Vấn Đề Trương Tửu Trong Tiến Trình Văn Xuôi Hiện Đại


khai thác mặc dù vẫn dựa vào tiểu thuyết Pháp. Tác phẩm Thầy Lazarô Phiền dấu mốc bước đầu của sự thay đổi trong tiến trình văn xuôi thì Tố Tâm là minh chứng cho thấy tiểu thuyết Việt Nam bước vào quá trình hiện đại hóa. Đến những năm 1930-1945 văn xuôi Việt Nam có bước tiến mới với hai khuynh hướng rò rệt, khuynh hướng lãng mạn đại diện nhóm Tự lực văn đoàn với các tác phẩm tiêu biểu Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936), Đôi bạn (1937)…và khuynh hướng hiện thực đại diện là Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng với tác phẩm Tinh thần thể dục, Chí Phèo, Giông tố, Số đỏ, Tắt đèn…Mỗi khuynh hướng đều có đóng góp vào tiến trình văn học Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước đương thời, mặt hạn chế của Tự lực văn đoàn trong sáng tác đã được các nhà văn hiện thực hoàn thiện, bổ sung để đẩy nhanh tiến trình văn học tiến đến quá trình hiện đại hóa với sự cách tân trên nhiều phương diện của văn xuôi tạo nên một giai đoạn rực rỡ trong lịch sử văn học dân tộc.‌

1.3.2. Vấn đề Trương Tửu trong tiến trình văn xuôi hiện đại

Trước Cách mạng Tháng Tám, Trương Tửu viết 13 tác phẩm văn xuôi. Từ sáng tác đầu tiên Thanh niên S.O.S (1937) đã để lại dấu ấn khiến người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ bởi chất hiện thực của tác phẩm về sự tha hóa của thanh niên. Các nhân vật là những thanh niên ở thành thị có học thức được nhà văn quan sát, miêu tả. Điều này phù hợp với hoàn cảnh của nhà văn, vì ông có cuộc sống ở thành thị nên ông cảm nhận được những đổi thay rò rệt trong tư tưởng, hành động của thanh niên trong giai đoạn giao thời. Ở tác phẩm này, nhà văn đã chỉ ra mặt trái của đô thị Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX với sự tỉnh táo và khách quan.

Thanh niên trí thức được Trương Tửu xây dựng trong 5/13 tác phẩm, với đủ hoàn cảnh như từ quê lên thành thị trong Một chiến sĩ (1938), Trái tim nổi loạn (1940), các trí thức nghèo ở thành thị với gánh nặng cơm, áo như trong Một cổ đôi ba tròng (1940), Cái tôi của ai (1941). Trong các tác phẩm, nhà văn chú ý miêu tả tâm lý nhân vật và kết thúc tác phẩm thường không có hậu. Ở thời kỳ này, không chỉ có Trương Tửu đề cập đến vấn đề này mà Nam Cao, Vũ Trọng Phụng cũng viết


nhiều về hình ảnh thanh niên trí thức như trong Đời thừa, Giăng sáng của Nam Cao, Giông tố của Vũ trọng Phụng. Với những tác phẩm này hai nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực đã sử dụng kết cấu mới mẻ và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất điêu luyện để khắc họa nên hình ảnh người trí thức luôn bị giằng xé bởi miếng cơm manh áo, bởi bi kịch trong tình yêu, gia đình và căn nguyên chỉ vì họ là những trí thức trong những năm đầu thế kỷ XX. Như vậy, cùng với Trương Tửu còn có Nam Cao, Vũ Trọng Phụng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với thanh niên trí thức: Hãy giữ lấy nhân cách của người trí thức đang bị những những mặt trái của buổi giao thời cám dỗ, bủa vây. Tài năng của nhà văn là ở chỗ nhìn thấy ý nghĩa sâu xa ẩn trong những con người đời thường và chú ý đến những cái vụn vặt của đời sống nghèo hèn như phải lo tiền làm ma cho mẹ, làm ma cho vợ, lo từng bữa cơm trong cái đói cái rét, lo từng đồng, từng hào để trả tiền nhà trọ như trong Khi chiếc yếm rơi xuống (1939), Khi người ta đói (1940)Cuộc sống khốn khổ, đói khát bám lấy thân phận người lao động. Đề tài này gặp nhiều trong tác phẩm của Nam Cao với Một bữa no, Tư cách mò…, Ngô Tất Tố với Cái bánh chưng, Tắt đèn…, Kim Lân với Vợ nhặt, Tìm em …Sự khốn khổ nghèo đói trong tác phẩm của ba nhà văn hiện thực tiêu biểu này khiến người đọc xót xa, thương cảm còn với tác phẩm của Trương Tửu khiến người đọc nghèn nghẹn bởi cơ sự nghèo khổ cùng với uất ức, tủi nhục của nhân vật. Căn nguyên là do nghèo khổ nên Hậu trong Khi chiếc yếm rơi xuống không có tiền làm ma cho mẹ, mẹ chết nằm đấy mà bất lực không thể làm được gì và cũng không thể cứu được bản thân khỏi cuộc đời khốn khổ, tủi nhục đang chờ đợi phía trước. Trong Khi người ta đói, căn nguyên của nghèo khổ mà Thanh phải chết trong uất ức, Thiện rơi vào vòng lao lý, và người tốt như Mỹ cũng chết thảm thương…Trương Tửu đã làm nổi bật số phận thê thảm của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội đương thời. Những trang viết của Trương Tửu thấm đậm chất nhân văn, đồng thời cho thấy Trương Tửu có vị trí trong dòng văn học hiện thực khi xét từ thời điểm sáng tác và những cách tân khá mới mẻ của ông về nội dung và hình thức so với văn xuôi thời kỳ những thập niên hai mươi. Vị trí của nhà văn được khẳng định hơn nữa với những tác phẩm về lịch


sử dã sử như Tráng sĩ Bồ Đề (1942), Năm chàng hiệp sĩ (1942) với dung lượng khá dài và số lượng nhân vật đông đảo, nghệ thuật trần thuật sử dụng nhuần nhuyễn, nội dung xoay quanh vấn đề lịch sử nhưng có sự cách tân tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc. Trương Tửu để lại một số lượng tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn không nhiều nhưng với hơn một nghìn trang cũng đủ cho thấy ông là nhà văn say sưa, tâm huyết. Mặc dù những tác phẩm của ông chưa đạt đến sự suất sắc, chưa đạt đến mức là những tác phẩm điển hình với nhân vật điển hình nhưng ngòi bút của Trương Tửu đã thể hiện tinh thần tranh đấu cao và luận đề trong sáng tác của ông luôn mang tính xã hội dù ở bất kỳ giai đoạn xã hội nào. Các tác phẩm Tôi nguyền rủa mãi người cha ấy, Đục nước béo cò của Trương Tửu phản ánh rò sự phê phán những tư tưởng bảo thủ, hủ tục khiến con người trở thành nạn nhân phải chịu đau khổ về thể xác và tinh thần.

Như vậy, ngoài lý luận phê bình Trương Tửu còn là cây bút văn xuôi có phạm vi nội dung trong tác phẩm khá rộng. Thời gian trôi qua, những tác phẩm của ông cũng chịu chung số phận với người sáng tác, phải chịu sự thăng trầm nhưng hôm nay đã được các nhà nghiên cứu đánh giá khách quan để trả tên tuổi và tác phẩm của ông về đúng vị trí xứng đáng trên văn đàn cũng như trong tiến trình văn học. Những tác phẩm của ông nếu chỉ đọc một lần có thể chưa gây được ấn tượng với người đọc và công chúng, nhưng khi suy ngẫm và trăn trở sẽ không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể của ông vào sự phát triển văn xuôi hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


Tiểu kết

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 6

Trương Tửu có những đóng góp đáng ghi nhận đối với văn học Việt Nam hiện đại cả về lý luận và thực tiễn sáng tác văn xuôi. Quá trình nghiên cứu về ông được khởi đầu từ trước Cách mạng tháng Tám, khi những tác phẩm đầu tay của nhà văn vừa đến với độc giả. Đặc biệt, những năm gần đây, ý kiến nhận xét, đánh giá và kết luận về sự nghiệp văn chương của Trương Tửu ngày càng khách quan, khoa học; những nhận định trái chiều về một số phương diện cũng dần đi đến thống nhất. Một


số kết quả nghiên cứu đã khẳng định những đóng góp của Trương Tửu đối với nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những điểm còn hạn chế trong tác phẩm của ông. Điều đáng lưu ý, trong số những bài viết và những công trình nghiên cứu về văn xuôi Trương Tửu, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ thực tế đó, chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu đề tài này là việc làm cần thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần phục dựng và vinh danh chân dung một nhà văn có những đóng góp thiết thực về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.


Chương 2‌‌‌‌‌

CƠ SỞ VĂN HOÁ, VĂN HỌC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ SỰ XUẤT HIỆN TÁC GIẢ TRƯƠNG TỬU

2.1. Đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với những giao lưu và tiếp biến văn hóa

2.1.1. Một xã hội mới với nhiều biến động trong những năm đầu thế kỷ XX

Ở bất kỳ quốc gia nào, bối cảnh lịch sử xã hội luôn có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn học. Nói cách khác, văn học ở mỗi thời kỳ lịch sử sẽ phản ánh chân thực, sinh động đời sống xã hội, con người, tư tưởng của thời kỳ đó.

Lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã trải qua “một phen thay đổi sơn hà” với những biến động dữ dội về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa. Những năm cuối thế kỷ XIX, sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước thừa nhận sự bảo hộ của Pháp (năm 1884) và trấn áp phong trào Cần Vương, thực dân Pháp coi như cơ bản hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam. Chúng tập trung thiết lập chế độ thuộc địa nửa phong kiến và thực hiện mục đích khai thác thuộc địa trên đất nước ta. Chúng xây dựng một số cơ sở công nghiệp (chủ yếu là hầm mỏ, bến cảng, các nhà máy, cơ sở sản xuất); mở hệ thống đường ô tô và đường sắt xuyên Việt. Nhiều đô thị được hình thành và mở rộng, xuất hiện và làm tăng thêm nhanh chóng tầng lớp thị dân. Trong vài ba mươi năm, cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Giai cấp tiểu tư sản thành thị tăng lên đáng kể bao gồm nhiều tầng lớp: tiểu thương, viên chức, thợ thủ công, học sinh, trí thức mới... Giai cấp công nhân được hình thành và phát triển nhanh chóng, ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị. Giai cấp tư sản ra đời nhưng yếu ớt và phụ thuộc vào tư bản Pháp. Bộ máy phong kiến ở làng xã vẫn được duy trì tầng lớp địa chủ, cường hào được sử dụng làm công cụ cai trị và bóc lột của bọn thực dân. Người nông dân chịu nhiều áp bức, công, sưu cao, thuế nặng. Một bộ phận quá bế tắc, cùng quẫn phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc đi phu mỏ, phu đồn điền, trở thành đội quân đông đảo cung ứng sức lao động rẻ mạt cho những kẻ bóc lột. Thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp cấu kết với bọn địa chủ, cường hào ở


nông thôn đã đẩy tầng lớp lao động vào cảnh bần cùng. Các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội ngày càng trở lên gay gắt và quyết liệt. Từ năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lại phải chịu thêm một tầng áp bức. Trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp và phát xít Nhật càng ra sức vơ vét phục vụ cho công cuộc chiến đấu dẫn tới nạn đói khủng khiếp năm 1945, cướp đi hàng triệu sinh mạng của đồng bào ta. Phong trào đấu tranh của nhân dân đã đến độ sục sôi. Sức mạnh đoàn kết của dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến trên đất nước ta.‌

Ở nước ta, từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, bên cạnh những biến đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa, văn học cũng biến đổi sâu sắc. Thời kỳ này, môi trường văn hóa tư tưởng ở Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng, có sự giao lưu hai luồng văn hóa Đông - Tây. Ngoài hệ tư tưởng phong kiến vốn tồn tại lâu đời ở nước ta, những luồng tư tưởng mới như hệ tư tưởng tư sản phương Tây du nhập vào Việt Nam qua con đường chủ nghĩa thực dân, hệ tư tưởng vô sản vào Việt Nam qua con đường đấu tranh dân tộc cùng những quan niệm mới về đạo đức, lối sống và văn chương, nghệ thuật qua giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa Đông và Tây đã thâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam, tác động sâu sắc đến văn học đương thời. Như vậy, nói đến hệ tư tưởng chính là nói về góc độ triết học. Ở phương Đông tồn tại tư tưởng duy tâm siêu hình, còn ở phương Tây là tư tưởng duy lý, từ những thành quả của tư tưởng Hy Lạp, của thời Phục hưng đã tạo cho phương Tây một bước tiến khá xa so với phương Đông. Đến những năm đầu thế kỷ XX, nhiều luồng triết học ảnh hưởng sâu sắc vào đời sống của con người Việt Nam, vào đời sống văn hóa văn học như một tất yếu của một thời kỳ lịch sử.

2.1.2. Khung cảnh văn học Việt Nam trong sự giao lưu của văn hóa Đông - Tây

Những năm đầu thế kỷ XX, do tác động trực tiếp và sâu sắc của hoàn cảnh xã hội, văn học Việt Nam đã vận động từ phạm trù văn học Trung đại, sử dụng song ngữ Hán - Nôm, chịu ảnh hưởng mô hình văn học Trung Quốc sang phạm trù văn học hiện đại sử dụng phương tiện chữ Quốc ngữ và hướng theo mô hình văn học phương Tây.


Kết quả của quá trình hiện đại hóa đã tạo cho văn chương một môi trường hoạt động mới khác với kiểu sinh hoạt văn chương “ngâm, vịnh, thù, tạc” của các nhà nho xưa; hình thành nên lớp nhà văn chuyên nghiệp; văn học từng bước được cách tân. Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học truyền thống. Vì vậy, văn học giai đoạn này có một diện mạo đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng không thể tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau đó.

Chặng đường đầu của quá trình hiện đại hóa, một số cây bút sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây, từ lĩnh vực báo chí, dịch thuật họ đã chuyển dần sang phỏng tác theo các tác phẩm văn học Pháp. Tiếp theo đó, các cây bút tân học đã có ý thức vượt thoát khỏi khuôn khổ của văn chương truyền thống, tìm đến với tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch - những thể loại mới của văn học hiện đại, hạn chế dùng những điển cố, điển tích, đưa lời ăn tiếng nói của đời sống vào trong sáng tác văn học,… Sự kết hợp hai yếu tố truyền thống và hiện đại trong cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật là hiện tượng nổi bật trong văn học ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là một tác phẩm tiêu biểu mang nhiều yếu tố giao thời giữa truyền thống và hiện đại. Trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách đã xuất hiện dấu hiệu rạn nứt những quan niệm cũ. Tố Tâm, người tuân thủ đạo đức truyền thống đã không có hạnh phúc trong chế độ đại gia đình phong kiến, con người ấy muốn sống hết mình cho tình yêu tự do nhưng cũng không thể đón nhận hạnh phúc trong tình yêu. Hoàng Ngọc Phách đã đem cái tôi cá nhân đặt bên cạnh lễ giáo phong kiến và phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm cũ - mới trong tình yêu nam nữ và hạnh phúc cá nhân. Về nghệ thuật, trong Tố Tâm có sự “lắp ghép” giữa nghệ thuật viết văn của nhà nho (văn biền ngẫu, văn xuôi xen kẽ với văn vần, ngôn ngữ mang dấu ấn của điển tích Hán Việt) với kỹ thuật viết văn hiện đại (kết cấu mới, kết thúc không có hậu, khai thác yếu tố đời tư của nhân vật). Sự giao thoa đó đã mang lại cho cuốn tiểu thuyết chất hiện đại bên cạnh những yếu tố truyền thống. Đó chính là “tính giao thời” của một tác phẩm chịu sự chi phối của cuộc giao lưu văn hóa Đông - Tây, truyền thống - hiện đại. Trường hợp của Hoàng Ngọc Phách là trường hợp tiêu biểu cho sáng tác văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đối với người cầm bút giai đoạn này, văn học hiện đại giống như khu vườn quyến rũ với muôn màu


hương sắc. Các nhà văn, nhà thơ lúc đó tuy đã có những rung động thẩm mĩ mới; cách nhìn, cách cảm cũng khác trước nhưng lại chưa được trang bị chu đáo về mặt lý luận. Họ đã đến với văn học hiện đại trong sự nhận thức chưa được trọn vẹn. Thói quen cũ và ý thức mới vẫn in đậm trong sáng tác của nhiều cây bút. Nhìn chung, trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các tác giả đã “lắp ghép một cách máy móc cái truyền thống và hiện đại” [109, tr. 37]. Hạn chế đó mang tính tất yếu của một giai đoạn chuyển biến trong lịch sử văn học từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại.

Sau giai đoạn giao thời, văn học Việt Nam đã vận động mau lẹ, khẩn trương theo hướng hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn học. Chỉ trong khoảng chưa đầy nửa thế kỷ, nền văn học đã có những biến đổi sâu sắc, phát triển với nhịp độ khẩn trương và đạt được những thành tựu to lớn. Nhiều khuynh hướng văn học hình thành và phát triển. Nhiều tài năng và cá tính sáng tạo được khẳng định. Văn học đã vận động tích cực, tích tụ và bồi đắp được nhiều giá trị, đóng góp những kết quả rực rỡ đối với nền văn học nước nhà.

Trong quá trình hiện đại hóa của nền văn học dân tộc, văn học phương Tây có ảnh hưởng về nhiều phương diện. Thời gian này, văn học Pháp có một ảnh hưởng quan trọng đến đội ngũ nhà văn Việt Nam. Những tác phẩm tiêu biểu của văn học Pháp đã được giới thiệu với độc giả Việt Nam: Thơ ngụ ngôn của La Fontaine, các vở kịch Trưởng giả học làm sang. Người bệnh tưởng (Molière), tiểu thuyết Ba người ngự lâm pháo thủ (A. Dumas), Những người khốn khổ (V. Hugo), Miếng da lừa (H. Balzac)... Nhiều nhà văn có tên tuổi thời kì này như Hoàng Ngọc Phách, Vũ Đình Liên, Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyễn Mạnh Tường... phần lớn được đào tạo từ các trường Pháp-Việt và một số đã du học từ Pháp trở về. Đội ngũ này chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ tư tưởng Tây học. Họ là lực lượng cơ bản góp phần phổ biến văn học Pháp ở Việt Nam thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Trên văn đàn công khai thời đó, trào lưu văn học lãng mạn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học phương Tây; trong đó các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn và các nhà Thơ mới là những người tiên phong. Các thi nhân của phong trào Thơ mới đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nhiều thi sĩ lãng mạn Pháp như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022