Số Lượng Loài Và Mật Độ Trung Bình Của Quần Xã Ve Giáp Trong Bốn Mùa


+ 9 giống có mặt ở cả hai mùa (chiếm 19,15% tổng số giống trong bốn mùa): Javacarus; Astegistes; Ramusella; Novosuctobelba; Suctobelbella; Ussuribata; Tectocepheus; Scheloribates; Trichogalumna.

+ 19 giống chỉ ghi nhận ở cả một mùa (chiếm 40,43% tổng số giống trong bốn mùa): Gehypochthonius; Brachychthonius; Cryptacarus; Epilohmannia; Acrotritia; Hoplophorella; Phthiracarus; Malaconothrus; Heminothrus; Zetorchestes; Fosseremus; Amerioppia; Pulchroppia; Lyroppia; Suctobelbila; Achipteria; Lamellobates; Euscheloribates; Galumnella.

- Số loài trong bốn mùa dao động từ 21 – 35 loài, tập trung cao ở giai đoạn mùa Xuân (35 loài) và thấp nhất ở giai đoạn mùa hè (21 loài) trong đó:

+ Chỉ có 6 loài (chiếm 8,96% tổng số loài theo mùa) có mặt ở cả bốn mùa trong năm: P. undirostratus Aoki, 1965; E. japonica Aoki, 1959; S. mahunkai Subias, 2010; P. kaszabi Mahunka, 1988; R. ovulum ovulum (Berlese, 1908); P. margaritata Mahunka, 1989.

+ Có 14 loài (chiếm 20,89% tổng số loài theo mùa) có mặt ở ba mùa trong năm: E. crassisetiger Aoki, 1959; M. tropica Märkel, 1964; T. tectorum (Berlese, 1896); M. mammillaris (Berlese, 1904); C. lata Aoki, 1961; M. tamdao Mahunka, 1988; A. arcualis (Berlese, 1913); M. minus (Paoli, 1908); M. minusminus (Paoli, 1908); T. minor Berlese, 1903; B. ornatissimus (Berlese, 1913); S. praeincisus (Berlese, 1910); P. brevisetus Mahunka, 1988; P. taidinchani Mahunka, 1976.

+ Có 8 loài (chiếm 11,94% tổng số loài theo mùa) chỉ có mặt ở hai mùa trong năm: J. kuehnelti Balogh, 1961; Astegistes sp.; N. sabahensis (Mahunka, 1988); S. ruzsinszkyi Mahunka, 1983; S. semiplumosa (Balogh et Mahunka, 1967); S. multituberculata (Balogh et Mahunka, 1967); S. pallidulus(Koch, 1841); T. vietnamica Mahunka, 1987.

Có tới 35 loài (chiếm tới 52,24 % tổng số loài theo mùa) chỉ có mặt ở một mùa

trong năm, trong đó:

+ Mùa xuân có 10 loài: Brachychthonius sp.; C. tuberculatus Csiszar, 1961; A. sinensis Jacot, 1923; P. abstemius Niedbala, 1989; M. tardus (Michael, 1888); R.


pinifera Mahunka, 1988; Ramusella sp.2; S. africanus (Wallwork, 1964); P. guttatus Hammer, 1979; R. shibai (Aoki, 1976).

+ Mùa hè có 13 loài: A. hyeroglyphica (Berlese, 1916); H. hamata (Ewing, 1909); H. usitatus (Niedbała, 1989); Malaconothrus sp2; H. quadristriatus (Hammer, 1958); Z. schusteri Krisper, 1984; S. minima Hammer, 1979; A. coleoptrata (Linnaeus, 1758); L. ocularis Jeleva et Vu, 1987; S. philippinensis Corpuz-Raros, 1980; T. orientalis Mahunka, 1987; P. barbatus Aoki, 1977; G. geographica Mahunka, 1995.

+ Mùa thu có 7 loài: Papillacarus sp.; M. lineolatus J. Balogh et P. Balogh, 1986; F. laciniatus (Berlese, 1905); P. mahunkarum Balogh et Balogh, 2002; L. scutigera Balogh, 1961; S. similidentata Mahunka, 1983; E. clavatus (Mahunka, 1988).

+ Mùa đông có 5 loài: E. minuta aegyptica Bayoumi et Mahunka, 1976; A. cocuyana (Balogh, 1984); Ramusella sp.1; N. crisposetosa (Hammer, 1979); S. magnifera (Mahunka, 1978).

Như vậy số liệu cho thấy trong bốn mùa, các taxon có xu hướng tập trung cao nhất ở giai đoạn mùa xuân, và thấp nhất vào mùa hè, sự chênh lệch số lượng các bậc taxon giữa các mùa không quá lớn. Các taxon bậc liên họ, họ, giống, loài, của quần xã Ve giáp ở VNC có xu hướng phân bố tập trung cao trong một mùa nhất định. Đặc biệt có tới 52,24 % taxon bậc loài ghi nhận chỉ có mặt vào một mùa trong năm như giai đoạn xuân, hè, ít loài có mặt trong cả bốn mùa khảo sát, số lượng loài phân bố ở cả ba hay hai mùa không lớn.

3.3.2. Đa dạng sinh học theo mùa

Số liệu từ hình 3.13 và bảng 3.10 cho thấy:

Số lượng loài trong bốn mùa dao động từ 21 loài (thấp nhất ở giai đoạn mùa hè) đến 35 loài (cao nhất ở giai đoạn mùa xuân). Số lượng loài giảm dần theo trật tự: xuân > đông > thu > hè (số loài tương ứng là 35, 32, 31, 21).


Số lượng loài

MĐTB cá thể/m2

40

35

30

25

20

15

10

5

0

15800

35

16840

31

32

9560

18000

16000

14000

12000

21

1200

X H T D

10000

8000

6000

4000

2000

0

Mùa

MĐTB

S

Hình 3.13. Số lượng loài và mật độ trung bình của quần xã Ve giáp trong bốn mùa

Ghi chú: X-mùa xuân, H-mùa hè, T-mùa thu, Đ-mùa đông

Mật độ cá thể trung bình (MĐTB) (cá thể/m2) có sự biến động trong bốn mùa như sau: đạt cao nhất vào mùa đông (16840 cá thể/m2), giá trị này giảm dần đến mùa xuân (15800 cá thể/m2) > mùa thu (9560 cá thể/m2) > mùa hè (1200 cá thể/m2).

Vậy có thể thấy sự biến động của giá trị số lượng loài và MĐTB trong bốn mùa khá tương đồng nhau, trong đó hai giá trị này thường cao nhất ở mùa xuân - đông, và thấp nhất vào mùa hè, mùa thu có giá trị trung gian chuyển tiếp.

Từ số liệu bảng 3.10 và hình 3.14 cho thấy:

Độ phong phú loài (d) đạt cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu, cụ thể chỉ số này giảm dần theo thứ tự: xuân (4,21 ± 1,12) > đông (4,15 ± 0,20) > hè (3,35 ± 0,17) > thu (3,25 ± 0,79). Chỉ số phong phú loài (d) trung bình ở các mùa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).


Bảng 3.10. Một số chỉ số định lượng của quần xã Ve giáp trong bốn mùa


Mùa

Chỉ số

Xuân

Thu

Đông

S

35

21

31

32

MĐTB (cá thể/m2)

15800

1200

9560

16840

d

4,21 ± 1,12

3,35 ± 0,17

3,25 ± 0,79

4,15 ± 0,20

J’

0,73 ± 0,04

0,99 ± 0,01

0,75 ± 0,17

0,67 ± 0,14

H’

2,23 ± 0,24

2,12 ± 0,11

1,85 ± 0,08

2,04 ± 0,42

1-Lambda'

0,84 ± 0,04

0,98 ± 0,02

0,78 ± 0,11

0,74 ± 0,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Ve giáp Acari Oribatida ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La - 15


Độ đồng đều (J’) lại cao nhất vào mùa hè và thấp nhất vào mùa đông, giá trị

này giảm dần theo thứ tự: hè (0,99 ± 0,01) > thu (0,75 ± 0,17) > xuân (0,73 ± 0,04)

> đông (0,67 ± 0,14). Sự sai khác độ đồng đều giữa các mùa đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05), giữa mùa thu và xuân sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), điều này chỉ ra rằng độ đồng đều của quần xã trong hai mùa xuân - thu khá tương đồng nhau.

Các chỉ số

6


5

4.21

4.15

4

3.35

3.25

3

d J'

H'

1-Lambda'

2


1


0

X

H

T

D

Mùa

Hình 3.14. Đa dạng của quần xã Ve giáp trong bốn mùa

Ghi chú: X-mùa xuân, H-mùa hè, T-mùa thu, Đ-mùa đông


Chỉ số ưu thế nghịch 1- λ trung bình dao động từ 0,74 đến 0,98, cao nhất vào mùa hè, thấp nhất vào mùa đông cụ thể chỉ số này giảm theo thứ tự: hè > xuân > thu

> đông với lần lượt các chỉ số 0,98 ± 0.02; 0,84 ± 0,04; 0,78 ± 0,1; 0,74 ± 0,13. Chỉ số ưu thế nghịch trung bình ở các mùa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05), suy ra chỉ số ưu thế ở các mùa cũng có sai khác có ý nghĩa thống kê.

Độ đa dạng loài H’ trong bốn mùa không cao, trung bình dao động từ 1,85 ± 0,08 đến 2,23 ± 0,24. Cụ thể độ đa dạng loài H’ cao nhất vào mùa xuân (2,23 ± 0,24) và thấp nhất vào thời điểm mùa thu (1,85 ± 0,08), chỉ số này giảm dần theo thứ tự: xuân (2,23 ± 0,24) > hè (2,12 ± 0,11) > đông (2,04 ± 0,42) > thu (1,85 ±

0,08). Chỉ số đa dạng loài H’ trung bình ở các mùa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,0.5).

Đường cong k-dominance (hình 3.15) cho thấy xu hướng biến đổi của quần xã Ve giáp trong bốn mùa. Qua đồ thị cho thấy rõ giai đoạn mùa xuân sẽ là thời điểm quần xã đa dạng và bền vững nhất với vị trí đường cong thấp nhất. Giai đoạn mùa đông mặc dù tỉ lệ tồn tại các nhóm ưu thế cao, nhưng đường đi của đồ thị khá ổn định ở giai đoạn sau quan sát có sự tăng lên của số loài. Giai đoạn hè mặc dù mức ưu thế không cao bằng giai đoạn đông, nhưng đường đi của đồ thị cho thấy rõ sự không bền vững của quần xã càng về sau số loài càng giảm mạnh, đường cong lên rất cao. Mùa thu là thời điểm không bền vững nhất của quần xã trong bốn mùa, mức ưu thế cao nhất kết hợp sự suy giảm về số loài cũng rất cao, nên giai đoạn này mức độ đa dạng của quần xã là thấp nhất trong bốn mùa.


100


80


Cumulative Dominance%

60


40


20


0


Hình 3.15. Đường cong K-dominance biểu thị tính đa dạng loài trong bốn mùa

Như vậy độ đa dạng loài và độ phong phú loài đều đạt cao nhất vào mùa xuân và giá trị này thấp nhất vào mùa thu, trong khi đó độ đồng đều của quần xã J’ lại đạt được cao nhất vào mùa hè.

3.3.3. Cấu trúc loài ưu thế

Cấu trúc loài ưu thế của quần xã Ve giáp trong bốn mùa được thể hiện theo bảng 3.11, ghi nhận có 9 loài ưu thế với độ dao động từ 5,7% - 51,88% trong bốn mùa cụ thể:

Mùa xuân có năm loài ưu thế và rất ưu thế, chiếm tỉ lệ 5,82% - 26,08% tổng số cá thể, trong đó có bốn loài rất ưu thế: P. undirostratus, S. mahunkai, P. brevisetus,

R. ovulum ovulum, với tỉ lệ chiếm 12,15% - 26,08%, và một loài ưu thế P. taidinchani với tỉ lệ 5,82% tổng số cá thể.

Mùa hè có năm loài ưu thế và rất ưu thế tỉ lệ dao động 6,67% - 13,33% tổng số cá thể, trong đó chỉ duy nhất loài S. mahunkai rất ưu thế với tỉ lệ 13,33% tổng số cá thể, còn lại bốn loài R. ovulum ovulum, A. hyeroglyphica, S. pallidulus, P. margaritata đều chiếm ưu thế với tỉ lệ 6,67% tổng số cá thể.


Bảng 3.11. Tập hợp loài Ve giáp ưu thế trong bốn mùa


STT

Loài

Độ ưu thế D (%)

Xuân

Thu

Đông

1

Papillacarus undirostratus Aoki, 1965

12,15




2

Scheloribates mahunkai Subias, 2010

14,18

13,33

13,39

5,7

3

Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988

14,94



38,95

4

Perxylobates taidinchani Mahunka, 1976

5,82




5

Rostrozetes ovulum ovulum (Berlese, 1908)

26,08

6,67

51,88

20,90

6

Acrotritia hyeroglyphica (Berlese, 1916)


6,67



7

Scheloribates pallidulus(Koch, 1841)


6,67



8

Pergalumna margaritata Mahunka, 1989


6,67



9

Multioppia tamdao Mahunka, 1988



5,86


Mùa thu có ba loài ưu thế và rất ưu thế với tỉ lệ 5,86% - 51,88% tổng số cá thể, trong đó hai loài rất ưu thế R. ovulum ovulum (51,88%) và S. Mahunkai (13,39%), và một loài ưu thế M. tamdao (5,86%).

Mùa đông có ba loài ưu thế và rất ưu thế với tỉ lệ 5,7% - 38,95% tổng số cá thể, trong đó hai loài rất ưu thế là P. brevisetus (38,95%) và R. ovulum ovulum (20,90%), còn lại một loài ưu thế S. mahunkai với 5,7% tổng số cá thể.

Từ bảng 3.11 cho thấy, có hai loài S. mahunkai R. ovulum ovulum chiếm ưu thế hoặc rất ưu thế trong bốn mùa của vùng nghiên cứu, đặc biệt là loài R. ovulum ovulum có độ ưu thế cao trong cả bốn mùa. Không có loài nào ưu thế trong liên tiếp ba mùa. Loài P. brevisetus ưu thế trong hai mùa xuân, đông với tỉ lệ 14,94% - 38,95% tổng số cá thể. Còn lại các loài chỉ ưu thế trong một mùa, trong đó P. undirostratus rất ưu thế trong mùa xuân (12,15%), P. taidinchaniưu thế trong mùa xuân (5,82%), A. hyeroglyphica, S. pallidulus, P. margaritata chỉ ưu thế trong mùa hè với tỉ lệ 6,67%, M. tamdao (5,86%) chỉ ưu thế trong mùa thu.

Như vậy, mỗi mùa có một tập hợp loài ưu thế đặc trưng, trong đó xét về số lượng loài ưu thế thì mùa xuân và hè là mùa có số lượng loài ưu thế nhiều nhất với


tổng số 5/9 loài ưu thế, còn lại hai mùa thu - đông có 3/9 loài ưu thế. Mặc dù mùa xuân có số lượng loài ưu thế nhiều, nhưng mức độ ưu thế của chúng không chệnh lệch quá lớn, vì vậy có thể giai đoạn này thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài hơn cả, nguồn lợi thức ăn dồi dào hơn nên sự cạnh tranh giữa các loài không quá căng thẳng, sự phân bố cá thể dàn trải giữa các loài trong quần xã, nhiều loài có điều kiện phát triển, nên chỉ có một vài nhóm loài có tỉ lệ trội hơn nhưng không quá cao so với các nhóm loài khác. Giai đoạn mùa hè mặc dù tỉ lệ ưu thế cũng khá ổn định dao động 6,67% - 13,33%, tuy nhiên cần lưu ý vì giai đoạn này quần xã rơi vào trạng thái nghèo nàn về số loài, tính đa dạng giảm sút, nên thời điểm này không thể hiện cho sự phát triển thịnh vượng của quần xã vào giai đoạn này. Ngược lại mặc dù giai đoạn thu - đông có ít loài ưu thế hơn hai giai đoạn trước, nhưng tỉ lệ ưu thế lại chênh lệch cao giữa các loài, trong đó tập trung rất cao ở một số nhóm như mùa thu có loài Rostrozetes ovulum ovulum (Berlese, 1908) có tỉ lệ rất ưu thế đạt tới 51,88% tổng số lượng cá thể, hoặc ở mùa đông có loài Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988 đạt 38,95% tổng số lượng cá thể, như vậy vào các thời điểm này nhìn chung không thực sự thuận lợi cho sự phát triển chung của các loài trong quần xã mà chỉ phù hợp cho sự phát triển, tăng trội của một số nhóm loài thích nghi, sự có mặt của những nhóm loài này có thể có ý nghĩa chỉ thị cho sự thay đổi điều kiện khí hậu mùa ở vùng nghiên cứu.

3.3.4. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Ve giáp giữa bốn mùa

Sử dụng phân tích ANOSIM (Analysis of similarites), tác giả nhận thấy mức độ tương đồng giữa các mùa trong năm (R = 0,45; P = 0,01 < 0,05) có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), giữa các lần lặp lại trong một thời điểm (R = -0,09; P

= 0,81 > 0,05) sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, giữa các mùa trong năm thành phần loài có sự tách biệt nhất định, các lần lặp lại trong một thời điểm ít ảnh hưởng đến mức độ gần gũi hay tách biệt về thành phần loài của quần xã Ve giáp, điều này phần nào cũng phán ánh sự đồng nhất trong sinh cảnh thu mẫu nghiên cứu.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí