Đánh Giá Về Tổ Chức, Bộ Máy Và Đội Ngũ Công Chức, Viên Chức Quản Lý Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định

- Trung tâm Kỹ thuật và công nghệ địa chính, là đơn vị sự nghiệp công; có chức năng đo đạc lập bản đồ địa chính và thực hiện dịch vụ khác.

- Trung tâm Công nghệ thông tin, là đơn vị sự nghiệp công; có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý về công nghệ, thông tin của sở, của ngành TN&MT.

- Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên và môi trường, là đơn vị sự nghiệp công; có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện việc quan trắc, phân tích về tài nguyên và môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và thực hiện dịch vụ khác.

* Tổng số công chức, viên chức và lao động thuộc Sở hiện có mặt là: 257 người, trong đó có 142 biên chế. Về trình độ có 9 thạc sỹ, 106 đại học, 22 trung cấp, 05 sơ cấp) và 115 lao động hợp đồng.

Thứ hai, Phòng Tài nguyên và môi trường:

Phòng TN&MT được thành lập năm 2003, do Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Nam Định quyết định thành lập.

Phòng TN&MT có chức năng tham mưu, giúp cho UBND các huyện, thành phố Nam Định thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, đo đạc bản đồ, môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, khi tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền của UBND các huyện, thành phố Nam Định.

Nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường trong quản lý đất đai gồm:

- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã;

- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện

thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 9

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Tổng số cán bộ công chức, viên chức và lao động của 10 huyện, thành phố của tỉnh có mặt là: 179 người (103 biên chế, 76 lao động hợp đồng). Trong đó, trình độ chuyên môn có 18 thạc sỹ, 111 đại học, 49 trung cấp.

Thứ ba, công chức Địa chính - xây dựng cấp xã:

Địa vị pháp lý: Công chức Địa chính - xây dựng là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn;

Nhiệm vụ của công chức Địa chính - Xây dựng có 8 nhiệm vụ thuộc 8 nhóm nhiệm vụ về đất đai, đo đạc bản đồ, môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu. Trong đó các nhiệm vụ về quản lý đất đai bao gồm:

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; triển khai, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền quyết định;

- Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp xã việc cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ; thực hiện quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới hành chính trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, tổng số công chức Địa chính - Xây dựng cấp xã trên toàn tỉnh là 250/229 xã, phường thị trấn trên toàn tỉnh, riêng thành phố Nam Định với 25 xã phường có 46 cán bộ (do có cả cán bộ làm công tác môi trường). Trong đó, trình độ chuyên môn có 72 đại học, 178 trung cấp.

2.2.1.2. Đánh giá về tổ chức, bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Về ưu điểm:

+ Tổ chức bộ máy sau khi có Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, khoáng sản và các văn bản về quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển đã từng bước được hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.

+ Công chức, viên chức được đào tạo khá cơ bản là nền tảng đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác địa chính;

+ Kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành từng bước được nâng lên. Đa số công chức, viên chức có ý thức phấn đấu để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, có tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân.

- Một số tồn tại, hạn chế:

+ Một số viên chức đã công tác lâu năm chủ yếu là các viên chức ngạch kỹ thuật viên đo đạc tại các đơn vị sự nghiệp trước đây được đào tạo theo công nghệ cũ, nay không còn áp dụng nhưng không thể đào tạo lại để tiếp cận công nghệ mới, không đáp ứng được vận hành các thiết bị, máy móc công nghệ tiên tiến nên rất khó khăn trong việc bố trí công việc.

+ Vẫn còn 1 bộ phận công chức chưa đề cao tinh thần tự học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhất là về chính sách pháp luật đất đai do vậy khi thực thi công vụ áp dụng chính sách, pháp luật không chính xác, chưa phù hợp thực tiễn dẫn đến khiếu kiện. Một bộ phận công chức trong giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai tinh thần, thái độ phục vụ còn yếu kém, thậm chí còn gây phiền hà, sách nhiễu để đòi " bôi trơn" dẫn tới doanh nghiệp và người dân kêu ca, phàn nàn. Theo báo

cáo điều tra của Sở Nội vụ tỉnh Nam Định năm 2014 thì chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với ngành Tài nguyên và Môi trường, mà chủ yếu là trong lĩnh vực đất đai chỉ được xếp ở mức trung bình.

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

Trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Nam Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, tổ chức thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai; công tác quản lý đất đai ngày càng được tăng cường; đất đai ngày càng được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh. Cấp ủy, UBND các cấp đã coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm vụ phát triển KT-XH hàng năm nên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt; Nhất là ngày 17/7/2012, Ban chấp hành tỉnh đảng bộ đã ban hành Nghị quyết 17/NQ-TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định; các cấp, các ngành đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 17/NQ-TU của BCH tỉnh đảng bộ; nhờ đó đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo tiền đề tăng cường công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại.

2.2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

a. Những kết quả nổi bật

Nam Định đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp. Cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ quyền sử dụng đất cho cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo; hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015; tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm tốt công tác lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đáp ứng nhu cầu đất cho phát triển kinh tế - xã hội nhất là cho các công trình trọng điểm có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường đấu giá QSDĐ ở, khai thác nguồn lực đất đai tạo nguồn

vốn xây dựng các công trình hạ tâng nông thôn góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (trung bình mỗi năm thu từ đấu giá quyền sử dụng đất ở 450 tỷ đồng). Đã tập trung chỉ đạo việc rà soát, lập, phê duyệt và thực hiện phương án xử lý các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp đi đôi với xử lý nghiêm minh vi phạm mới, bước đầu lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai.

Từng bước khắc phục được tình trạng buông lỏng quản lý về đất đai, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai, khắc phục, xử lý vi phạm cũ và ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm mới; hạn chế việc giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, thủy lợi...Từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất đai; khai thác, sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm, phát huy nguồn lực đất đai, đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển KT-XH.

Bước đầu đã huy động được cả hệ thống chính trị chung tay tăng cường quản lý đất đai; hiệu quả phối kết hợp giữa UBND các cấp, các ngành với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận ngày càng được tăng cường. Đặc biệt là trong các lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, dồn điền đổi thửa, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư v.v...

Ngoài những kết quả nổi bật trên, trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định còn có những kết quả chủ yếu sau

b. Những kết quả chủ yếu

Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện.

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, đến nay, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành Luật Đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nội dung các văn bản đã tập trung vào các vấn đề bức xúc của tỉnh như tăng cường pháp chế quản lý, sử dụng đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, điều chỉnh quỹ đất dự trữ, quy định giá đất về giao đất và thu tiền sử dụng đất…

Thực hiện việc rà soát, bổ sung chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, ban hành cho phù hợp với pháp luật hiện hành, góp phần đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương từng bước đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Đặc biệt là ngày 17/7/2012 Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ- TU về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 17/NQ-TU. Hai văn bản này hết sức quan trong đối với công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, lần đầu tiên cấp cao nhất trong Đảng bộ tỉnh Nam Định có văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý đất đai. Nghị quyết là cơ sở để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tăng cường công tác quản lý đất đai.

Thứ hai, xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), ngay từ năm 1992-1993, tỉnh Nam Định đã hoàn thành việc xác định địa giới hành chính ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã; đã tổ chức cắm mốc địa giới hành chính 3 cấp, bàn giao cho UBND các cấp quản lý địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ: Đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ, hồ sơ.

Thứ ba, tổ chức đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính chính quy hiện đại làm cơ sở thuận lợi, chính xác cho việc quản lý và sử dụng đất đai.

Qua nhiều năm thực hiện, đến nay 229 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã đo đạc lập bản đồ địa; tuy nhiên mới chỉ có 165 xã, phường, thi trấn có bản đồ địa chính chính quy (có toạ độ) với diện tích đo vẽ là 103781,50 ha đạt 62,79%. Còn lại 64 xã, thị trấn đang sử dụng bản đồ địa chính lập từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước theo phương pháp đo đạc thủ công, không có tọa độ. Công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính không được tiến hành thường xuyên hàng năm, nên hệ thống bản đồ địa chính toàn tỉnh hiện không phản ánh được các biến động đất đai nên rất khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Hồ sơ địa chính được lập không đồng bộ và cũng không được cập nhật chỉnh lý thường xuyên nên nhiều nơi đã không còn phù hợp với thực địa, không phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý đất đai.

Hiện Sở TN&MT đang tiến hành làm điểm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 2 huyện Ý Yên và thành phố Nam Định.

Thứ tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và cho cơ quan, tổ chức:

- Đối với đất nông nghiệp ngoài đồng: Toàn tỉnh đã thực hiện xong việc cấp giấy chứng nhận ngoài đồng cho hộ gia đình, cá nhân được giao ruộng theo Nghị định số 64/NĐ-CP năm 1993 của Chính phủ. Tuy nhiên, năm 2011 thực hiện việc dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh đã thực hiện dồn đổi chỉ còn trung bình 2 thửa/01 hộ đã phá vỡ toàn bộ hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính đã lập. Hiện chưa tiến hành cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ngoài đồng cho hộ gia đình, cá nhân.

- Đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân:

Số giấy chứng nhận đất ở cần phải cấp lần đầu toàn tỉnh Nam Định là 559.110 giấy. Đến tháng 9 năm 2015 đã cấp được 527.913 giấy, đạt 94,3 % trên tổng số giấy chứng nhận phải cấp và 97,7 % tổng số giấy chứng nhận có thể cấp được.

Còn lại 31.197 thửa chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chiếm 5,7 %. Theo kết quả rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường: Có 12.569 thửa đủ điều kiện cấp nhưng phải tiến hành xử lý; 18.628 thửa chưa đủ điều kiện cấp bao gồm chưa đủ hồ sơ, tranh chấp, vắng chủ và 4.639 thửa không đủ điều kiện cấp giấy vì vi phạm quy hoạch các công trình công cộng hoặc vi phạm hành lang bảo vệ các công trình chuyên dùng.

- Đối với cơ quan, tổ chức và cơ sở tôn giáo

Tổng số giấy chứng nhận phải cấp trên địa bàn toàn tỉnh là: 5.643 GCN; bao gồm: 2.390 cơ quan hành chính, sự nghiệp; 2.067 cơ sở tôn giáo; 1.186 doanh nghiệp. Đến tháng 9 năm 2015 đã cấp được 3.467 GCN, đạt 61,44 % tổng số địa điểm cần cấp.

Thứ năm, lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-

2010 của cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã đã được lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Căn cứ quy hoạch sử dụng đất 3 cấp đã được phê duyệt và quy định của Luật Đất đai, hàng năm UBND các cấp đã lập và tổ chức thực hiện Kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm căn cứ lập thủ tục giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất..

Đã tổ chức thực hiện tốt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Đã tổ chức đấu giá đất cho nhân dân làm nhà ở; trung bình mỗi năm từ 2010 đến 2014 thu 500 tỷ đồng tiền sử dụng đất/01 năm, là nguồn lực rất quan trọng để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Thứ sáu, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ các dự án xây dựng công trình hạ tầng quốc gia, lợi ích công cộng.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác GPMB trên địa bàn tỉnh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác GPMB thu hồi đất phục vụ việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.

Đã tiến hành GPMB xong các công trình trọng điểm như: công trình dự án khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần; đường cao tốc Nam Định - Phủ Lý (theo hình thức BT và BOT); đường 486, đường 489, đường 490 C2, đường sắt Bắc Nam qua huyện Ý Yên; đường C8, N5, đường quốc lộ 37b. Nhất là đã tập trung giải quyết 04 hộ dân thuộc diện GPMB đường BT tại xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc đến nay đã GPMB xong. Trong năm 2013, các cấp, các ngành đặc biệt áp dụng nhân rộng, mở rộng GPMB theo mô hình nông thôn mới nhân dân góp đất mở đường, GPMB góp phần giảm tình hình khiếu kiện.

Đặc biệt là, từ năm 2010 đến nay, các cấp chinh quyền tỉnh Nam Định đã nhân rộng mô hình không áp dụng thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, mà vận động nông dân tự nguyện, chung tay góp đất, hiến đất xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh đã góp 2.809 ha đất nông nghiệp và hiến 200 ha đất thổ cư để làm được giao thông, thủy lợi nội đồng và đường giao thông nông thôn ở các xã xây dựng

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí