Nguyên Nhân Chung Của Vi Phạm Pháp Luật Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định

thanh tra để xác định hành vi vi phạm, lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính rồi mới trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Như vậy dẫn đến bất cập là một chủ dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm nếu quá thời hạn 12 tháng liên tục đất không được sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng, như vậy tổng số thời gian dự án được kéo dài thời gian thực hiện là 48 tháng. Với quy định này thì việc thu hồi đất của các dự án này gặp khó khăn. Theo Sở Tài nguyên & Môi trường thì từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay đã hơn 1 năm nhưng sở chưa trình UBND tỉnh thu hồi được trường hợp nào thuộc diện vi phạm này. Bên cạnh đó, các dự án được cho thuê đất trả tiền hàng năm trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành quá 12 tháng liên tục không sử dụng đất hoặc bị chậm tiến độ quá 24 tháng còn khá nhiều, nhưng với quy định trên hiện không thể thu hồi ngay được đất để đưa vào sử dụng. Ở khía cạnh khác, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43 đã quy định điều kiện về năng lực tài chính để đảm bảo việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư là phải có vốn thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất trên 20 ha; có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về thủ tục chứng minh năng lực tài chính như quy định này thế nào nên các cơ quan có chức năng thẩm định năng lực tài chính các dự án đang rất lúng túng trong thực hiện. Bên cạnh đó việc xác định nhu cầu sử dụng đất của dự án đầu tư không sử dung vốn ngân sách Nhà nước chưa có quy định cụ thể nên cơ quan tài nguyên và môi trường cũng đang lúng túng trong thực hiện. Bởi các lý do trên trong thời gian tới loại vi phạm của các dự án chậm, treo vẫn chưa được khắc phục và vẫn tiếp diễn.

2.4. Nguyên nhân chung của vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

Đối với từng loại VPPL đất đai điển hình đã nêu trong phần thực trạng ở mục 2.3, đã phân tích chi tiết nguyên nhân cụ thể dẫn đến từng loại VPPL đó cũng như xu hướng phát triển của chúng với mục đích đưa ra các dự báo để Nam Định kịp thời đưa ra các biện pháp cụ thể hạn chế, ngăn chặn cũng như khắc phục những VPPL cụ thể đó trong thời gian tới. Tuy nhiên, xét về tổng thể những nguyên nhân chung nhất tác động gây nên các loại VPPL đất đai ở Nam Định trong thời gian qua phải kể đến các nguyên nhân chính sau đây:

2.4.1. Nguyên nhân từ đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của Nam Định

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội đặc thù và tình hình công tác quản lý đất đai của tỉnh Nam Định có tác động đến nguồn gốc, diễn biến vi phạm pháp luật đất đai và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến VPPL đất đai trong lĩnh vực quản lý cũng như sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nam Định, được thể hiện thông qua các nội dung sau:

Thứ nhất, Nam Định là một tỉnh nông nghiệp đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích hành chính của tỉnh; để sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp chủ yếu là phải lấy vào đất nông nghiệp. Nhưng Nam Định lại là tỉnh trọng điểm lúa của vùng đồng bằng Bắc bộ được Chính phủ phân khai diện tích đất lúa phải bảo vệ rất lớn (theo phân khai của Chính phủ thì đến năm 2020 tỉnh Nam Định phải đảm bảo 75.190 ha đất chuyên trồng lúa, chỉ được chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp 5.000 ha), trong khi nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích phi nông nghiệp là rất lớn.

Bên cạnh đó, Nam Định có nghề truyền thống sản xuất cây cảnh; trong thời kỳ đổi mới, mở cửa phong trào trồng cây cảnh phát triển rất mạnh ở các huyện phía nam sông Đào, nhất là huyện Nam Trực; nghề cây cảnh mang lại thu nhập rất cao cho nông dân (gấp hàng chục lần so với trồng lúa). Chính đặc điểm này gây áp lực

lên công tác quản lý đất đai nói chung và ngăn chặn VPPL đất đai nói riêng. Khi người nông dân thấy lợi nhuận từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nhất là trồng cây cảnh cao hơn nhiều so với trồng lúa sẽ tự phát chuyển đất trồng lúa sang trồng cây cảnh (trong một số năm gần đây đã có vài nghìn ha đất lúa bị chuyển sang trồng hoa, cây cảnh).

Thứ hai, Nam Định là một tỉnh ven biển với 72km bờ biển; theo kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam thì Nam Định là một trong tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và trong thực tế tác động của biến đổi khí hậu mấy năm gần đây ngày càng rõ nét, nhất là xâm nhập mặn. Nước mặn xâm nhập sâu nhất vào trong nội địa đến 40km theo tuyến sông Hồng và sông Ninh Cơ, làm cho hàng nghìn ha đất lúa bị nhiễm mặn không canh tác được, buộc nông dân phải chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản; trong khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cho phép (theo số liệu của Sở TN&MT thì riêng huyện Nghĩa Hưng trong các năm từ 2010 đến 2014 có hơn 1000 ha đất lúa bị nhiễm mặn không thể trồng lúa được). Chính vì vậy dẫn đến tình trạng nông dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, Nam Định được chia tách từ tỉnh Hà Nam Ninh năm 1992 thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình, sau đó năm 1996 chia tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình nên có nhiều yếu tố lịch sử để lại khó khắc phục dẫn đến vi phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Thứ tư, chính từ việc quản lý quỹ đất dự trữ lỏng lẻo và ngân sách các xã, thị trấn gặp khó khăn, cộng thêm ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ cơ sở yếu kém nên trong các năm từ 1994 đến 1998 phong trào bán đất thu tiền trái phép để lấy tiền xây dựng công trình “Điện - Đường - Trường - Trạm” diễn ra ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Do tình trạng vi phạm diễn ra phổ biến nên việc xử lý, ngăn chặn gặp khó khăn; hơn nữa UBND cấp huyện buông lỏng quản lý, cá biệt như ở huyện Giao Thủy còn “bật đèn xanh” cho UBND cấp xã vi phạm nên trong giai trong giai đoạn này vi phạm hầu như không được xử lý, tích tụ lại một số lượng rất lớn vi phạm chưa được xử lý cho đến tận thời điểm hiện nay.

Thứ năm, Nam Định là tỉnh nông nghiệp, nông dân Nam Định cần cù, chịu khó, sáng tạo; có làng nghề truyền thống làm cây cảnh Lã Điền thuộc xã Điền Xá huyện Nam Trực có lịch sử hàng trăm năm, đã nổi tiếng từ thế kỷ XIX. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển, nhu cầu chơi cây cảnh phát triển mạnh mẽ, theo quy luật “cầu” tăng thì tất yếu “cung” cũng tăng; bên cạnh đó làm cây cảnh có thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa; do vậy, từ làng nghề cây cảnh Lã Điền đã nhân rộng ra rất nhiều xã của huyện Nam Trực và các xã của các huyện phía Nam tỉnh như Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường dẫn tới nhu cầu lớn về đất lập vườn. Trong khi đất nông nghiệp của Nam Định chủ yếu là đất lúa, do vậy tất yếu dẫn tới tình trạng chuyển đất lúa sang lập vườn trồng cây cảnh.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 13

2.4.2. Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên - xã hội nêu trên tác động lớn đến thực trạng VPPL đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định thì còn một số các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

- Đất đai là vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Đất đai là tài sản có giá trị lớn dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực; trong khi đó công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định đã bị buông lỏng trong nhiều năm; hậu quả để lại không thể khắc phục trong thời gian ngắn.

- Luật Đất đai và các Nghị định thi hành còn một số bất cập, lại thay đổi nhiều. Giữa các Nghị định thi hành Luật Đất đai cũng như giữa Luật Đất đai và các Luật khác vẫn còn có những điểm chồng chéo, sơ hở và mâu thuẫn tạo kẽ hở cho các chủ thể quản lý, cũng như chủ sử dụng đất dễ vi phạm(Ví dụ quy định về góp vốn, sáp nhập, giải thể trong Luật Doanh nghiệp đang bị một số doanh nghiệp lách luật để hợp thức hóa việc chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm).

- Để tăng cường quản lý đất đai, nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất trên địa bàn toàn tỉnh đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn lực tài chính; nhất là chi cho việc đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai... trong khi

điều kiện ngân sách của địa phương còn nhiều khó khăn nên nguồn lực đầu tư cho quản lý đất đai còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Mặc dù UBND tỉnh đã quy định và chỉ đạo quyết liệt ngân sách cấp huyện, xã bố trí 10% từ tổng tiền sử dụng đất thu được cho công tác quản lý đất đai nhưng UBND các huyện xã chưa tích cực bố trí nên nguồn lực cho công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn;

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan

- Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH; kinh phí cho công tác quản lý đất đai còn bất cập so với nhu cầu;

- Việc xử lý đối với các cán bộ có hành vi sai phạm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý đất đai còn chậm, chưa kiên quyết; nhất là trách nhiệm của chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong việc để xảy ra vi phạm mới;

- Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, giữa chính quyền các cấp với các Mặt trận tổ quốc và các tổ chức trong hệ thống chính trị để giải quyết các vấn đề về đất đai hiệu quả chưa cao. Việc giám sát của các tổ chức Đảng, nhất là các tổ chức Đảng ở cơ sở đối với công tác quản lý đất đai chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp;

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai còn chưa được chú trọng, chưa thường xuyên; do vậy nhận thức pháp luật đất đai của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế;

- Việc xử lý đối với các cán bộ có hành vi sai phạm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý đất đai còn chậm, chưa kiên quyết; nhất là trách nhiệm của chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong việc để xảy ra vi phạm mới.

Chương 3

GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC

VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH


3.1. Quan điểm và định hướng chung

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đất đai được Đảng xác định tại Nghị quyết 19-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đó là:

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể phù hợp với từng loại đất, từng đối tượng và hình thức giao đất, cho thuê đất.

- Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật về đất đai.

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai. Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân, nhưng Nhà nước có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng với hiệu quả cao nhất [39, tr.48].

- Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

- Chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất để phát triển đất nước; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư; bảo đảm cho thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, phát triển lành mạnh, ngăn chặn tình trạng đầu cơ. Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lý đất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện.

- Nâng cao hiệu lực , hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ; đẩy mạnh cải cách hành chính, bảo đảm công khai , minh bạch trong quản lý đất đai . Phát triển đa

dạng các loại hình dic̣ h vu ̣về đất đ ai. Xây dưn

g hê ̣thống quản lý đất đai tiên tiến ,

ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cấp Trung ương về đất đai, đồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai.

Những quan điểm cơ bản này là kim chỉ nam không những cho quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai mà còn trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung, xử lý vi phạm pháp luật nói riêng.

3.2. Các giải pháp nhằm ngăn chặn và khắc phục vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

Từ phân tích thực trạng, nguyên nhân của vi phạm pháp luật đất đai như đã nêu ở chương 2; để ngăn chặn, khắc phục vi phạm pháp luật đất đai ngoài các giải pháp cụ thể đối với từng loại vi phạm như đã nêu ở chương II, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chung chủ yếu sau:

3.2.1. Các giải pháp trước mắt

Thứ nhất, tập trung xử lý kiên quyết, nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai đã được phát hiện, kết luận.

Trước hết, cần xử lý nghiêm minh đối với cán bộ có trách nhiệm quản lý đất đai nhưng có hành vi vi phạm pháp luật đất đai khi thi hành công vụ; kể cả xử lý về kỷ luật đảng cũng như xử lý theo Luật Cán bộ, công chức. Cần xử lý kiên quyết đối với cả người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai có hành vi vi phạm pháp luật đất đai; cán bộ công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. Cần xử lý kiên quyết đối với cả các “hành vi mang tính hành động” như giao đất, cho thuê đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng trình tự, thủ tục, cũng như các hành vi “mang tính không hành động” như thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý đất đai để cho vi phạm pháp luật đất đai xảy ra nhưng không ngăn chặn, xử lý. Xử lý kiên quyết đối với cả cá nhân cũng như tập thể, nhất là tập thể cấp ủy, HĐND cấp cơ sở trong việc ra các Nghị quyết sai trái, từ đó khắc phục tình trạng lợi dụng nghị quyết sai trái của tập thể để che chắn cho hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân cán bộ, công chức. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng dù đã được bổ nhiệm, bầu vào chức vụ cao hơn hoặc đã nghỉ hưu cũng cần xử lý kiên quyết để tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Xử lý kiên quyết, hợp lý đối với người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai; việc xử lý cần đảm bảo tính nghiêm minh nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo tính hợp lý, có tính khả thi để đảm bảo thực hiện triệt để quyết định xử lý; tránh tình trạng ban hành quyết định xử lý nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không triệt để dẫn tới tình trạng "nhờn pháp luật".

Thứ hai, cần tổ chức thực hiện nghiêm minh các quyết định xử lý vi phạm hành chính về đất đai, nhất là biện pháp thu hồi đất, buộc san lấp trả lại mặt bằng như trước khi vi phạm để vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vừa răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm mới phát sinh.

Thứ ba, đồng thời với việc xử lý nghiêm minh, kiên quyết, dứt điểm hành vi vi phạm pháp luật đất đai cần tổ chức tuyên truyền, công bố công khai các trường

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí