Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 8

Có thể thấy, Kim Lân đã ưu ái hơn rất nhiều khi viết hình tượng người nông dân và đặc biệt là những số phận nhỏ bé, đời thừa của họ. Phát hiện ra những điểm đáng quý của họ để rồi từ đó ngợi ca, phẩm chất, lối sống tình làng nghĩa xóm của mỗi nhân vật. Khi soi chiếu hình tượng người nông dân dưới góc nhìn văn hóa làng xã, chúng tôi đã khẳng định lại một lần nữa giá trị của văn hóa người Việt xưa. Không gian làng xã khép kín, eo hẹp, cùng với đó là tổ chức kết cấu của mô hình cấu trúc làng xã tự quản, tự trị hiện diện trong mỗi tác phẩm. Những người nông dân chất phác, thật thà dù sống trong môi trường nào đi chăng nữa thì vẫn luôn ánh lên vẻ đẹp của tình người, tấm lòng vị tha, nhân ái và biết bao phẩm chất tốt đẹp của họ. Lối sống duy tình, duy nghĩa ăn sâu và luôn chảy trong huyết quản của mỗi người, để rồi từ đó làm thức tỉnh tâm hồn của họ bất cứ lúc nào. Tình cảm hàng xóm, láng giềng luôn gắn kết keo sơn giúp cho con người thôn quê hiểu nhau hơn, gần nhau hơn và từ đó văn hóa Việt theo mãi trong những trang viết của Kim Lân.

KẾT LUẬN

Từ việc đi sâu vào tìm hiểu Văn hóa làng trong truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Kim Lân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, với các tác phẩm tiêu biểu như Làng, Vợ nhặt… ông đã tái hiện lại xã hội Việt Nam một cách sắc nét qua những trang viết của mình, đặc biệt là ở hai mảng đề tài: người nông thôn và văn hóa phong tục làng quê Bắc Bộ. Ở cả hai mảng đề tài Kim Lân đều thể hiện một cách sắc nét những hiểu biết của mình để xây dựng lên bức tranh làng quê mộc mạc giản dị và ông xứng đáng là một cây bút xuất sắc trong nền văn học Việt Nam.

2. Theo hướng tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa, chúng tôi đã triển khai một số vấn đề cơ bản để tìm hiểu văn hóa làng trong các sáng tác của Kim Lân. Cụ thể như sau:

Ở chương thứ hai, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu các sáng tác của Kim Lân về đề tài nông thôn Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám qua một số đặc trưng nhất của văn hóa làng xã đó là:

Thứ nhất, xác định một số kiểu làng quê qua các thời kì: làng quê truyền thống, làng xóm ngụ cư, làng xóm trong thời kì cải cách ruộng đất và làng xóm tản cư. Đây có thể coi là biểu hiện rò nhất theo dòng biến thiên của lịch sử. Khi đi tìm hiểu từng kiểu làng quê chúng tôi phát hiện ra những nét đặc trưng về không gian văn hóa làng quê. Chúng tôi tìm hiểu bức tranh nông thôn trong các sáng tác của Kim Lân, đồng thời là lối sống, tình cảm, thói quen của người nông dân xưa cùng với đó là đặc điểm làng xã Việt Nam. Điều đó đã khẳng định được bối cảnh không gian làng quê để từ đó tạo dựng lên những nét đặc sắc trong văn hóa làng xã.

Thứ hai, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn Kim Lân. Đọc truyện ngắn của Kim Lân người đọc sẽ phát

hiện được những kiểu nhân vật đặc trưng sau: Kiểu nhân vật nghệ sĩ chốn làng quê, kiểu nhân vật thượng vò và những con người bình thường, nhỏ bé. Qua việc đi sâu vào tìm hiểu từng kiểu nhân vật đã tạo ra bước tiền đề cơ bản để đi sâu vào khai thác vốn văn hóa phong tục của làng quê truyền thống. Ở đó tồn tại những trò chơi dân gian như chọi gà, thả chim, đi săn, múa rối nước… thú vui của những người nông thôn xưa, và cả những phong tục, hủ tục như lễ đuổi tà trong ngày tết. Đặc biệt là xây dựng kiểu con người mang trong mình tinh thần, khí phách Việt, thể hiện sức mạnh nội lực, tinh thần dân tộc…

Hiểu rò như thế, chúng ta sẽ có cơ sở để khám phá đầy đủ hơn về phông văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, con người cũng như cuộc sống trong văn chương hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 8

1. Hoài Anh (2003), “Kim Lân nhà tiểu thuyết phong tục sở trường về miêu tả trạng thái nhân thế”, Tạp chí văn (số 13), hội văn nghệ TP.HCM.

2. Lại Nguyên Ân (1986), “Văn xuôi Kim Lân”, Tạp chí Văn học (số 6).

3. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Lê Văn Hảo (2016) “Về khái niệm tính cộng đồng và tính cá nhân”, Tạp chí Tâm lí học số 9/24.

5. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm mới.

6. Nguyễn Văn Hùng (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa.

7. Đặng Thị Huy Lam (2005), Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TP.HCM.

8. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Lữ Huy Nguyên (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội.

12. Dương Phong (2011), Kim Lân tuyển tập, Nxb Văn học.

13. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

14. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Nha Trang (2009), “Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân”, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.

16. Nhiều tác giả (2003), “Tuyển tập 10 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.

18. http://langvietonline.vn.

19. http://sachhayonline.vn.

20. http://isach/story.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí