Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình của tỉnh là 27oC, lượng mưa trung bình từ 800 – 1.600 mm/năm, thấp hơn mức trung bình cả nước (1.900 mm/năm) và ít chịu ảnh hưởng của bão như các tỉnh Nam
Trung Bộ khác. Bình Thuận có bảy lưu vực sông chính, nhưng trừ sông La Ngà, chiều dài, lưu vực và trữ lượng của các sông còn lại đổ ra các cửa biển ở tỉnh Bình Thuận nhỏ, không làm ảnh hưởng đến các bãi tắm lân cận vùng cửa sông.
Bình Thuận còn có tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng đa dạng. Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hóa thành nhiều dạng địa hình khác nhau. Diện tích đất rừng của tỉnh là 368.319 ha thuộc loại rừng nhiệt đới Nam Tây nguyên, có nhiều loại gỗ quý và động vật hoang dã, tiềm ẩn giá trị tham quan, nghiên cứu cho du khách. Những cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của Bình Thuận hiện đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Bên cạnh đó, Tỉnh còn có nhiều mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, có khả năng khai thác sản xuất nước giải khát, sản xuất tảo, dịch vụ chữa bệnh và nghỉ dưỡng.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
Theo Niên giám thống kê Bình Thuận năm 2007, dân số toàn tỉnh Bình Thuận là 1.175.227 người. Trong đó, dân số thành thị là 467.140 người, chiếm 39,7% dân số. Mật độ phân bố dân cư 150 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân từ năm 2004 đến năm 2007 là 14,5%. Bình Thuận là nơi sinh sống của 34 dân tộc anh em. Người Kinh chiếm 93%, dân tộc Chăm chiếm 2,84%, còn lại là dân tộc khác như K’Ho, Rắc-Lây, Tày, Nùng, Hoa, … So với các địa phương khác trong cả nước thì
Bình Thuận có số người Chăm khá đông, sinh sống thành các khu dân cư, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghê thủ công như làm đồ gốm, dệt thổ cẩm. Người Chăm sinh sống tại Bình Thuận lâu năm, là dân tộc có bề dày lịch sử, văn hóa rất đặc sắc như phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc chùa tháp … đã làm giàu thêm tài nguyên văn hóa của Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung.
Số người trong độ tuổi lao động là 725.299 người chiếm 61,72 % dân số của cả tỉnh, trong đó, lao động đã qua đào tạo chiếm 16,8% toàn lực lượng lao động. Lực lượng lao động dồi dào với độ tuổi trung bình trẻ là thế mạnh lớn của Bình Thuận trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận chỉ mới khởi sắc trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 5 năm gần đây khoảng 10%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Các ngành kinh tế của Tỉnh phát triển đồng bộ, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực. Trong giai đoạn 2001 – 2008, các ngành nông – lâm – thủy sản giảm từ 39,44% xuống còn 24,97%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 23,76% lên 34,23%, dịch vụ từ 36,8% lên 40,8%.
Sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế của Bình Thuận theo hướng tỷ lệ các ngành công nghiêp, dịch vụ tăng dần, tỷ lệ ngành nông nghiệp giảm dần, phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành trên thế giới. Bình Thuận có địa hình đa dạng, tài nguyên rừng, biển phong phú, trữ lượng khoáng sản lớn, thuận lợi cho phát triển cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế. Bình Thuận có thế mạnh trong phát triển kinh tế biển và hoạt động du lịch nhờ vào vùng lãnh hải rộng 52.000 km2, trữ lượng khoảng
220 đến 240 nghìn tấn hải sản các loại và nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp. Ngoài ra, với lợi thế địa lý và lực lượng lao động trẻ, Bình Thuận đang thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước vào nhiều ngành nghề, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
2.1.2.3. Tài nguyên xã hội, nhân văn
Bình Thuận là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa của các dân tộc anh em. Vì vậy mà nơi đây cũng lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa tinh thần của các dân tộc như các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, tôn giáo, tạo nên nét đặc sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Bình Thuận. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh thiên nhiên xinh đẹp, Bình Thuận còn sở hữu những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo, trong đó có nhiều di tích văn hóa, lịch sử được Nhà nước xếp hạng, nhiều lễ hội dân gian, phong tục truyền thống diễn khắp địa bàn Tỉnh góp phần làm phong phú thêm tài nguyên du lịch của Bình Thuận. Tài nguyên xã hội, nhân văn của Tỉnh được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 2.1 : Các di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu và các lễ hội, làng nghề truyền thống tại Bình Thuận
Tên gọi | Nơi tọa lạc | |
1 | Khu di tích Dục Thanh | Thành phố Phan Thiết |
2 | Quần thể kiến trúc Chăm – pa | Thành phố Phan Thiết |
3 | Đền thờ Vạn Thủy Tú | Thành phố Phan Thiết |
4 | Dinh Thầy Thím | Huyện Hàm Tân |
5 | Chùa núi Tà Kóu | Huyện Hàm Thuận Nam |
6 | Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng | Huyện Tánh Linh |
7 | Di tích kiên trúc nghệ thuật đình làng Đức Thắng | Thành phố Phan Thiết |
8 | Lăng mộ cụ Nguyễn Thông | Thành phố Phan Thiết |
9 | Di tích khảo cổ học Động Bà Hòe | Huyện Hàm Thuận Bắc |
10 | Di tích thắng cảnh Cổ Thạch Tự (Chùa Hang) | Huyện Tuy Phong |
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí Của Du Lịch Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Xã Hội
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Bình Thuận
- Các Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Du Lịch Chủ Yếu Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Thuận Từ Năm 2005 Đến Năm 2008
- Các Khu Du Lịch, Địa Điểm Tham Quan Tiêu Biểu Tại Bình Thuận
- Doanh Thu Hoạt Động Du Lịch Bình Thuận Giai Đoạn 2001 – 2008 Và 6 Tháng Đầu Năm 2009
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Tên gọi | Thời gian tổ chức | |
1 | Lễ hội Nginh Ông của người Hoa | Rằm tháng Bảy (Âm lịch), hai năm một lần vào năm chẵn. |
2 | Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty | Mồng Hai Tết Nguyên Đán |
3 | Lễ hội MBăng Katê của dân tộc Chăm | Mồng 1 tháng 7 Chăm lịch |
4 | Hò Bá Trạo của vạn chài | Dân cư làng chài tổ chức vào các dịp cầu mong thuận buồm xuôi gió |
5 | Lễ hội Rước đèn Trung thu | Rằm tháng Bảy (Âm lịch) hằng năm |
6 | Lễ hội Cầu Ngư | Dân vạn chài tổ chức cầu mưa thuận gió hòa, thời gian không cố định. |
Nguồn : [23,54]
(Hình ảnh của các di tích lịch sử, lễ hội được trình bày trong Phụ lục 2.5)
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận
Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận, luận văn đã làm rõ việc phát triển hoạt động du lịch của Tỉnh có những thuận lợi và khó khăn.
2.1.3.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch Bình Thuận
Một là, Bình Thuận nằm ở vị trí giáp biển, thừa hưởng nhiều nguồn tài nguyên biển, có thể phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản, vận tải biển, đặc biệt là phát triển ngành du lịch. Bình Thuận nằm gần thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, có rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động, tập trung đông đảo người lao động, nên số lượng người có nhu cầu về du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng cũng cao nhất nước. Đây cũng là khu vực có mật độ phân bố dân cư và thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, khả năng chi tiêu cho các dịch vụ vui chơi giải trí lớn, tạo ra thị trường tiềm năng dồi dào cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch.
Hai là, Bình Thuận có tài nguyên thiên nhiên phong phú, địa hình đa dạng, là nền tảng để xây dựng các địa điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí.
Thời tiết, khí hậu ở Bình Thuận ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như các tỉnh Nam Trung bộ khác. Bình Thuận có những bãi biển đẹp, trong sạch, còn hoang sơ, thích hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao ven biển quanh năm. Nơi đây còn có nhiều vùng đồi núi thấp, địa hình đa dạng, sinh vật phong phú, tiềm ẩn các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu động thực vật học, đang rất được ưa chuộng.
Ngoài ra, Tỉnh còn có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn, đặc biệt là Suối nước khoáng Vĩnh Hảo, vừa có giá trị thương mại cao, vừa được khai thác để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng tắm bùn khoán thu hút ngày càng đông đảo du khách.
Ba là, ngoài những danh lam thắng cảnh độc đáo, tài nguyên văn hóa, xã hội ở Bình Thuận cũng rất đa dạng, làm nên đặc trưng của du lịch Bình Thuận so với các địa phương du lịch khác. Đến Bình Thuận, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á được thờ tại Dinh Vạn Thủy Tú (Phan Thiết), được ghé thăm nơi Bác Hồ đã từng dừng chân dạy học tại khu di tích Dục Thanh hay chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc tháp Chăm - pa độc đáo. Đặc biệt, du khách còn được thưởng thức quan cảnh rộn ràng của ngày hội đua thuyền trên sông Cà Ty vào dịp tết Nguyên đán, ngày Hội rước đèn quy mô lớn nhất cả nước vào dịp tết Trung thu, Lễ hội Nginh Ông của người Hoa tại Bình Thuận. Nơi đây còn nổi tiếng với đặc sản nước mắm. Ngành sản xuất nước mắm không chỉ có giá trị thương mại mà còn là nét văn hóa độc đáo của người dân Bình Thuận.
Bốn là, tình hình chính trị, xã hội trong nước cũng như tại Bình Thuận ổn định là một trong những yếu tố đảm bảo sự an toàn cho du khách. Đây là một trong những lợi thế của Bình Thuận nói riêng và nước ta nói chung so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Năm là, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên là thế mạnh của du lịch Bình Thuận đang được du khách ưa chuộng. Bình Thuận không thu hút du khách bởi những dịch vụ du lịch xa hoa, những công trình kiến trúc hoành tráng hay những khu vui chơi tổng hợp được đầu tư bởi công nghệ hiện đại. Du khách tìm đến Bình Thuận là để hòa mình vào thiên nhiên trong lành, thoáng đãng. Hiện nay, các loại hình du lịch thể thao trên bãi biển, khám phá các khu rừng sinh thái, tắm nước
suối khoáng thiên nhiên … tại Bình Thuận đang thu hút ngày càng đông đảo du khách. (Phụ lục 2.1)
Sáu là, chi phí sinh hoạt của Bình Thuận thấp hơn so với các địa phương du lịch khác trong cả nước. So với các thành phố du lịch khách như Vũng Tàu, Nha Trang, đến Phan Thiết, chi phí cho các dịch vụ du lịch như đi lại, lưu trú, ăn uống, mua sắm … chỉ bằng khoảng 65% đến 70%. Lợi thế này của du lịch Bình Thuận đã thu hút phần lớn du khách là người lao động với thu nhập thấp và trung bình.
Ngoài những lợi thế trên, du lịch Bình Thuận còn là điều mới mẻ đối với du khách các địa phương khác, kích thích sự mong muốn khám phá của du khách thập phương. Sự thân thiện, hiếu khách người dân Bình Thuận cũng là yếu tố góp phần tạo nên ấn tượng đẹp trong lòng du khách về Bình Thuận.
2.1.3.2. Khó khăn trong phát triển du lịch Bình Thuận
Thứ nhất, cùng là loại hình du lịch biển giống với các địa phương du lịch như Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Rang, … Bình Thuận phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất gay gắt. Các địa phương du lịch này đều thuộc Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có khoảng cách địa lý tương đối gần nhau. Khi du khách đã ghé đến các địa phương du lịch biển trên thì họ sẽ ít khi tiếp tục hành trình đến Bình Thuận. Vì thế Bình Thuận rất khó khăn trong việc khai thác thị trường du lịch từ phía Bắc nước ta.
Thứ hai, du khách lại ngày càng có yêu cầu cao về tính đa dạng về loại hình và chất lượng dịch vụ du lịch. Vì là địa phương du lịch trẻ, thêm đó là sự hạn chế trong công tác đầu tư phát triển du lịch, du lịch Bình Thuận chưa đủ khả năng và điều kiện để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Các sản phẩm du lịch tại Bình Thuận tuy có giá rẽ hơn so với các địa phương khác nhưng vì chưa tạo được sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp nên chưa thật sự hấp dẫn du khách, đặc biệt là những du khách có thu nhập cao.
Thứ ba, những bất cập trong công tác quản lý cũng gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động du lịch Bình Thuận. Sự tách nhập nhiều lần của cơ quan quản lý nhà nước và sự luân chuyển cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tại địa phương khiến cho việc điều hành, lập chiến lược và triển khai xây dựng các
chương trình, dự án du lịch không được liên tục. Sự gián đoạn trong công tác quản lý khiến việc theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư du lịch khó thực hiện.
Thứ tư, tuy các cảnh quan thiên nhiên được quy hoạch thành các khu du lịch của Bình Thuận rất đa dạng nhưng lại cách xa nhau về khoảng cách địa lý, cá biệt có những địa điểm du lịch cách trung tâm thành phố Phan Thiết đến 150 km, làm cho du khách tốn nhiều thời gian, chi phí đi lại giữa các địa điểm du lịch. Những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp như Gành Son, Cù Lao Câu (Tuy Phong), Hòn Bà (Hàm Thuận Nam) vì ở quá xa trung tâm, lại chưa được phát triển thành khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình du lịch đa dạng nên ít thu hút được du khách tham quan.
Thứ năm, tình tình kinh tế thế giới và trong nước trong hai năm gần đây có những chuyển biến theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động du lịch. Sự suy thoái kinh tế cả trong và ngoài nước gây ra tình trạng thất nghiệp của nhiều người lao động khiến họ phải cắt giảm chi tiêu, làm cho thị trường du lịch của Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung bị thu hẹp.
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH BÌNH THUẬN GIAI
ĐOẠN 2001 – 2008
2.2.1. Tổ chức hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận
Tổ chức hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận bao gồm các hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch; sản xuất, thương mại và dịch vụ; hoạt động quản lý nhà nước về du lịch … nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú, tham quan, giải trí, mua sắm … của du khách.
2.2.1.1. Hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch
Do tính chất tổng hợp của hoạt động du lịch, việc tổ chức, đưa đón du khách đến du lịch tại Bình Thuận có sự kết hợp của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trong đó các công ty lữ hành là đơn vị trực tiếp tổ chức các chuyến du lịch và phục vụ du khách. Do hoạt động du lịch gắn liền với sự di chuyển của du khách từ nơi lưu trú thường xuyên đến nơi đón tiếp du lịch nên có sự tham gia của các công ty lữ hành trong và ngoài Tỉnh, có thể phân chia thành các trường hợp sau :
(1) Công ty lữ hành của Bình Thuận
Hình 2.1. Các trường hợp tổ chức hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận :
(1.1.1) đi du lịch trong Tỉnh
(1.1) đưa du khách địa phương
(1.1.2) đi du lịch ngoài Tỉnh
(1.2.1) đi du lịch
đến Bình Thuận
(1.2) đưa du khách địa phương khác
(1.2.2) đi du lịch ngoài tỉnh Bình Thuận
(2.1) đưa du khách địa phương đi du lịch đến các địa phương khác, trong đó có du lịch nước ngoài.
(2) Công ty lữ hành ngoài Tỉnh Bình Thuận
(1.2) đưa du khách địa phương khác du lịch
đến Bình Thuận.
Trường hợp (1.1.1) giúp hoạt động du lịch phát huy được vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, du khách địa phương có nhiều thông tin về các tuyến điểm du lịch trong Tỉnh nên đại bộ phận họ đi du lịch trong Tỉnh đều tự túc, không sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành.
Trường hợp (1.2.1) và (1.2.2) chưa phát triển ở Bình Thuận vì đa số du khách đến từ các địa phương khác dễ dàng chọn các dịch vụ của các công ty lữ hành tại địa phương họ. Hơn nữa, quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty lữ hành của Bình Thuận còn nhỏ nên chưa đủ khả năng thu hút sự chú ý của du khách ngoài Tỉnh. Du khách quốc tế lại chọn dịch vụ của các công ty lữ hành của nước họ hoặc các công ty lữ hành lớn của Việt Nam có văn phòng đại diện tại nước họ.
Trường hợp (2.1) thường dành cho du khách địa phương đi du lịch xa, dài ngày, đặc biệt là đi du lịch nước ngoài, họ thường chọn các công ty lữ hành nổi tiếng, có uy tín, có quy mô và phạm vi hoạt động rộng lớn.