Giai Đoạn Từ Sau Ngày 15/10/1993 (Ngày Luật Đất Đai Năm 1993 Có Hiệu Lực Thi Hành) Đến Trước Ngày 01/7/2004 (Ngày Luật Đất Đai Năm 2003 Có Hiệu Lực

UBND tỉnh Hà Nam Ninh ban hành Quyết định 1087/QDD-UB về điều chỉnh, bổ sung đất kinh tế gia đình ở nhiều xã, thị trấn đã khấu trừ diện tích đất trên vào tiêu chuẩn đất % của chủ hộ được hưởng.

2.3.1.3. Giai đoạn từ sau ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành) đến trước ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành).

Trong quá trình áp dụng Luật Đất đai năm 1993, năm 1997 UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Chỉ thị số 53/CT-UB về tăng cường công tác quản lý đất đai. Theo đó, yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tập trung rà soát các hộ sử dụng đất không hợp pháp để lập phương án xử lý. Tuy nhiên, do không có cơ chế xử lý cụ thể về tiền đất mà các thôn, đội, các hợp tác xã đã thu nên công việc này không thực hiện được; đến nay hầu hết các hộ sử dụng đất không hợp pháp đều chưa được xử lý. Chính do VPPL đất đai không được ngăn chặn, xử lý kiên quyết nên vi phạm sau nghiêm trọng, phức tạp hơn vi phạm trước.

Năm 2002, UBND tỉnh có chỉ thị tăng cường quản lý chặt chẽ quỹ đất công. Theo đó UBND yêu cầu các HTX nông nghiệp, thôn đội đang quản lý đất công ích bàn giao cho UBND xã quản lý để cho hộ gia đình, cá nhân thuê sản xuất nông nghiệp, thu tiền khoán sản lượng vào ngân sách xã. Thực hiện chỉ thị này, nhìn chung đa số đất công ích được bàn giao cho UBND xã quản lý. Do việc giao ruộng theo Quyết định 115 năm 1992 của UBND tỉnh manh mún nên còn một phần đất công ích nằm rải rác ở ven các khu dân cư vẫn do các xóm, đội quản lý, tình trạng bán đất trái phép đã giảm, tuy nhiên vẫn còn diễn ra ở một số xã, thị trấn.

Từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2004 (gần 11 năm) có 23.818 hộ vi phạm, diện tích đất sử dụng không hợp pháp 9.691.047m2. Trong đó:

- Giao đất không đúng thẩm quyền 4.852 hộ, diện tích 628.148m2;

- 3.235 hộ dân lấn chiếm đất đai với diện tích 744.086m2;

- 15.451 hộ chuyển mục đích sử dụng đất sai pháp luật với diện tích 8.284.473m2;

- Vi phạm khác 280 hộ, diện tích đất 34.340m2.

Diễn biến loại VPPL đất đai này được thể hiện qua biểu đồ sau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


18000

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 11

9000000

16000

15451

8000000

14000

7000000

12000

6000000

10000

5000000

8000

4000000

6000

4852

3000000

Tổng DT đất (m2)

Hộ dân

4000

2000000

3235

2000

1000000

0

280

0

Giao đất Lấn chiếm không đúng đất đai thẩm quyền

Chuyển MĐSD đất sai pháp luật

Vi phạm

khác


Biểu đồ 2.3. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn từ 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành) đến trước ngày 01/7/2004 (ngày

Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành)

(Nguồn: Số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định)


Từ biểu đồ trên cho thấy loại vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật chiếm tỉ lệ cao nhất. Việc xử lý các vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn này thực hiện theo Nghị định số 04/CP ngày 10/01/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tại Nghị định này đã quy định cụ thể 14 hành vi vi phạm bị xử phạt. Tuy nhiên việc xử lý thấp, hầu hết các vi phạm vẫn tồn tại lại không được xử lý.

2.3.1.4. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) đến nay

Trong giai đoạn này được chia làm hai giai đoạn nhỏ với diễn biến tình hình VPPL đất đai có đặc trưng khác nhau.

a. Từ ngày 01/7/2004 đến ngày 17/7/2012 (ngày BCH tỉnh Đảng bộ có Nghị quyết chuyên đề về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh)

+ Trong giai đoạn này xuất hiện loại vi phạm mới trên diện rộng, đặc biệt là ở các huyện phía Nam sông Đào, đó là chuyển mục đích sử dụng đất trái phép đất lúa sang trồng hoa, cây cảnh hoặc nuôi trồng thủy sản. Loại vi phạm này diễn ra trên diện rộng, nhưng việc ngăn chặn, xử lý chậm và không hiệu quả.

+ Bên cạnh đó tình trạng các dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế được giao đất, cho thuê đất do không kiểm soát chặt chẽ nhu cầu sử dụng đất nên tình trạng để dự án chậm, treo khá phổ biến.

b. Giai đoạn từ ngày 17/7/2012 đến nay

Thực hiện Nghị quyết 17 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung ngăn chặn, xử lý khá kiên quyết các trường hợp VPPL đất đai tình trạng thôn đội bán đất trái phép và chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản cơ bản đã được ngăn chặn; chỉ còn diễn ra ở một số ít xã, thị trấn. Theo báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 17 của BCH tỉnh đảng bộ thì từ ngày 17/7/2012 đến 30/7/2014 có 427 hộ vi phạm với diện tích đất 21,9ha; trong đó:

- Giao đất không đúng thẩm quyền 87 hộ, diện tích 14.195m2.

- 58 hộ dân lấn chiếm đất đai với diện tích 16.815m2.

- 277 hộ chuyển mục đích sử dụng đất sai pháp luật với diện tích 187.214m2

- Vi phạm khác 05 hộ, diện tích đất 400m2 đều ở huyện Ý Yên (3 trường hợp tại xã Yên Tiến xây mở rộng mộ gia đình trên đất lúa; 02 hộ ở xã Yên Dương).

Diễn biến loại VPPL này được thể hiện qua biểu đồ sau


300

200000

187214

180000

250

160000


140000

200

120000

150

100000

80000

Hộ dân

Tổng DT đất

100

60000


40000

50

14195

16815

20000

0

0

Giao đất Lấn chiếm đất không đúng đai thẩm quyền

Chuyển MĐSD đất sai phép

400

Vi phạm khác


Biểu đồ 2.4. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn từ sau ngày 17/7/2012 đến 30/7/2014

(Nguồn số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cung cấp)

Từ biểu đồ trên cho thấy loại VPPL chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. So với giai đoạn trước đó (biểu đồ 2.3) thì các loại VPPL về đất đai có chiều hướng giảm (tính theo bình quân một năm. Ví dụ: Loại vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật giai đoạn 1993-2004 là 753.133m2/năm, nhưng giảm còn 93.607m2/năm trong giai đoạn 2012-2014).

Trong số các VPPL đất đai trong giai đoạn này đã được xử lý như sau:

- UBND cấp huyện, cấp xã đã xử lý cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng trái phép vi phạm quy hoạch, buộc san lấp trả lại mặt bằng đối với 89 trường hợp (Ý Yên 41 trường hợp; Vụ Bản 8 trường hợp; Nam Trực 21 trường hợp; Trực Ninh 3 trường hợp; Xuân Trường 8 trường hợp và thành phố Nam Định 8 trường hợp);

- Đang hoàn thiện phương án cưỡng chế 8 trường hợp (Nam Trực 5 trường hợp; thành phố Nam Định 3 trường hợp);

- Lập biên bản giữ nguyên hiện trạng 145 trường hợp (Ý Yên 7 trường hợp; Mỹ Lộc 78 trường hợp; Nam Trực 8 trường hợp; Trực Ninh 48 trường hợp; thành phố Nam Định 4 trường hợp);

- Chờ kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh 78 trường hợp tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh;

- Đang lập phương án xử lý 107 trường hợp (Mỹ Lộc 5 trường hợp; Vụ Bản 29 trường hợp; Nam Trực 18 trường hợp; Trực Ninh 44 trường hợp; Nghĩa Hưng 11 trường hợp);

- Đồng thời với xử lý người sử dụng đất vi phạm đã kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm bằng cả xử lý kỷ luật và xử lý hình sự. Trong các năm từ 2012 đến nay đã xử lý kỷ luật 14 cán bộ và 02 tập thể, gồm các xã: Hải Anh, Hải Hậu 4 cán bộ và 01 tập thể; tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường 6 cán bộ và 01 tập thể; tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực 02 cán bộ, tại xã Yên Đồng, huyện Ý Yên 02 cán bộ.

Đã truy tố, xét xử 2 vụ với 06 bị cáo trong vụ phạm tội tại xã Lộc An TP Nam Định, 03 bị cáo trong vụ phạm tội tại xã Nam Toàn. Đang hoàn tất hồ sơ truy tố: 03 bị can vi phạm trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký Thông tin nhà đất thành phố Nam Định và vụ phạm tội tại

phường Trần Tế Xương thành phố Nam Định; 03 bị can nguyên là Chủ tịch UBND, cán bộ Địa chính - Xây dựng và thủ quỹ UBND xã Liêm Hải huyện Trực Ninh.

Sau khi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 17, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn diễn ra ở một số xã, phường, thị trấn. Theo tổng hợp sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, từ 01/8/2014 đến 30/7/2015 toàn tỉnh có 163 trường hợp vi phạm với diện tích đất 82.060m2. Ở các xã, thị trấn thuộc huyện chủ yếu là hành vi chuyển mục đích trái pháp luật từ đất trồng lúa sang lập vườn, trồng hoa, cây cảnh và sang làm đất ở; còn

ở thành phố Nam Định chủ yếu là hành vi chiếm đất công xây nhà trái phép. Điển hình như ở huyện Nam Trực từ đầu năm 2015 đến tháng 9/2015 có 56 hộ vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang lập vườn; ở xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc trong năm 2015 có 50 hộ vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang làm nhà, làm xưởng sản xuất; ở thành phố Nam Định trong năm 2015 có 20 hộ chiếm dụng đất công chưa sử dụng để làm nhà trái phép vi phạm quy hoạch đô thị vv...

Việc ngăn chặn, xử lý của UBND các xã, phường, thị trấn nhìn chung chậm và chưa kiên quyết. Trong số 56 hộ vi phạm tại huyện Nam Trực đến nay mới xử lý buộc trả lại mặt băng được 20 hộ. 36 hộ còn lại vẫn chưa xử lý được; hay như ở xã Mỹ Thắng toàn bộ số hộ, vi phạm đến nay vẫn chưa được xử lý; ở thành phố Nam Định hiện mới cưỡng chế tháo dỡ được 07 hộ vv...

2.3.2. Một số vi phạm pháp luật đất đai điển hình trên địa bàn tỉnh Nam Định

Thứ nhất, giao đất không đúng thẩm quyền để làm nhà ở:

Đất giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân bao gồm các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc UBND cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm quyền giao đất được quy định như sau:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao

đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư;

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nói trên không được ủy quyền [27].

Tuy nhiên, thực tế thì tình trạng giao đất không đúng thẩm quyền lại diễn ra khá phổ biến trong gia đoạn trước khi có Nghị quyết 17 của BCH tỉnh đảng bộ, nhất là trước khi có Luật Đất đai năm 2003. Theo báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết 17 thì tổng số trường hợp sử dụng đất do được giao đất không đúng thẩm quyền để làm ở trên địa bàn tỉnh trước ngày 17/7/2012 chưa được xử lý là 11.604 hộ, diện tích đất sử dụng không hợp pháp 3.304/941m2

Phân theo thời điểm vi phạm gồm:

- Trước ngày 15/10/1993 có 3.421 hộ; diện tích đất 1.223.329m2.

- Từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 có 23.933 hộ; diện tích đất 9.691.047m2.

- Từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 17/7/2012, ngày Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh có 18.591 hộ; diện tích đất 4.696.360m2.

- Từ ngày 17/7/2012 đến tháng 7 năm 2014 có 427 hộ; diện tích đất 218.624m2

Tổng số tiền UBND các xã, phường, thị trấn; các hợp tác xã, thôn đội đã thu trái phép do giao đất không đúng thẩm quyền lên đến hơn 1.500 tỷ đồng. Việc thu tiền trái phép của UBND các xã, phường, thị trấn đa số được đưa vào ngân sách xã, phường, thị trấn nhưng được hạch toán vào các khoản không phải là tiền

sử dụng đất, theo quy định của Luật Ngân sách ngân sách cấp xã được hưởng 100%. Tuy nhiên có một phần không nhỏ số tiền thu được UBND cấp xã, Ban quản lý các HTX, các thôn đội để ngoài ngân sách; sử dụng luôn cho xây dựng các công trình công cộng của xã, HTX, thôn đội. Do không đưa vào ngân sách nên việc chi cho đầu tư không tuân theo quy định của pháp luật về đầu tư. Không ít nơi cán bộ cấp xã, HTX, thôn đội đã lợi dụng để tham nhũng, chiếm cho cá nhâ n. Nhiều xã, thị trấn đã phát sinh tố cáo đông người, cá biệt một số nơi đã trở thành điểm nóng về an ninh nông thôn. Điển hình như ở huyện Giao Thủy trong các năm từ 1998 đến năm 2000, đồng loạt 14/20 xã, thị trấn phát sinh tố cáo đông người, gay gắt, trong đó nội dung tố cáo UBND cấp xã, các HTX, thôn đội bán đất thu tiền trái phép và tham nhũng tiền bán đất là nội dung chính. Chính phủ ph ải trực tiếp chỉ đạo Thanh tra Chính phủ cùng UBND tỉnh tập trung chỉ đạo giải quyết, thành lập 15 đoàn thanh với số cán bộ tham gia thanh tra tới 160 người, hơn một năm mới thanh tra, kết luận, theo đó UBND 14 xã, các hợp tác xã, các thôn đội đã

bán đất trái phép cho 1.472 hộ với diện tích 258.865m2. Việc xử lý mất thời gian

dài hiện vẫn còn tồn tại 240 hộ chưa giải quyết xong, điển hình ở xã Yên Thắng huyện Ý Yên, năm 2005 đồng loạt 16 thôn trong xã đã bán đất cho 367 hộ với diện tích đất 9,7 ha, thu 11,21 tỷ đồng. Do vi phạm pháp luật đất đai đã dẫn đến tố cáo đông người, kéo dài nên tỉnh, huyện phải tập trung lực lượng giải quyết trong thời gian dài mới tạm ổn định; đã lập và phê duyệt phương án xử lý công nhận quyền sử dụng đất cho 272 hộ làm nhà ở, ngoài số tiền các thôn đội đã thu, số tiền phải thu thêm 1,5 tỷ đồng. Nhưng việc thu tiền xử lý rất khó khăn do các hộ đã nhận đất để sử dụng, chây ỳ không chịu nộp [38].

Nguyên nhân của loại vi phạm này là do:

+ Về khách quan:

Do tỉnh Nam Định thực hiện giao ruộng trước khi có Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993, nên Quỹ đất để lại sau khi giao ruộng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân vượt quá nhiều so với quy định của Nghị định 64/NĐ-CP. Trước khi UBND tỉnh ban hành quyết định 990/QĐ-UB ngày 27/9/1996 toàn bộ quỹ đất này

do các HTX nông nghiệp quản lý, sử dụng. Quyết định 990/QĐ-UB ngày 27/9/1996 quy định quỹ đất để lại phải chuyển giao cho UBND xã, thị trấn quản lý. Nhưng thực tế do việc thực hiện Quyết định này không nghiêm túc mà vẫn do các HTX, thôn đội quản lý; đây là nguyên nhân chính dẫn đến UBND cấp xã, các HTX, thôn, đội có điều kiện bán đất, thu tiền trái phép để xây dựng các công trình công cộng của xã, HTX, thôn, đội.

Do nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng công trình hạ tầng nông thôn rất lớn, nhưng nguồn lực hạn chế, gây áp lực cho UBND các xã, các thôn đội bán đất lấy tiền xây dựng công trình hạ tầng.

+ Về chủ quan:

Do ý thức chấp hành pháp luật đất đai của cán bộ UBND các xã, thị trấn và các thôn đội yếu kém, cố ý vi phạm pháp luật, ngoài ra còn do tâm lý phổ biến của cán bộ là vi phạm nhưng vì mục đích chung của xã, của cộng đồng.

Do sự buông lỏng quản lý của UBND cấp huyện, các ngành chức năng không thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền, nên vi phạm sau nghiêm trọng hơn vi phạm trước.

Dự báo xu hướng diễn biến của loại vi phạm này trong thời gian tới:

Hiện nay, sau khi hoàn thành dồn điền, đổi thửa quỹ đất công ích và đất quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được dồn đổi cơ bản, trong đó có đất quy hoạch giao đất ở; đây là tiền đề quan trọng để quản lý chặt chẽ quy đất này.

Tuy nhiên, do tình trạng nợ vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng nông thôn mới của UBND các xã, thị trấn đối với các công trình do UBND xã, thị trấn làm chủ đầu tư và các thôn, xóm đối với các công trình của thôn xóm như đường giao thông thôn, xóm, nhà văn hóa vv… khá phổ biến; nguồn lực để thanh toán gặp khó khăn, chủ yếu trông chờ nguồn lực đóng góp của nhân dân và nguồn lực chính là các khoản thu từ đất; Mặc khác, vẫn còn một diện tích không nhỏ đất công vẫn đang do thôn, xóm trực tiếp quản lý nên nếu không tăng cường quản lý chặt chẽ; ngăn chặn và xử lý kiên quyết vi phạm phát sinh thì trong một vài năm tới rất có thể sẽ tái diễn loại vi phạm này trên diện rộng.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí