Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ MINH LƯỢNG


Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ MINH LƯỢNG


Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHO THÌN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Vũ Minh Lượng

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 8

1.1. Vi phạm pháp luật đất đai 8

1.1.1. Vi phạm pháp luật 8

1.1.2. Vi phạm pháp luật đất đai 11

1.2. Hình thức, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đất đai 23

1.2.1. Hình thức, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn trước

khi có Luật Đất đai năm 1987 23

1.2.2. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực thi hành (ngày 08/01/1988) đến khi Luật Đất đai năm 2003 hết hiệu lực thi hành (đến

trước ngày 01/7/2014) 25

1.2.3. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2014) đến nay 39

Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

NAM ĐỊNH 52

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định 52

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 52

2.1.2. Đặc điểm xã hội, nhân văn 52

2.1.3. Đặc điểm kinh tế 53

2.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định 54

2.2.1. Thực trạng về hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý đất đai của tỉnh

Nam Định 54

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên

địa bàn tỉnh Nam Định 61

2.3. Thực trạng vi phạm pháp luật đất đai và việc xử lý các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định 69

2.3.1. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định qua

các thời kỳ áp dụng các Luật Đất đai 69

2.3.2. Một số vi phạm pháp luật đất đai điển hình trên địa bàn tỉnh Nam Định 78

2.4. Nguyên nhân chung của vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn

tỉnh Nam Định 91

2.4.1. Nguyên nhân từ đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của Nam Định 91

2.4.2. Những nguyên nhân khác 93

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 95

3.1. Quan điểm và định hướng chung 95

3.2. Các giải pháp nhằm ngăn chặn và khắc phục vi phạm pháp luật

đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định 96

3.2.1. Các giải pháp trước mắt 96

3.2.2. Các giải pháp cơ bản, lâu dài 98

3.2.3. Các giải pháp cụ thể đối với các loại vi phạm pháp luật điển hình trên

địa bàn tỉnh Nam Định 103

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

DANH MUC CÁ C KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT



Ký hiệu viết tắt

Từ viết tắt

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

ĐHQGHN

Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nôị

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTGDQD

Hệ thống giáo dục quốc dân

KTXH

Kinh tế - Xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

Nghị định

NNL

Nguồn nhân lực

Nxb

Nhà xuất bản

QH

Quốc hôị

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

Sở TN&MT

Sở Tài nguyên và Môi trường

TT

Thông tư

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VPHC

Vi phạm hành chính

VPPL

Vi phạm pháp luật

GSTSKH

Giáo sư - Tiến sỹ khoa học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 1

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ



Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1.

Tỷ lệ các loại vi phạm pháp luật đất đai đến 30/7/2015

70

Biểu đồ 2.2.

Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai theo thời gian

71

Biểu đồ 2.3.

Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn từ 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành) đến trước ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai năm

2003 có hiệu lực thi hành)


75

Biểu đồ 2.4.

Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn từ sau ngày 17/7/2012 đến 30/7/2014


76

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nhân tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai còn là nguồn lực to lớn để phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt, các quan hệ đất đai tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội; chính sách, pháp luật về đất đai có vai trò quan trọng, góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an ninh - quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, nhất là cho các mục đích phi nông nghiệp gây ra áp lực không nhỏ đến tài nguyên đất đai, đòi hỏi phải sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả.

Ngày 12/03/2003, tại kỳ họp thứ 7 (khoá IX) Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện Nghị quyết này, ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004. Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) và Luật Đất đai năm 2003, đất nước ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường vv... Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành và phát triển. Kết quả đó khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai được xác định trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024