Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 12

Thứ hai, sử dụng đất không đúng mục đích:

Tổng số hộ sử dụng đất không hợp pháp do chuyển mục đích không hợp pháp trước ngày 01/7/2014 là 17.481 hộ, diện tích đất sử dụng không hợp pháp 930 ha. Sử dụng đất không đúng mục đích gia tăng mạnh trong các năm từ năm 2000 trở lại đây, trong đó tập trung nhất là các năm từ 2000 đến năm 2010, khi phong trào trồng cây cảnh và nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao hơn nhiều làn so với trồng lúa phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các huyện phía Nam tỉnh. Phong trào

chuyển đất lúa sang trồng cây cảnh bắt đầu từ xã Điền Xá huyện Nam Trực, sau lan ra nhiều xã phía Bắc huyện Nam Trực rồi nhiều huyện khác với diện tích đất chuyển đổi khá lớn đến hàng trăm ha. Bên cạnh mô hình trồng cây cảnh, nhiều nơi nông dân chuyển đất lúa sang đào ao nuôi trồng thủy sản, làm trang trại, gia trại ngày càng gia tăng. Hầu hết các trường hợp này không làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; UBND các xã, thị trấn không ngăn chặn kịp thời, thậm chí nhiều nơi Đảng ủy, UBND xã ra nghị quyết cho chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cá biệt một số nơi, cán bộ, đảng viên vi phạm trước dẫn tới các hộ nông dân làm theo. Làn sóng vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra phổ biến trên địa bàn tỉnh và có xu hướng gia tăng. Nhiều xã, thị trấn dẫn đến khiếu tố đông người, điển hình là ở một số xã của huyện Nam Trực đã mất ổn định an ninh nông thôn.

Đến tháng 7 năm 2012, khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có nghị quyết 17- NQ/TU và UBND tỉnh có Kế hoạch số 54/KH-UBND; UBND các cấp, các ngành vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn tình trạng vi phạm này mới bước đầu được ngăn chặn. Tuy nhiên, còn một số xã, thị trấn tình trạng vi phạm vẫn còn diễn ra; điển hình như ở xã Nghĩa An và Hồng Quang của huyện Nam Trực, trong năm 2013 có hàng chục hộ vi phạm với diện tích đất hàng chục ha; UBND huyện Nam Trực phải tổ chức cưỡng chế san lấp trả lại mặt bằng như cũ.

Qua nghiên cứu các kết luận thanh tra về đất đai và tham khảo các báo cáo của Sở TN&MT có thể rút ra nguyên nhân của loại vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

* Về khách quan:

- Sau khi tỉnh Nam Định thực hiện xong việc giao ruộng ổn định lâu dài cho hộ nông dân thì trừ diện tích đất công ích do các thôn, xóm và UBND xã, thị trấn quản lý; đa số diện tích đất nông nghiệp được giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân. Hộ gia đình, cá nhân hoàn toàn tự chủ đối với diện tích đất nông nghiệp của mình, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp, bảo lãnh và để lại thừa kế quyền sử dụng đất.

Đồng thời với việc giao ruộng ổn định, lâu dài, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân; cơ chế quản lý trong hợp tác xã nông nghiệp đã thay đổi hẳn so với thời kỳ thực hiện cơ chế quan liêu, bao cấp. Hộ nông dân hoàn toàn làm chủ trên thửa ruộng của mình, hợp tác xã chỉ còn là tổ chức kinh tế làm dịch vụ ở một số khâu trong quy trình sản xuất nông nghiệp, nhưng trong thực tế chỉ có một số ít hợp tác xã làm khá tốt chức năng dịch vụ còn đa số các hợp tác xã nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu này. Do thay đổi cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp nên hộ nông dân toàn quyền trong việc lựa chọn mô hình, cách thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; họ tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, sản xuất của mình.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là chuyên trồng lúa nước có thu nhập không cao. Trong sản xuất nông nghiệp trình độ thâm canh cùng với sự đổi mới về giống, chăm sóc, trừ sâu nhiều năm quan đã đưa năng suất lúa tăng nhanh và đã tiệm cận đến “ngưỡng trần của năng suất lúa”; việc tiếp tục tăng năng xuất để tăng thu nhập là rất khó khăn. Thói quen sử dụng phân hữu cơ trong nhiều năm trở lại đây cộng với xung đột lợi ích giữa thủy điện và sản xuất nông nghiệp ngày càng gay gắt. Phù sa từ thượng nguồn bổ sung cho tầng đất canh tác ngày càng ít, do vậy đã làm “chai” lớp đất mặt nên chi phí cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chuyên trồng lúa ngày càng cao. Người nông dân chuyên trồng lúa thu được lãi rất thấp, thậm chí chỉ “lấy công làm lãi”. Nhiều nơi nông dân không canh tác, cho mượn, cho thuê ruộng, thậm chí một số nơi bỏ hoang không cấy vì cấy lúa bị lỗ (ở tỉnh Nam Định

mặc dù là tỉnh có năng suất lúa rất cao, nhưng giá trị sản lượng theo báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2014 thì giá trị sản lượng lúa chỉ đạt 90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- 95 triệu đồng/01 ha).

Trong khi đó nếu chuyển cùng một đơn vị diện tích đất trồng lúa đó sang lập vườn trồng cây cảnh hoặc đào ao, đầm nuôi trồng thủy sản sẽ đem lại giá trị kinh tế rất cao, lãi suất rất lớn (theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thì giá trị thu nhập từ hoạt động trồng cây cảnh gấp 10 lần trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích; còn giá trị thu nhập của nuôi trồng thủy sản trung bình đạt 250.000.000 đồng/ đến 300.000.000 đồng/01 ha; gấp 2-3 lần thu nhập của trồng lúa). Chính vì thế người nông dân muốn chuyển đất trồng lúa giá trị sản lượng thấp sang lập vườn trồng cây cảnh hoặc đào ao nuôi trồng thủy sản.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 12

* Về chủ quan:

- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của cán bộ UBND các xã, thị trấn còn yếu kém; nhiều nơi có tư tưởng muốn phát triển KT-XH một cách nhanh chóng, không theo quy hoạch, kế hoạch. Phát triển “bằng mọi giá” nên đã không chấp hành quy định của pháp luật đất đai, tổ chức cho chuyển đổi đất trồng lúa sang lập vườn, trồng hoa, cây cảnh hoặc đào ao nuôi trồng thủy sản không đúng thẩm quyền hoặc đã buông lỏng quản lý để cho các hộ nông dân tùy tiện chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang lập vườn trồng hoa, cây cảnh hoặc đào ao, hồ nuôi trồng thủy sản. Một tỷ lệ không nhỏ diện tích đất tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất không nằm trong quy hoạch chuyển đổi, quy hoạch sử dụng đất.

- UBND các huyện, các phòng, ban chức năng của cấp huyện chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các xã, thị trấn có vi phạm xảy ra. Nhất là chưa có cơ chế và chưa kiên quyết xử lý trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã, xóm vi phạm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý để xảy ra vi phạm nên vi phạm tiếp tục phát sinh trên diện rộng, nhiều nơi phức tạp, kéo dài. Chính vì UBND cấp huyện không ngăn chặn và xử lý kịp thời trách nhiệm người đứng đầu cấp xã trong việc vi phạm hoặc để xảy ra vi phạm không ngăn chặn, xử lý nên UBND các xã, phường, thị trấn có tư tưởng

“nhờn luật”, thường dựa vào nghị quyết sai trái của tập thể (cấp ủy, HĐND xã, phường, thị trấn, Nghị quyết của chi bộ) để che chắn, làm chỗ dựa cho hành vi vi phạm của mình.

Dự báo xu hướng diễn biến của loại vi phạm này trong thời gian tới:

Từ phân tích nguyên nhân của loại vi phạm này trong thời gian qua; nhận thấy: Loại vi phạm này luôn tiềm ẩn khả năng phát sinh trong thời gian tới vì nó có đặc điểm là khách thể của vi phạm là diện tích đất đã được giao ổn định, lâu dài cho hộ nông dân. Hộ gia đình, cá nhân được giao ruộng hoàn toàn chủ động trong canh tác đối với thửa đất của mình, việc chuyển đất trồng lúa sang lập vườn, đào ao của mỗi hộ diễn ra hàng ngày rất khó kiểm soát. Trong khi mà tâm lý chung của người nông dân là nếu họ thấy làm gì có lợi trước mắt thì họ sẵn sàng làm, dễ dàng bỏ qua quy định của pháp luật. Nếu chính quyền buông lỏng quản lý thì loại vi phạm này sẽ rất dễ phát sinh và phát triển; một hộ vi phạm không bị ngăn chặn, xử lý kiên quyết thì những hộ khác sẵn sàng làm theo dẫn tới tình trạng “lấm chân cả làng” sẽ rất khó xử lý.

Thứ ba, loại vi phạm lấn, chiếm đất:

Theo kết quả thanh tra, kiểm tra của các huyện, thành phố và của Sở Tài nguyên & Môi trường thì trong các năm từ 2010 đến nay loại vi phạm lấn chiếm đất đai có 1.676 hộ với diện tích 20,6 ha; trong đó có 02 doanh nghiệp lấn đất với diện tích 14.936m2 vào diện tích đất chưa sử dụng. Đối với hộ gia đình, cá nhân tình trạng chiếm đất công chưa sử dụng chủ yếu xây ra ở thành phố Nam Định, ở các phường ven đô và ở các thị trấn, ở một số xã phát triển tiểu thu công nghiệp. Một số

đối tượng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của UBND phường, xã, thị trấn đối với các khu đất trống được quy hoạch để xây dựng công trình công cộng, nhưng do chưa có vốn đầu tư nên chưa sử dụng đã chiếm dụng xây nhà ở. Trong các đối tượng chiếm dụng có một số là thương binh nặng hoặc đối tượng "đầu gấu" nên UBND các phường, xã né tránh, ngại va chạm nên không xử lý. Mặt khác, việc xây dựng nhà của các đối tượng này chủ yếu là nhà tạm hoặc bán kiên cố, thời gian xây dựng rất ngắn, xây dựng không vào giờ hành chính đến khi chính quyền phát hiện

thì đã xây dựng xong, đặt vào tình trạng "đã rồi". Điển hình là vụ việc một số đối tượng xây dựng nhà trái phép trên khu đất giao cho Sở Văn hóa thể thao từ năm 2008 tại phường Thống Nhất thành phố Nam Định, nhưng chưa xây dựng công trình, khi làm đường 52 mét đã lấy đa số để làm đường nên chỉ còn lại 500m2. Tháng 10 năm 2014, một số đối tượng đã thuê thợ xây 7 ngôi nhà tạm, khi UBND phường tiến hành kiểm tra lập biên bản thì chỉ có thợ xây, chủ xây nhà không xuất hiện, không thừa nhận. Việc lập biên bản vi phạm hành chính không thực hiện

được. Trước tình hình đó UBND thành phố đã liên tục đăng tin trên Đài truyền hình, Đài phát thanh yêu cầu chủ hộ đến trụ sở UBND phường Thống Nhất để làm việc, nhưng các chủ hộ vẫn không đến làm việc và thừa nhận tài sản của mình. Sau đó UBND thành phố chỉ đạo UBND phường tổ chức cưỡng chế tháo dỡ.

Ở khu vực nông thôn thì sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất công ích được dồn đổi, quy gọn thành các vùng tập trung và được quản lý ngày càng chặt chẽ hơn nên tình trạng lấn chiếm đất công gần như ít xảy ra. Theo số liệu tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở TN&MT từ năm 2010 đến 2014 không có trường hợp nào lấn, chiếm đất mà được phát hiện.

Tuy loại vi phạm lấn, chiếm đất trong các năm gần đây không phổ biến, nhưng các trường hợp lấn chiếm đất công từ nhiều năm trước chưa bị xử lý cũng còn khá nhiều. Theo số liệu tổng hợp của Sở TN&MT Nam Định thì toàn tỉnh hiện còn 10.593 hộ lấn chiếm đất với diện tích đất sử dụng không hợp pháp 224,2 ha từ trước năm 2010, nhưng chưa bị xử lý. Việc xử lý các trường hợp này gặp nhiều vướng mắc vì họ đã lấn chiếm đất xây dựng công trình để sử dụng qua nhiều năm. Đối với những trường hợp đất sử dụng phù hợp quy hoạch thì việc xử lý hợp pháp hóa vướng mắc về cơ chế thu tiền sử dụng đất do các văn bản hướng dẫn của Trung ương đều quy định thu tiền theo giá đất tại thời điểm hợp pháp hóa với số tiền thu của một hộ khá lớn, các chủ hộ không chịu thực hiện. Đối với các hộ đất lấn chiếm vi phạm quy hoạch theo quy định của pháp luật phải thu hồi đất, tháo dỡ công trình, tuy nhiên việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến loại vi phạm lấn, chiếm đất hiện nay chủ yếu là do:

- Các khu đất công chưa sử dụng nhưng UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức được giao đất chưa có biện pháp bảo vệ, buông lỏng quản lý. Khi có vi phạm xảy ra chính quyền cơ sở không ngăn chặn kịp thời, xử lý không kiên quyết;

- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các đối tượng vi phạm yếu kém, một số trường hợp lấn chiếm đất xây dựng nhà bán cho những hộ gia đình, cá nhân có nhu câu bức bách về nhà ở với giá rẻ để kiếm lời, người mua biết là đất lấn chiếm nhưng "tham rẻ" nên vẫn mua.

Dự báo trong thời gian tới loại vi phạm này không diễn ra phổ biến về số lượng vụ vi phạm, không xảy ra nhiều là ở địa bàn thành phố Nam Định mà tập trung chính là ở các phường, xã ngoại thành. Loại vi phạm này nếu không được ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh mà để cho đối tượng vi phạm xây dựng hoàn thiện công trình thì việc xử lý tháo dỡ sẽ rất khó khăn, phức tạp và tốn kém.

Thứ tư, các dự án đầu tư không sử dụng đất được giao, thuê quá 12 tháng từ ngày được giao đất, tiến độ đầu tư chậm quá 24 tháng so với dự án đầu tư.

Theo kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường trong các năm từ 2010 đến 2014 thì có 26 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng đất hoặc tiến độ đầu tư chậm quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.

Trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành chưa có quy định cụ thể về xác định nhu cầu sử dụng đất. Chưa có quy định về ký quỹ khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Việc xác định nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư có sử dụng đất bị buông lỏng nên nhiều dự án không có tính khả thi vẫn được giao đất. Cá biệt một số chủ đầu tư lợi dụng lập dự án "ma" để xin đất sau đó không đầu tư mà chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác để kiếm lời, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý đối với các dự án "chậm, treo" rất khó khăn, do theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 năm 2004 của Chính phủ thì phải thanh toán giá trị tài sản, giá trị đầu tư vào đất cho chủ đầu tư trong khi ngân sách không có khả năng thanh toán, hơn nữa nếu ngân sách nhà nước có thanh toán để thu hồi đất mà không có dự án mới vào đầu tư thì đất tiếp tục lại bỏ hoang và câu chuyện "chậm, treo" vẫn đi vào vòng luẩn quẩn.

Theo Sở TN&MT tỉnh Nam Định thì trong 5 năm từ 2010-2014, trong số 26 dự án chậm, treo được phát hiện, kết luận mới chỉ thu hồi được 20 dự án trong trường hợp đã có dự án khác vào thay thế, đa số các dự án còn lại vẫn tiếp tục trong tình trạng để đất hoang hoặc chậm tiến độ đầu tư. Điển hình là dự án đầu tư xây dựng khu khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí do công ty cổ phần tập đoàn Năm Sao là chủ đầu tư, được thuê 16 ha đất thuộc xã Mỹ Tân, giáp quốc lộ 10, gần đầu cầu Tân Đệ từ năm 2004, đến nay đã 10 năm mà Công ty mới chỉ san lấp mặt bằng, không xây dựng, để hoang cho cỏ mọc gây lãng phí rất lớn. Các cơ quan chức năng đã kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính những vẫn chưa thu hồi được đất.

Nguyên nhân của loại vi phạm này là do:

- Nguyên nhân khách quan:

Trong những năm gần đây suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước đã tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc bị thua lỗ giải thể giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đát, cần chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất đai đã được Nhà nước cho thuê.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê đất hàng năm chi được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, cho tổ chức kinh tế trong nước, hộ gia đình, cá nhân khác để tiếp tục thực hiện dự án trong thời hạn thuê đất còn lại. Trong khi doanh, nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa đầu tư xây dựng hết các hạng mục công trình như dự án đầu tư và mặt bằng quy hoạch chi tiết được phê duyệt khi được giao đất, cho thuê đất nên không đủ điều kiện chuyển nhượng. Trường hợp này theo quy định tại Luật Đất đai và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai sẽ bị thu hồi đất, việc thanh toán giá trị tài sản còn lại và giá trị đầu tư vào đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất thanh toán, sau đó tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Nhưng nguồn tài chính để Trung tâm Phát triển quỹ đất rất khó khăn, doanh nghiệp không thể chờ đợi được; bởi vậy họ chọn cách làm vi phạm pháp luật để nhanh chóng thu hồi vốn

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, do ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp yếu kém, biết là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện vì quyền lợi của mình;

Thứ hai,do sự buông lỏng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các cấp mà trước hết là buông lỏng trong việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, năng lực tài chính của chủ đầu tư xin thuê đất nên nhiều dự án không có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án, xin thuê đất để đầu cơ nhưng vẫn được cho thuê đất. Không ngăn chặn kịp thời và khi vi phạm xảy ra, không xử lý kiên quyết, nghiêm minh; dẫn đến vi phạm trước không được xử lý kéo theo vi phạm sau tiếp diễn.

Dự báo xu hướng diễn biến của loại vi phạm này trong thời gian tới.

Theo quy định tại Điều 64 của Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai trong 09 trường hợp, trong đó có trường hợp:

Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này, hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng [25, Điều 64].

Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này gặp nhiều khó khăn bởi theo quy định trên thì trước hết chủ đầu tư phải nộp đơn xin gia hạn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn 24 tháng, xác định và thu nghĩa vụ tài chính, công việc này thực hiện theo trình tự khá phức tạp và hiện nay chưa có chế tài cho việc cố tình không nộp đơn xin gia hạn. Còn tại Điều 66 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định đối với trường hợp này cơ quan tài nguyên và môi trường phải tổ chức

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí