Một Số Tồn Tại, Khuyết Điểm Trong Công Tác Quản Lý Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định

nông thôn mới. Áp dụng mô hình này để làm điểm cho Dự án tỉnh lộ 486, từ đó nhân rộng mô hình này cho toàn tỉnh. Từ cách làm này đã gần như chấm dứt khiếu kiện trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

Thứ bảy, thực hiện dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp

Theo báo cáo tổng kết dồn điền đổi thửa của tỉnh Nam Định năm 2014, thì toàn tỉnh đã thực hiện dồn đổi xong 98,7% số thôn xóm trên phạm vi toàn tỉnh thuộc diện dồn điền, đổi thửa. Công tác dồn điền, đổi thửa đã đạt được các mục tiêu đề ra: Giảm tối đa số thửa ruộng của 01 hộ, bình quân toàn tỉnh chỉ còn 2 thửa/hộ, ở nhiều xã chỉ còn 01 thửa/01 hộ. Đã dồn đổi để xây dựng được các vùng sản xuất tập trung có diện tích lớn tạo điều kiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đã xây dựng được 150 cánh cánh đồng mẫu lớn với quy mô 30 ha trở lên/1 cánh đồng, phục vụ chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Dồn gọn quỹ đất công để thực hiện quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng nông thôn và tăng cường quản lý đất công, khai thác nguồn lực từ quỹ đất này cho ngân sách. Đã vận động nông dân tự giác góp một phần diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng với tổng số 2902 ha đất trên toàn tỉnh để tạo quỹ đất chỉnh trang đường giao thông, thủy lợi nội đồng, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Thứ tám, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường về thì từ năm 2010 đến 2014, toàn tỉnh tiến hành 42 cuộc thanh tra, kiểm tra theo chương trình kế hoạch thanh tra và thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 12,26 ha sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả; 4,34 ha đất chuyển nhượng trái phép; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất diện tích 109,88 ha; lấn chiếm 1,08 ha; chậm đưa đất vào sử dụng 1,5 ha; không còn nhu cầu sử dụng đất diện tích 17 ha. Đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 15,63 ha và UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi 12,9 ha đất; Chánh Thanh tra Sở TN&MT đã ra quyết định xử phạt VPHC về lĩnh vực đất đai đối với 27 đơn vị với số tiền 207,95 triệu đồng.

Thứ chín, đã tập trung giải quyết dứt điểm, hiệu quả các khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

Các cấp, các ngành đã xác định giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất; đồng thời góp phần đảm bảo anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

UBND cấp xã đã coi trọng việc chỉ đạo hòa giải các tranh chấp đất đai, phát huy vai trò của tổ hoà giải và chính quyền cơ sở, qua đó đã góp phần giải quyết được nhiều vụ việc tranh chấp đất đai ngay từ cơ sở.

Thứ mười, đã tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai

UBND tỉnh đã có quyết định công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, bãi bỏ, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TN&MT. Trên cơ sở đó Sở Tài nguyên & Môi trường đã có quyết định quy định thời gian giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm Giao dịch hành chính 01 cửa thuộc Sở phân định thời gian cho từng đơn vị có liên quan. Thời gian giải quyết 01 thủ tục giao đất, cho thuê đất từ tối đa 55 ngày xuống còn 20 ngày cho 01 hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho cơ quan, tổ chức từ 28 ngày xuống 18 ngày cho 01 hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai ở tỉnh và các huyện, thành phố theo cơ chế “Một cửa” ngày càng đi vào nề nếp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, công dân giải quyết các thủ tục về đất đai, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tăng cương thu hút đầu tư của tỉnh. Chỉ số tiếp cận đất đai trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 đứng thứ 19 toàn quốc, năm 2014 vươn lên đứng thứ 14 toàn quốc.

Sở tài nguyên & Môi trường tăng cường ứng dụng tin học trong quản lý đất đai của toàn tỉnh. Đã tiếp nhận đào tạo và chuyển giao thành công phần mềm viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kết nối từ bản đồ số, lập sổ địa chính, sổ mục kê và viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất 10 huyện, thành phố và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở, góp

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 10

phần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận cho cơ quan tổ chức và hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định đồng thời chuẩn bị để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai.

Sở TN&MT đã nâng cấp website của Sở, bước đầu cung cấp dữ liệu đồ họa, cung cấp bản đồ hành chính kinh tế và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân qua website; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực quản lý đất đai và các văn bản hướng dẫn về đất đai đăng tải trên trang tin điện tử của Sở TN&MT. Trang thông tin điện tử của Sở TN&MT cũng thông báo, trả lời kết quả xử lý hồ sơ công việc tại Trung tâm giao dịch Một cửa của Sở TN&MT, góp phần vào việc cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. Sở TN&MT hiện đang triển khai làm điểm việc điều hành công việc trên phần mềm ISOONLINE.

2.2.2.2. Một số tồn tại, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Nhiều địa phương còn buông lỏng quản.lý nhà nước về đất đai. Sự phối kết hợp của UBND các cấp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai vẫn còn chưa tốt, chưa phát huy tốt vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức thành viên của MTTQ và nhân dân đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai,

- Một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai chậm triển khai, kết quả còn hạn chế như: cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ quan, tổ chức; lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án xử lý các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp; phát hiện xử lý vi phạm pháp luật đất đai mới phát sinh chưa kịp thời, chưa kiên quyết, sau khi có Nghị quyết 17 một số xã, phường thị trấn vẫn để cho vi phạm pháp luật đất đai phát sinh với 427 trường hợp; trong đó đáng chú ý vẫn còn có 87 hộ được giao đất không đúng thẩm quyền với diện tích 14.195 m2; UBND một số xã, phường, thị trấn chưa kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm mới phát sinh; Chưa kiên quyết xử lý được trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, công chức địa chính trực tiếp quản lý ở nơi để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai sau Nghị quyết 17; nhất là đối với người có chức vụ giao đất không đúng thẩm quyền.

- Kinh phí đầu tư cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập cơ sở dữ liệu về đất đai còn rất hạn chế; việc đăng ký, cập nhật biến động đất đai chưa được chú trọng nên tình trạng bất cập giữa bản đồ, hồ sơ địa chính với thực tế sử dụng đất còn khá phổ biến, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.

2.3. Thực trạng vi phạm pháp luật đất đai và việc xử lý các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

2.3.1. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định qua các thời kỳ áp dụng các Luật Đất đai

VPPL đất đai tùy thuộc vào quy định của pháp luật đất đai qua từng thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau Luật Đất đai có quy định khác nhau về vi phạm pháp luật đất đai và hình thức, biện pháp xử lý. Do đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nam Định, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh qua các thời kỳ ngoài các đặc điểm chung của toàn quốc cũng có những diễn biến và đặc điểm riêng. Trên địa bàn tỉnh Nam Định tính đến ngày 30/7/2015 có 46.372 trường hợp sử dụng đất do vi phạm pháp luật đất đai chưa bị xử lý với diện tích đất 1.582,9 ha, bao gồm 4 loại hình vi phạm chủ yếu sau:

- Giao đất không đúng thẩm quyền: Trước ngày 30/7/2015 toàn tỉnh có 11.604 trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền với diện tích đất 330 ha, chiếm 25% tổng số hộ vi phạm; chiếm 20 % diện tích đất vi phạm;

- Sử dụng đất không đúng mục đích 18.700 hộ; diện tích đất sử dụng không hợp pháp 937,7 ha, chiếm 40,3% tổng số hộ vi phạm, chiếm 59,2% tổng diện tích đất vi phạm.

- Lấn, chiếm đất 10.593 hộ, diện tích đất sử dụng không hợp pháp 224,2 ha, chiếm 22,8% tổng số hộ vi phạm, chiếm 14,1% tổng diện tích đất vi phạm;

- Vi phạm khác (gồm chuyển nhượng, cho thuê lại trái pháp luật; không sử dụng đất được giao, thuê quá 12 tháng từ ngày được giao đất, tiến độ đầu tư chậm quá 24 tháng so với dự án đầu tư vv…) 5.475 hộ, diện tích đất sử dụng không hợp pháp 90,4 ha; chiếm 11,9% tổng số hộ vi phạm, chiếm 22,19% tổng diện tích đất vi phạm.

(Chi tiết ở từng huyện, thành phố như phụ lục số 02- Biểu tổng hợp tình hình sử dụng đất không hợp pháp do vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định trước ngày 30/7/2015 - Nguồn số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cung cấp).


5475

11604

18700

Giao đất không đúng thẩm quyền 11.604 hộ=25%


Sử dụng đất không đúng mục đích18.700 hộ=40,3%


Lấn, chiếm đất 10.593 hộ=22,8%

Vi phạm khác 5.475 hộ=11,9%

0593


Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các loại vi phạm pháp luật đất đai đến 30/7/2015


* Về thời điểm vi phạm:

- Trước ngày 15/10/1993: Tổng số 3.421 hộ, diện tích sử dụng không hợp pháp 1.223.329m2;

- Từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành): 23.818 hộ, diện tích đất sử dụng không hợp pháp 9.691.047m2;

- Từ sau ngày 01/7/2004 đến ngày 17/7/2012 (ngày Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ ban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý đất đai): 18.411 hộ, diện tích đất sử dụng không hợp pháp 4.696.410m2;

- Từ sau ngày 17/7/2012 đến 30/7/2015: 730 hộ, diện tích đất sử dụng không hợp pháp 218.574m2.


30000

25000

20000

15000

10000

5000

0


Trước ngày

15/10/1993


Từ ngày

15/10/1993

đến ngày

01/7/2004


Từ sau ngày 01/7/2004 đến ngày 17/7/2012


Số hộ vi phạm


Từ sau ngày 17/7/2012 đến

30/07/2014


Biểu đồ 2.2. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai theo thời gian

(Nguồn số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cung cấp)


Từ biểu đồ trên cho thấy VPPL đất đai trong giai đoạn từ 15/10/1993 đến ngày 01/7/2004 (thời kỳ áp dụng Luật Đất đai 1993) có chiều hướng gia tăng, nhưng có xu hướng giảm dần sau đó, giảm mạnh từ sau 17/7/2012.

* Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai qua các giai đoạn:

2.3.1.1. Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1987

Trong giai đoạn này chưa có Luật Đất đai; quản lý nhà nước về đất đai thực hiện theo Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.

Cơ chế quản lý đất đai giai đoạn này ảnh hưởng nặng nề của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp. Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 quy định “Toàn bộ ruộng đất trong cả nước đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung nhằm đảm bảo ruộng đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Trong giai đoạn này, hầu hết quỹ đất nông nghiệp đều do các HTX nông nghiệp quản lý, sử dụng, thực hiện cơ chế khoán theo Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là khoán 100); việc khoán sản phẩm mới chỉ theo từng khâu công việc; quyền sử dụng đất vẫn là của HTX nông nghiệp - chế độ sở hữu đất đai là sở hữu tập thể, hộ xã viên không có quyền sử dụng đất. Cơ chế khoán 100 ra đời

đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, bước đầu giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, năng xuất lao động trong nông nghiệp tăng nhanh, năng suất, sản lượng lúa tăng khá mạnh. Tuy nhiên, cơ chế khoán 100 vẫn ảnh hưởng nặng nề của cơ chế hành chính, bao cấp. Cơ chế quản lý của HTX nông nghiệp giai đoạn này đã dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” trong các HTX nông nghiệp đã trở lên trầm trọng, người nông dân không thiết tha với ruộng đất của HTX, chỉ chăm chút cho thửa ruộng % của mình.

Chính bởi đặc điểm này, trong giai đoạn này VPPL đất đai chủ yếu là việc HTX nông nghiệp giao đất cho hộ gia đình làm nhà ở không đúng thẩm quyền và hộ gia đình xã viên lấn, chiếm đất của HTX. Mua, bán, chuyển nhượng ruộng đất trái phép. Tình trạng các đội trưởng sản xuất cũng giao, cấp đất cho hộ xã viên làm nhà ở diễn ra khá phổ biến, ruộng đất của HTX bị giao, lấn chiếm nhiều.

Văn bản về xử lý đối với vi phạm pháp luật đất đai thời kỳ này rất sơ sài, không có Nghị định của Chính phủ quy định mà chỉ được đề cập chung chung tại điểm 2 Mục VIII của Quyết định 201/CP và Thông tư số 55/ĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn cách giải quyết các trường hợp sử dụng ruộng đất không hợp pháp, không hợp lý; chủ yếu là hướng dẫn giải quyết đối với diện tích đất sử dụng không hợp pháp, không hợp lý. Số lượng hộ vi phạm trong giai đoạn này rất lớn nhưng không được xử lý. Sau đó khi thực hiện việc đăng ký đất đai theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ đã cơ bản hợp pháp hóa và đăng ký vào sổ đăng ký ruộng đất.

2.3.1.2. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1987 đến khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành (từ ngày 08/1/1988 đến 15/10/1993).

Luật Đất đai năm 1987 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987, đây là Luật Đất đai đầu tiên có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 01 năm 1998. Luật Đất đai năm 1987 cụ thể hóa Điều 19 và Điều 20 của Hiến pháp năm 1980; đồng thời thể hiện quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của cơ chế quan liêu bao cấp nên các quan hệ đất đai cũng mang nặng tính chất quan liêu, bao cấp. Luật quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp. xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân dưới đây gọi là người sử dụng đất để sử dụng ổn định, lâu dài”. Tuy nhiên Luật Đất đai năm 1988 chỉ quy định người sử dụng đất dược quyền sử dụng đất và hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; không được chuyển quyền sử dụng đất. Luật này không xác định đất có giá và không quy định về quyền chuyển quyền sử dụng đất. Chính vì những quy định của Luật Đất đai năm 1987 như vậy nên dẫn tình trạng hộ gia đình muốn chuyển nhượng một thửa đất ở phải làm lều tạm rồi bán lều tạm đó với giá trị rất lớn mà thực chất là bán đất.

Ngày 01/11/1991, UBND tỉnh Hà Nam Ninh ban hành Quyết định 745/QĐUB quy định về thu tiền bồi thường thiệt hại khi giao đất để xây dựng cơ bản, làm nhà ở; theo đó quy định thu tiền khi giao đất theo vị trí đất và khả năng sinh lời, giống như quy định về thu tiền sử dụng đất sau này. Từ sau khi có quyết định này, khi các xã, phường, thị trấn, HTX, xóm đội giao đất không đúng thẩm quyền đều thu tiền của người được giao đất, thậm chí còn thu cao hơn mức quy định tại Quyết định 745.

Ngày 15/02/1992 UBND tỉnh Hà Nam Ninh ban hành Quyết định 115/QĐ-UB về đổi mới tổ chức,quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có nội dung giao ruộng đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho hộ nông dân. Do tổ chức giao ruộng khi Chính phủ chưa có quy định nên việc giao ruộng còn nhiều tồn tại, khuyết điểm trong đó nổi bật là quỹ đất nông nghiệp để lại sau giao ruộng ổn định cho hộ nông dân quá lớn, trung bình toàn tỉnh hơn 20%, hầu hết do hợp tác xã và các thôn đội quản lý, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ quản lý được một phần nhỏ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng giao đất, bán đất công, thu tiền trái phép. Chính bởi vậy, trong giai đoạn này vi phạm pháp luật đất đai phổ biến vẫn là Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã, đội sản xuất giao, cấp đất không đúng thẩm quyền và lấn, chiếm đất của hợp tác xã, chuyển nhượng đất trái phép.

Việc xử lý vi phạm trong giai đoạn này thông qua việc lập phương án xử lý chung cho địa bàn HTX và xã, nội dung phương án xử lý chủ yếu là “Hợp pháp hóa quyền sử dụng đất’’. Trong phương án xử lý có ghi hình thức thu hồi đất nhưng chủ yếu lại là giao khoán trở lại cho chủ hộ diện tích đất thu hồi. Sau đó đến năm 1988,

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí