Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 8


nhục đến đau đớn ê chề và sinh bệnh “Thân bệnh não thế này, một xu không có, mẹ vào nhà thương, anh bị giải bóp... Bây giờ lại sắp bị đuổi ra khỏi nhà. Nghĩ đến đấy lòng nàng đau quặn như bị kim châm. Nàng sực nhớ đến cái thai trong bụng. Dạ nàng rối bời bời. Thân thế nàng lúc này không khác gì một con nai bị bao vây tứ phiá bởi những khẩu súng của người đi săn.

Không một nơi nương tựa, gạo hết, tiền không... Ngày mai cũng như ngày nay... Ngày kia cũng như ngày mai... Cái số phận nằm đầu cầu xó chợ, bị gậy kêu than lạy người qua kẻ lại... đang chờ nàng... Nàng muốn chết vì nàng thấy đời sống của nàng đã bị dồn vào một con đường tắc tị” [120, tr. 455-456]. Và cuối cùng cô gái đáng thương ấy treo cổ để tự giải thoát khỏi kiếp sống khốn cùng.

Thanh chết trong nỗi tủi nhục, còn người anh trai của cô là Thiện cũng có một số phận bi đát, đau thương. Thiện yêu Mỹ, Mỹ là một cô gái có tình yêu nồng nàn, cao thượng và tấm lòng son sắt thủy chung. Mỹ không phải một nông dân chân lấm tay bùn, cô là một tiểu thương nhỏ kiếm sống bằng nghề “buôn cau”. Cô đã cố gắng duy trì cuộc sống cho mình và người thân trong cơn đói kém. Cô buôn bán cau trầu ở chợ nên cũng có chút tiền lo cho Thiện và giúp cả gia đình của người yêu. Những tưởng một tấm lòng như Mỹ, trong một điều kiện tuy không mấy dư giả nhưng lẽ ra cô và Thiện có thể gây dựng một hạnh phúc bé nhỏ. Vậy mà kết cục giữa những điêu linh của số phận, cuối cùng Mỹ chết đau đớn. Cái chết của nàng như cắt đi sợi dây níu giữ Thiện với vòng lương thiện, cắt đi niềm hạnh phúc duy nhất đã an ủi anh trong cuộc đời con người lao động thật thà, khốn khổ.

Xã hội đầy bất công, khi những kẻ lấy đồng tiền để hà hiếp, bóc lột người dân nghèo khổ mà vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật như tên Cử Mùi. Nhà văn không khắc họa tên Cử Mùi bẩn thỉu đê tiện thành nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao mà qua đó tác giả đưa đến bạn đọc hôm nay một thông điệp: Trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, còn có biết bao kẻ giàu có đã cướp bóc trắng trợn của người nghèo. Chúng cướp đi phẩm hạnh của người nghèo và cướp cả chút tiền công ít ỏi của người làm thuê. Tên chủ thầu mà Thiện làm thuê cho hắn đã nuốt chửng số tiền công ít ỏi mặc cho anh van


xin số tiền đó về làm ma cho người vợ xấu số bất hạnh. Những kẻ xấu xa đê hèn khiến xúc cảm của nhà văn đẩy lên đỉnh điểm với hàng chuỗi sự kiện diễn ra căng thẳng, ngột ngạt. Tác giả đã thể hiện sinh động và rò nét về số phận của kẻ nghèo hèn bằng cách riêng của mình. Qua những trang văn thấm nước mắt và trĩu nặng ưu tư khiến người ta không khỏi so sánh cuộc sống trong quá khứ và cuộc sống hiện tại.

Hôm nay, trong xã hội văn minh mặc dù vẫn có những số phận khốn khổ, họ là những người gặp khó khăn hoạn nạn nhưng trong xã hội đã có biết bao tấm lòng sẻ chia cả về tinh thần và vật chất để giúp họ trải qua được khó khăn và bước tiếp trên đường đời. Lời văn của Trương Tửu tuy chưa sắc nhọn như Nam Cao với Chí Phèo, Một bữa no... song không thể phủ nhận khả năng sáng tạo của nhà văn. Ngòi bút Trương Tửu đã ghi và phản ánh lại một cách chân thực, khách quan về cuộc sống của người lao động trong giai đoạn trước năm 1945. Ở bất kì quốc gia nào trên thế giới, muốn ngày càng phát đều phải chú trọng tới nguồn nhân lực này. Còn ở nước ta, họ trở thành những bằng chứng cho một giai đoạn lịch sử mà “nhân dân lao động bị bần cùng hóa, xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc”[72, tr. 122].

Mỗi tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu đều thể hiện sự chiêm nghiệm trước cuộc đời với niềm vui, nỗi buồn. Những số phận, những trái ngang của kiếp người cứ hiển hiện sinh động. Trong mỗi trang viết của ông, khiến những người yêu văn chương, yêu nghệ thuật không khỏi xót xa, suy nghĩ khi khép lại những trang văn. Đối với người thanh niên trí thức trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng được Trương Tửu chú ý khám phá và đưa vào trang viết.

Nhà văn chỉ rò một thực tế đang diễn ra trong xã hội những năm đầu thế kỷ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

XX. Thực tế đó khiến nhà văn suy tư, trăn trở bởi bối cảnh xã hội đã ảnh hưởng và tác động vào con người ghê gớm quá “Những hồi biến động 1929 -1932, tiếp đến cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng, gieo vào tâm trí mọi người một thất vọng đau đớn, một chán nản đen tối và một u sầu vô hạn.

Những giá trị xã hội, luân lí, tôn giáo, di truyền lần lượt sụp đổ dưới sức tàn phá của trào lưu kinh tế khủng hoảng.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 8


Không còn ai tín ngưỡng ở tương lai; không còn ai trông mong toại trí trong hiện tại. Tất cả đều cảm thấy đời xã hội thiếu căn bản, đời cá nhân thiếu đảm bảo và tự do. Tất cả đều sống trong một trống rỗng tinh thần sâu thẳm như địa ngục.

Nhất là thanh niên thì lại càng bị cái trống rỗng nguy hiểm ấy giày vò tàn bạo hơn cả. Họ không còn biết nên theo lý tưởng nào, luân lý nào, tôn giáo nào, Họ bỡ ngỡ như người lạc đường. Sau lưng họ, mở rộng một vực sâu trong đó nằm lịm những mảnh vụn của văn hóa cũ. Trước mặt họ mở rộng một vực sâu đen ngòm, chứa đựng những hiểm tượng khó lường. Đến ngay cái nơi đặt chân hiện tại của họ cũng bấp bênh, không đủ điều kiện làm họ vững lòng mà sống” [120, tr. 47].

Thanh niên, trí thức những người nắm giữ vận mệnh của đất nước lại đang cảm thấy trống rỗng, bế tắc, buồn chán trong xã hội ấy. Điều này khiến nhà văn đau xót nhưng ông chỉ nhẹ nhàng lên án vì thấy họ đáng thương hơn đáng trách. Ông hiểu được căn nguyên: những thanh niên ấy, những trí thức ấy là nạn nhân của xã hội đó mà thôi. Họ không thể phán kháng, họ càng tự vấn lại mình họ càng lún sâu hơn xuống đáy của đầm lầy. Liêu đã “tự thẹn và ăn năn”, nhưng “ăn năn không đủ sức đánh đổ cái quan niệm nhân sinh hiện có của chàng. Chàng vẫn chưa tìm thấy một lý luận nào có thể dứt bỏ tư tưởng chàng khỏi cái triết lý ăn chơi. Chàng vẫn cần đến khoái lạc” [120, tr. 107].

Trí thức có nguồn gốc từ tiếng La-tinh là Intellidentina nghĩa là sự thông minh, có trí tuệ, có nhận thức hiểu biết, dùng để chỉ một bộ phận người trong xã hội có được những đặc điểm này. Theo Từ điển Tiếng Việt “trí thức là người chuyên làm việc bằng trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nhà nước của mình” [108, tr. 1034]. Trong văn học Việt Nam người trí thức được xây dựng theo quan niệm của mỗi giai cấp khác nhau. Nếu như với Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên là mẫu người thanh niên trí thức lý tưởng, văn vò toàn tài, có lý tưởng sống cao đẹp theo quan niệm của Nho giáo chính thống kết hợp với quan niệm của nhân dân Nam bộ lúc bấy giờ, thì trong nền văn học lãng mạn thuộc Tự lực văn đoàn sau này, xuất hiện người trí thức là lớp thanh niên mới có học thức dám đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến để giải phóng cá nhân và tự do hôn nhân. Tuy nhiên để phản ánh một cách chân thực, sống động về nhân vật trí thức thì


chỉ có ở văn học hiện thực phê phán với tác giả tiêu biểu Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Trương Tửu… Trong những tác phẩm văn xuôi của Trường Tửu hình ảnh người trí thức dưới cách nhìn của ông trong xã hội đương thời được phản ánh rỏ nét qua nhân vật như Liêu, Văn, Hòa, Thịnh, Hiền, Hảo trong tác phẩm Thanh niên

S.O.S Một chiến sĩ.

Trong Thanh niên S.O.S ta bắt gặp Liêu, một chàng trai trẻ đang theo đuổi con đường học vấn, anh ta cũng hoài vọng khát khao yêu đương. Tình yêu với những người trẻ tuổi được công nhận như một sự phát triển bình thường của bản năng. Nhưng Liêu quá khát khao ái tình, nhất là khát khao nhục dục. Anh ta luôn đau đầu, đau tim vì những mộng mị ái tình, hành lạc. Đầu óc anh ta quay cuồng với những ý nghĩ táo tợn về lạc thú. Xung quanh Liêu, những người bạn của anh khiến ta có thể hình dung cả một thế hệ trẻ sa lầy, sống trụy lạc, không lý tưởng, không mục đích. Họ như những con thuyền chông chênh trên sóng nước, không người lái, không biết đâu là bến bờ. Họ sống qua ngày đoạn tháng, họ tìm đến sự trụy lạc như một thói quen. Ở trong xã hội đó với những người bạn như vậy, không bao lâu Liêu giỏi những ngón ăn chơi và nghiện những lạc thú ấy như một thói hư khó bỏ. Liêu không xấu, nhưng anh ta không tỉnh táo. Anh ta luôn bị ảnh hưởng bởi những cái ham muốn của những người xung quanh mình. Đầu óc Liêu thay vì để chuyên tâm học hành, sự nghiệp và tôn thờ tình yêu trong sáng thì chàng lại cùng Văn lao vào những cuộc ăn chơi “Liêu lặng lẽ theo Văn lên gác. Vừa leo được vài bậc cầu thang, chàng đã ngửi thấy mùi thuốc phiện thơm phức” [120, tr. 54]. Liêu cũng như đám bạn Hòa, Thịnh, Văn thay phiên lấy trộm tiền của gia đình để đi giải buồn bằng gái điếm, thuốc phiện, sàn nhẩy. Với tiểu thuyết Thanh niên S.O.S Trương Tửu đã minh chứng cho sự ảnh hưởng mãnh liệt của hoàn cảnh đối với cá nhân. Liêu đang là một thanh niên trí thức có lý tưởng, theo đuổi học hành, và có nhiều mơ ước nhưng những đổi thay trong xã hội đã khiến cho lớp thanh niên như Liêu không thể thoát ra được, họ trở thành nạn nhân trong bọc ung nhọt đang muốn vỡ ra. Hoàn cảnh xã hội đã chi phối họ và hủy hoại họ không thương tiếc.

Ngược lại với Liêu, chàng trai Hiền trong Một chiến sĩ lại là một thanh niên trí thức cầu tiến. Hiền mang nét đẹp của một chàng trai sống có lý tưởng cao đẹp, kiên


định bền lòng với lý tưởng ấy. Khát vọng của Hiền là được cống hiến cho xã hội, được tham gia tranh đấu vì xã hội và nhân dân cần lao. Chàng yêu lý tưởng và cũng rất yêu người con gái có tên Như Lan. Những cuộc đấu tranh giằng xé giữa cái hạnh phúc bình dị với người thân, khi viết thư để lại cho cha mẹ xong “thiếu niên lại gục mặt xuống bàn khóc nức nở. Chàng đã dùng hết nghị lực để chiến đấu với đau đớn” [120, tr. 220], phải dứt bỏ người yêu nồng nàn và tương lai với một gia đình hạnh phúc, cuối cùng Hiền đã chọn con đường hy sinh tất cả mọi hạnh phúc cá nhân, mọi lạc thú để dâng hiến toàn tâm toàn hồn cho hoạt động đấu tranh vì mọi người, vì xã hội. Trong lời Hiền nói với người yêu “...em còn chưa hiểu rằng anh ghét sự an nhàn ích kỷ, trưởng giả, lặng lẽ như mặt ao tù. Em còn chưa hiểu anh ưa thích cuộc sống nguy hiểm, giang hồ. Em còn chưa hiểu rằng anh không thể ngồi yên hưởng hạnh phúc khi quanh mình anh còn bao nhiêu kẻ thiếu cơm ăn áo mặc, sống như súc vật trong các só tối nhơ nhớp. Anh đã thấy ba bốn kẻ khổ tranh nhau một đống xơ mít người ta vứt ở vỉa đường. Anh thấy những đứa trẻ nghèo khó đi bới tìm, ở các đống rác, mẩu khoai mẩu sắn người ta ăn thừa ném đi. Anh thấy những người con gái vì thiếu ăn phải đi làm đống một cách nhục nhằn trong các nhà hành lạc. Anh đã thấy những kẻ hành khất nhặt những sợi bánh phở người ta ăn còn sót hắt xuống hè. Anh đã thấy những ông già phơi mình dưới mưa nắng kêu gào rát cổ để xin khách qua đường một vài chinh mua cháo húp cho qua cơn đói. Anh đã thấy những thợ thuyền dân cày túng quẫn bữa cơm, bữa cháo, rút cục chết phanh thây dưới bánh xe của máy móc hay chết thiêu trong đồng chiêm... Còn những cảnh thương tâm như thế đầy rẫy quanh mình thìa anh không bao giờ có thể ngồi yên” [117, tr. 192-193].

Những suy nghĩ, những cách ứng xử của Hiền thật đáng để người ta khâm phục. Suy nghĩ của nhân vật chân thực bởi nó không quá gò ép. Có nhiều đoạn Trương Tửu miêu tả nội tâm của Hiền rất chân thành, tinh tế. Đó là khi anh ta bị giằng xé dữ dội giữa lý tưởng cao đẹp với những trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận với gia đình, giữa lý tưởng với tình yêu sôi nổi, chân thành. Chàng nhiều lần đau khổ khi thấy Như Lan, người yêu của chàng bộc lộ tình yêu chân thành, sâu đậm với chàng. Những cái hôn cháy bỏng, những ánh mắt tha thiết và cả những giọt nước mắt của người yêu quả đã có lúc khiến chàng mềm lòng “Ngồi bên giường


Như Lan, nhìn người yêu, lòng rối như bòng bong. Chàng nhận thấy phần trách nhiệm to lớn của mình trong sự ốm yếu của Như Lan. Từng hồi từng lớp, những gợn hối hận cứ xoáy vào lương tâm chàng, tác động như mũi dao bén miết vào một ung thư nung mủ... chàng có cảm tưởng bị cấu xé tàn bạo bởi trăm nghìn nanh vuốt vô hình” [120, tr. 199].

Sự tinh tế của Trương Tửu là ở chỗ ấy. Nhà văn xây dựng một con người - một thanh niên trí thức - một người chiến sĩ không thể chỉ sống bằng lý trí. Trái tim và tình cảm của cũng góp phần giúp cho anh ta có những quyết định sáng suốt mà không tàn nhẫn, Hiền có cách ứng xử để thực hiện theo đúng lý tưởng mà vẫn đầy tình người. Có lẽ không phải chỉ vì Như Lan là một cô gái tốt, mà chính Hiền đã giúp cho cô hiểu và cảm thông rồi đồng lòng với lý tưởng trong sâu thẳm trái tim anh. Con đường của Hiền chọn là con đường tranh đấu cải tạo xã hội cho dù phía trước có đầy những gian truân, vất vả. Qua tác phẩm Một chiến sĩ và liên hệ đến những tư liệu về Trương Tửu ta thấy nhân vật Hiền như có bóng dáng của chính nhà văn, một chàng thanh niên say mê những hoài bão lớn và dám tranh đấu, dám hy sinh vì lý tưởng.

Những người trí thức được phản ánh tập trung dưới cây bút của Nam Cao. Những nhân vật trí thức đạt đến mức gắn liền với tên tuổi của nhà văn. Đó là những trí thức sống trong cảnh nghèo nàn tù túng và bế tắc trong cuộc sống bần cùng. Các nhân vật Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Hài (Quên điều độ)... họ đều muốn đem hết tài năng ra thực hiện mong ước của mình. Hộ đã từng "mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những người lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn mỗi ngày một thêm nảy nở" [39, tr. 8]. Hắn ''nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết tất cả các tác phẩm khúc cùng ra một thời” [39, tr. 18], một tác phẩm ''vượt lên trên tất cả các bờ còi và giới hạn". Nói chung, đó là những ước mơ chân chính, hướng tới một mục đích được thể hiện đam mê với nghề nghiệp, thế nhưng lý tưởng nghệ thuật cao siêu đành phải nhường bước cho những bài văn viết vội, những bài báo cẩu thả và có như thế người làm nghệ thuật mới chống trọi được với cuộc sống đói nghèo đang đeo bám. Bàn tay độc ác của chế độ thực dân phong kiến đã bóp chết những tài năng, đẩy người trí thức vào ngò cụt cuộc sống, để họ phải dằn


vặt, đấu tranh trong tâm trí trước những lý tưởng cao đẹp với cuộc sống hiện tại, những người trí thức đã rơi vào bế tắc, không có lối thoát. Ngòi bút hiện thực phê phán của Nam Cao đã nói lên ý nghĩa sâu sắc qua những người trí thức trong sáng tác của ông: xã hội những năm đầu thế kỷ XX đã không thuộc về giai cấp vô sản. Người trí thức bế tắc trong sự mâu thuẫn chính với bản thân họ. Đây cũng là điểm khác biệt rò nét với Trương Tửu.

Suy nghĩ, hành động, của người trí thức trong văn Trương Tửu ẩn hiện hình dáng của chính nhà văn trong đó. Hiền, Hảo đã có những lời nói đầy tin tưởng say sưa về mục đích tranh đấu cao cả vì dân tộc, vì nhân dân cần lao. Hiền hoàn toàn khác Liêu. Đó là một chàng trai trẻ, đầy nhiệt huyết, một chàng trai mang nhân cách của người trí thức trong xã hội đương thời. Chàng say mê được hoạt động, được tranh đấu. Với chàng, “bỏ tranh đấu, tức là chết. Sống cái đời sát đất của những kẻ hèn nhát, Hiền sẽ héo người đi mà chết. Địa hạt sinh hoạt của chàng là tranh đấu- cuộc đấu tranh nguy hiểm không ngừng” [120, tr. 153]. Người chiến sĩ của chúng ta, nhân vật Hiền, anh là một chàng trai ôm đầy lý tưởng và hoài bão vì nhân dân cần lao khốn khổ, nhưng anh không chỉ sống bằng lý trí mà vẫn ấp ủ tình yêu trong sâu thẳm trái tim. Có rất nhiều sự níu giữ của cuộc đời như tình yêu, gia đình, hạnh phúc bình dị. Nhiều đoạn, chàng trai chiến sĩ ấy phải đối mặt, phải tranh đấu với chính mình, với những khát khao yêu thương mãnh liệt, với chính tình yêu nồng thắm của Như Lan. Những đoạn miêu tả cuộc giằng xé nội tâm của Hiền được Trương Tửu viết thật đặc sắc, xúc động. Nhân vật say mê và tôn thờ lý tưởng, nhưng nhân vật cũng là một chàng trai đa cảm và có trái tim khao khát yêu đương. Cảm nhận những cử chỉ, lời nói xuất phát từ trái tim nóng bỏng của chàng trẻ tuổi ấy chắc hẳn sẽ nhiều người dành cho Hiền sự cảm phục, trìu mến bởi chàng đã làm chủ được trái tim và giải quyết những mối tơ lòng đầy thuyết phục.

Chàng trai trí thức đã muốn sự thông minh, tài trí và khả năng của mình được dùng vào một con đường quan trọng, con đường của lý tưởng đấu tranh. Hiền là một thanh niên cấp tiến, chàng thù ghét đời sống cằn cỗi của những kẻ phụng thờ miếng cơm manh áo hay cam tâm làm nô lệ cho tập tục. Chàng ghê tởm cái đời tầm thường, trói buộc của những người lấy vinh thân phì gia làm mục đích. Đó cũng là


một chàng trai khi đã xác định lý tưởng thì kiên định trung thành với lý tưởng, chấp nhận mọi khó khăn đến mức “Những con đường nào thiên hạ đã lát đá phẳng lì, chàng không muốn bước vào. Trong khu rừng um tùm, chàng muốn tự tay khai phá một lối đi mới. Rồi trong lối đi này chàng nghênh ngang tiến bước, đầu cao mắt sáng, luôn chiến đấu với những nguy hiểm bất ngờ” [120, tr. 137]. Chính vì mục đích sáng rò, lý tưởng cao quý, tư tưởng tiến bộ và nhân cách cao đẹp mà những trí thức trẻ như Hiền, Hảo đã thể hiện cái say sưa, sôi nổi chân thành của nhà văn. Những thanh niên nào được thấm nhuần tim óc trong hoàn cảnh tranh đấu sẽ trở thành những chiến sĩ tận tuỵ chống lại cái thực thể mục nát của xã hội. Còn những trí thức bị cuốn vào vòng xoáy quẩn quanh, rơi vào bế tắc, họ để cho những vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mà không kháng lại được, tất yếu sẽ bị suy vong như Liêu trong Thanh niên S.O.S, Thông trong Trái tim nổi loạn.

Như vậy người trí thức trong sáng tác của Trường Tửu và Nam Cao có ý nghĩa khái quát về một tầng lớp người trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Họ là những trí thức lương thiện, thấu tình đạt lý, mang hoài bão, lý tưởng, dám tranh đấu và chọn cho mình con đường dù chông gai nhưng được thỏa chí trai vì ngày mai tươi sáng, vì những con người cùng khổ, lầm than, vì vận vận mệnh dân tộc. Tuy nhiên, có một số trí thức trong xã hội ấy lại bị xã hội nhào nặn và không đủ dũng cảm để giữ vững lẽ sống đúng đắn, lành mạnh. Họ bị nhấn chìm và cuốn đi theo dòng nước lũ giữa muôn mặt Tây, Tầu đảo lộn.

Những trang văn xuôi của Trương Tửu ra đời trong một xã hội đang diễn ra vô vàn biến cố ảnh hưởng đến muôn mặt của đời sống. Nhưng thật bất ngờ với lối viết của ông đó là không quá chìm đắm vào những nỗi thống khổ không lối thoát của những con người sống trong đó. Trương Tửu rất lạc quan đi vào khai thác đối tượng này với niềm tin và hi vọng vào cuộc một cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến.

Trương Tửu là một nhà phê bình văn học có lối tư duy và phong cách độc đáo. Ở lĩnh vực phê bình văn học, ông thuộc một trong những nhà phê bình văn học đầu tiên ở Việt Nam theo quan điểm Mác-xit, ông đề cao phương pháp khoa học trong

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí