, hầu như đều gắn với truyền thuyết liên quan đến Đức Thánh Tản:

Bảng 2.4. Truyền thuyết gắn với các làng xung quanh Đền Và


Làng/ Xóm

Sự tích gắn với tên làng

Làng Vân Gia

Truyền thuyết về Đông cung của Đức Thánh Tản

Làng Phú Nhi

Sự tích vi hành của Đức Thánh Tản và bị người dân từ chối giúp đỡ

Làng Mai Trai


Sự tích đánh bắt cá của Đức Thánh Tản

Làng Nghĩa Phủ

Làng Ái Mỗ

Làng Thanh Trì

Làng Phù Sa

Sự tích vi hành của Đức Thánh Tản và được người dân giúp đỡ

Xóm Cá Trê

Sự tích đánh bắt cá của Đức Thánh Tản

[Nguồn: điền dã của tác giả năm 2020]


Quá trình phỏng vấn sâu người dân và trưởng thôn đã giúp tác giả luận án thu được như tư liệu phản ánh quá trình “địa phương hóa” Đức Thánh Tản như sau:

- Làng Vân Gia: sự tích về xây dựng Đông Cung của Đức Thánh Tản

Vân Gia là phiên từ “Và” ra Hán Nôm, do đó, làng còn được gọi là làng Vân gia hay làng Và. Cũng có truyền thuyết khác rằng năm xưa Đức Thánh Tản thấy đây là nơi thắng địa, Ngài dừng chân nghỉ ngơi vừa lúc trên trời xuất hiện đám mây ngũ sắc từ phía núi Ba Vì bay tới kịp che mát một vùng. Ngài cho đó là điềm lành, b n cho lập Đông cung tại đó. Người dân quanh đó, dựa vào sự tích đám mây lành (chữ Hán là Vân già) xuất hiện trên bầu trời quê mình mà đặt tên là làng Vân Già. Từ đó, dân làng làm ăn phát đạt, càng chăm sóc việc hương khói thờ phụng Đức Thánh Tản. Tuy nhiên sau này đã được đổi thành Vân Gia cho người dân đọc thuận hơn.

- Làng Phù Sa: sự tích về dân làng giúp đỡ khi Đức Thánh Tản đi vi hành

Theo như truyền thuyết của làng còn lưu lại đến giờ, sau khi Đức Thánh Tản dạo chơi bên kia sông quay trở về, Người đã hóa thành một người ăn xin ngh o khổ đi qua ngôi làng này và dừng chân xin đồ ăn, khi ấy nhân dân trong làng thương xót đã giúp đỡ Người. Cảm động tấm lòng rộng mở và tốt bụng của người dân nơi đây, Đức Thánh Tản đã đặt tên cho ngôi làng này là Phù Hoa: sự tươi đ p và phát triển giàu có. Từ đó cuộc sống người dân nơi đây đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. Sau này, làng đã đổi tên từ Phù Hoa sang Phù Sa vì sự kỵ húy tên bà Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng, m vua Thiệu Trị nhà Nguyễn.

- Làng Phú Nhi: sự tích về dân làng từ chối giúp đỡ khi Đức Thánh Tản đi vi hành

Làng Phú Nhi bây giờ, tuy giàu có nhưng vẫn không quên nguồn gốc làng ban đầu có tên là “Bần Nhi” do gắn với truyền thuyết “khi xưa Thánh đi qua làng, vào xin muối nhưng dân không cho, Thánh tức giận đặt tên làng là Bần Nhi”. Sau này, các bô lão trong làng đã lên đền Hùng xin Thánh cho đổi tên làng thành Phú Nhi.

- X m Cá Trê: sự tích về con cá Trê được Đức Thánh Tản thả khi dạy dân đánh b t cá

Con cá Trê sau khi được Đức Thánh Tản thả về sông để làm phúc đã sinh nở đầy đàn. Nhớ ơn cứu mạng, khi sắp chết, cá trê nọ đã cố bơi về gần Đền Và, ngoảnh đầu bái lạy. Cho nên nơi này về sau gọi là xóm Cá Trê.

2.3.2.2. Hài hòa trách nhiệm tổ chức

Tổ chức lễ hội là trách nhiệm thuộc về cả chính quyền và cộng đồng. Tuy nhiên, lợi ích mà cả hai bên nhận được là không ít. Như đã phân tích ở trên, tổ chức lễ hội chính là một dịp để chính quyền có thể mở rộng các mối quan hệ xã hội và tích luỹ thêm cho mình kinh nghiệm tổ chức. Chính vì vậy, không tránh khỏi tâm lý đố kị giữa làng chính và làng phụ trong tổ chức. Tuy nhiên, qua truyền thuyết về quá trình xây dựng đền cũng như vi hành của Đức Thánh Tản, mọi lý giải cho trách nhiệm làng chính và làng phụ trở nên hợp lý và nhận được sự đồng thuận của cộng đồng.


Theo quy định của UBND phường Trung Hưng, danh sách các cụ trong Ban Từ gồm 19 cụ, thêm cụ chủ tế, chủ lễ nữa là 20 cụ [chi tiết xem tại phụ lục].

Như vậy, trong danh sách 20 cụ thì chỉ có duy nhất 2 cụ thuộc làng Ái Mỗ, 1 cụ từ Thanh Trì và 1 cụ ở Mai Trai. Tuy nhiên, cụ từ Mai Trai vốn nhập cư từ Vân Gia. Chính vì vậy, 17/20 cụ đều đến từ Vân Gia. Theo tiêu chuẩn bầu cụ từ, mỗi tổ dân phố được chọn 2 cụ. Hiện nay, Vân Gia có 5 tổ dân phố nên sẽ được chọn 10 cụ. Nhưng danh sách đưa lên lại là 17/20 cụ thuộc Vân Gia. Như vậy, việc chọn cụ từ ở đây có thể coi là một thứ “luật bất thành văn” mà sự ưu tiên tuyệt đối thuộc về làng Vân Gia. Ở một dẫn chứng khác, chúng ta cũng thấy được tiếng nói “Anh Cả” của làng Vân Gia khi chọn cụ chủ tế. Quy định xưa có ghi rằng, chủ tế phải đáp ứng bốn tiêu chuẩn: 1/ chánh tổng (tức chủ tịch xã nay); 2/ làng Vân Gia; 3/ nam giới; 4/ gia đình có đủ trai gái, không có tang hay bất hoà. Hiện nay, do không có người đáp ứng đủ bốn tiêu chuẩn nên chính quyền bỏ tiêu chuẩn đầu tiên, có nghĩa là bỏ nhiệm vụ làm chủ tế của mình và giao về cho cộng đồng. Chính vì vậy, chủ tế hiện nay chỉ cần đáp ứng được ba yêu cầu còn lại thì sẽ được dân bầu chọn.

Hiện nay, để nhìn nhận về trách nhiệm nổi bật nhất của “làng chính” chúng ta phải tìm hiểu qua những năm hội chính. Năm 2017, tức là vào hội chính, phần lễ hầu hết giao về chủ yếu cho phường Trung Hưng (Thanh Trì, Ái Mỗ, Mai Trai, Nghĩa Phủ, Vân Gia) như: 1/ Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội của đơn vị; chịu trách nhiệm chính trong việc phân công, điều hành tổ chức phần Lễ tại Đền Và và nghi thức rước Thánh qua sông; đảm bảo theo đúng truyền thống; phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã tổ chức phần hội vui tươi, an toàn và tiết kiệm. Chủ động cử lực lượng bảo vệ và lo hậu cần phục vụ đoàn rước của phường; 2/ Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tại di tích, sắp xếp các quầy hàng dịch vụ đúng nơi quy định, ngăn nắp, gọn gàng, không xâm phạm cảnh quan di tích, an toàn giao thông trong suốt quá trình diễn ra lễ hội; 3/ Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ khai mạc lễ hội Đền Và; 4/ Chỉ đạo trạm Y tế phường Trung Hưng đảm bảo công tác y tế, công tác an toàn thực phẩm tại khu vực Đền Và trước, trong và sau lễ hội; 5/ Chủ trì phối hợp chặt chẽ với phường Viên Sơn, Phú Thịnh và các đơn vị liên quan về lực lượng, phương tiện tham gia phục vụ đoàn rước. UBND phường Phú Thịnh (Phú Nhi) chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quá trình đưa rước Đức Thánh Tản qua sông an toàn và đúng diễn trình lễ hội, cụ thể: 1/ Xây dựng kế hoạch cụ thể phục vụ lễ hội. Chủ trì huy động phương tiện đủ điều kiện phục vụ đoàn rước qua sông, đảm bảo tuyệt đối an toàn; 2/ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị đường cho đoàn từ từ đê Đại Hà đến bờ sông, xuống thuyền, phà; bố trí tập kết của đoàn rước trước khi qua sông. Chuẩn bị bậc xuống sông; xây dựng lộ trình của đoàn thuyền rước khi qua sông; 3/ Chuẩn bị kiệu, phân công lực lượng chỉ huy rước kiệu của đình Phú Nhi. Chủ động lực lượng bảo vệ và lo hậu cần phục vụ đoàn rước của phường; 4/ Chỉ huy điều hành đoàn rước qua sông; bố trí kiệu và người lên, xuống thuyền, phà đảm bảo quyệt đối an toàn. UBND phường Viên Sơn (Phù Sa) chuẩn bị kiệu, phân công lực lượng chỉ huy, rước kiệu của đình Phù Sa cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022