Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 2


Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX" sẽ có được những khảo sát, nhận định, đánh giá mới về đối tượng nghiên cứu.‌‌

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn đề tài "Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX", luận án xác định mục đích nghiên cứu những phương diện cơ bản trong văn xuôi Trương Tửu, đặt văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX để xác định những thành công và hạn chế (nếu có) của cây bút này, thấy được những đóng góp và vị trí của nhà văn trong nền văn học hiện đại của dân tộc.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình văn hóa, văn học trong giai đoạn đầu thế kỷ XX với những giao lưu và tiếp biến văn hóa đã tác động tới ngòi bút văn xuôi của Trương Tửu; đi sâu phân tích, lý giải những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi của ông; từ đó, đánh giá vị trí, vai trò, đóng góp (và giới hạn) của nhà văn trong lĩnh vực sáng tác đối với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

3.2. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các truyện ngắn và tiểu thuyết của Trương Tửu được xuất bản từ năm 1937 đến năm 1942 (thuộc giai đoạn văn học từ đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945). Các công trình nghiên cứu lý luận, phê bình văn học của nhà văn được sử dụng để tham khảo, so sánh, đối chiếu trong những trường hợp cần thiết. Những tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu thuộc phạm vi khảo sát là:

1. Thanh niên S.O.S, NXB Minh Phương, Hà Nội, 1937.

2. Một chiến sĩ, NXB Minh Phương, Hà Nội, 1938.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

3. Khi chiếc yếm rơi xuống, NXB Minh Phương, Hà Nội, 1939.

4. Trái tim nổi loạn, NXB Văn Thanh, Hà Nội, 1940.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 2

5. Một cổ đôi ba tròng, NXB Tân Việt, Hà Nội, 1940.


6. Tôi nguyền rủa mãi người cha ấy, in trong tập Một cổ đôi ba tròng, NXB Tân Việt, Hà Nội, 1940.

7. Khi người ta đói, in trên Phổ thông bán nguyệt san, số 59, tháng 5-1940,

8. Thằng Hóm, in trên Tin Mới Văn Chương, 1940.

9. Một kiếp đoạ đày, NXB Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941.

10. Đục nước béo cò, NXB Minh Phương, Hà Nội, 1940.

11. Cái tôi của ai, in trong tập Một kiếp đọa đày, NXB Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941.

12. Tráng sĩ Bồ Đề, NXB Hàn Thuyên, Hà Nội, 1942.

13. Năm chàng hiệp sĩ, NXB Hàn Thuyên, Hà Nội, 1942.

Trong số đó, có 12 tác phẩm đã được tập hợp, in lại trong cuốn Trương Tửu - Tuyển tập văn xuôi do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và biên soạn, xuất bản năm 2009 [120]. Tác phẩm Thằng Hóm đã được Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và in lại trong cuốn Trương Tửu Tuyển tập nghiên cứu văn hóa, xuất bản năm 2013 [124].

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng cơ bản trong luận án. Với phương pháp này chúng tôi đi từ việc khảo sát, phân tích các sáng tác của nhà văn trên từng phương diện từ đề tài đến cảm hứng,… để từ đó tác giả luận án rút ra những nhận xét có tính tổng hợp, khái quát.

Phương pháp hệ thống: Với phương pháp này, khi vận dụng chúng tôi thực hiện mục đích để phát hiện sự lặp lại nhiều lần của các phương diện khác nhau trong sáng tác văn xuôi của Trương Tửu. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đi đến khẳng định những đặc điểm mang tính ổn định trong quá trình sáng tác của nhà văn.

Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê về các biện pháp nghệ thuật đã được nhà văn sử dụng trong khi sáng tác. Sau khi thống kê, phân loại có kết quả sẽ được hệ thống hóa và đặt vào nội dung nghiên cứu.


Phương pháp so sánh: Trong quá trình phân tích, tổng hợp chúng tôi tiến hành so sánh Trương Tửu với một số nhà văn để làm sáng tỏ vai trò của Trương Tửu đối với văn học Việt Nam hiện đại, làm rò vị trí của Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.‌‌

5. Đóng góp mới của luận án

Đây là công trình khoa học đầu tiên tập trung nghiên cứu toàn bộ 13 tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu.

Từ việc đi sâu khảo sát, phân tích và hệ thống hóa những điểm cơ bản về văn xuôi Trương Tửu, đặt văn xuôi Trương Tửu trong bối cảnh văn học đương thời, luận án đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học về vị trí và đóng góp của nhà văn đối với văn xuôi giai đoạn 1930 - 1945 và với tiến trình văn học hiện đại Việt Nam.

Luận án góp phần soi sáng toàn diện, sâu sắc hơn bức chân dung văn học của Trương Tửu và diện mạo văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

Kết quả của luận án có thể dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu về Trương Tửu và về văn học hiện đại Việt Nam.

6. Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong bốn chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở văn hóa, văn học nửa đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện tác giả Trương Tửu.

Chương 3: Hệ thống đề tài và cảm hứng sáng tác chủ đạo của nhà văn Trương Tửu.

Chương 4: Một số phương diện nghệ thuật trong văn xuôi Trương Tửu.


Chương 1‌‌‌‌

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Trên cơ sở thu thập được những tư liệu có liên quan đến Trương Tửu, chúng tôi đặt nhiệm vụ khảo sát và hệ thống lại một cách sơ lược những ý kiến đã nêu về con người, sự nghiệp của Trương Tửu. Tuy nhiên chúng tôi chú trọng đi sâu nghiên cứu văn xuôi của ông trên hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn nhằm xác định cụ thể hơn về vị trí của nhà Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Trương Tửu

Trong văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ XX, ở lĩnh vực lý luận phê bình Trương Tửu là người đã tạo cho mình một dấu ấn riêng, một lối đi riêng. Bản thân Trương Tửu và các sáng tác của ông đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Có ý kiến đánh giá khá khắt khe, nhưng bên cạnh đó là nhiều ý kiến chỉ ra được sự ảnh hưởng của Trương Tửu trong đời sống văn học.

1.1.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trương Tửu ghi danh trong “làng văn” với tư cách là nhà phê bình và nhà tiểu thuyết. Theo khảo sát của chúng tôi, khởi nghiệp của ông từ địa hạt phê bình, bắt đầu bằng bài Triết lý Truyện Kiều đăng trên Đông Tây tuần báo khi mới 18 tuổi; sau đó là một loạt bài phê bình văn học Việt Nam đương đại hiện diện trên văn đàn. Phương pháp phê bình của Trương Tửu đã trở thành một “hiện tượng” trên diễn đàn văn học công khai đương thời, nhanh chóng thu hút công chúng độc giả, đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu - phê bình chuyên nghiệp; tiêu biểu là những nhận xét, đánh giá của Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Đinh Gia Trinh, tập trung vào phương pháp phê bình của Trương Tửu trong cuốn Nguyễn Du và “Truyện Kiều” (bút danh Nguyễn Bách Khoa).

Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại nêu nhận xét về ưu - nhược điểm của ngòi bút Trương Tửu: “Trương Tửu phê bình tỷ mỷ, kĩ càng, nhưng phần nhiều ông xét nhận không đúng. Sự sai lầm này là do ở ông dùng những lời to tát quá để phát biểu ý kiến về những cái hết sức nhỏ trong một quyển sách” [107, tr. 480]. Nhà nghiên cứu tiếp tục thể hiện quan điểm một cách khá rò


ràng: “Trương Tửu hay phê bình theo một thiên kiến, nên ông không công bình. Bài “Tính sổ mười năm văn học - 1930 - 1940” của ông đăng trong Mùa gặt mới (số 2 - 1940) tỏ ra ông là một nhà phê bình rất thiên vị. Ông đã từng khen những văn sĩ trong Tự lực văn đoàn bằng những chữ “rất lớn” trong báo Loa, rồi bây giờ theo một khuynh hướng chính trị của ông, ông lại dìm họ xuống đất đen, bảo họ đã tạo ra một loạt thiếu niên nam nữ trụy lạc từ thể chất đến tâm hồn” [107, tr. 481].

Nhà phê bình Hoài Thanh bày tỏ ý kiến không đồng tình với phương pháp phê bình “nghiện khoa học” của Trương Tửu. Theo quan điểm của Hoài Thanh, phương pháp phê bình mang tính khoa học tỉnh táo mà Trương Tửu vận dụng không phù hợp với việc thẩm bình tác phẩm văn học, dẫn đến những cảm nhận lệch lạc: “Với ông Nguyễn Bách Khoa, cái gì cũng rò ràng như hai lần hai là bốn. Ông có ngờ đâu rằng sự thực huyền diệu hơn nhiều, nhất là khi sự thực đó là con người Nguyễn Du. Ông đang tay phân tích con người Nguyễn Du chẳng khác gì một nhà bác sĩ phân tích thây ma trong phòng mổ xẻ. Thực là tàn nhẫn. Và cũng thực là thô thiển! Ông thấy Kim Trọng đa tình, Thúy Kiều đa cảm, thế là ông bảo Nguyễn Du cũng là người đa cảm, đa tình. Ông thấy Triết lý Đoạn trường tân thanh vừa có màu đạo Khổng vừa có màu Phật giáo, ông thấy tâm lý Đoạn trường tân thanh là một thứ tâm lý tùy thời. Ông liền gán triết lý ấy và tâm lý ấy cho Nguyễn Du” [155]. Hoài Thanh tiếp tục phát triển quan điểm của mình: “Chứ cái điệu bộ tướng Quảng Lạc của ông Bách Khoa thì chẳng có thể thấy gì được. Ngay từ khi ông mới bước chân vào tôi đã nơm nớp lo sợ tưởng chừng như thấy một anh mù múa vò trong một chỗ bày những đồ sứ, đồ pha lê, vô giá” [155]. Chưa dừng lại ở đó, Hoài Thanh phát biểu gay gắt hơn bởi nhà nghiên cứu cho rằng Bách Khoa mắc một chứng bệnh nghiện chữ, chứng bệnh trong y học khó chữa được: “Bệnh nghiện chữ vốn có từ xa xưa nhưng ở thời đại này thường nảy sinh ra nhiều biến chứng. Biến chứng thông thường nhất là biến chứng nghiện khoa học. Phàm người mắc bệnh nghiện lạ lùng này miệng hay nói lảm nhảm những chữ rắc rối, tâm trí thường vướng víu những điều mới lượm được trong các sách khoa học” [155].


Trong thực tế, phương pháp phê bình lấy khoa học làm tôn chỉ cho hoạt động nghiên cứu văn chương của Trương Tửu trái chiều với phương pháp phê bình mang tính nghệ thuật ấn tượng, thiên về chủ quan, trực giác, “lấy lòng mình để hiều lòng người” của Hoài Thanh. Những nhận xét có phần gay gắt của Hoài Thanh đối với cách viết phê bình của Trương Tửu cũng xuất phát từ sự trái chiều trong phương pháp tiếp cận văn học nói trên. Qua đó thấy được Hoài Thanh không đồng tình với phương pháp phê bình của Trương Tửu. Không những thế Hoài Thanh còn tỏ rò thái độ khó chịu trước tư duy lý luận của nhà nghiên cứu này. Hoài Thanh bực bội trước thao tác khoa học của Trương Tửu.

Cũng vào thời điểm sau khi Trương Tửu công bố cuốn sách khảo cứu và phê bình “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, Đinh Gia Trinh viết một số bài trên báo Thanh nghị năm 1944 (đã được Mã Giang Lân tập hợp trong cuốn Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX, xuất bản năm 2005). Trong đó, Đinh Gia Trinh cũng khẳng định: Trương Tửu cũng đã góp phần khai mở những điều mới mẻ trong phê bình văn học của nước ta, bởi vì: “Lối khảo xét người dò sâu đến cội rễ sinh lý, đến ảnh hưởng của xã hội, của hoàn cảnh là một điều mới mẻ trong khoa học phê bình nước nhà và rất đáng khích lệ”; và “Khi xét về mối quan hệ giữa Nguyễn Du và Truyện Kiều thì tác giả tỏ ra có minh kiến và trong những áng văn bình luận về Truyện Kiều từ xưa đến nay ít có những ý kiến mới mẻ diễn ra một cách bạo dạn và rò rệt như ở trong cuốn sách của ông Nguyễn Bách Khoa”. Đinh Gia Trinh tiếp tục khẳng định: Nguyễn Bách Khoa “đã mở cửa cho khoa phê bình văn học Việt Nam về Truyện Kiều trông thấy những chân trời rộng rãi hơn”, “đã có công mang vào văn chương nghiên cứu Truyện Kiều những kiến thức mới mẻ và có giá trị” [71, tr. 112]. Cũng cần nhận thấy, bên cạnh quan điểm khoa học, từ góc độ cá nhân, Đinh Gia Trinh không đồng tình với một số ý kiến cực đoan của Trương Tửu về nhân vật Thúy Kiều. Ông cho rằng Trương Tửu: “nhiễm trong óc những lý thuyết của của Freud, quen tính nói quá đáng và lý luận theo một vài tiêu chuẩn sinh lý” [71, tr. 113].

Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu Trương Tửu chưa được thực hiện một các hệ thống và toàn diện. Các bài viết về Trương Tửu


chủ yếu tập trung vào các tác phẩm phê bình văn học của ông. Nội dung các bài viết thể hiện trực cảm của người nghiên cứu nhiều hơn việc áp dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, qua ý kiến đánh giá của Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Đinh Gia Trinh có thể thấy được vấn đề bàn luận: Tác phẩm lý luận nghiên cứu phê bình của Trương Tửu trong giai đoạn 1930-1945 đã bộc lộ nhược điểm của tác giả là quá thẳng thắn khi bày tỏ quan điểm đánh giá, nhận xét trước công chúng. Tác phẩm lý luận phê bình của Trương Tửu ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám không được đánh giá là đặc sắc nhưng thực tế đặt ra câu hỏi: Tại sao càng về sau tên tuổi, tác phẩm của Trương Tửu càng được đọc giả biết đến và trân trọng nhiều như vậy? Các Hội thảo, lễ Kỷ niệm diễn ra trên các diễn đàn cho thấy một Trương Tửu có những cống hiến không thể phủ nhận. Như vậy, các ý kiến nhận xét, đánh giá nêu trên ở mức độ khen chê khác nhau, nhưng thống nhất ở chỗ nhận rò đặc điểm ngòi bút “tôn thờ khoa học” của Trương Tửu cùng với những đóng góp và hạn chế của phương pháp phê bình này,...‌

1.1.2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mặc dù diễn tiến qua các chặng đường có khác nhau, song hành trình nghiên cứu về Trương Tửu vẫn được tiếp tục.

Theo trình tự thời gian, hành trình nghiên cứu về Trương Tửu giai đoạn này trải qua hai chặng đường; có thể lấy năm 1975 làm điểm mốc phân chia hai chặng đường đó.

Chặng đường trước năm1975, giữa hai miền Nam - Bắc, việc nghiên cứu Trương Tửu cũng có nhiều điểm khác nhau.

Ở miền Bắc, nhìn chung, tình hình nghiên cứu Trương Tửu có nhiều diễn biến phức tạp, ý kiến đánh giá không đồng nhất, thuận chiều đối với các tác phẩm lý luận - phê bình văn học của ông. Khi tập sách Tương lai văn nghệ Việt Nam (1945) của Trương Tửu vừa ấn hành, nhà nghiên cứu Thanh Bình (Đặng Thai Mai) đã nêu ý kiến trên bán nguyệt san Tiên Phong của Hội Văn hóa Cứu quốc số 2, ra ngày 1/12/1945: “Đáng tiếc là ông Trương Tửu chưa hề lĩnh hội vấn đề về văn nghệ một cách đầy đủ và đến nơi đến chốn để đem lại cho chúng ta một chương trình thiết thực. Tập luận án của ông Trương Tửu thực quá mông lung về phần lý luận, và khi


bàn đến chương trình hành động lại có ý kiến quá tỉ mỉ, quá “máy móc” và sao nhãng hẳn những điểm rất cần thiết cho sự xây dựng một nền văn nghệ mới” [7, tr. 7]. Tiếp theo, trên bán nguyệt tạp san Tiên phong số 3 (16/12/1945) Thanh Bình tranh luận với Trương Tửu: “Tự do - tự do cá nhân, tự do nghệ sĩ, tự do tuyệt đối, hay lắm, đẹp lắm. Nhưng nước nhà chưa tự do thì nghệ sĩ tự do thế nào? Nói cho cùng, nếu nước nhà được độc lập, được “giải phóng hoàn toàn” và có một chính thể “dân chủ chân chính” thì nhà nghệ sĩ nào không được tự do?” [8, tr. 8]. Tuy không đồng nhất với Trương Tửu về một số khái niệm và quan niệm trong văn nghệ, song tác giả Thanh Bình đã nhận thấy từ cuốn sách Tương lai văn nghệ Việt Nam toát lên “những lời nói chan chứa nhiệt tình đối với văn học và nghệ thuật, những cảm tình tha thiết đối với một giai tầng dân chúng, và sự tin tưởng đối với tương lai văn hóa dân tộc” [9, tr. 19], tác giả của cuốn sách “đã mang nặng trong tâm hồn cái nguyện vọng tốt đẹp của một nhà văn hóa đối với tiền đồ văn hóa”, “tích cực tham gia vào công cuộc gây dựng nền văn hóa mới” [9, tr. 19]. Thời gian sau vụ “Nhân văn Giai phẩm”, ý kiến đánh giá về Trương Tửu trở nên gay gắt. Năm 1958, Phan Cự Đệ có bài viết Thái độ và phương pháp giảng dạy của Trương Tửu trên báo Độc lập số 354 [30, tr. 3]. Trong bài viết này, Phan Cự Đệ đánh giá phương pháp nghiên cứu văn học của Trương Tửu là “phương pháp duy tâm chủ quan”, “theo ý muốn cá nhân của mình” [30, tr. 3] và kết luận về Trương Tửu “đã tỏ ra không xứng đáng một tý nào với cương vị giáo sư một trường Đại học của chế độ ta, một chế độ tốt đẹp đang tiến lên xã hội chủ nghĩa” [30, tr. 3]. Trong thực tế, một số lời nhận xét gay gắt lúc đó cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhìn nhận về con người và tác phẩm của Trương Tửu; theo đó, việc nghiên cứu Trương Tửu có phần lắng lại trong một thời gian dài.

Như vậy có một thời gian con người và sự nghiệp văn chương của Trương Tửu phải chịu những đánh giá khá cực đoan. Tuy nhiên có thể khẳng định Trương Tửu đã có một tấm lòng yêu nước và mang trong mình một tinh thần dân tộc lớn lao, ông đã thể hiện tình yêu văn chương nghệ thuật theo cách riêng nhằm phát huy tư duy khoa học trong nghiên cứu, ứng dụng vào lĩnh vực văn hóa, văn học.

Trên quan điểm riêng đó, mặc dù ở miền Bắc gặp phải những cơn sóng dữ dội là những ý kiến trái chiều, còn ở miền Nam phải kể đến lời nhận xét của Lê Văn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022