Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng
Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt, miệng nam mô”
(Xuân về)
Nguyễn Bính đã tạo nên một hình ảnh làng quê rất riêng của mình, chất liệu thi ca của ông mang nét riêng không hòa lẫn với bất kỳ nhà thơ nào, đó là những giậu mùng tơi, những cánh bướm, giàn trầu, hàng cau liên phòng, mưa xuân, con đê làng,... và những hình ảnh ấy đã đánh thức biết bao thế hệ độc giả cảm xúc về làng quê. Những đêm hội làng rồi những lần hẹn hò của lứa đôi được nhà thơ miêu tả hòa lẫn trong cảnh sắc thiên nhiên biết bao tươi đẹp:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngò Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay”
(Mưa xuân)
Cảnh sắc hiện lên thật nhẹ nhàng khiến tâm hồn chúng ta thêm thư thái,
Có thể bạn quan tâm!
- Không Gian Tiên Cảnh Là Nơi Nâng Đỡ Tâm Hồn Thi Nhân
- Không Gian Trời Xưa, Còi Biếc Là Cội Nguồn Cho Linh Hồn Trở Về
- Không Gian Chia Cắt, Đóng Kín Và Nỗi Cô Đơn Của Thi Sĩ
- Không Gian Thị Thành Và Không Gian Tha Hương Tâm Trạng Của Kẻ Lữ Thứ
- Không Gian Tương Phản Của Thi Sĩ Cô Độc Chốn Sa Mạc Cô Liêu
- Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 13
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
thiên nhiên như hòa lẫn và điểm xuyết vào niềm vui của những đôi trai gái
đang yêu nhau. Không gian làng quê của Nguyễn Bính hiện lên với hình ảnh của tình nghĩa, tình người, tình yêu lứa đôi, ông tạo dựng cảnh vật với một không khí thanh bình, yên ả của làng quê:
“Đèo cao cho suối ngập ngừng
Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều”
(Đường rừng chiều)
Ở đó không đơn thuần chỉ miêu tả không gian mà ẩn chứa đằng sau đó là tình người, tình quê, “Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê” [17, 135].
Hồn thơ của Nguyễn Bính không chỉ là dòng chảy, mạch cảm xúc của tình cảm ngôn từ mà còn là sự sáng tạo về nội dung, cách tân về hình thức thể
hiện. Nguyễn Bính sáng tạo nội dung thơ
trên cơ
sở thể
thơ
lục bát truyền
thống. Thế nhưng đối với ông, sự sáng tạo đó không dừng lại ở lục bát đơn thuần mà đó “là một dòng chảy của tình cảm ngôn từ” [41, 104]:
“Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...”
(Không đề)
Thi pháp của thơ ca dân gian đã đem đến cho bút pháp Nguyễn Bính sự phóng khoáng và sức mạnh. Từ trong bản thân cuộc đời của mình, một cuộc đời sống gắn bó với làng quê Việt Nam, ông đã nhìn thấy “cái bản chất” của cuộc sống, cái cuộc sống dân dã mà ông yêu và đắm mình trong đó. Với Nguyễn Bính, dù đi đâu, thậm chí đến chốn kinh thành thì lòng ông cũng không nguôi ngoai về quê hương, hình ảnh quê hương luôn mang theo bên mình thi sĩ và ông luôn là một người con thủy chung, son sắt với quê hương. Mỗi lần xa quê, khoảng cách về không gian dường như góp phần làm nỗi nhớ trong lòng nhà thơ trào dâng, không gian đó đã tạo nên một “điểm nhìn nghệ thuật” về quê hương. Hình ảnh quê hương luôn hiện hữu qua sự miêu tả con người, cảnh vật của nhà thơ:
“Quê nhà xa lắc, xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay”
(Hành phương nam)
Trong ca dao cũng đã có câu:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Quê hương
ở trong mỗi con người từ
những điều đơn giản như
vậy,
không gian quê hương còn là hình ảnh của mảnh vườn, cây cối, có nắng sớm, mây chiều:
“Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
Phương nao kết dải mây Tần cho ta”
(Anh về quê cũ)
Một hình ảnh quê hương nữa trong thơ Nguyễn Bính là hình ảnh “quê hương trong xa cách được kết lại bằng những kỷ niệm của tuổi trẻ và những
nỗi nhớ quê” [17, 141]. Đó là tình cảm được nhen nhóm và nổi dậy trong
những năm phiêu bạt, “giang hồ” của nhà thơ:
“Thu sang, quán lẻ
con đăm
đắm; Dòi bóng quê nhà mắt lệ hoen” (Bắt gặp mùa thu). Cái gốc quê trong con người Nguyễn Bính luôn giữ cho tác giả giữ được hồn quê dân tộc:
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
(Chân quê)
Song hành cùng với con người của hương đồng gió nội, dường như ở
Nguyễn Bính còn có “con người thi sĩ giang hồ
đắm đuối với sự
nghiệp”.
Hai con người đó hòa quyện thống nhất tạo nên “cái tôi” trữ tình trong sáng tác của nhà thơ.
Là một nhà thơ gắn bó đời mình với cuộc sống làng quê, Nguyễn Bính đã tự nhận mình là một kẻ “chân quê”: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh; Thầy u mình với chúng mình chân quê”. Vì vậy Nguyễn Bính xem việc phản ánh cuộc sống và con người ở làng quê như một món nợ văn chương. Đúng như lời
của Hoài Thanh: “Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều
lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng
ta” [64, 335]. Và chính sự đối lập trong cái nhìn tưởng chừng cực đoan này
càng làm nổi bật không gian văn hóa trong thơ Nguyễn Bính. Phải chăng đây
cũng là ý thức giữ
gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc trước sự
“xâm
lăng” của văn hóa đô thị trong thời kỳ “Mưa Âu gió Mỹ” lúc bấy giờ?
3.1.2. Không gian làng quê với vẻ đẹp bình dị
Hình ảnh “kiếp con chim lìa đàn” đã được Chu Văn Sơn khái quát về thơ Nguyễn Bính một tiếng thơ còn vọng về nơi có hương đồng gió nội.
Yêu quê, nhớ quê, Nguyễn Bính đã làm sống dậy trong thi ca Việt Nam
một làng quê “đẹp như trong tranh lụa” theo cách nói của Lại Nguyên Ân.
Mảnh đất quê hương trong thơ
ông được thi vị
hoá với vẻ
đẹp nòn nà tinh
khôi. Ở đó, đêm đêm, làng quê vẫn nao nao theo nhịp trống chèo và bao anh trai
làng, bao cô thôn nữ
đang rung lên những tiếng tơ
lòng vương vấn nỗi nhớ
thương. Ở đó nhịp sống thật yên bình và thánh thiện:
“Những bà tóc bạc hiền như Phật Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa”
(Thơ xuân)
Những câu thơ thủ thỉ như một lời tâm sự với chính mình:
“Ăn gỏi cá đánh cờ người
Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân”
(Anh về quê cũ)
nghe bình dị mà sao rưng rưng một còi lòng thương nhớ. Sự gắn bó sâu nặng
với quê hương ấy đã góp phần tạo nên những thi phẩm xuất sắc nhất của
Nguyễn Bính như:
Lá thư
về Bắc, Xuân tha hương, Nhà tôi, Thư
gửi mẹ...
Trong tâm trạng của một lữ khách tha hương, quê nhà hiện lên qua những dòng hoài niệm xa vắng, vời vợi một nỗi buồn. Một con đê quanh co uốn khúc ven làng, cánh đồng lúa xấp xỉ trổ bông trong tiết tháng ba, mảnh vườn nhà non tơ bởi màu dâu tới lứa, giàn đỗ ván lặng lẽ đơm bông mỗi độ xuân về... những cảnh chân quê đó, trong nỗi quan hoài của tấm lòng xa xứ bỗng trở nên ám ảnh thiêng liêng lạ thường. Nguyễn Bính trước sau chỉ là con người của mảnh đất lấm láp bùn lầy và mênh mông nắng gió đồng nội. Dẫu đôi chân giang hồ có in dấu trên mọi miền tổ quốc thì tâm hồn thi nhân vẫn chỉ vọng về quê cũ với nỗi nhớ nao lòng:
“Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay”
(Hành phương Nam)
Không gian làng quê Việt Nam truyền thống được vẽ lên khá đầy đủ
trong các thi phẩm về nông thôn của Nguyễn Bính, với ông mảnh vườn là “biểu tượng và là ám ảnh của nông thôn trong thơ”, “vườn không chỉ là biểu tượng của thôn quê mà là của cả dân tộc, “chân quê” của mỗi người Việt Nam” (Đỗ Lai Thuý).
Các hình tượng như cánh đồng, đường làng, sân đình, con đê... từ bao đời đã trở nên quen thuộc trong tâm thức con người Việt Nam. “Thi sĩ của thương yêu” luôn bắt đúng mạch của hồn người dân quê bởi vì người nhà quê luôn gắn bó sâu sắc với mảnh vườn, và thi nhân tự bộc lộ hồn mình bằng cả một vườn thơ:
“Nhà tôi có một vườn dâu Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần
Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm”
Những hình ảnh cụ thể đó đã hoá thành những giá trị tinh thần nâng đỡ con người trên những bước đường đời. Không gian “vườn” là nơi thể hiện rò
nhất cái tôi “chân quê” của nhà thơ, những giậu mùng tơi ngăn cách, giàn giầu không thương nhớ từ vườn thơ của ông đã trở thành “điển cố tình yêu” trong trái tim bao đôi lứa. Nhà thơ đã ươm trồng hoa trái, nuôi dưỡng ước mơ ở không
gian “vườn quê” và chính nó đã nói hộ thân:
lòng người trong những xúc cảm hoá
“Anh trồng cả thảy hai vườn cải Tháng Chạp hoa non nở cánh vàng Lũ bướm láng giềng đang khát nhuỵ Mách cùng gió sớm rủ rê sang”
Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính xuất hiện nhiều nhất dưới dạng hoài niệm về mảnh vườn. Bởi nó là nơi nâng bước người đi và đợi bước
người về
sau những tháng ngày phiêu bạt. Nhà thơ
đã gửi lòng về
với quê
hương, tâm tư vẽ
nên bao
ước mơ
hạnh phúc trên mảnh vườn xưa, nơi có:
Vườn xuân trắng xoá hoa cam rụng”. Để rồi tự hỏi: “Chao ôi là mộng hay là thực. Là thực hay là mộng bấy lâu?”. Và cuối cùng đối mặt với thực tại đắng cay: “Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng. Gặp lại nhau chi, muộn mất rồi”.
Bài thơ“Hoa với rượu” là một bài thơ mang nét tự sự, thể hiện rò nét và đầy đủ nhất về mảnh vườn biểu tượng tâm hồn của Nguyễn Bính. Không gian trong thơ ông là nơi mang đậm dấu ấn cá nhân nhất ở làng quê và cũng là giá trị bền vững nhất trong hồn người.
Vẻ đẹp bình dị, trong sáng trong không gian làng quê Nguyễn Bính đã
khơi dậy một bến bờ bình yên trong lòng biết bao thế hệ con người Việt Nam.
3.1.3. Không gian làng quê với vẻ đẹp văn hoá truyền thống
Không gian thôn quê có
ưu thế
hơn không gian kinh thành trong thơ
Nguyễn Bính. Những câu thơ như: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”, hay “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” đã đánh thức một điều sâu nặng ở mỗi con người,
đó là luôn giữ được “hồn xưa của đất nước”. Thế nên đằng sau những rộn rã của thiên nhiên bao giờ cũng đọng lại dư vị của nỗi buồn, của niềm trắc ẩn, tiếc nhớ một thời quá vãng. Vì vậy không gian làng quê, nhất là không gian văn hóa trong thơ Nguyễn Bính còn là không gian tâm linh, tâm thức, tâm cảm với những hoài niệm, nhớ mong đã trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Đọc những
bài thơ
của Nguyễn Bính như
“Mưa xuân”, “Xuân tha hương”, “Cô lái đò”,
“Chân quê”… ta đều bắt gặp ở đây những câu thơ đong đầy nỗi nhớ đến nao lòng:
“Xuân đã sang đò nhớ cố nhân
… Cố nhân chẳng biết làm sao ấy
… Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân
… Một cánh đào rơi nhớ cố nhân”
Cụm từ
“nhớ
cố nhân” được thi sĩ sử
dụng
ở nhiều bài thơ
như
một
dụng ý nghệ
thuật. Và chính mô típ nghệ
thuật này đặt trong quan hệ
với
cảnh, với tình đã hình thành một không gian văn hóa trong thơ Nguyễn Bính. Dường như việc miêu tả thiên nhiên chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ nỗi nhớ của mình với cảnh cũ, người xưa đã một thời vang bóng. Và sự tiếc nuối đầy “chủ nghĩa cảm thương” này cũng là âm thanh đồng vọng của thời đại dội vào
thơ
Nguyễn Bính. Một thời đại mà biết bao nhà thơ
cùng thời với ông đều
muốn hướng về quá vãng đến nỗi muốn ngăn cả bước đi của thời gian. Với Nguyễn Bính sự hoài niệm về những cái đã qua, đã xa cũng là một điều nhức nhối trong tâm hồn thi sĩ. Đó là những nỗi đau về tình yêu tan vỡ, những mộng ước không thành nên bao giờ cũng để lại trong lòng thi sĩ những tiếc nuối, nhớ mong. Điều đó đã tạo nên không gian tâm tưởng trong thơ Nguyễn Bính.
“Tất cả mùa xuân rộn rã đi Xa xôi người có nhớ thương gì
Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả Ta biết xuân nhau có một thì”.
(Cô lái đò)
Không gian tâm tưởng này cũng là một biểu hiện của không gian văn hóa trong thơ Nguyễn Bính. Không gian tâm tưởng ấy là lôgic biện chứng của tâm trạng nhân vật trữ tình, mà cũng chính là của tâm hồn thi sĩ. Đó là hệ quả của không gian hoài niệm, không gian nỗi nhớ. Vì vậy, không gian tâm tưởng trong thơ Nguyễn Bính không chỉ là những hoài niệm, nhớ mong của tình yêu tan vỡ mà còn là nỗi xa xót đến quặn lòng về cố hương mỗi khi xuân về mà thi nhân
vẫn
phiêu bạt, tha hương:
“Hai ta lưu lạc phương Nam này Đã mấy mùa qua én nhạn bay Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Riêng ta với người buồn vậy thay!”
(Hành phương Nam)
Câu thơ “Riêng ta với người buồn vậy thay!” như một lời độc thoại, là
nỗi buồn lặn vào bên trong âm ỉ mà rất đỗi mãnh liệt rồi kết tinh lại thành nỗi cô đơn làm rợn ngợp tâm hồn. Trong không gian phiêu bạt, không gian tha
hương
ấy, nỗi nhớ
và sự
hoài niệm về
quê hương luôn là tình cảm thường
trực trong tâm hồn thi sĩ. Nỗi nhớ ấy ngày thường chỉ là một cơn gió thoảng qua rồi tan biến trong những bộn bề của cuộc mưu sinh. Những lúc xuân về, nỗi nhớ ấy nhiều khi trỗi dậy, đông kết lại thành giá băng làm nhức buốt tâm hồn thi nhân. Ta hãy nghe Nguyễn Bính tâm sự:
“Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm lòng Chao ơi, tết đến em không được
Trông thấy quê hương thật não nùng”
(Xuân tha hương)