pháp luật sao cho phù hợp, thích ứng với thực tiễn cuộc sống hoặc có thể kiến nghị đến Tòa án cấp cao xem xét, ban hành những hướng dẫn thống nhất việc áp dụng pháp luật hoàn thiện công tác xét xử đối với tội phạm cướp giật tài sản nói riêng và tội phạm hình sự nói chung.
* Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản của các cơ quan tiến hành tố tụng phải gắn với nhiệm vụ tuyên truyên, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
Việc áp dụng pháp luật trong các vụ án hình sự nói chung và vụ án về tội cướp giật tài sản nói riêng không chỉ để trừng trị người phạm tội, minh oan người vô tội mà còn thông qua đó giáo dục người phạm tội thành người có ích cho xã hội, có ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật, đồng thời phát huy tính giáo dục và răn đe đến các thành viên trong xã hội thực hiện tốt việc phòng ngừa chung, ý thức chấp hành pháp luật và góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật và tội phạm.
Tiểu kết chương 3
Từ thực tiễn tội cướp giật tài sản diễn ra trên địa bàn huyện Thống Nhất nói riêng và toàn tỉnh Đồng Nai nói chung, diễn biến tội phạm này ngày càng khó kiểm soát do việc phát triển các Khu công nghiệp, phát triển nhiều khu vực tập trung đông dân cư sinh sống, an ninh trật tự ngày càng phức tạp nên những vấn đề về yêu cầu và các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản đặt ra là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở những yêu cầu cấp thiết đề ra định hướng cho việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân được thực thi tốt hơn và nâng cao ý thức đấu tranh, phòng chống và ngăn ngừa tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng; học viên cũng đã trình bày các giải pháp hướng tới việc bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản, góp một phần kiến thức trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và tội phạm cướp giật tài sản nói riêng trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2015 đến 2020, mặc dù số vụ cướp giật tài sản trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai không gia tăng, tình hình tội phạm được kiềm soát tốt. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng thực tế tội phạm về cướp giật tài sản tại huyện Thống Nhất vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Công tác đấu tranh, phòng ngừa tuy có đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng vẫn luôn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bởi lẽ, địa bàn huyện nằm trên tuyến đường quốc lộ Bắc – Nam và giáp ranh với nhiều địa phương lân cận. Các đối tượng hoạt động trên địa bàn huyện đa phần từ các địa phương khác đến sinh sống và hoạt động nên rất khó kiểm soát. Trong các vụ án đã xét xử những năm qua thì đa phần tội phạm đều từng có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy, là những đối tượng phạm tội rất nguy hiểm cho xã hội.
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử tội phạm cướp giật tài sản ở Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; học viên trình bày những đặc trưng cơ bản về tội phạm cướp giật tài sản, cũng như phương thức và thủ đoạn phạm tội, hành vi gây nguy hiểm cho người bị hại, tài sản chiếm đoạt được trong các vụ án hình sự. Cuối cùng là nêu phán quyết của Tòa án khi định tội danh và quyết định khung hình phạt cho bị cáo căn cứ quy định pháp luật hình sự. Thông qua đó học viên đưa ra các yêu cầu và nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm cho việc áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Trong đó nhấn mạnh đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân, vấn đề cần cải cách tư pháp, yêu cầu phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản qua đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự tăng cường tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật, nâng cao năng lực chuyên môn của người áp dụng pháp luật, đồng thời phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng và các vần đề phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong phòng, chống và ngăn ngừa tội phạm cướp giật tài sản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2011), Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, Hà Nội
2. Quốc hội (2011), Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 , Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, Hà Nội
8. Bộ công an, Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001) Thông tư liên tịch số 2/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP ngày 25/12/2001.
3. Lê Tiến Châu (Chủ biên), (2017), Giới thiệu những nội dung mới của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm năm 2017 (được so sánh với Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Hòa (2018) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
5. Trần Minh Hưởng (Chủ biên), (2018), So sánh Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) với Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
6. Hồ Sỹ Sơn (2018), Luật hình sự so sánh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội
7. Hồ Sỹ Sơn (2019), tập bài giảng "Hình phạt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Hà Nội.
9.Tòa án nhân dân tối cao, trang tin điện tử về Án lệ, Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng.
10. Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (2015), Bản án số 83/2015/HSST ngày 30/11/2015 huyện Thống Nhất.
11. Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (2016), Bản án số 33/2016/HSST ngày 23/04/2016 huyện Thống Nhất.
Nai | (2017), | Bản | án | số | |
83/2017/HSST ngày 29/11/2017 huyện Thống Nhất. | |||||
13. Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng | Nai | (2019), | Bản | án | số |
34/2019/HSST ngày 24/06/2019 huyện Thống Nhất. | |||||
14. Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng | Nai | (2020), | Bản | án | số |
38/2020/HSST ngày 11/06/2020 huyện Thống Nhất. | |||||
15. Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng | Nai | (2020), | Bản | án | số |
40/2020/HSST ngày 26/06/2020 huyện Thống Nhất. |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vi Phạm, Sai Lầm Trong Định Tội Danh Và Quyết Định Hình Phạt Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản Và Nguyên Nhân
- Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Đúng Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản
- Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 10
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
16. Nguyễn Trí Tuệ, Đỗ Đức Hồng Hà (Đồng chủ biên), (2020), Chỉ dẫn tra cứu, áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
17. Trang web Công ty Luật TNHH Minh Khuê.
18. Vò Khánh Vinh (2013), Giáo trình Lý luận chung về định tội danh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Vò Khánh Vinh (Chủ biên), (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam: Phần chung, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Vò Khánh Vinh (2015), Giáo trình Quyền con người, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Nông Anh Vượng (2016) luận văn Thạc Sỹ Luật học về "Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên”.