Làng Xóm Thời Kì Cải Cách Ruộng Đất

đói khổ hơn mình. Cho nên Tràng nâng niu trân trọng cái hạnh phúc nhỏ bé của mình đến thế “Hắn chặc lưỡi: Vợ mới vợ miếc cũng phải cho sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hí hí…” [12, 150]. Ẩn sau câu nói đùa ấy là niềm vui không phải tầm thường. Thật cảm động khi giữa không gian tối sẫm, xơ xác của năm đói, Tràng vẫn chuẩn bị thắp sáng cho chính cuộc đời mình. Bởi vậy, ánh sáng của ngọn đèn đã trở thành biểu tượng của hạnh phúc, của niềm tin vào tương lai. Vượt lên trên tất cả đó chính là tình yêu thương, sự gắn bó tình người của những con người đầu thừa đuôi thẹo, cuối đáy của xã hội. Làng xóm ngụ cư bấy giờ cũng đã thắp lên niềm vui sướng, mang đến cái không khí chật hẹp, hẻo lánh ấy chút ánh sáng.

Làng xóm ngụ cư trong tác phẩm của Kim Lân còn được hiển hiện qua những trang viết rất đời thực. Đó là thói quen, nền nếp sinh hoạt của họ, hình ảnh người nông dân được đặt trong mối quan hệ làng xóm láng giềng. Mặc dù họ là những người dân đến từ nhiều nơi khác nhau trên địa hình đất nước nhưng ở họ lại toát lên lối sống chan hòa, bình dị, yên ả. Trong cái xóm ngụ cư ấy khi nhìn thấy anh cu Tràng dắt theo một người đàn bà lạ mặt về nhà, họ ngạc nhiên, bàn tán xôn xao. Để rồi cái không khí của xóm ngụ cư ấy “mỗi chiều xôn xao lên một tí” (Vợ nhặt). Có thể thấy quan hệ láng giềng hàng xóm của những con người ngụ cư nơi đây là mối quan hệ mở rộng theo tinh thần, không gian bị gò bó trong cái nạn đói, khép kín trong một vùng nhất định nhưng ở họ lại có sự gắn kết tình hữu đơn sơ.

Nhìn chung, tính cách đặc trưng của con người nơi xóm ngụ cư ấy được thể hiện rò. Nhà văn Kim Lân đã phát hiện ra cái chân thực, chân thực ở đặc điểm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng. Bản thân Kim Lân là người dân xuất thân từ chốn làng quê, ông sống chan hòa, tình cảm thắm thiết với những người xung quanh mình, tìm hiểu cặn kẽ, kĩ lưỡng với những thói quen phong tục, nếp sống của họ. Bên cạnh những mặt

hạn chế trong suy nghĩ, thói quen tò mò, tọc mạch, trong nhà chưa tỏ ngoài ngò đã thông… của những người nông dân xuất thân từ chốn làng quê Việt ấy còn là cả lối sống chan chứa, chan hòa, tình nghĩa của những con người nơi thôn dã. Tất cả những điều đó đã tạo nên nét đẹp về văn hóa làng xã, mối quan hệ cố kết, gắn kết với cộng đồng.

2.1.3. Làng xóm thời kì cải cách ruộng đất

Từ bối cảnh làng Việt cổ truyền, nhà văn Kim Lân đã mở rộng ra một không gian làng trong cơn bão cải cách ruộng đất. Làng quê thời kì cải cách ruộng đất là một bức tranh có những gam màu sắc tươi sáng. Đó là tất cả làng quê với sự xuất hiện của cán bộ cách mạng làm công tác cải cách ruộng đất, lao vào đổi đời cho những nhân vật nhỏ bé, bất hạnh. Trong tác phẩm Chị Nhâm Kim Lân miêu tả sự đổi mới cuộc sống con người với đầy: “Nắng sáng lóa trước mặt một khoảng đồng ruộng bát ngát hiện ra rực rỡ. Những mái nhà, những vòm tre những mảnh ruộng, những con đường” [20]. Đó là những gam màu tươi sáng như một làn sóng mát mẻ thổi về hồn quê Việt trong truyện Nên vợ nên chồng. Nhà văn đã miêu tả không khí tưng bừng ấy và đặt trong mối quan hệ xóm làng là sự cố kết gắn bó của mỗi công dân đối với làng xã, quê hương, đất nước. Văn hóa làng được thể hiện không chỉ trong mối quan hệ gia đình mà còn mở rộng ra ở mối quan hệ xã hội. Cũng giống như bao nhiêu làng quê thôn Việt khác, mỗi đợt lại có những cuộc họp giữa các cán bộ làng xã với quần thể, quần chúng nhân dân nhằm mục đích tổng kết những hoạch định đề ra trong một đơn vị làng xóm, đồng thời trong cuộc họp là nơi thông báo triển khai những vấn đề dự định cần làm. Thế và Hòa vốn là hai thanh niên cán bộ ở trong làng. Trước khi có cuộc cải cách ruộng đất, họ đều là những con người đến từ hai vùng đất khác nhau, đói khổ và chịu nhiều nỗi oan ức, áp bức bóc lột của những tay cường hào ác bá, phải bỏ quê hương đi tha phương cầu thực và sống ngụ cư ở làng Triều Dương. Thế

sống ở một “túp lều con con nằm hẻo lánh trong bụi chuối ở góc vườn nhà bà cụ Tứ. Ở đây Thế chẳng chơi bời với ai, mà cũng chẳng ai chơi bời với Thế. Một mình hiu quạnh với cái nhà, đi thì chớ, về chỉ đóng cửa im ỉm nằm bẹp một xó ngủ. Thế rất ít nói, và cũng không muốn gần gũi ai…” [12, 165]. Nhân vật Hoà cũng vậy, cô có số phận khổ cực: “Đời Hòa cũng rất khổ. Hòa không phải người ở đây. Ông bà Hòa chết đói năm bốn năm. Bố mẹ Hòa cũng đem con cái ăn xin lên đất này…” [12, 168]. Như vậy, bản thân họ vốn ban đầu nghèo khổ, không có bạn bè, không có gia đình và càng không có niềm tin vào tình yêu. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ trong cuộc cải cách ruộng đất, nhờ sự khai mở về tinh thần họ đến với cách mạng, qua làm việc trong hợp tác, họ đến gần với tình làng nghĩa xóm hơn. Sau buổi họp Thế có nhiều sự thay đổi “Đầu óc Thế nhẹ nhòm rạng rũa dần. Mặt mũi cũng tươi tỉnh ra, cái thành kiến giữa Thế với bà con trong xóm không còn nữa. Người ta thấy Thế đi lại chơi bời trong xóm, và bà con trong xóm cũng đi lại chơi bời với Thế. Cái nhà nhỏ bé của Thế từ bao lâu chỉ thấy đóng cửa im ỉm, lặng ngắt trong một góc vườn, bây giờ đã nghe thấy tiếng cười nói xôn xao… Làng xóm, đồng ruộng bây giờ là của nhân dân, là của những người như Thế…” [12, 171]. Đối với Hòa cũng vậy, trong Hòa nảy nở niềm vui. Nỗi vui sướng tràn ngập trong lòng Hòa khi tên địa chủ thằng Khang bị bắt, tịch thu nhà cửa, ruộng đất, vườn tược. Trong cái vui đấu tranh thắng lợi ấy còn len lỏi vào một niềm vui khác, êm dịu, bát ngát… đó là tình yêu dành cho Thế. Ở đó có cái gì đó giản đơn nhưng mang bao ý nghĩa, hi vọng của tương lai. Làng xóm trong thời kì cải cách tươi vui hơn, hạnh phúc hơn và đẹp hơn. Lối sống chan chứa tình người, sự hòa quyện giữa cảnh và người giúp cho người đọc có cảm nhận tinh tế về làng xã, về văn hóa truyền thống Việt.

Tuy nhiên, không gian trong sáng tác của Kim Lân cũng còn nhiều gam màu tối, u ám của một thời kì đất nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại, gian

truân. Cũng trong không gian của làng quê cải cách ấy là những khoảnh khắc nặng nề, lặng lẽ đến lạ thường. Điều này được thể hiện khá rò nét trong Ông lão hàng xóm cùng với đó là bi kịch của gia đình Đoàn khi bị tình nghi là kẻ phản cách mạng - nghi là người của Việt Nam quốc dân đảng. Không chỉ có Đoàn mà còn có cả đồng đội của anh - những chiến sĩ trung kiên của cách mạng như Mùi cũng bị quy oan và đã bị bắt. Những gam màu tối ấy được hiện lên trong sự u uất, căng thẳng khi những người cán bộ, anh du kích đến nhà Đoàn hỏi tội “không khí bỗng dưng chìm hẳn xuống, nghiêm khắc như sắp sửa bắt đầu một phiên tòa. Ánh sáng buổi chiều tái ngắt, rét thấu đến ruột” [12, 186]. Rồi “bóng tối từ trong các hốc cây, các xó xỉnh, khe tường, từ trong những đốm chum vại, bồ bị và những túm quần áo vắt lươm tươm trên vách lan ra chiếm hẳn gian buồng tự lúc nào. Con mối trên vách kêu “tắc tắc tắc!...” lên một hồi như người đời chép miệng. Trong nhà ngoài sân im vắng” [12, 196]. Đó không chỉ là không gian của ngôi nhà Đoàn đang sống, mà khoảng không trĩu nặng, liêu xiêu, tiêu điều cũng hiện lên trong đôi mắt của Đoàn khi nhìn sang nhà ông lão hàng xóm “Những đám mù mù che trước mặt tan đi. Ngôi nhà thờ họ Lê bên kia hiện ra đứng xiêu vẹo trong bóng tối. Một bên mái đổ gục xuống, lủa tủa những rui mè và mấy hàng cột đen sì chổng ngược lên giời. Xung quanh cỏ rậm và cây cối mọc ngổn ngang trên các lối đi và những thềm gạch cũ” [12, 197]. Bức tranh làng quê hiện lên dưới ngòi bút của Kim Lân vừa mang giá trị hiện thực đồng thời cũng mang theo những nét truyền thống văn hóa, những hủ tục lạc hậu của con người trong cách nhìn nhận phiếm diện. Làng quê trong thời kì cải cách không phải chỉ là nơi nên thơ, trong trẻo với cánh cò, đồng lúa, bờ đê,… với đầy những gam màu sáng tươi. Mặc dù lấy bối cảnh xã hội trong thời kì cải cách Kim Lân muốn reo vui cùng quần chúng nhân dân, nhưng nhìn dưới góc nhìn khách quan nhất cũng có sự phê phán và còn nhiều vấn đề về vốn văn hóa của một đất nước nông

nghiệp nghèo nàn, lạc hậu quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Không khí nặng nề của cảnh đói nghèo, xác xơ vẫn luôn dai dẳng trong mỗi ngôi làng cho dù ở thời kì nào đi chăng nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

2.1.4. Làng xóm tản cư

Tiếp nối không gian làng Việt cổ truyền là không gian làng tản cư, hay nói một cách xác định hơn đó là những làng kháng chiến thời chống Pháp xuất hiện trong sáng tác Kim Lân. Lấy bối cảnh không gian như vậy, Kim Lân đã tái tạo lên một bức tranh chân thực nhất về đời sống nông thôn. Trong thời kì đất nước vùng lên đấu tranh, làng quê bị phá hủy xơ xác, tiêu điều nhưng vẫn ánh lên ngọn lửa ánh sáng đó là niềm tin vào Đảng, Cách mạng, Bác Hồ. Tình cảm cá nhân nhường chỗ cho tình yêu quê hương, xóm làng, để từ đó bộc lộ lên những phẩm chất đáng quý của người nông dân và qua đó phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 5

Đọc truyện Con chó xấu xí, Kim Lân cũng đã khắc họa bức tranh tản cư của nhân dân “tin giặc nhảy dù Thái Nguyên, rồi có tin giặc từ Bắc Giang đánh lên, Bắc Ninh đánh sang. Lối Kim Tràng, Cầu Xim, Cầu Đồng; bên núi Hia, núi Đót; dưới chợ Lữ, bến Lủi, bến Phà, đâu đâu cũng có giặc cả rồi. Người các mạng dưới đánh trâu, bò, bồng bế, gồng gánh chạy giặc dạt lên đen kín” [12, 213]. Thông qua lời kể của nhân vật “tôi” câu chuyện tản cư dần dần hiện lên. Gia đình anh cũng khăn gói tản cư đến vùng đất khác trước sự tàn phá nặng nề của giặc: “Tôi biết vợ con tôi đã chạy vào đồng Kĩnh. Từ mấy tháng nay, mỗi bận tôi về nhà, hay viết thư về cho nhà, tôi đều căn dặn vợ tôi lúc nào cũng phải hết sức gọn gàng, phòng giặc đánh lên, hoặc nhảy dù là có thể bế con chạy ngay được…”; “Người chạy giặc vẫn kéo lên mỗi lúc một đông. Có tốp tiếp tục đi mãi vào trong mạn rừng, có tốp nghỉ lại ở đây. Cái túp nhà ông cụ bếp Móm chặt lèn những người” [12, 214]. Vào cái buổi ấy không chỉ có vợ con nhân vật “tôi” chạy tản cư mà còn biết bao nhiêu gia

đình khác. Khung cảnh ấy hiện dần ra trong truyện ngắn Kim Lân với cảnh người, cảnh đời đua chen nhau đi tản cư từ vùng xuôi lên mạn ngược.

Rồi cả bức tranh quê hương trước sự tàn phá nặng nề của quân giặc nhảy dù: “Hàng ấp cũng không còn nhà nào ở lại. Xóm ngò vắng tạnh, súng giặc nghe rền từng chập...” [12, 214]. Đó còn là bóng tối khuya vắng lẫn tiếng khóc, tiếng gọi thưa, tiếng than thở, “Đêm tối vẫn rùng rùng bóng người, bóng trâu bò chạy giặc. Người ở vùng dưới chạy lên đây, người ở đây lại chạy mãi vào những mạn ven rừng… Chỗ nào cũng nghe thấy tiếng trẻ con khóc, tiếng gọi thưa, tiếng than thở, chửi rủa” [12, 214]. Kim Lân không chỉ dừng lại ở đó ông còn đi sâu vào miêu tả cảnh làng quê bị đốt cháy “ngọn lửa quân xâm lăng tàn bạo nó đốt nhà, đốt cửa” [12, 216]. Chen lẫn tiếng toán loạn hoảng hốt của từng đoàn người là tiếng bom, tiếng chó kêu, tiếng của đám cháy rừng rực bốc lên. Làng quê bấy giờ không còn được nguyên vẹn như những thuở ban đầu nữa, đó là mùi của bom đạn, khói lửa chiến tranh.

Viết về nông thôn trong giai đoạn tản cư, truyện ngắn Làng được nhà văn dựng lên với khung cảnh làng quê thông qua lời khoe của ông Hai về làng của ông trước kháng chiến, trong kháng chiến. Đồng thời qua nhân vật ông Hai bạn đọc sẽ phát hiện tấm lòng người dân tản cư đối với quê hương bản quán của họ. Có thể nói ông Hai là hình ảnh tiêu biểu, điển hình cho mẫu người nông dân Việt Nam với truyền thống vốn có là yêu nước, yêu làng. Rò ràng ông Hai là người nông dân, sinh ra tại làng, lớn lên làm lụng, lấy vợ sinh con đẻ cái, sống chết ở làng. Ông ít khi có điều kiện đi xa khỏi làng. Ông đã tự nguyện gắn bó với nơi đây. Dường như chính cái cộng đồng làng này đã hút chặt lấy ông, thậm chí xóa mờ cái tư cách cá nhân của ông. Ông buồn vui cùng làng, khổ đau cùng làng. Cái tâm thức làng như là một giá trị được hình thành và chi phối mạnh mẽ đến ông nói riêng, đến mỗi thành viên trong cộng

đồng ấy nói chung. Do đó ông luôn tự hào về làng của mình, đi đâu ông cũng khoe khoang về làng của mình. Ngày trước thì ông khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông “Hồi còn đế quốc Pháp, mỗi bận đi đâu xa, khoe làng ông chỉ khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông”. Ông có vẻ hãnh diện cho làng có được cái sinh phần ấy lắm: “Chết! Chết! Tôi chưa thấy cái dinh cơ nào lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi. Có lăm lắm là của. Vườn hoa, cây cảnh nom như động ấy. Thấy bảo còn hơn cái lăng cụ thiếu Hà Đông nhiều cơ mà!” [12, 129].

Đến thời kháng chiến thì ông lại khoe cái làng kháng chiến của mình với những lão du kích, với những công trình quân sự đánh giặc… “Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao gần ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”; “Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ hồi kỳ còn bóng tối. Những buổi tập quân sự, cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai…” [12, 130]. Tình yêu ông Hai đối với làng, suy cho cùng cũng chính là tình yêu đối với dân, với nước nói chung và rộng ra đó chính là tình yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc.

Người Việt Nam chúng ta có một truyền thống yêu nước rất nồng nàn. Truyền thống ấy trở thành giá trị hàng đầu, cao nhất trong bản giá trị tinh thần cao quý của dân tộc Việt Nam. Ở truyện ngắn Làng khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tề, theo Ngụy, hai vợ chồng ông Hai cảm thấy đau đớn, nhục nhã, xấu hổ với đồng bào xung quanh, không dám ngẩng mặt lên trước người khác. Mặc dù mới là lời đồn đại, chưa biết thực hư ra sao? Còn về phía người dân vùng tản cư, bất cứ ai khi nghe tin làng Dầu của ông Hai theo Tây, đều lên tiếng phẫn nộ, khinh bỉ “Cha tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được thì người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho

mỗi đứa một nhát!” [12, 138]. Chỉ riêng thái độ bất bình, xa lánh, khinh bỉ đối với những kẻ rắp tâm đi theo giặc đã phần nào nói lên tình cảm yêu nước, lòng tự trọng có tính cách quốc sĩ của những con dân nước Việt. Cũng vì hiểu lầm mà chịu sự khinh bỉ như vậy, nên ông Hai mới có niềm sung sướng, hả hê tột độ khi nghe tin cải chính nỗi oan của làng. Đứng trước một cái tin cải chính hệ trọng như vậy, ông Hai nói riêng, người dân làng Dầu nói chung đều vui mừng ra mặt. Chúng ta thấy tất cả mọi người đều vui vì không những bản thân họ không mang cái tiếng là Việt gian, mà vui hơn khi họ nhận ra toàn dân đồng lòng yêu nước, đánh giặc. Yêu làng trong trường hợp ông Hai chính là yêu nước. Họ sống bình dị lẫn vào trong lớp người mà họ đại diện nhưng tiếp xúc lâu dài, sẽ thấy ở họ một sức chịu đựng đói khổ, cực nhọc và cả đắng cay thật mạnh mẽ để vươn lên. Vượt lên trên tất cả đó chính là tinh thần cộng đồng làng. Nó làm nên sức mạnh và niềm kiêu hãnh của dân làng. Tính cộng đồng luôn được nhà văn miêu tả, không bị khép kín, tự trị mà làng luôn gắn bó với vùng miền, với đất nước. Nhất là khi Tổ quốc bị lâm nguy, tinh thần yêu làng lập tức nâng lên thành tinh thần yêu nước. Làng trở thành căn cứ địa vững chắc chiến đấu chống quân thù, làng cũng là thành lũy gìn giữ văn hóa dân tộc. Làng trong cái nhìn cảm thụ và cắt nghĩa của nhà văn thực sự đã hiện lên với sự suy tư và lòng yêu mến sâu sắc, đầy trách nhiệm của một nghệ sĩ yêu làng, yêu nước.

Tóm lại, xây dựng khung cảnh làng xóm tản cư rất tiện lợi để ngắm nhìn cuộc sống nông thôn với những sinh hoạt văn hóa, những buồn vui thế sự, những số phận, những tâm tình của con người cá nhân trong vai trò chủ thể nhận thức và tự nhận thức. Thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật sâu sắc và tinh tế. Ở đó, mối quan hệ giữa nhà, làng, nước trở thành tình cảm gắn bó tự nguyện của mỗi con người. Ở đó có những “ô cửa” nhìn ra thế giới để thấy được

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí