Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 5

Connell phủ nhận sự tồn tại của một cấu trúc nam tính duy nhất (single masculinity) và đề dẫn một hệ thống phức hợp các hình thức nam tính đa dạng (multiple masculinities) như: nam tính da đen (black masculinity), nam tính da trắng (white masculinity), nam tính đồng giới (gay masculinity)... Thay vì nhìn những người đàn ông như một thực thể duy nhất, và chỉ mô tả về sự thống trị và quyền lực, lý thuyết nam tính của Connell phân loại các kiểu hình nam tính và các thứ bậc của nó; đồng thời quan tâm đến các đối tượng “cấp dưới”, phụ thuộc, bên lề trong hệ thống cấp bậc nam giới và thông qua các đối tượng ấy, cho thấy cách thức và quan hệ mà các hệ thống cấp dưới đã tạo ra nhằm khu biệt thế giới đàn ông. Hệ thống thứ bậc nam tính mà Connell đề xuất bao gồm: nam tính bá quyền (hegemonic masculinity), nam tính trực thuộc/phụ thuộc (surbodinate masculinity), nam tính đồng lõa (complicit masculinity), nam tính bị ngoại biên hóa/lề hóa (marginalized masculinity). Nam tính bá quyền ở trên cùng của hệ thống phân cấp nam tính với các đặc trưng ưa thích bạo lực và xâm lược, chủ nghĩa khắc kỷ (kiềm chế cảm xúc), lòng dũng cảm, độ dẻo dai, thích phiêu lưu mạo hiểm và chinh phục, khả năng cạnh tranh, khả năng lập chiến tích.v.v. Nam tính bá quyền được kiến tạo trong mối quan hệ với nữ giới cũng như với các loại nam tính thứ cấp [173, tr.340-341]. Định nghĩa trên cho thấy nam tính bá quyền là nam tính của người dị tính và có sự gắn kết chặt chẽ với hôn nhân dị tính [173, tr.186].

Bản chất bá quyền của nam tính, do đó, không phải là một hằng số bất biến mà còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và văn hóa cũng như hệ thống tham chiếu. Nam giới không nhất thiết phải đạt được tất cả các tiêu chuẩn lý tưởng của nam tính bá quyền, nhưng nhiệm vụ của họ là phải giúp duy trì, tái lập hệ thống lý tưởng ấy nhằm bảo đảm, duy trì quyền lực của mình trong xã hội; tỉ như việc tạo lập hình mẫu anh hùng, các hiện thân anh hùng và các phẩm chất anh hùng như một hình thức tối cao của nam tính bá quyền, đặc biệt là trong xã hội trung – cận đại.

Lý thuyết của Connell về nam tính mặc dù có ảnh hưởng đậm nét đến cách nhìn nhận nam tính trên thế giới, nhưng tính chất lỏng của nam tính khiến nó có vô vàn chiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tương thích với mỗi dân tộc, lãnh thổ, châu lục… lại có những mô hình nam tính đặc trưng và những nghiên cứu xoay quanh các mô hình đó. “Khi thừa nhận gender là một kiến tạo văn hóa thì chúng ta tất yếu phải chấp nhận một thực tế: không có một quan niệm duy nhất, phổ quát cho cái gọi là nam tính (masculinity) hay nữ tính (femininity). Nam tính hay nữ tính biến đổi đa

dạng từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác và ngay trong một nền văn hóa thì nam tính hoặc nữ tính cũng biến đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác” [137, tr.45]. Do vậy, việc ứng dụng lý thuyết của Connell về nam tính sẽ là chưa đủ toàn diện để xem xét nam tính ở châu Á nói chung cũng như nam tính Việt Nam nói riêng.

Theo Song Geng, “nam tính là những tiêu chuẩn hoặc mẫu hình nam giới trong một nền văn hóa được kì vọng sẽ noi theo nếu họ muốn tương tác một cách thích hợp và được chấp nhận bởi những người khác (nam và nữ)” [179, tr.4]. Nam tính là một cấu trúc văn hóa, do đó không thể có một nam tính chung cho mọi thời đại và mọi khu vực. Mỗi một nền văn hóa sẽ sản sinh ra những tiêu chuẩn nam tính/nữ tính riêng biệt và theo thời gian, tùy vào đối tượng tiếp nhận mà các tiêu chuẩn ấy cũng sẽ thay đổi. Yếu tố sinh học tuy vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia giới tính, nhưng sự định chế của văn hóa, lịch sử, xã hội cũng đã góp phần “nhào nặn” nên các qui ước và bộ chuẩn tắc về giới.

Trong lĩnh vực nghiên cứu nam tính châu Á, nổi bật lên là các nghiên cứu về nam tính Trung Quốc của Louise Edwards và Kam Louie. Hai học giả này cung cấp, thảo luận về hai giả thuyết/ mô hình cơ bản, phổ biến nhất để hiểu nam tính Trung Quốc là âm – dương (yin – yang) văn – võ (wen – wu) qua bài viết Chinese Masculinity: Theorizing Wen and Wu (East Asian History, Number 8, December 1994). Sau đó, trong công trình Theorising Chinese Masculinity: Society and Gender in China xuất bản năm 2002, Kam Louie tiếp tục triển khai lý thuyết về văn – võ với các case study cụ thể trong văn học Trung Quốc. Kam Louie không phải là người đầu tiên đặt ra vấn đề định nghĩa nam tính Trung Quốc, mà nó đã được khá nhiều học giả, cả phương Tây lẫn Trung Quốc, quan tâm thảo luận. Tuy nhiên, như chính tác giả nhận định, lý thuyết về nam giới nhìn chung khá nghèo nàn và hầu như luôn từ điểm nhìn phương Tây. Trong khi đó, mô hình âm - dương vẫn được dùng để thảo luận về sự khác biệt giới tính ở Trung Quốc “không thể giải thích đủ sâu đặc trưng của nam tính” [196, tr.21].

Trong văn hóa phương Đông, tồn tại lý thuyết về sự phân chia phổ quát giữa âm (nữ tính, lạnh, tối, đi xuống, ở dưới, thụ động) và dương (nam tính, nóng, sáng, đi lên, bên trên, chủ động). Sự cân bằng âm – dương quyết định sự ổn định và phát triển của tạo vật. Ngay cả sự phân chia nam – nữ cũng xuất phát từ cặp phạm trù âm – dương này. Tuy nhiên, âm – dương không phải là cặp khái niệm có tính cố kết mà

chúng luân chuyển liên tục, linh hoạt: tính chất âm và dương được quyết định phụ thuộc vào các mối quan hệ giữa đối tượng và chủ thể. Trong cặp quan hệ này thì yếu tố này là dương nhưng trong cặp quan hệ với yếu tố khác thì nó có thể là âm. Bản sắc của âm /dương hoặc nam /nữ là trong sự thay đổi liên tục theo của họ các vị trí khác nhau trong mối quan hệ quyền lực. Ví dụ, một người đàn ông giả định là vị trí âm (nữ) khi ông phải đối mặt với một người mạnh hơn mình, chẳng hạn như cha mình hoặc cấp trên. Điều này được thể hiện qua vị thế và cảm giác “nữ tính” của nam giới trong quan hệ với hoàng đế: luôn tự nhận mình ở vị trí thấp nhất, ví hoàng đế với một sự vật mang dương tính đậm đặc (mặt trời, đông quân...) và giữ khoảng cách xa xôi, sự e ấp/e ngại khi tiếp xúc, mọi đề đạt không bao giờ ở dạng trực tiếp mà luôn bóng gió, hàm ẩn, ... Như vậy, việc xác định nam tính/nữ tính không thể chỉ phụ thuộc vào các đặc tính sinh học thuần túy, mà còn cần dựa trên các yếu tố xã hội khác, mà quyền lực là yếu tố cơ bản và đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thời kì phong kiến. Quan hệ giới, chủ yếu là quan hệ quyền lực và theo đó, nam giới/nam tính được xác định bằng tính chất mạnh mẽ và khả năng chiếm ưu thế, tạo ra sự trấn áp.

Tuy nhiên, lý thuyết về mô hình âm – dương gặp phải một số trở ngại khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thuyết này nhấn mạnh đến sự cân bằng hoặc hài hòa của hai sự đối lập mà không giải thích được sự mất cân bằng về quyền lực giữa nam và nữ trong xã hội và do đó chưa thâu tóm được hết những lớp ý nghĩa phức tạp của nam tính dưới ảnh hưởng Nho giáo. Để xác định rõ hơn các tính năng độc đáo của nam tính Nho giáo trong Trung Quốc thời tiền hiện đại, hai học giả Kam Louie và Louise Edwards phát triển mô hình văn – võ (wen wu). Họ cho rằng nam tính Nho giáo như là một cấu trúc xã hội, là một hiện thân của sự cân bằng giữa hai thuộc tính văn , trong đó văn bao gồm thành tựu văn học và văn hóa, và đại diện cho sức mạnh cơ thể của nam giới bao gồm sức mạnh và thể lực. “Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là văn - võ, và nó bao gồm sự phân đôi giữa thành tựu văn hóa và võ thuật, thành tựu tinh thần và thể chất... Đó là một lý tưởng mà tất cả những người đàn ông có nghĩa vụ phải hướng tới (...) Nó đã trở thành lý tưởng nam tính trong suốt lịch sử Trung Quốc, vì vậy có rất nhiều thành ngữ truyền thống để mô tả người đàn ông hoàn hảo có cả văn . Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của nó, hầu như không có phân tích học thuật trong bất kỳ ngôn ngữ nào về văn – võ là chìa khóa để hiểu tính nam Trung Quốc, mặc dù đã có một số phân tích về nó như là một cách hiểu những

hiện tượng như chiến lược quân sự cổ xưa. Giống như nhiều thực hành được chấp nhận, văn – võ được giả định rằng đã được hiểu quá rõ và được chấp nhận mà không cần có nhu cầu phân tích” [196, tr.140].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kam Louie cũng cho rằng văn – võ là một cấu trúc hữu ích cho việc mô tả những lý tưởng nam tính của Trung Quốc vì nó chỉ được sử dụng cho những người đàn ông Trung Quốc mà không dành cho phụ nữ bởi nó chỉ tương thích với những thành tựu mà nam giới có thể đạt được trong các lĩnh vực đặc quyền của riêng họ như thi cử, tham gia chiến tranh... Mặc dù nữ giới cũng có thể đạt được các thành tựu xuất sắc trong văn chương và quân sự như nam giới, nhưng bắt buộc phải giả trang và che giấu nữ tính, đồng thời “công khai chứng minh mình là nam giới” [196, tr.141] (trường hợp của Chúc Anh Đài và Hoa Mộc Lan). Do vậy, thuyết văn – võ tỏ ra triệt để hơn thuyết âm – dương bởi thuộc tính âm – dương có thể tồn tại cả ở nam và nữ: “âm – dương được mô tả như là các yếu tố hiển nhiên trong sự nữ tính cũng như sự nam tính, mặc dù tỷ lệ khác nhau vào những thời điểm khác nhau” [177] trong khi văn – võ dường như là mô hình được thiết lập chỉ để xác định nam tính trong lãnh địa của nam giới mà thôi. Theo Kam Louie và Louise Edwards, mặc dù không phải tất cả đàn ông nhất thiết phải có khả năng kết hợp các kỹ năng cao ở cả thuộc tính văn , nhưng những người đàn ông thực sự vĩ đại chắc chắn sẽ sở hữu chúng. Nam tính, sau đó, có thể mang đặc tính văn hoặc , nhưng tốt nhất là sự kết hợp cả hai. Hơn nữa, sự thể hiện sự cân bằng giữa văn là một dấu hiệu của trình độ đạo đức và văn hóa nhằm xác nhận quyền cai trị. Những người đàn ông kém hơn có thể chỉ đạt được thành tựu ở một trong hai phẩm chất, nhưng ngay cả thành công một phần này cũng sẽ ban cho họ khí chất nam tính và quyền cai trị một lĩnh vực nhất định, dù nhỏ.

Điều đáng lưu ý nữa là trong cấu trúc nam tính của Trung Quốc thì văn được đề cao hơn . Điều này dường như trái ngược với văn hóa phương Tây vốn đề cao mẫu hình đàn ông cơ bắp, mạnh mẽ, thiên về các hoạt động thể chất (macho men). Kam Louie cho rằng, không phải kẻ sĩ/trí thức thì bị xem là kém nam tính hơn, hoặc có ít quyền lực hơn. Truyền thống trọng văn trong văn hóa Trung Quốc và các nước Đông Á, văn gắn với giới tinh hoa, những kẻ sĩ được đào tạo bài bản, có học thức trong khi phần nhiều lại gắn với giới không tinh hoa và có ít quyền lực xã hội. Ngay từ buổi ban đầu của tư tưởng triết học Trung Quốc, văn đã được xem trọng hơn . Tuy nhiên, hình mẫu đàn ông lý tưởng là người kết hợp hài hòa được

Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 5

cả văn ở mức độ cao, và đây là phẩm chất thiết yếu của người lãnh đạo: văn là công cụ quan trọng để hợp pháp hóa và gìn giữ quyền cai trị. Theo Martin Huang, trong quan điểm của Khổng Tử, nam tính là không phải là việc phát triển sức mạnh của cơ thể trong nông nghiệp, cũng không phải kỹ năng trong kinh doanh, mà là khả năng thành thạo trong cả văn bởi các khía cạnh đó rất quan trọng cho việc cai quản và bảo vệ đất nước. Mô hình văn – võ rõ ràng đã phản ánh sự độc quyền của quyền lực chính trị và uy tín văn hóa của những người đàn ông của tầng lớp thượng lưu và sự nhỏ yếu, thiểu số, bên lề của các tầng lớp xã hội khác.

Mô hình văn – võ cũng mang tính phân chia giai cấp rõ rệt bởi nó không thể áp dụng được cho tất cả các tầng lớp xã hội và tất cả các nhóm dân tộc. Để đạt được các phẩm chất văn – võ, nam giới phải có học thức và trải qua quá trình đào tạo, thi cử, rèn luyện, tuyển mộ... do triều đình phong kiến tổ chức. Do vậy, phẩm chất của nam giới được định hình, định dạng dựa trên yêu cầu của tầng lớp thống trị và phải phù hợp với thực tế xã hội. Sự thể hiện phẩm chất và nam tính của họ cũng nhằm phục vụ mục đích bình ổn trật tự chính trị mà tầng lớp cầm quyền đã kiến tạo. Đến đây, cần bàn thêm một khái niệm quan trọng của Nho giáo là . Đây là lớp người, chính xác hơn là lớp nam giới được kì vọng có khả năng “hành đạo”, có hiểu biết về “đạo” – chính là trật tự xã hội mà Nho giáo đã đề ra. Để đạt được điều đó thì họ phải tham gia các trường học của Nho giáo và hoàn thành các kì thi sát hạch năng lực. Do đó, tầng lớp sĩ được phân biệt với người bình thường bởi “có học” và được đảm bảo bởi nhiều đặc quyền đặc lợi, trước nhất là về danh dự, địa vị. Những tầng lớp được coi là thấp kém hơn trong xã hội như nông dân, thợ thủ công và thương nhân có hiểu biết kém hơn, vị thế thấp hơn trong nấc thang đánh giá (sĩ, nông, công, thương) và đương nhiên, họ không thể tham gia vào chính trị và do đó, không có tiếng nói. Thậm chí, những người thuộc các tầng lớp này còn được phân biệt bởi khái niệm ―tiểu nhân‖ (hạng người không biết gì về đạo và chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân), đối lập với

―quân tử‖ (người đàn ông có phẩm chất tốt đẹp, hành xử theo đạo lý). Như vậy, khác với cách nhìn nhận phổ biến hiện nay, kẻ sĩ/trí thức không thể bị xem là kém “đàn ông” hơn các đấng trượng phu sức dài vai rộng. Thậm chí, như phần “trọng văn hơn ” đã cho thấy, ngay từ buổi ban đầu của tư tưởng triết học Trung Quốc, văn đã được xem trọng hơn , và ở nhiều thời điểm trong lịch sử Trung Quốc, gắn với loại nam tính không phải là ưu trội, gắn bó hơn với những nam

nhân không tinh hoa - những người có ít quyền lực xã hội, trong khi văn rõ ràng là nam tính của nhóm tinh hoa. Tuy nhiên, hình mẫu đàn ông lý tưởng là người kết hợp hài hòa được cả văn ở mức độ cao, và đây là phẩm chất thiết yếu của người lãnh đạo: văn là công cụ quan trọng để hợp pháp hóa và gìn giữ quyền cai trị.

Có thể nhận thấy mô hình văn – võ trong phân chia nam tính của Trung Quốc về cơ bản có sự tương đồng với văn hóa Việt Nam, do cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Nho giáo. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nam tính (hay nữ tính và các hiện tượng về giới tính, phái tính), sự chồng chéo/ chồng lấn của văn hóa bản địa Đông Nam Á với văn hóa Đông Bắc Á (Trung Quốc) tạo ra những kiểu hình tượng và những phức cảm đặc biệt. Quan niệm về văn và võ theo đặc trưng xã hội Đông Á, trong đó có Việt Nam có nhiều điểm linh hoạt, hỗn nhập. Văn gắn bó hữu cơ với nhau: văn có khi bao hàm cả , trong có lúc có văn. Bên cạnh đó, không nên chỉ hiểu bó hẹp trong nội hàm võ nghệ, bạo lực hay sức mạnh cơ bắp. Đỉnh cao của được quan niệm là võ lược, tài thao lược, điều binh khiển tướng, ra quyết sách, ngồi trong màn trướng mà quyết định thắng bại ngoài ngàn dặm… Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ viết: “Giáo khoa dạy cả lục nghệ (sáu nghề), trong đó có cả văn sự vũ bị. Cho nên, những người đã được giáo dục lối ấy, ở trong triều đình thì làm khanh tướng, ra ngoài tỉnh quận thì làm tướng soái, không có cái gì mà không thích dụng (…) Học giả mà không thấu suốt hoàn bị, thì sao được” [22, tr.237] Do đó, khi xem xét cấu trúc văn – võ của nam tính, cần phải lưu tâm đến sự dịch chuyển, tương hỗ giữa văn , các yếu tố tác động đến sự thay đổi hàm lượng của mỗi phẩm chất qua các thời đại lịch sử, bối cảnh văn hóa. Văn – võ có thể được đề cao hay hạ thấp tùy thời đại và tùy trường hợp, thậm chí tùy theo thể loại cụ thể. Tương tự như âm – dương, văn – võ là cặp phạm trù mang tính động, cho nên khi ứng dụng văn – võ để hiểu cấu trúc nam tính và quan niệm về nam giới, cần phải có sự thận trọng nhất định.

Do đó, không có một mẫu hình nam tính thuần nhất, đặc trưng và ổn định cho văn hóa Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Không nên/ không thể lấy Khổng giáo và những ảnh hưởng của nó để khuôn gò một vài loại hình tượng nam giới/ nữ giới đặc trưng. Luôn có những dị biệt và những áp chế ảnh hưởng đến quá trình kiến tạo nam tính, nữ tính. Nam tính luôn được nhận định ở trạng thái số nhiều, thể lỏng; có nghĩa là có vô số những định nghĩa về nam tính và cách làm đàn ông khác nhau. Việc nỗ lực phân loại nam tính chỉ có tính tương đối nhằm phác họa, đưa

đến những hình dung nhất định về những kiểu nam tính thường thấy, thường được miêu tả đến nhất trong văn hóa/ văn học mà thôi. Việc ứng dụng lý thuyết về nam tính Trung Quốc của Kam Louie và Louise Edwards để hiểu nam tính trong văn học trung đại Việt Nam do vậy được luận án tiến hành thận trọng và đặt trong hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể của thời đại. Nam tính là vấn đề giàu tiềm năng nhưng mới được khai thác rời rạc, lẻ tẻ ở Việt Nam. Hầu hết các công trình đề cập đến nam tính đều thông qua việc mô tả, nhận xét, định dạng nhân vật hoặc qua những nghiên cứu về nữ tính và thân phận nữ giới. Điều này trên thực tế cũng chỉ ra tình trạng coi nam tính/nam giới là cái hiển nhiên, có truyền thống, đã được khẳng định, không cần tranh cãi; bởi đó là cái trung tâm, cái phần “dương” luôn ở vị thế bên trên, được quan tâm, được ưu ái, được công nhận. Cho nên, nghiên cứu về giới tại thời điểm này là dành sự ưu ái cho phần thiểu số, phần ngoại biên, mất tiếng nói là nữ giới và thông qua nữ giới để tái lập lại những trật tự nam quyền đã tồn tại suốt hàng thế kỉ và phục hồi lại các giá trị vốn bị nó trấn áp.

1.2.4. Quan niệm về nữ tính

Nữ tính (femininity) là những phẩm chất được xem là đặc trưng cho phụ nữ trong một nền văn hóa của một giai đoạn lịch sử nào đó. Diễn ngôn về nữ tính thường được gắn với sự tái sản sinh ra sự sống (sinh nở) và những phẩm chất thuộc về sự chăm sóc, nuôi dưỡng như thiên chức làm mẹ, sinh đẻ, sự nhã nhặn, dịu dàng, trực giác nhạy bén, tính sáng tạo, chu kỳ sinh học của cuộc sống… nhưng đồng thời cũng gắn chặt với các biểu hiện về sự thụ động, thiếu hụt, phụ thuộc. Nữ tính không tồn tại độc lập mà luôn nằm trong tương quan với định nghĩa/ diễn ngôn về nam tính (masculinity). Việc định nghĩa nữ tính như là những gì trái ngược hoặc không phải nam tính đã tạo ra một trật tự vô hình về sự phụ thuộc hết sức tự nhiên, cho thấy nữ tính/ nữ giới luôn được tạo thành sau; và luôn là những mệnh đề không cần chứng minh.

Khi xem xét nam tính từ lý thuyết của Connell, sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến quan niệm về nữ tính bởi suy cho cùng, nam tính chỉ có thể được định nghĩa trong mối quan hệ với nữ tính và ngược lại. Connell cho rằng giữa lý thuyết về nam tính và lý thuyết về nữ tính có một vài điểm chung. Giống như nam tính, nữ tính cũng đa dạng và có tính lịch sử: những dạng thức mới của nữ tính có thể sinh ra và mất đi tùy thuộc vào từng bối cảnh. Những chuẩn mực hay biểu tượng của nữ tính có liên quan đến, chứ không nhất thiết phải tương ứng với các loại nữ tính tồn tại trong đời

thực. Việc phụ nữ ủng hộ một số hình mẫu nữ tính không có nghĩa là họ thể hiện bản thân đúng như những hình mẫu đó [173, tr.186].

Tuy nhiên, do các dạng thức của nữ tính đều được kiến tạo trong bối cảnh chung là sự thống trị của nam giới đối với nữ giới, nên không có loại nữ tính nào có tính chất “bá quyền” giống như nam tính bá quyền. Cụ thể, việc quyền lực trong xã hội tập trung vào nam giới khiến cho phụ nữ có rất ít chỗ trống để kiến tạo những quan hệ quyền lực được thể chế hóa ngay trong giới mình [173, tr.186-187]. Các loại nữ tính được Connell xác định không phải dựa trên thứ bậc giữa chúng, mà dựa trên mối quan hệ quyền lực giữa nữ và nam. Loại nữ tính quan trọng nhất (giống như nam tính bá quyền) là “nữ tính nổi trội” (emphasized femininity). Nó được xác định dựa trên sự tuân thủ quan hệ phụ thuộc của đàn bà vào đàn ông, do đó phục vụ lợi ích và mong muốn của đàn ông. Các loại nữ tính khác được xác định dựa trên sự phản kháng, tuân thủ hay thỏa hiệp của nó với vị thế thống trị của nam giới. Nếu như trong nội bộ cấu trúc nam tính diễn ra quan hệ phụ thuộc – bá quyền thì tương tự như thế, tình trạng ấy cũng diễn ra trong cấu trúc nữ tính. Ngoài kiểu nữ tính nổi trội (nữ tính được nhấn mạnh – emphasized femininity) tuân phục tuyệt đối các chuẩn mực và trật tự giới tính, đặc biệt là sự ổn định, thống trị của nam tính bá quyền trong quan niệm của Connell; có thể chỉ ra các cặp đối lập trong cấu trúc nữ tính như âm tính – dương tính, mạnh mẽ - yếu đuối, bá quyền – phụ thuộc... Mặc dù nữ tính so với nam tính luôn mang vị thế âm tính, ngoại biên, phụ thuộc; nhưng tùy theo các hoàn cảnh khác nhau mà trật tự ấy có thể thay đổi. Người vợ trong gia đình là âm tính so với chồng nhưng lại dương tính so với tỳ thiếp: có vị thế cao và chính thức hơn, được tôn trọng hơn, được chồng và gia đình chồng nể trọng, có đặc quyền sinh con nối dõi và thừa hưởng kinh tế...

Trần Văn Toàn khi xem xét lý thuyết của Kam Louie đã khái quát quan niệm về nữ tính: “Sự kiến tạo mô hình nam tính trên là cơ sở để kiến tạo nữ tính. Nữ tính không được kiến tạo độc lập mà được hiểu trong sự đối lập với nam tính. Vì không có sự sở hữu văn – v người phụ nữ được xem không có khả năng để kiểm soát, kiềm chế bản thân. Trong tình dục, trong khi người đàn ông khi có được phẩm hạnh nam tính (có năng lực văn – v ) sẽ có khả năng kiểm soát, kiềm chế những ham muốn tình dục thì người phụ nữ lại được hình dung như là cái thuộc về bản năng, thiếu lí trí, dễ bị cuốn theo những ham muốn tình dục (…) Mở rộng ra nếu nam tính (vì sở đắc văn – võ được đào luyện) luôn mang những hàm nghĩa tích cực (là cái văn hoá) thì nữ tính

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí