Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 3


Siêu vào năm 1974 về con người và cung cách làm việc của Trương Tửu trong cuốn Về nhóm Hàn Thuyên và Nguyễn Đức Quỳnh: “Trương Tửu đáo để, thông minh, phản ứng nhanh, học rộng, nhiều sáng kiến và rất nguyên tắc, làm giám đốc văn chương thì như linh hồn nhà xuất bản, đã nghĩ ngày nghĩ đêm, thảo hoạch chương trình xuất bản, phân phối việc viết sách báo cho anh em, bàn bạc hằng ngày với anh em để hướng dẫn lập luận của sách cho không chệch ra ngoài định hướng chung” [126, tr. 73]. Qua đó cho thấy, Trương Tửu dù ở cương vị nào, làm công việc gì cũng luôn nghiêm túc và tự yêu cầu bản thân tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Ở miền Nam, văn nghiệp của Trương Tửu với bút danh Nguyễn Bách Khoa vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Nguyễn Văn Trung trong tập III của bộ Lược khảo văn học xuất bản năm 1968 đưa ra ý kiến nhận xét về văn phê bình của Trương Tửu: “Thời tiền chiến, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) là người đầu tiên và độc nhất đã đưa ra một quan niệm phê bình rò rệt và áp dụng nó một cách có hệ thống, với một lối văn lôi cuốn. Chưa xét quan niệm phê bình mácxít đúng hay không đúng. Chỉ xét ở phương diện chủ thuyết và viết thành hệ thống thì phải ghi nhận Nguyễn Bách Khoa thành công hơn tất cả những nhà phê bình trước ông và hiện nay cũng khó tìm ra một Nguyễn Bách khoa khác” [170, tr. 192]. Nguyễn Văn Trung đồng tình với những khẳng định, đánh giá cao của Thanh Lãng đối với phê bình của Trương Tửu “Mấy cuốn phê bình của Nguyễn Bách Khoa, nhất là từ sau 47 trở đi, đã hầu như biến thành sách gối đầu giường cho thế hệ trẻ. Ở nhà trường, từ giáo sư đến học sinh đều phê bình theo Nguyễn Bách Khoa” [170, tr. 192]. Trong cuốn Phê bình văn học thế hệ 1932 (tập 2) xuất bản năm 1974, Thanh Lãng đưa ra nhận xét: “Cùng với các nhà văn trong Nhóm Tân văn hóa, Nguyễn Bách Khoa đã khai mở hẳn một kỷ nguyên mới trong lịch sử văn học Việt Nam: phê bình dựa vào biện chứng phép duy vật” [70, tr. 395].

Sang thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, trong điều kiện mới của đất nước và của văn học, sự nghiệp của Trương Tửu được quan tâm trở lại, nhiều nhà nghiên cứu đã dày công sưu tầm, tập hợp tư liệu về nhà văn; tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu tác phẩm của ông. Năm 1996, tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) được giới thiệu trong cuốn Nhà văn phê bình của Mộng Bình Sơn và Đào


Đức Chương [125, tr. 218]. Từ năm 2002 đến nay, với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu, nhiều bộ sưu tầm, tuyển tập tác phẩm của Trương Tửu đã được xuất bản và việc nghiên cứu sự nghiệp của Trương Tửu không chỉ được xem xét lại mà còn được mở rộng và đi sâu hơn về nhiều phương diện.

Năm 2002 Nguyễn Văn Luận đã đưa ra sự nhận diện và đánh giá về phương pháp nghiên cứu của Trương Tửu trong khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Bàn về cuốn “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” của Trương Tửu. Tác giả chỉ ra “Đề tài này tất nhiên không phải là mới nhưng nghiên cứu phương pháp và hệ thống của một nhà nghiên cứu Truyện Kiều như là Trương Tửu thì dường như chưa có ai đặt vấn đề một cách đầy đủ và toàn vẹn” [81, tr. 1].

Tác giả nhấn mạnh vào số lượng trang của tác phẩm 214 trang và đưa ra nhận định: “Có thể nói học thuyết Mac – Lênin đã được Trương Tửu ứng dụng về căn bản là toàn diện và khá bao quát. Ông đã thiết lập được một hệ thống phương pháp luận vững chắc cho việc phê bình Truyện Kiều của mình” [81, tr. 51].

Đứng trên lập trường riêng bản thân tôi cũng có chung suy nghĩ trên. Hơn thế sự tương đồng còn được chỉ ra khi thấy “Trương Tửu đặc biệt quan tâm tới các tương quan xã hội, tới học thuyết đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là hạt nhân quan trọng thúc đẩy phát triển trong xã hội phân chia thành giai cấp” [81, tr. 52]. Tuy nhiên với phương pháp phê bình của mình, Trương Tửu cũng không tránh khỏi những hạn chế như “Việc hiện đại hóa tác phẩm, nhiều khi ông nhồi nhét, gán ghép nhân vật và tác giả vào những khuôn đã được định sẵn” [81, tr. 52].

Tác giả đề tài đặt ra góc nhìn Trương Tửu và những vấn đề phản ánh hiện thực lịch sử của Truyện Kiều. Các nhân vật Truyện Kiều dưới cái nhìn giai cấp của Trương Tửu. Mối quan hệ giữa nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều với anh hùng Nguyễn Huệ ngoài đời. Bên cạnh đó, với góc nhìn Trương Tửu và vấn đề chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều đã được tác giả đề tài đi đến kết luận “Trương Tửu đã xa đà vào dung tục, hiện đại hóa nhân vật, tác phẩm và tác giả”; “Gò ép theo quan điểm đấu tranh giai cấp, TrươngTửu đã tìm một số biểu hiện có tính chất chống lễ giáo phong kiến của nhân vật và tác giả coi đó là bản chất được ý thức. Trương Tửu đánh giá cao một chiều tính chất chống phong kiến của tác phẩm” [81, tr. 60].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


Những kết luận khá rò ràng mang tính đóng góp vào việc nhận diện vị trí của nhà phê bình Trương Tửu. “Trương Tửu quan niệm khá đơn giản về mối quan hệ hiện thực – nhà văn – tác phẩm văn học. Theo ông nhà văn sống ở thời đại nào thì chịu ảnh hưởng của thời đại ấy về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Điều đó không có gì sai. Vấn đề là ở chỗ ông không quan tâm đúng mức đến việc tác phẩm văn học là một sản phẩm sáng tạo của nhà văn, trong đó hiện thực xã hội thời đại đã được nhình nhận, tái tạo qua con mắt chủ quan của nhà văn” [81, tr. 88]

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 3

Tác giả không ngần ngại đưa ra kết luận “Hệ thống nghiên cứu phê bình Mác xit đã được Trương Tửu sử dụng một cách áp đặt chủ quan không có sự linh hoạt đối với từng đối tượng nghiên cứu, vi phạm tính lịch sử cụ thể” [81, tr. 89], không chỉ đánh giá về Trương Tửu mà tác giả đề tài cũng cho rằng “nhiều người khác” cũng gặp phải “ Những cực đoan khi nghiên cứu văn học”, trong những năm 1954 – 1960. Hạn chế tiếp theo của Trương Tửu “Ông chỉ quan tâm đến nội dung tư tưởng Truyện Kiều trên cái trục Truyện Kiều – thời đại Nguyễn Du và không hề chú tâm tới nghệ thuật của tác phẩm”. Ở phần kết luận Trương Tửu có đề cập tới nghệ thuật nhưng “Chỉ là những dòng sơ lược, không hề đề cập phân tích một thủ pháp nghệ thuật, một câu thơ cụ thể” [81, tr. 89], nhưng đây cũng không phải hạn chế của riêng Trương Tửu trong thời gian này ở Việt Nam.

Có cùng lập trường với tác giả đề tài khi xuyên suốt tác phẩm, Trương Tửu đưa ra lời khẳng định hoàn toàn xác đáng “Là người tiên phong thí nghiệm một hệ thống, một phương pháp luận mới, ông đã có một số thành tựu và cũng không tránh khỏi những cực đoan, sai lầm. Một số đóng góp của ông đặc biệt là lịch sử xã hội, kinh tế chính trị để giải thích tác phẩm văn học là một đóng góp không thể phủ nhận” [81, tr. 92].

Năm 2004, nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh với bài viết Các hình thái tư duy phê bình đầu thế kỷ XX (đăng trên tạp chí Hồn Việt, số 2) đã chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế trong phương pháp phê bình của Trương Tửu qua các tác phẩm: “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, “Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ”, “Văn chương Truyện Kiều”. Theo Trịnh Bá Đĩnh: “ở đây không phải chỗ để đánh giá các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa, ở đây ta đề cập đến các hình thức tư


duy trong các văn bản khoa học. Về phương diện ấy thì có thể nói rằng các tác phẩm của Nguyễn Bách Khoa là các văn bản khoa học thực sự: xác định về khái niệm, suy đoán theo quy luật nhận thức và hệ thống chặt chẽ” [33, tr. 201]. Ông đã khẳng định thế mạnh của Trương Tửu trong tư duy phê bình khoa học.

Năm 2005, Mã Giang Lân trong cuốn “Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX” đã xem xét lại những ý kiến gay gắt của Đinh Gia Trinh đối với Trương Tửu trước đây và tìm cách lý giải căn nguyên: “Đinh Gia Trinh phản bác Nguyễn Bách Khoa ở chỗ tác giả Nguyễn Du và “Truyện Kiều” tuyên bố nguyên tắc sử dụng phương pháp khách quan, phương pháp khoa học để nghiên cứu Truyện Kiều nhưng lại vi phạm nguyên tắc ấy, có lúc cực đoan, cứng nhắc, đơn giản, thiếu cân nhắc” [71, tr. 114]. Mã Giang Lân đã đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể để xem xét vấn đề.

Năm 2007, trong lời giới thiệu cuốn “Trương Tửu - tuyển tập nghiên cứu phê bình”, Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh đã chỉ ra các lĩnh vực khoa học phương Tây như thuyết chủng tộc - địa lý của Taine, học thuyết của Marx, phân tâm học Freud mà Trương Tửu đã tiếp thu, vận dụng khi phê bình các tác phẩm văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam và dự đoán: “Nếu sau này chúng ta có ngành phê bình phân tâm học văn học thì các tác phẩm của Trương Tửu phải được xem là những viên gạch đầu tiên”[119, tr. 10]. Hai nhà nghiên cứu nhận rò điểm khác biệt trong “nhãn quan” phê bình khoa học của Trương Tửu: “Chủ trương phê bình này rò ràng là đối lập với truyền thống bình văn và cảm thụ văn học hồn nhiên đã được xác lập vững chắc cho đến lúc đó và ngày nay vẫn chiếm ưu thế trong văn hóa phê bình của chúng ta. Đấy là một trong những lý do chủ yếu khiến tác giả của nó bị chỉ trích từ nhiều phía và chịu rất nhiều điều tiếng” [119, tr. 8]. Trong bài viết này, những hạn chế mà ngòi bút phê bình của Trương Tửu đã gặp phải cũng được nhận diện rò: “Tất nhiên cái khởi đầu bao giờ cũng rơi vào sự đơn giản, máy móc, cực đoan; những thiếu sót, sai lầm, bất cập lắm khi lớn hơn sự đầy đủ, đúng đắn và sự khả thủ gấp nhiều lần. Đôi khi ý nghĩa của nó chỉ là ở sự mở đường. Phê bình của Trương Tửu cũng không ngoài thông lệ ấy” [119, tr. 10]. Xuất bản cuốn tuyển tập, hai tác giả Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh không ngoài mục đích cung cấp


tư liệu cho những người quan tâm đến lịch sử phê bình văn học nước nhà để không một “hiện tượng” nào bị bỏ qua, không một nhà phê bình nào bị che khuất. Với tinh thần ấy, các tác giả khẳng định: “một trong những cây bút phê bình khoa học đầu tiên có nhiều thành tựu (và cũng nhiều thô sơ) không thể bỏ qua trong lịch sử phê bình văn học nước nhà, đó là Trương Tửu” [119, tr.17].

Năm 2008, Tạ Thị Hồng Nhung với đề tài khóa luận tốt nghiệp Đọc lại công trình “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” của giáo sư Truơng Tửu, đã xây dựng 3 nội dung chính.

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu của Trương tửu về văn học truyền thống Việt Nam [98, tr. 7].

Thứ hai, giới thiệu và lược thuật công trình Mấy vấn đề văn học sử của Trương Tửu trong mối quan hệ với các công trình về văn học sử khác cho đến thời điểm 1958. [98, tr. 24].

Thứ ba, những đóng góp và hạn chế của công trình Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam [98, tr. 65].

Tựu trung lại ở bản nội dung được triển khai trong đề tài tác giả đi đến nhận xét: “Phương pháp nghiên cứu văn học sử của Trương Tửu như những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu văn học sử theo quan điểm Mác xít” [98, tr. 76]. Tiếp theo là kết luận theo chiều hướng tích cực đối với cây bút phê bình Trương Tửu “Đọc lại công trình “Mấy vấn đề văn học sử” chúng tôi nhận thấy nhiều điểm mới mẻ trong phương pháp nghiên cứu văn học sử. Lần đầu tiên những quan niệm xã hội học Mác xít được ứng dụng một cách khoa học và có hệ thống vào nghiên cứu văn học, một lĩnh vực thuộc văn hóa tinh thần. Ngày nay, Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu văn học” [98, tr. 77].

Bên cạnh đó những hạn chế của Trương Tửu cũng được tác giả chỉ ra đó là Trương Tửu. Quá say mê với kiến thức khoa học mà quên mất đối tượng mà mình nghiên cứu là các tác phẩm văn học thì phải bám sát các tác phẩm đó. Mặt khác, khi lý giải các hiện tượng, biến cố văn học, phân tích những vấn đề tác giả, tác phẩm lại không rút ra từ bản thân văn học mà lại căn cứ vào các yếu tố kinh tế, xã hội là chính”. Rò ràng ý định của Trương Tửu khi cầm bút sáng tác là hoàn toàn đúng đắn


muốn áp dụng những lỹ thuyết khoa học hiện đại vào nghiên cứu văn chương nhưng nội tại của tác phẩm trong sự vận động của văn học không được chú trọng mà chỉ được đề cập đến yếu tố bên ngoài trong sự biến thiên của chính trị, xã hội, kinh tế. Nhưng qua các tác phẩm lý luận phê bình cho thấy một Trương Tửu luôn giành nhiều tình cảm cho nền văn học nước nhà.

Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 95 năm sinh của Trương Tửu, một cuộc hội thảo về nhà văn được được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong cuộc hội thảo này có rất nhiều bài viết về con người và sự nghiệp của Trương Tửu. Nguyễn Thị Bình có bài Con người và sự nghiệp Trương Tửu: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tác giả khẳng định: các công trình nghiên cứu phê bình của Trương Tửu là mảng chính làm nên tư cách “học giả Trương Tửu”; đóng góp của Trương Tửu là: “có công lý thuyết hóa việc nghiên cứu văn học sử ở nước ta”, “mạnh dạn ứng dụng một số triết thuyết mới mẻ mà ông tiếp nhận từ phương Tây vào việc phê bình tác giả, tác phẩm. Ông chủ động, tự tin đề xuất những quan niệm có tính tiên phong trong nghiên cứu văn học sử” [10]. Theo tác giả, hạn chế của Trương Tửu khi viết phê bình văn học là: “ông vận dụng học thuyết Freud vào phân tích văn học khá vụng về, thô thiển, nhiều nhận định chủ quan, cực đoan” [10].

Tham gia Hội thảo, Phan Ngọc phát biểu Một vài điều ít được nhắc lại về nhà phê bình Trương Tửu. Tác giả đề cao con đường tự học và phương pháp dạy học của Trương Tửu. Phan Ngọc nói về cách trình bày văn học của Trương Tửu “khác cách trình bày của phần lớn giáo sư. Nhìn chung các giáo sư không nêu ngay các kết luận mà đưa ra những nhận xét và chứng minh sức thuyết phục và tính đứng đắn của nhận xét”, đối với Trương Tửu “Còn anh khi dạy anh nêu lên một loạt tiên đề, rồi sau đó áp dụng cho từng tác giả. Anh thiên về phương pháp làm việc. Học sinh có quyền đưa ra những kết luận khác”. Vì sao Phan Ngọc lại tường tận như vậy, và ông cũng khẳng định “Tôi biết rò điều này vì tôi đã từng làm trợ lý” cho Trương Tửu ở “Khoa Văn trường Đại học Tổng hợp”. Về đường lối phê bình của Trương Tửu, Phan Ngọc nhận thấy lập luận của Trương Tửu không tránh khỏi sự cực đoan mặc dù mục đích là hoàn toàn trong sáng [98].


Kiều Mai Sơn có bài Giáo sư Trương Tửu: Người đào tạo số mệnh của chính mình. Bài viết đã khẳng định Trương Tửu là “chiến sĩ tiên phong” luôn “giữ vững một niềm tin”. Khẳng định Trương Tửu “đã mang lấy nghiệp vào thân” dũng cảm “một mình một thuyền chống sào, ngược nước vượt dòng chuyển sang phê bình văn học. Để rồi khi nhắm mắt xuôi tay, ông mang theo nguyên vẹn cả khối tình đối với chuyên ngành này xuống tuyền đài, mọi lời trong cuốn sổ bình xét công và tội của nhân gian xin nhường cho hậu thế đời sau” [116].

Nguyễn Đình Chú có bài tham luận Đôi điều về cuốn sách Tương lai văn nghệ Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu, đây có thể là công trình tâm huyết nhất của Trương Tửu, những lại là tác phẩm đã phần nào gây tai nạn nghề nghiệp đối với tác giả của nó. Trong bài viết này, Nguyễn Đình Chú đã giới thiệu khá cụ thể, tường tận quá trình sáng tác, tiếp nhận cuốn Tương lai văn nghệ Việt Nam và trình bày ý kiến của mình khi đọc lại những bài của Thanh Bình viết về cuốn sách này của Trương Tửu: “Những lời phê bình của Thanh Bình là đáp án đương nhiên đúng trong phạm vi công luận từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay ở Việt Nam ta, và cho đến nay dường như vẫn đơn giản chỉ có một đáp án ấy. Nhưng đối với thế giới và không chừng đối với cả tương lai thì chắc không đơn giản như thế” [18]. Với độ lùi thời gian gần nửa thế kỷ, khi đọc lại bài viết của Đặng Thai Mai (Thanh Bình), Nguyễn Đình Chú nhận thấy ở đó “không chỉ là phê bình” mà còn có “sự biểu dương nồng thắm” đối với Trương Tửu khi Thanh Bình khẳng khái thổ lộ: Tôi rất vui lòng nhận thấy trong tập sách T.L.V.N.V.N. những lời nói chan chứa nhiệt tình đối với văn học và nghệ thuật, những cảm tình tha thiết đối với một giai tầng dân chúng, và sự tin tưởng đối với tương lai văn hoá dân tộc. Ông Trương Tửu đã từng sống những giờ băn khoăn, những đêm “mắt cay, cay cả đến tâm hồn (…). Ông đã “mang nặng trong tâm hồn cái nguyện vọng tốt đẹp của một nhà văn hoá đối với tiền đồ văn hoá. Hơn nữa, ông cũng “muốn tích cực tham gia” vào công cuộc gây dựng nền văn hoá mới” [9; tr. 19-20]. Nguyễn Đình Chú đánh giá, với cuốn sách Tương lai văn nghệ Việt Nam, Trương Tửu đã “để lại cho đời một mẫu mực trong văn hoá tranh luận” [18].


Tiếp tục đưa ra ý kiến đóng góp vào hội thảo, Lại Nguyên Ân có bài tham luận Cần tiếp cận nghiên cứu một cách bài bản đối với Trương Tửu như một tác gia và như một nhân vật văn hóa lịch sử. Bài viết chỉ ra “rò ràng ông là một tác gia; các sản phẩm ngôn từ của ông khá nhiều và đa dạng, cho thấy ông là nhà nghiên cứu và phê bình văn học, là tác giả của một số tác phẩm thể truyện; ta còn có thể chứng minh Trương Tửu là một lý thuyết gia về văn hóa học, xã hội học…; mặt khác ông là người lập ra và chủ trì những cơ quan văn hóa như thư xã Đại Đồng, nhà xuất bản Hàn Thuyên, tạp chí Văn mới, vào những năm 1939-1940: những năm 1955-1957 ông là một trong số những tác giả chính làm nên hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm một sự kiện đã in một dấu vết không thể tẩy xóa trong lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam những năm 1950-1970; ở phương diện thứ hai này, Trương Tửu là một nhân vật hoạt động văn hóa cần được sử học nghiên cứu như một nhân vật lịch sử” [4], qua lời khẳng định và đưa ra những minh chứng về Trương Tửu cho thấy tác giả bài viết thể hiện mong muốn các thế hệ nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về một nhân vật có đóng góp nhất định đối với nền văn học Việt Nam.

Tại cuộc Hội thảo về Trương Tửu, còn có nhiều bài viết và những lời phát biểu thể hiện tình cảm đối với ông: Kỉ niệm về cha tôi - Trương Quốc Tùng; Một người ấy đã ra đi - Phạm Xuân Nguyên; Kỉ niệm về thầy Trương Tửu - Nguyễn Văn Hoàn; Kỷ niệm về thầy Trương Tửu - Hà Minh Đức; Với thầy Trương Tửu - Ninh Viết Giao,… Nội dung các bài viết thể hiện tình cảm sâu đậm về hình ảnh về một con người yêu văn chương, yêu khoa học giàu nghị lực khiến nhiều người phải nể phục.

Tiếp theo, năm 2009, Trần Thị Hoa có đề tài luận văn thạc sỹ Đóng góp của Trương Tửu trong lĩnh vực nghiên cứu - phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ

XX. Tác giả của đề tài nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, đánh giá sáng tác lý luận phê bình của Trương Tửu, khẳng định tài năng và đóng góp của ông đối với lĩnh vực văn chương nửa đầu thế kỷ XX. Về đóng góp của Trương Tửu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, tác giả có những lời khẳng định và đánh giá cao: “phê bình khoa học của Trương Tửu là một bước tiến về tư duy của nền phê bình văn học Việt Nam ở thời điểm đó”; “Trương Tửu là cây bút có khả năng cảm thụ văn học

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí