Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 7

quắc dưới cặp lông mày lưỡi mác rậm, xếch ngược trên tảng trán dô cao, tỏ ra người cương quyết, có đảm lược và thông minh, tài trí hơn người” [12, 83].

Khi viết về môn vật, ngòi bút của Kim Lân tỏ ra thông thạo và thích thú khi thể hiện sức mạnh về tài nghệ của các đô vật. Trong truyện Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật được miêu tả một cách tỉ mỉ. “Bàn tay Sặt vừa đặt lên gáy Trạch Khô, toàn thân hắn rung hẳn lên. Biết gặp phải tay địch thủ ghê gớm, Trạch Khô xuống “nằm bò”. Cái miếng “bò cắm” này, khi nào cùng quá, y mới dùng. Đầu, bụng và chân tay như dán xuống đất. Không một ai bắt nổi. Người ta thường đồn, khi mà Trạch Khô xuống “bò cắm”’ thì dẫu lấy thuổng mà bẩy cũng không lên. Sặt loay hoay bắt bò. Đôi bên xoay xỏa bụi mù cả sới. Từ sáng cho đến đứng bóng, Sặt vẫn chưa làm gì nổi Trạch Khô. Cậu nóng ruột quá. Sau cũng vớ được “tay khố đỉnh”. Cứ thế, Sặt dùng toàn lực nhấc bổng Trạch Khô lên, trước muôn nghìn tiếng hoan hô của mọi người” [12, 86]. Miếng “bò cắm” của Trạch Khô cũng không cứu anh thoát khỏi thất bại trước “thần lực” của Trạng Sặt. Cái “thần lực” ấy, ở truyện Ông Cản Ngũ lại được thể hiện ở một dạng khác. Ông Cản Ngũ được tả: “ông đứng như cây trồng giữa xới trước những cặp mắt kinh dị của người xem. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ lên. Cái chân tựa như bằng cây cột sắt chứ không phải là chân người nữa. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồi kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ như ta giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy” [12, 226]. Đó là sức mạnh thể chất của những đô vật.

Xây dựng kiểu nhân vật thượng vò, Kim Lân còn phát hiện ra một điểm chung chính là tinh thần trọng danh dự - danh dự cá nhân và danh dự làng. Có thể nói danh dự là một điều đặc biệt quan trọng đối với cá nhân. Một đô vật có thể cảm thấy rất đau khổ nếu như ra sới vật lại bị thua các đô vật khác.

Nhưng danh dự cá nhân không bằng danh dự cộng đồng, danh dự của mỗi sân vật, tức là mỗi xứ, mỗi làng. Điều này có thể thấy trong truyện Ông Cản Ngũ, khi nhân vật Quắm Đen bị Cản Ngũ hạ, những người xem và các tay đô khác đều chung một tâm trạng thất bại ê chề. Họ nghĩ: “Keo vật bị người ta đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng quá chừng. Người ta đánh mình, coi không bằng đánh với một đứa trẻ con! Quắm Đen, một tay đô tài mạnh vào bậc nhất trong hàng tỉnh mà còn bị đánh thua như vậy thì còn ai là người theo keo đánh nổi được ông Cản Ngũ? Họ cùng cắn chặt môi lại và thở dài” [12, 227]. Nỗi thất bại trở nên nghiêm trọng đến mức tự nhiên tất cả các đô vật già trẻ đều đến nhà cả Lẫm để họp bàn xem ai có thể ra đấu với Cản Ngũ để cứu vãn và bảo toàn danh dự cho làng. Hầu hết ở các trang truyện viết về nhân vật thượng vò, nhà văn Kim Lân đã khai thác rất sâu về cái tinh thần trọng danh dự, tinh thần đua tranh của mỗi sân vật thuộc mỗi một làng trong vùng.

Dĩ nhiên nhà văn ý thức rất sâu sắc vấn đề danh dự trong mối quan hệ với quyền lợi của đất nước và đạo lý làm người. Ở những đô vật lừng danh như Cả Lẫm, như Cản Ngũ bao giờ họ cũng có những ngón hiểm chết người, có thể là miếng độc cuối cùng nhằm hạ gục đối phương. Với những đòn hiểm này, đô vật có thể gây cho đối phương nguy cơ tàn phế, thậm chí dẫn đến cái chết. Nhưng với những người cùng con dân một nước, họ không bao giờ giở những chiêu độc có tính sát hại đối phương như vậy. Các đô vật trong sáng tác của Kim Lân họ đều là những con người trọng đạo lý, hào hiệp, cao thượng, có nghĩa khí, biết phục thiện. Ở bản thân họ luôn tỏa sáng cái tâm, cái đức của người thôn quê nghèo, thật thà, chất phác đáng khâm phục. Ông Cả Lẫm đã có lần hạ gục một đô già, mà cảm thấy trong lòng cứ “áy náy mãi không yên, vừa thương thương, vừa tội tội”. Đặc biệt một khi cụ cả Lẫm đã biết được cái mục đích đi ngao du thiên hạ dưới danh nghĩa đi tranh giải vật để chiêu mộ nghĩa sĩ đánh giặc, lại cộng với con mắt tinh đời của cụ khi phân

tích các miếng vật có chủ ý nương tay của Cản Ngũ, nên cụ không trút tổng lực vào cái miếng bí truyền. Đó là một tinh thần thượng vò cao cả, vừa mang tính nhân văn sâu sắc, vừa biểu lộ đồng lòng tinh thần nghĩa khí đánh giặc của các đô vật, của tất cả dân làng. Lòng tự trọng cá nhân, tự trọng làng sẽ là cần thiết, nhưng sẽ không trở nên quan trọng nữa trước lòng trọng danh dự của một người dân nước Việt trước họa kẻ thù. “Tôi cứ nghĩ rằng đã là người đô vật mình, dù ở đâu, ở xứ Đông hay xứ Đoài, xứ Nam hay xứ Bắc, ở đâu cũng là người dân Việt ta cả, cũng là máu đỏ da vàng với nhau, trong cái buổi còn đang nước mất nhà tan này, có nên vì hơn thua một keo vật mà đánh một người nghĩa khí, một người vì dân, vì nước như ông bác đây thành một người tàn phế, bỏ đi được không ?” [12, 235]. Nghĩ như thế nên cụ cả Lẫm vì tình cảm với cộng đồng dân tộc mà chịu thua không nỡ hại ông Cản Ngũ. Một người như cụ Cả Lẫm dừng tay chịu thua một cao thủ trong làng vật thật cao đẹp. Ở những tay vò thượng thặng trong làng như ông Cản Ngũ, cụ Cả Lẫm, đến với hội vật một môn thể thao mang tính cổ truyền của dân tộc không phải vì sự thắng thua, mà vì lòng say mê những phong tục cổ truyền, muốn lưu giữ những nét đẹp văn hóa ấy của dân tộc ta. Những nét đẹp văn hóa ấy là kết quả của sức lực, trí tuệ của cộng đồng, nó gắn kết và tô đậm thêm những tình cảm cao đẹp của con người với con người, con người với quê hương đất nước. Nhà văn Kim Lân miêu tả các đô vật trong một tinh thần thượng vò cao quý, sang trọng, một tư thế văn hóa đáng nể phục.

Như vậy khi viết về nhân vật thượng vò, Kim Lân đã ca ngợi vẻ đẹp của các đô vật, nhà văn khẳng định phẩm chất cao quý, tinh thần thượng vò của con người Việt Nam. Mặt khác, tác giả còn đề cao những giá trị văn hóa cổ truyền, tinh hoa văn hóa của dân tộc, những giá trị được tạo dựng lên từ những con người thôn quê nghèo. Kim Lân không chỉ dừng lại ở một sinh hoạt phong tục thôn dã thuần túy mà ông đã dẫn dắt câu chuyện theo hướng

tôn vinh về nét đẹp văn hóa con người ở làng quê ông nói riêng và làng quê Bắc Bộ nói chung. Qua đó, các nhân vật được hiện lên một cách rò nét mang trong mình phẩm chất, hào hoa, khí cốt của dân tộc, gắn liền với những nét đẹp văn hóa làng quê truyền thống.

2.2.3. Nhân vật nhỏ bé, đời thường

Quan điểm sáng tác của Kim Lân là viết cho người nghèo. Bởi vậy như một lẽ tự nhiên, Kim Lân đã trở thành nhà văn của những con người nghèo khổ trong xã hội. Cũng do đó chiếm số lượng nhiều nhất trong các sáng tác của Kim Lân là những nhân vật nhỏ bé, đời thường, kiểu nhân vật thấp cổ bé họng. Đây là mẫu nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo” vô danh tiểu tốt ở chốn làng quê nông thôn Việt Nam nói chung trong cả hai giai đoạn trước Cách mạng và sau Cách mạng tháng Tám.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Có thể nói, nhìn người nông dân ở góc độ con người văn hóa, nhà văn Kim Lân không chỉ dừng lại với những con người thượng vò, tài hoa, bặt thiệp mang thứ “phong lưu đồng ruộng”. Hay nói cách khác, ông không chỉ làm sống lại những phong tục, những thú chơi, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của con người ở làng quê Bắc bộ Việt Nam. Kim Lân còn muốn tạo dựng cái cốt cách tâm hồn của con người Việt - cái cốt cách mà ông cho là rất cao quý, những con người nghèo mà Kim Lân gọi họ là “Những con người mà như là những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh của cuộc sống” [15].

Mỗi con người một số phận, một cảnh ngộ khác nhau. Người thì trôi dạt khốn cùng bởi chiến tranh, đói khát cùng đường, người bị chà đạp, áp bức, bóc lột, khinh rẻ. Ngòi bút Kim Lân tập trung miêu tả số phận của những con người đầu thừa đuôi thẹo. Những mẫu người ấy có diện mạo, hồn cốt riêng biệt, ấn tượng trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Họ là những người nghèo khổ, khốn cùng vậy nhưng dưới ngòi bút của Kim Lân vẫn lấp lánh một vẻ đẹp tâm hồn, lòng vị tha và đức hy sinh, niềm khát khao sống và thiết tha

Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 7

hạnh phúc. Những nhân vật nhỏ bé đời thường, thấp cổ bé họng, đầu thừa đuôi thẹo là sự hiện thân của cái nghèo đói, cái khổ, một đứa con người cô đầu bị mẹ nhẫn tâm bỏ rơi sống chơ vơ, tủi cực trong cuộc sống mưu sinh (Đứa con người cô đầu), hay người kép già hết thời chỉ biết vùi dập cuộc đời còn lại của mình trong làn khói thuốc phiện, nghèo túng, mơ màng về thời trẻ (Người kép già)… Nhiều hơn cả là những người nông dân nghèo không sống nổi ở làng phải bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi, tất cả họ đều giống nhau ở cái đói, cái nghèo. Ta còn bắt gặp thế giới của những người nông dân nghèo khổ vốn là hạ lưu của cái xã hội cũ, những người nông dân hiền lành chất phác ở miền xuôi mất nhà, mất ruộng đất xiêu dạt lên miền ngược, túp vào một xó chợ bên sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày. Trong truyện ngắnVợ nhặt đó là anh cu Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ và cả những con người sống vất vưởng trong xóm ngụ cư, lúp xúp, tối om, một vùng đất ảm đạm, tối tăm của kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Bản thân họ đều mang thân phận của người nông dân sống trong bối cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám nghèo đói, khốn khổ và phải xiêu dạt đến nơi khác chỉ vì miếng cơm, manh áo. Cuộc sống cùng cực, họ phải đi tha hương cầu thực từng ngày, từng bữa kiếm miếng ăn để mưu sinh. Hình ảnh người vợ nhặt, áo quần “tả tơi như tổ đỉa”, gầy sọp trên cái “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” [12, 153] cũng vất vả trong cuộc sống mưu sinh, ngồi đợi nhặt hạt rơi, hạt vãi, hay có công việc gì gọi đến thì làm và chẳng ai biết thị đến từ đâu, tên họ là gì và dường như cũng không có ai quan tâm đến thị… Nhân vật như một minh chứng rò nét cho hạng người bần cùng trong xã hội hiện thực đương thời.

Chính vì thế mà trên hành trình khám phá và thể hiện những người nông dân Việt Nam ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ, Kim Lân đã tập trung xoáy vào chủ đề sức sống mãnh liệt của con người ngay trong những lúc cùng quẫn,

tuyệt vọng nhất. Đây chính là một biểu hiện cụ thể nhất của con người văn hóa làng xã Việt Nam. Rất nhiều truyện của Kim Lân nói chung không chỉ khám phá và thể hiện mà còn khẳng định bản chất lành mạnh, khỏe khoắn trong nhân cách của người lao động, như khẳng định một chân lý. Điều này có lẽ tập trung tiêu biểu nhất ở nhân vật Tràng, vợ Tràng, bà cụ Tứ - mẹ Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt. Anh Tràng lấy vợ trong hoàn cảnh giữa nạn đói đã mang đến cho con người một niềm tin mãnh liệt về sự sống đang tắt lụi dần giữa cảnh đói khát, chết chóc, thê lương, ảm đạm. Cụ thể là Tràng đem lại cho “người vợ nhặt” - con người đói rách có cơ hết sống ấy một chỗ dựa tin cậy, tồn tại, khiến chị ta vốn chao chát, chỏng lỏn đã sớm hoàn lại tính tình hiền hậu, đúng mực. Và với bản thân Tràng cũng thế - anh tự thấy mình “nên người” hơn, anh cảm thấy phải có “trách nhiệm” và “bổn phận” đối với gia đình hơn. Tất cả càng làm cho người đọc thấm thía hơn về vẻ đẹp trong tâm hồn những con người nghèo, cần lao cơ cực, cái chết luôn cận kề sự sống nhưng họ vẫn luôn yêu thương, cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn luôn ước ao thèm khát hạnh phúc - dù đó chỉ là hạnh phúc nhỏ nhặt, tầm thường. Đây cũng chính là một biểu hiện cơ bản cho kiểu con người duy tình của làng xã Việt Nam. Những người dân nghèo với nhau có những cư xử đẹp trong khó khăn, hoạn nạn. Lối sống duy tình ấy đã tạo nên sự giúp đỡ, tương trợ nhau gắn bó thành chất keo cố kết gia đình và cộng đồng.

Đáng nói hơn nữa, ở nhân vật bà cụ Tứ - mẹ anh Tràng - một người mẹ già nua, nghèo khó có tấm lòng nhân hậu và rất yêu thương con. Bà đã thương con mà chấp nhận người đàn bà xa lạ về nhà làm dâu mình. Thương con, bà lại càng thương hơn đứa con dâu tội nghiệp của mình. Có lẽ, có một sự đồng cảm cũng là đàn bà con gái với nhau nên bà cảm thấy xót thương cho “người vợ nhặt”. Tình thương của bà thật lớn lao và cảm động. Đó là một thứ tình thương rất gần với bản năng, một lòng thương xót tự nhiên giữa mẹ và con,

giữa con người với con người. Tình thương này đặc biệt tiêu biểu cho tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam có từ ngàn đời. Nhưng điều quan trọng là ở bà cụ Tứ, chính là niềm tin và khát vọng sống lớn lao trong tâm hồn bà. Chính bà đã thắp lên ngọn lửa hy vọng vào cuộc sống cho vợ chồng Tràng. Bữa cơm đầu tiên, bà đón tiếp nàng dâu mới chỉ với vài bát cháo loãng cùng lùm rau chuối thái (cả nhà cùng ăn) và một nồi “chè khoán” nấu loãng cám mà bà cho là “ngon đáo để”, “xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy!” [12,160]. Bà nói toàn là chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Trên cái khuôn mặt bủng beo của bà, luôn hiện lên niềm vui và cả sự lo âu khi gia đình có thêm thành viên mới. Tình thương của bà cụ Tứ thật lớn lao và cảm động. Chính tình thương này đã góp phần xua đuổi cái bóng đen của đói khát và cái chết ra khỏi cuộc sống của con người. Đó cũng chính là vẻ đẹp thuộc về tâm hồn Việt, văn hóa Việt [15].

Nhân vật Đoàn trong truyện ngắn Ông lão hàng xóm cũng vậy. Đoàn bị quy oan theo quốc dân Đảng, đang bị truy bức, làm nhục. Không chỉ có Đoàn, mà cả đồng đội của anh - những chiến sĩ trung kiên của Cách mạng như Mùi cũng bị quy oan và đã bị bắt. Những lời hát của ông lão hàng xóm như một ngụ ý về thói đời oan nghiệt, về nỗi oan khúc của kiếp người, về lòng đồng cảm đầy ân tình, cảm động nhưng không dám công khai trong tình cảnh khắc nghiệt lúc bấy giờ. Điều đáng nói là nhân vật Đoàn trong lúc bị đày ải, bị ép cung, bị dồn tứ phía, kể cả bà con và người thân, nhưng anh đã hai lần tâm niệm, như tự thề nguyền với lương tâm và dũng khí của mình: “phải sống”. Tác giả để cho Đoàn tâm niệm: “Và Đoàn chết đi, liệu đã thoát chưa? Hay là rồi đây người ta sẽ cho rằng Đoàn trốn đấu tranh? Bị đồng bọn cắt đứt đầu mối? Không, Đoàn phải sống! Cho dầu hoàn cảnh có đắng cay, tủi nhục đến chừng nào đi nữa, Đoàn cũng phải sống. Tình thương yêu và bổn phận làm cha, làm chồng day dứt trong lòng, Đoàn không thể trốn mà đi được” [12,

206]. Hai lần, hai tiếng “phải sống” vang lên như một sự quyết đấu, giành lại chỗ đứng của thân phận giữa thời buổi đảo điên đó. Đây là kiểu con người bất hạnh, chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời, nhưng vẫn luôn tiềm ẩn trong người một khát vọng sống, một niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai, vào cuộc sống mới có thể làm thay đổi cuộc đời. Có thể nói rằng sức sống của nhân dân là bất tử, không sức mạnh nào có thể hủy diệt được. Cường quyền, bạo lực, bom đạn, cái đói, tất thảy đều trở nên bất lực đến mức thảm hại trước sức sống mãnh liệt của con người. Các tác phẩm của Kim Lân như những bài ca ngợi ca sự sống, ngợi ca sự bất tử của con người, rộng hơn là của người Việt, tính cách Việt, tâm hồn Việt. Và đó cũng chính là cốt cách của con người văn hóa làng xã.

Khi nhìn vào loại nhân vật này với tư cách là con người văn hóa, chúng ta không thể không nhắc đến tình cảm và trách nhiệm tự nhiên của họ đối với số phận và sự tồn vong của đất nước. Phải kể đến là nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng. Với ông Hai, yêu làng tức là yêu nước, gắn bó với số phận và danh dự của làng cũng chính là gắn bó với số phận và danh dự của đất nước. Khi nghe tin đồn, làng mình theo giặc, ông Hai tâm niệm: “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” [12, 143]. Đúng là một thái độ lựa chọn dứt khoát, mặc dù phải chịu đau đớn. Trong những năm tháng kháng chiến, trước họa xâm lăng, bất kể ai là con dân của nước Việt đều đem lòng mến yêu và trách nhiệm đối với sự an nguy của đất nước. Thật tự nhiên, họ đã vô cùng gắn bó với quê hương, đất nước trong khung cảnh thời chiến. Lòng yêu nước đã trở thành một giá trị tinh thần cao quý chảy trong huyết quản của mỗi người. Có thể nói giá trị tinh thần cao nhất trong con người văn hóa đó chính là lòng yêu nước một cách tự nhiên máu thịt, cảm động và bền bỉ. Đó cũng chính là cái mạch nguồn thiêng liêng trong văn hóa Việt.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí