Gìn Giữ Niềm Tin Tín Ngưỡng Và “Sáng Tạo Truyền Thống”


qua hoặc dạy người dân làm nông ngư nghiệp). Khoảng trưa đoàn rước đến cảng Sơn Tây rồi qua sông Hồng sang đền Ngự Dội (gắn với sự tích Thánh dạo chơi sông Hồng rồi sang thăm đền Ngự Dội). Sang đền Ngự Dội, đoàn hành lễ tổ chức tế lễ và diễn lại tích Đức Thánh Tản nghỉ chân và tắm tại đây. Sau đó, theo tuyến đường cũ rước kiệu trở về và làm lễ yên vị tại Đền Và. Lễ Tế Tạ sẽ diễn ra vào ngày 17 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 19/2).

Trong hoạt động nghênh lễ Thánh, ban quản lý của khu di tích các đình sẽ dựng rạp làm lễ tế từ ngày 14 tháng Giêng trước ngày rước Thánh của các làng. Vào những năm lễ chính (Tý - Ngọ - Mão - Dậu) các đình đền sẽ làm một lễ tế, sau đó rước Thánh trong đình ra ngự ở bên ngoài để chuẩn bị cho việc nghênh Đức Thánh Tản. Còn vào những năm phụ, các đình, đền này chỉ lập một đàn lễ nhỏ, có bát hương và bài vị… Sau khi dựng xong đàn tế, ban quản lý các khu di tích cho trang trí đ n hoa lộng lẫy và bắt đầu tiếp nhận đồ lễ của dân chúng dâng lên. Ngày hôm sau, khi đoàn rước gần đến các rạp lễ của các đình, đền không khí lễ hội càng được đẩy cao và nhộn nhịp hơn. Các đình, đền chào đón Đức Thánh Tản trong niềm vui mừng, họ sẽ đốt pháo bông, pháo giấy để thể hiện sự hân hoan đó. Khi kiệu thánh đi qua các đàn tế của các đình, kiệu sẽ quay ba vòng và được tâng lên cao trong tiếng hò reo của những người đi theo đoàn rước và người dân hai bên đường.

3.2.2. Gìn giữ niềm tin tín ngưỡng và “sáng tạo truyền thống”

3.2.2.1. Gìn giữ niềm tin tín ngưỡng

Tổ chức lễ hội không chỉ đơn thuần là trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng mà nó còn có tác dụng bảo lưu mạnh mẽ niềm tin tín ngưỡng của cộng đồng. Một khi niềm tin được củng cố thì VXH của cộng đồng tất nhiên sẽ trở nên mạnh hơn. Vì lễ hội Đền Và gắn liền với không gian làng Phù Sa - làng gần sông Hồng, gắn với truyền thuyết giúp đỡ Đức Thánh Tản nên được thực hiện nghi lễ rước nước và rước sắc phong. Chính vì vậy, trong những năm làm lễ hội nhỏ, từ buổi chiều trước hôm tổ chức lễ hội, người làng Phù Sa thắp hương tổ tiên ở nhà trước khi lên làm lễ tại đền. Không gian ngôi Đền Và trở nên thiêng liêng vì trước hết đây là nơi các vị thánh, thần của làng ngự giá nhưng sự thiêng liêng ấy có liên quan gì đến hành vi thờ cúng tổ tiên tại gia đình. Toan Ánh đã lý giải sự linh thiêng ấy như sau:

“Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng chủ đạo trong đời sống tâm linh của người Việt. Ở trong nhà, con cháu lập từ đường thờ cúng tổ tiên, trong làng xã dân làng thiết lập những ngôi đình để thờ phụng Thành hoàng. Con cháu đối với tổ tiên ra sao thì dân làng đối với Thành hoàng làng như vậy. Đức Thành hoàng thường ngự tại đình, chứng kiến đời sống của dân chúng cùng dân chúng ghi nhớ mọi kỉ niệm của làng xã. Luật lề thói tục, đạo đức đều được ngài duy trì. Những kẻ


hiền lương được phù hộ, những kẻ gian ác bị trừng phạt. Dân làng nhất nhất tuân theo luật lệ (phương diện ký ức lịch sử và văn hóa) vì tôn trọng luật làng nhưng cũng sợ thần linh quở phạt. Các vị hương chức trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều cúng thần xin phép trước. Thành hoàng ở đây chính là vị thần chỉ huy tối cao không những riêng về phần thiêng liêng mà còn có thể nói cả một phần về đời sống thực tế của dân làng nữa. Ngài đã đoàn kết dân làng xã, và chính sự đoàn kết dân làng xã là cái sức mạnh về phần thực tế của Ngài”. [38, tr.59].

Chính vì vậy, tổ chức lễ hội Đền Và đã hình thành và bảo lưu truyền thống thờ cúng tổ tiên tốt đ p của người dân Sơn Tây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Theo Ngô Đức Thịnh: “Tản Viên là thành hoàng có nguồn gốc nhiên thần mà cụ thể là Sơn thần” [107, tr.98-99]. Trong hệ thống thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần thì Sơn thần chiếm số lượng rất lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì con người sống phải nhờ vào đất và nước, dưới sự phù hộ độ trì của các thần linh Sơn - Thủy này. Trong các Sơn thần thì hơn cả là thần Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh gắn bó chặt chẽ với Tản Viên. Có nơi, dân gian quan niệm hai vị trên là con của Tản Viên hay họ là anh em ruột trong số 50 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Diện phân bố thờ cúng các Thành hoàng là Sơn thần rất rộng, ở hầu khắp mọi nơi, tuy nhiên tập trung hơn cả là ở Hà Tây, nhất là Sơn Tây vùng ven Ba Vì (núi Tản Viên). Trong tâm thức người dân Đền Và, Đức Thánh Tản không chỉ là vị nhiên thần mà còn là vị nhân thần dạy dân làm nghề và cứu dân độ thế. Tất cả mọi việc Ngài làm đều là vì nước, vì dân, tạo lập sự hòa hợp và cuộc sống thanh bình trong nhân dân. Mọi nghi lễ và lễ vật trong lễ hội Đền Và tháng Giêng và tháng Chín gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Ngài đã thực sự tạo nên một không gian linh thiêng đặc biệt. Không gian ấy cùng với nghi thức tế lễ thành kính, đã làm cho mọi người cảm thấy gần gũi, gắn bó với nhau hơn, họ cùng hướng về Đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ độ trì cho bản thân, cho cộng đồng, cùng trở về nguồn. Lễ hội Đền Và không chỉ liên kết các thôn trong Sơn Tây lại với nhau mà còn có thể liên kết ngoài Sơn Tây, sang tận thôn Duy Bình, Vĩnh Phúc bởi truyền thuyết Đức Thánh Tản dạo chơi sông Hồng dạy dân cắt cỏ hái lượm. Vậy nên, lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ và tôn vinh sự nghiệp của Ngài là tình cảm chung của mọi người vượt qua địa vực làng xã thông thường, khiến cho mọi người gần gũi nhau hơn. Trong quá khứ, chỉ vì thôn Phú Nhi không giúp đỡ Đức Thánh Tản khi Ngài vi hành giả làm người ăn xin mà cho đến nay, thôn Phú Nhi không được đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong lễ hội như rước kiệu Văn (sắc phong vua ban cho Đức Thánh Tản). Trong quá khứ, vì thôn Vân Gia dâng đất xây Đông cung cho Đức Thánh Tản nên năm nào cũng được rước kiệu Văn và Long ngai bài vị Đức Thánh Tản. Cũng từ truyền thuyết thôn Duy Bình được Đức Thánh Tản dạo chơi sang sông Hồng mà đến nay thôn Duy Bình


Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 13

luôn đảm nhiệm nghi lễ rước Nước. Sâu thẳm của việc thực hành nghi lễ đó chính là truyền thống “Ở hiền gặp lành”, “Uống nước nhớ nguồn” của cộng đồng Đền Và. Chủ nhân thực hành tín ngưỡng chính là cộng đồng. Việc thực hành các hoạt động tín ngưỡng không chỉ đơn thuần là một phong tục, một cổ tục mà nó còn góp phần bảo lưu và tôn vinh truyền thống của chính cộng đồng đó. Thực hành tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản của người dân Đền Và đã giúp cho định chế xã hội dân sự mà cụ thể là quan hệ cộng đồng và ý thức cộng đồng trở nên bền chặt và có được sự thống nhất cao.

3.2.2.2. “Sáng tạo truyền thống”

Tại mục 2.3.1 của chương 2, NCS đã đề cập đến sự “sáng tạo truyền thống” từ Nhà nước và sự sáng tạo này tiếp tục trở lại với sự đóng góp của cộng đồng. Một yếu tố được gọi là truyền thống không thể tách rời với những câu hỏi về bản sắc, niềm tin, quyền và sở hữu. Một lễ hội được khôi phục lại nhất định cần có bản sắc, niềm tin cũng như khẳng định quyền và sở hữu của cộng đồng thì mới được cộng đồng công nhận. Trường hợp “sáng tạo truyền thống” đối với lễ hội Đền Và cho thấy cộng đồng đã dùng chất liệu và mô hình tổ chức trong quá khứ để tạo thành những mảnh ghép của sinh hoạt tín ngưỡng đương đại. Sợi dây kết nối tất cả những mảnh ghép đó chính là ý thức về cái thiêng của cộng đồng đối với nhân vật phụng thờ, của không gian và thời gian cũng như diễn trình lễ hội. Chính vì vậy, không gian Đền Và, không gian tổ chức lễ hội vẫn được giữ lại, diễn trình nghi lễ vẫn đảm bảo nguyên gốc. Tuy nhiên, “sáng tạo truyền thống” không đồng nghĩa là bảo lưu truyền thống hoàn toàn mà vẫn cần thích ứng với yếu tố mới. Ở đây, có ba điểm mới của cộng đồng trong quá trình “sáng tạo truyền thống” đối với lễ hội Đền Và.

+ Nhân lực tổ chức lễ hội

Một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của quá trình sáng tạo truyền thống là việc cộng đồng làng khôi phục và phát huy truyền thống tự quản cố kết cộng đồng khi thành lập ra Hội người cao tuổi. Họ đã rất nỗ lực trong việc mở rộng, tôn tạo di tích, ban hành các quy định và cơ chế quản lý, quan tâm đến việc tạo dựng, phục hồi và phát huy lễ hội để nó vừa tiếp nối truyền thống vừa thích ứng với bối cảnh xã hội hiện đại. Và đặc biệt, 20 thành viên trong Ban Từ phải nằm trong Hội người cao tuổi. Hội người cao tuổi cũng có tiếng nói quan trọng trong tổ chức lễ hội, đặc biệt là phân công nhiệm vụ và sắp xếp đội hình Tế tại Đền Và vào cả năm chính lẫn năm phụ. Bên cạnh Hội người cao tuổi nam trong Ban Từ con phải kể đến vai trò của phụ nữ trong Hội người cao tuổi. Điều này cho thấy vai trò của phụ nữ cũng ngày càng được đề cao bởi theo thông tin từ phía BTC lễ hội thì từ năm 1990, phụ nữ mới bắt đầu được các thành viên trong BTC cho tham gia công tác tổ chức của nhà Đền Và cho đến năm 2000 thì phụ nữ được trực tiếp tham gia lễ dâng hương còn trước đây những công việc này là do nam giới đảm nhiệm.

Trong lễ hội Đền Và, đội khiêng kiệu được cử thường gồm 13 thanh niên trai tráng trong làng- khiêng kiệu Thánh (tùy làng) và kiệu lễ vật. Những thanh niên này nằm trong độ


tuổi từ 17-27 tuổi, hầu hết các làng tại Sơn Tây đều không có yêu cầu người khiêng bắt buộc phải là trai chưa vợ như một số lễ rước kiệu tại các lễ hội khác, mà chỉ cần không gần vợ trong thời gian tổ chức lễ hội. Những thanh niên này sẽ có một đến hai người đi cạnh kiệu để chỉ đạo tránh chướng ngại vật cho kiệu và thay người khiêng kiệu khi quãng đưỡng đi khá dài. Vào ngày 13 âm lịch, đội khiêng kiệu sẽ phải đến đền dự lễ Tiến thảo. Đi trước kiệu là một thủ hiệu (cầm trịch đoàn rước) điều khiển đoàn. Đội lân rồng (chỉ có ở thôn Phú Nhi) là đội đi đầu tiên, với hình tượng 2 con lân đỏ và vàng nhảy múa trong sự hân hoan, cùng với trống và nhạc, tạo không khí rộn ràng. Đội cầm cờ thần, đội cầm lục bộ ( cái bằng gỗ chạm hình rồng phượng) và đội cầm bát bảo là đội đi tiếp theo của đoàn rước sau đội múa lân rồng, với những người cầm cờ thần và binh khí bằng gỗ là những cậu bé tuổi từ 13-17 của làng. Tùy theo làng mà độ tuổi của người tham gia cầm cờ và binh khí tượng trưng khác nhau. Nếu như làng Vân Gia chỉ chọn những cậu bé tầm 13-14 tuổi để đi đầu đoàn thì làng Phú Nhi lại chọn những thanh niên 17 tuổi khỏe mạnh. Hầu hết những người tham gia đội này là người của làng, tuy nhiên trong trường hợp làng thiếu người như làng Phú Nhi ở lễ hội Đền Và 2019 thì đội đi đầu không nhất thiết phải là người làng, mà là mượn người từ một lớp 12 ở cạnh làng để đi rước. Đội dâng hương sẽ có trên dưới 20 người phụ nữ cả trẻ tuổi và lớn tuổi đi theo cuối của đoàn, có những cụ bà ngoài 70 cũng tham gia đoàn rước này. Có những người bà người m đã đi theo đoàn rước này 20-30 năm, từ khi còn trẻ cho đến khi đầu hai thứ tóc. Ngoài ra còn có đội k n trống và những người dân bình thường đi theo đoàn. Từ năm 1995 đến nay lễ hội Đền Và bắt đầu có đội rước kiệu quả. Không những vậy, trong nghi lễ rước kiệu, đi hai bên chủ tế là hai nhân vật múa sinh tiền, hai nhân vật này được chọn lựa là một nam một nữ chứ không phải hai nam như trước đây. Việc linh động trong khâu lựa chọn nhân lực đã đảm bảo tính chủ động của cộng đồng trong việc “sáng tạo truyền thống” để vừa không làm mất đi bản sắc vừa không đi ngược lại với bối cảnh xã hội hiện đại.

+ Tạo dựng thêm không gian thờ cúng Đức Thánh Tản

Cách Đền Và khoảng 500 mét, trên hướng đi về phía sông Tích có một di tích với tên gọi là đền Trình phủ Mẫu. Thủ đền là bà Trần Thị Nghiên (1913-2020). Bà vừa tạ thế năm ngoái và hiện nay con gái bà là Cấn Thị Dung thay bà trông coi đền. Khi gia đình bà đến đây là năm 19 7, khu vực này đã có một đền nhỏ thờ Tam vị Đức Thánh Tản không rò có từ khi nào, nhưng do dân trong xã lập và được thờ trên tích Đức Thánh Tản đi vi hành qua đây và dạy dân kéo cá. Đền khá nhỏ, trông giống như một cái miếu. Theo như lời bà Dung, bố bà, tên là Cấn Hữu Ân là giáo viên làm phong trào cho trường học của xã nên được phân đất. khuôn viên bao gồm .000 mét vuông. Từ ngày gia đình bà ở đến năm 2020 mới có sổ đỏ. Đền Trình phủ Mẫu có các ban thờ chính là: Ban thờ Công đồng, Thánh Mẫu, Đức Thánh Tản, Trần triều Hưng Đạo Đại Vương và 12 cô Sơn Trang. Tất cả tiền công đức lễ đền được dùng để xây dựng phủ Mẫu. Hầu hết khách đi lễ đều là khách quen, đi lễ quanh năm, trong đó tập trung vào bốn dịp: Thượng Nguyên, Ra h ,


Vào h và Tất Niên. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau chứ không phải chỉ ở Sơn Tây. Đền Trình Phủ Mẫu làm các lễ chính như dâng sao giải hạn, tạ ơn, cầu bình an… Mỗi lần làm lễ, đền mời thầy cúng về làm lễ trong cả điện thờ Mẫu và điện thờ Đức Thánh Tản. Quy trình cúng là thỉnh Phật và Thánh Mẫu, làm lễ trước và tấu sớ xong xuôi ở ban Công đồng rồi xuống ban thờ Tam vị Đức Thánh Tản. Đặc biệt, 15 năm trước, bà Nghiên đã xây sẵn cho mình một lăng phía sau đền, coi như công sức của mình đã xây dựng đền.

Có thể nói, việc tạo dựng thêm không gian thờ cúng Đức Thánh Tản đã cho thấy sức hấp dẫn tâm linh đối với người dân trong và ngoài cộng đồng Sơn Tây trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Tuy nhiên, xung quanh di tích này có khá nhiều ý kiến khác nhau. Về phía gia đình, bà Dung có cho rằng việc gia đình bà trông coi di tích và xây dựng thêm phủ Mẫu bên cạnh đền Trình là hoàn toàn hợp tình hợp lý, dựa trên sự công nhận hợp pháp của chính quyền cùng những nỗ lực của bố m bà khi về đây giúp đỡ phong trào dạy học và mở mang di tích. Tuy nhiên, về phía chính quyền, bà Chu Thị Hòa - Bí thư chi bộ tổ dân phố lại cho rằng đền Trình trong khuôn viên đền Trình phủ Mẫu này không phải là thật. Đền thật vốn là một cái miếu nhỏ nằm cạnh sông Tích. Tuy nhiên, do quá trình phát triển dân cư nên miếu đã bị lẫn vào trong nhà dân nên khó tìm lại được. Hơn nữa, việc dòng họ bà Dung, đầu tiên là bố m rồi đến con cháu lập ra đền Trình phủ Mẫu hoàn toàn là một công trình tư nhân và có sự hậu thuẫn của chính quyền để có thể tồn tại, và đặc biệt là di tích đã được công UNESCO công nhận là “Điện thờ Tam phủ Tứ phủ theo nghi lễ văn hóa truyền thống Việt Nam” vào ngày 05/10/201 .

3.2.3. Tâm lý và ý thức cộng đồng

3.2.3.1. Tâm lý “người làng ta”

Như đã nói ở trên thì VXH trong lễ hội được tạo lập từ ý thức chung về sự linh thiêng của vị thánh được tôn thờ, ý thức này luôn được bồi đắp bởi những khuôn mẫu văn hóa vật thể và phi vật thể như kiến trúc và trang trí nơi thờ tự, các truyền thuyết linh thiêng về vị thánh cũng như các nghi trình, trò chơi, bữa ăn hay trang phục trong lễ hội. Đối với cộng động, điều họ nhận được từ lễ hội chính là niềm tự hào truyền thống, ý thức về cái nhất của làng hay “người làng ta”. Nhìn nhận VXH trên phương diện tâm lý cá nhân, chúng ta thấy “tính động” và “tính phá cách của VXH”, có nghĩa là “cái vô trật tự” của mỗi thành viên của cộng đồng dù là trong một khoảng thời gian rất ngắn không đơn thuần là tạo nên trò vui cũng như bữa ăn khác thường của lễ hội, “tả tơi xem hội” mà nó là cách củng cố cho VXH vì đáp ứng sự vận động duy trì thăng bằng tâm lý mà dường như khó có hình thức nào khác của văn hóa có thể làm được như vậy. Nhờ đó, lễ hội giải phóng những xúc cảm bị dồn nén, là điều kiện cho sự tái sáng tạo của mỗi người trong lĩnh vực hoạt động của mình. Và nhiều khi, những hoạt động như thế đã khắc dấu ấn vào tiềm thức của


người dự hội: người ta nhớ và nhắc đến một lễ hội nào đó là vì ấn tượng sâu sắc của một trò vui chơi nào đó. Ngoài ra, sự ăn uống chung ấy còn là điều kiện để người ta có thể chế biến các món ăn ngon hơn, đ p hơn, nói cách khác là có văn hóa hơn.

Đối tượng mà NCS chọn để phân tích tâm lý ở đây không phải là tất cả những người đến dự hội (mà có người gọi là công chúng dự hội, thành viên của hội) mà là một đối tượng hữu hạn và xác định hơn: toàn bộ dân của làng có lễ hội, bao gồm 3 làng chính là Vân Gia, Phú Nhi, Phù Sa, 4 làng phụ là Mai Trai, Ái Mỗ, Nghĩa Phù, Thanh Trì và 1 làng bên đền Ngự Dội là làng Duy Bình. Dù hiện nay nay lễ hội Đền Và đã được tổ chức lớn ở quy mô cấp vùng và có sự tổ chức chỉ đạo từ chính quyền thị xã Sơn Tây thì trên thực tế nó cũng vẫn là một lễ hội cốt lòi của làng. Dân làng có lễ hội vẫn đóng vai trò chủ thể, chủ đạo và là hạt nhân của lễ hội ấy. Khi một làng mở hội, trong cộng đồng của mình, mỗi thành viên vừa có những chiều kích của tâm lý chủ quan cá thể, có những ẩn chứa sâu kín vô thức nhưng mỗi con người đó lại là một thành viên trong một nhóm xã hội nhất định (gia đình, họ tộc, phe giáp, đồng niên, đồng học, giới tính…) và trên hết họ lại là thành viên của một cộng đồng làng. Chúng ta sẽ phân tích những thành tố tâm lý sau:

Nhờ có một nền văn hóa chung cùng với khả năng trao đổi và truyền thụ lại mà con người hình thành được ý thức chung về những giá trị của cộng đồng - những giá trị không chỉ của những người đang sống mà còn của những thế hệ đã qua. Ý thức tập thể đó như là di sản mà cộng đồng để lại cho những thế hệ còn chưa ra đời. Ý thức và tâm lý tập thể rất đặc trưng của người Việt là ý thức và tâm lý “làng ta”. Ngàn đời tụ cư thành làng, ngay ở trong cuộc sống đời thường, người Việt đã hình thành và phát triển ý thức và tâm lý tập thể về cái làng của mình. “Làng ta” bao giờ cũng được người dân đánh giá một cách khá chủ quan là “nhất”. Ý thức và tâm lý tập thể đó luôn được thể hiện trong lời ăn tiếng nói, trong hành vi đời thường của họ. Thật vậy, chúng ta hiếm khi thấy một người nông dân Việt nào đó khi tiếp xúc với người ngoài làng lại nói không tốt về người làng mình, về làng mình. Tâm lý và ý thức tập thể này được biểu lộ đặc biệt rò trong các lễ hội truyền thống. Có một ý thức chung về tính độc lập của làng mình. Từ đó, ý thức và tâm lý chung về sự hiện diện một cách đáng tự hào về cái làng của mình - mà hiện thân tinh thần là vị thánh của làng - được củng cố và phát triển. Trong cuộc trò chuyện với người dân làng Vân Gia, Phù Sa có thể thấy rò sự từ hào về “làng ta” khi vinh dự là nơi Thánh chọn làng mình làm Đông cung hay chuyện người làng mình công đức đất xây dựng Đền Và của người làng Vân Gia cũng như việc làng Phù Sa đã giúp đỡ Thánh khi Thánh giả làm ăn xin vi hành qua làng. Đây là một tâm lý hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng ngay cả với làng Phú Nhi, vốn đã từ chối giúp Thánh khi Thánh giả làm người ăn xin mà bị đặt tên là Bần Nhi (sau mới đổi thành Phú Nhi) thì người dân thay vì nhớ đến câu chuyện đó thì họ nhắc


nhiều đến câu chuyện sản vật địa phương bánh tẻ Phú Nhi cung cấp cho lễ hội hay như việc làng tham gia lễ múa lân múa rồng trong lễ Rước, vì thế nếu làng Phú Nhi chưa đến thì tất nhiên lễ hội chưa thể khai mạc được. Hay như sang bên làng Duy Bình bên đền Ngự Dội, câu chuyện tham gia trong lễ rước của lễ hội Đền Và là vì có liên quan đến sự tích vi hành của Đức Thánh Tản sang bờ bên kia sông Hồng dạy dân làm nghề nhưng với ý thức “làng ta” thì cộng đồng đã khoác thêm nhiều câu chuyện về Thánh tại đây để niềm tự hào thêm vững vàng hơn, như việc “thực chất là Thánh không hóa tại Đền Và mà hóa tại đền Ngự Dội nên năm chính phải rước Thánh sang bên đền Ngự Dội và chờ cờ lệnh đổi gió mới được rước Thánh về” [Phỏng vấn cụ N, thủ nhang đền Ngự Dội, tháng 2 năm 2017]. Có thể thấy, vẫn là ý thức sâu sắc về Thánh, nhưng mỗi làng sẽ có một cách để biểu hiện, chứng minh và niềm tự hào khác nhau, tuỳ thuộc vào cách mà họ chọn nhưng không hề sai lệch hay ảnh hưởng đến cộng đồng khác.

Một khía cạnh khác, về sắc phong, không hoàn toàn được hiểu trên khía cạnh Nhà nước mà chúng ta có thể thấy được những yếu tố tâm lý cộng đồng ở đây. Thời kỳ Nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát triển, được nhà vua ban cho sắc phong, dân làng đã tìm mọi cách để hợp thức hóa vị thánh của làng mình (ví dụ họ dán cho các vị đó những cái nhãn là những vị nhân thần có công với nước). Chính vì vậy, hiện nay ở Đền Và có đến 1 sắc phong về Đức Thánh Tản và các sắc phong này đang được cộng đồng gìn giữ một cách cẩn thận. Chính các sắc phong này đã tạo cho cộng đồng ý thức chung về sự linh thiêng của vị thánh được tôn thờ, rồi từ đó, ý thức này luôn được bồi đắp bởi những khuôn mẫu văn hóa vật thể và phi vật thể như kiến trúc và trang trí nơi thờ tự, các truyền thuyết linh thiêng về vị thánh. Hiếm có lễ hội xứ Đoài nào lại có nhiều truyền thuyết như lễ hội Đền Và, ngoài thần phả tại Đền Và và ngọc phả tại đền Ngự Dội thì còn những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian về chặng đường vi hành, cứu nhân độ thế của Đức Thánh Tản. Chính sắc phong cùng với truyền thuyết chính thức và không chính thức ấy đã tạo nên một tâm lý: đã là người làng, dù thân phận thế nào cũng không một ai dám tỏ thái độ bất kính với thần linh. Có một ý thức về sự ganh đua giữa làng mình với làng khác (không hơn được làng khác thì chí ít làng mình cũng phải bằng họ). Trong lễ hội Đền Và, điều này được thể hiện ở tinh thần đóng góp vật chất, tinh thần đua tranh trong lễ rước, trong sự khoản đãi về vật chất: lễ vật phải đàng hoàng cũng như tinh thần: làng Ngự Dội thuê đội quay phim đi theo quay toàn bộ quá trình tham gia của làng trong lễ hội Đền Và, làng Phú Nhi thuê đội biểu diễn múa Lân múa Rồng về để biểu diễn hay hơn.

Ý thức và tâm lý tập thể cũng thể hiện ý thức chung về nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình trước vị thánh. Mặc dù lễ hội truyền thống của người Việt phát triển trong môi trường xã hội có giai cấp nhưng tính bình đẳng công xã lại là nguyên tắc hàng đầu


trong văn hóa ứng xử ở đây: sự đóng góp được bổ theo xuất đinh, không phân biệt giàu ngh o, cũng như việc ai cũng nhận được sự bảo trợ của thánh, thần như nhau (thể hiện ở việc thụ lộc thánh hoặc quyền cầu xin thánh phù hộ của mỗi người dân trong làng) các làng được chuẩn bị lễ vật và thời gian rước kiệu, quay kiệu. Làng Phù Sa, làng Vân Gia, làng Phú Nhi là 3 làng chính trong tổ chức lễ hội còn 4 làng phụ là Mai Trai, Ái Mỗ, Nghĩa Phù, Thanh Trì nhưng sự đóng góp các kiệu lễ và kiệu quả trong lễ vật không có sự khác biệt, thậm chí còn tươm tất và hoành tráng hơn.

Làng là một xã hội thu nhỏ, được hình thành bằng cấu trúc của những nhóm xã hội như nhóm thân tộc, nhóm lứa tuổi, nhóm thể chế tính và nhóm văn hóa. Các nhóm xã hội thường được thiết lập một cách có ý thức vì những mục đích cụ thể. Nếu như xã hội làng vận hành được là do sự vận hành của nội bộ từng nhóm và tác động qua lại của các nhóm với nhau thì trong sinh hoạt lễ hội của làng người ta cũng thấy khá rò điều đó. Gần như là một sự phân công truyền thống mà mỗi nhóm xã hội ấy lại có một vai trò, một nhiệm vụ nhất định và mỗi con người trong cộng đồng làng - do cả cuộc đời gắn với cái làng mình và năm nào cũng được tham gia lễ hội - đều lần lượt đóng vai trò trong những nhóm xã hội khác nhau. Trong một cuộc phỏng vấn người làng Vân Gia tham gia lễ rước kiệu, bao gồm hai cụ trong ban khánh tiết, NCS biết được khi trẻ, cụ Sơn và cụ Nhân ở trong nhóm thanh niên, trong lễ hội cụ Sơn ở nhóm khiêng kiệu và cụ Nhân là người mang chấp kích. Có một vài năm cụ Nhân thay đổi vai trò khi đóng vai người d p đám, người múa cờ… Khi trung niên cụ Sơn và cụ Nhân vừa đóng vai chủ đám và cũng là chủ các gia đình, gia tộc. Khi về già, các cụ đóng vai trong ban khánh tiết… Đó chính là quá trình xã hội hóa gắn với sự lão hóa của cá nhân tham gia lễ hội trong lễ hội Đền Và. Nhờ đó, hoạt động giữa các nhóm luôn có sự khớp nối rất trơn tru và lễ hội có thể diễn ra một cách suôn sẻ mà không cần đến một vị tổng đạo diễn nào cả. Chính điều đó quy định ý thức và tâm lý của từng nhóm xã hội trong lễ hội Đền Và: luôn ý thức về cái mình/tôi trong mối quan hệ với cái ta (làng ta). Nói chung, từ nhóm gia đình, địa vực cho đến nhóm bạn, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ý thức nhóm trong hoạt động lễ hội đều mang tính tính cực: nhóm mình phải cố gắng tối đa nhất để khỏi mang tiếng là kém cỏi so với các nhóm khác. Trong lễ nghênh Thánh, khắp hai bên đường thị xã Sơn Tây là các bàn lễ, mâm lễ nghênh Thánh, mỗi đình, mỗi chùa, mỗi tổ dân phố, mỗi ngân hàng, mỗi trường học hay một cơ quan công sở, công ty tư nhân đều trang trí, bày biện để đón Thánh đi qua, điều này hoàn toàn tự nguyện chứ không theo quy chuẩn hay mệnh lệnh từ phía chính quyền. Vì thế, trong lễ hội Đền Và, người ta không thấy những trường hợp bị cưỡng chế về nhiệm vụ của từng nhóm hay sự tị nạnh về đóng góp của từng nhóm… Ngược lại, ngay từ lúc lễ hội chưa diễn ra, tùy theo nhiệm vụ nhóm được phân công các thành viên của nhóm đã có ý thức chuẩn bị cả về vật

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí