trắng chứa nhân thế, nhân tình hoặc những trang tuy nghiêng về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh… nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám những người sống vất vả, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng thông minh, tài hoa” [8].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nhận xét về truyện ngắn của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám bằng cái nhìn biện chứng sắc sảo và quan điểm lịch sử như: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận mệnh đất nước. Về đề tài này Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [9].
Trong Tuyển tập mười năm tạp chí văn học và tuổi trẻ (2003), những dòng cô đúc đã cố gắng khái quát về truyện ngắn sau cách mạng của Kim Lân: “Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khó đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ và sự đổi đời của họ nhờ cách mạng” [16].
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Tạp chí văn học số 6 cũng đã trích dẫn lời nhận xét của tác giả Lữ Huy Nguyên về toàn bộ truyện ngắn Kim Lân: “Nếu có dịp đọc toàn bộ tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu là truyện ngắn ta sẽ thấy, ông không chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa đuôi thẹo; ông còn là đại diện văn học sáng giá của những người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu riêng…” [2]. Rò ràng, trong truyện ngắn Kim Lân, người đọc dễ dàng bị cuốn hút bởi những tố chất và vẻ đẹp dung dị, kín đáo của con người làng quê Bắc bộ - những con người lịch lãm, hào hoa và đầy tinh thần thượng vò.
Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, tác giả Hà Minh Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm cho rằng: “Kim Lân là một trong
những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo… Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [3]. Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện của ông thường tập trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân. Nhưng thế giới nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp dẫn.
Trên đây là một số trong rất nhiều công trình nghiên cứu về con người và văn chương Kim Lân. Có thể thấy dù tiếp cận và nghiên cứu ở góc độ khác nhau nhưng nhìn chung ta vẫn nhận thấy dấu ấn văn hóa làng đậm chất trong các sáng tác của nhà văn được các nhà nghiên cứu quan tâm và bàn tới song tất cả đều là những bài viết lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở. Trên tinh thần tiếp thu và vận dụng những thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài: Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân với mong muốn giúp người đọc cảm nhận rò yếu tố văn hóa đồng thời thể hiện sự yêu quý, sáng tạo của Kim Lân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đề tài dưới góc nhìn văn hóa làng, khóa luận giúp cho người đọc hiểu được phông văn hóa làng xã, từ đó có cái nhìn chiều sâu về đời sống, con người và văn hóa của đất nước thuần nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 1
- Đóng Góp Của Kim Lân Về Đề Tài Văn Hóa Làng Trong Văn Học Việt Nam Hiện Đại
- Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 4
- Làng Xóm Thời Kì Cải Cách Ruộng Đất
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Khẳng định tài năng, vị trí của Kim Lân và những đóng góp của ông trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ khái niệm văn hóa làng, chúng tôi đi sâu nhận diện văn hóa làng (truyền thống; ngụ cư; tản cư) và những kiểu nhân vật đặc trưng (nhân vật nghệ sĩ; nhân vật thượng vò; nhân vật nhỏ bé, đời thường).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Tuyển tập truyện ngắn Kim Lân, Nxb Văn học (2011).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài khóa luận chúng tôi vận dụng một số phương pháp chính sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, bình giảng
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận triển khai theo hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhận diện văn hóa làng và những kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn Kim Lân
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Đặc trưng văn hóa làng xã Việt Nam
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa. Nét nổi bật khi nói đến văn hóa Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định:
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất và đa dạng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Vì vậy, văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa nông nghiệp, cụ thể là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Trong đó, văn hóa làng xã là kết tinh đậm đặc những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam.
Về cơ bản thì các khái niệm về làng xã được đưa ra khá thống nhất, dưới đây là một số khái niệm do các nhà nghiên cứu đưa ra:
Theo Từ điển tiếng Việt: “Làng là đơn vị hành chính ở nông thôn, cũng thường gọi là xã hay làng xã, làng xóm” [6].
Theo GS. Phan Huy Lê thì: “Làng xã cổ truyền là đơn vị tự cư, là cộng đồng dựa trên quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa - xã hội từ bao đời nay gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam…” [10, 126].
Tìm hiểu khái niệm làng, tác giả Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Làng là đơn vị cộng cư cơ bản nhất của người Việt. Làng Việt được thoát thai từ công xã nguyên thủy và sau đó là công xã nông thôn” [14, 106].
Theo các quan niệm trên, chúng ta có thể thấy: Làng xã trước hết là một đơn vị cộng cư cơ bản.
Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng quê. Hình ảnh làng với luỹ tre xanh, cây đa, giếng nước, sân đình đã trở nên rất thân thuộc trong
tâm hồn người Việt Nam. Lật lại những trang sử của ngành kiến trúc Việt Nam, người ta thấy rằng kiến trúc Việt Nam ra đời rất sớm, có thể đã xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước, cách nay khoảng bốn ngàn năm. Làng xóm cũng xuất hiện vào thời kỳ này.
Làng Việt Nam là sự tích hợp của những gia đình với nhiều phương thức và quan hệ khác nhau, ít thì dăm bảy chục, nhiều thì vài trăm hộ, có quỹ đất, tín ngưỡng và phong tục tập quán riêng. Làng là sự liên kết chặt chẽ dòng họ, giáp phe, phường hội… Các nhà kiến trúc cho rằng làng xã Việt Nam có tính quần thể cao, có kiểu kiến trúc đơn giản nhẹ nhàng phù hợp với khí hậu và tập quán của người Việt Nam. Làng luôn được bao quanh bằng những luỹ tre xanh. Sau luỹ tre xanh là những mái nhà tranh ấm cúng, nơi cưu mang che chở cho con người. Làng Việt là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt Nam, nổi lên là gia đình (nhà) – làng – nước, với hai đặc trưng cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị.
Văn hóa làng Việt Nam là hiện tượng lịch sử cũng là hiện tượng dân tộc. Văn hóa làng vốn có từ ngàn xưa nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay với sự ngưng kết đậm đặc biểu hiện trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng – tôn giáo…Văn hóa làng còn chứa đựng những giá trị vật chất đình, chùa, miếu, lũy tre, bến nước, cây đa,…Tất cả “những yếu tố vật thể và phi vật thể trên không đứng đơn lập, rời rạc mà hòa quyện vào nhau, tích hợp lại thành bản sắc văn hóa làng, lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau như một dòng chảy không bao giờ dứt” [13].
Khi nói về văn hóa làng, các nhà nghiên cứu đã nêu bật được hai đặc trưng cơ bản đó là: Tính cộng đồng và tính tự trị.
1.1.1. Làng xã Việt Nam mang tính cộng đồng
Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Tính cộng đồng
là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác - nó là đặc trưng dương tính hướng ngoại” [4].
Người Việt Nam ta vốn xưa nay quen lối sống tình cảm. Mối quan hệ làng xã khiến người ta phải gắn bó với nhau, phải giữ gìn được quan hệ trong ấm ngoài êm, sống có tình có nghĩa có tình với nhau. Chỉ có thế người ta mới có thể duy trì được sự cố kết của cộng đồng. Sự duy trì này không chỉ diễn ra trong những cộng đồng theo huyết thống như gia đình, dòng họ mà ở cả những cộng đồng theo quan hệ láng giềng với nhau: ngò, xóm, làng, vùng miền…
Mặt khác, tính cộng đồng có vai trò gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau thông qua các biểu tượng mang tính truyền thống như cây đa, bến nước, sân đình. Hầu hết, mọi làng của người Việt đều hội tụ cả ba biểu tượng này. Như vậy, tính cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong đời sống sinh hoạt của người dân làng xã. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng quê là đồng hương. Do sự đồng nhất giống nhau “cùng hội cùng thuyền” cho nên mọi người luôn sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh em, chị em trong nhà “tay đứt ruột xót”, “chị ngã em nâng”… Điều đó làm cho các quan hệ tình cảm của các thành viên trong làng xã thêm gắn bó. Đặc biệt trong khó khăn, họ có thể hi sinh cho cộng đồng, trước hết là gia đình, dòng họ, làng xóm sau đó là đất nước. Vì vậy đã tạo nên sức mạnh quật cường tính tập thể rất cao, mọi người trong cộng đồng đều gắn bó tập thể. Sự đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.
1.1.2. Làng xã Việt Nam mang tính chất tự trị
Cùng với tính cộng đồng, tính tự trị cũng là một đặc trưng gốc rễ trong văn hoá làng của người Việt. Tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt. Đối với làng, biểu tượng truyền thống của tính tự trị là luỹ tre làng. Luỹ tre trở thành thành luỹ kiên cố của làng bất khả xâm phạm. Đối với người Việt, bên ngoài luỹ tre làng là cả một thế giới khác cho nên có người cả đời không bước ra khỏi luỹ tre làng. Do tính chất khép kín dẫn đến làng người Việt luôn mang trong mình tính bảo thủ, địa phương cục bộ “Trống làng nào làng đấy đánh”, “Thánh làng nào làng nấy thờ” hay “Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Tính tự trị cũng tạo cho người Việt tính gia trưởng tôn ti hay óc bè phái tư hữu ích kỷ. Bởi vậy trong làng, người ta coi trọng tôn ti, họ to họ nhỏ, con trưởng con thứ, tư tưởng thứ bậc, thói gia đình chủ nghĩa. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị, tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể hoạt động độc lập với tập thể khác, phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu, nên con người Việt Nam có truyền thống cần cù, có tính chịu thương chịu khó đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá tự đảm bảo nhu cầu về ăn, có bụi tre, rặng xoan, gốc mít tự đảm bảo nhu cầu về chỗ ở.
Tóm lại, với đặc trưng vừa mang tính cộng đồng vừa mang tính tự trị cho nên làng của người Việt có tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau nhưng cũng luôn khép kín bảo thủ. Như vậy: “làng là tổ chức xã hội cơ sở đặc biệt của người Việt mà từ đó tạo nên tính cách của người Việt, mà một trong những tính cách mạng, tính truyền thống ngàn đời đó chính là ý thức độc lập và lòng yêu nước” [18]. Tính cộng đồng làng xóm tạo nên tinh thần đoàn kết toàn dân. Xét một cách sâu xa, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý thức độc lập dân tộc và
lòng yêu nước được xuất phát và hun đúc từ truyền thống làng của người Việt Nam.
1.2. Tác giả Kim Lân
1.2.1. Cuộc đời
Kim Lân (1920-2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân từ một gia đình nghèo, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm.
Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa…) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó.
Sớm giác ngộ Cách mạng nên từ năm 1944, Kim Lân đã tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc cùng với Nguyên Hồng, Nam Cao (những người bạn thân thiết, đồng tâm của ông). Cuộc kháng Pháp nổ ra, ông tiếp tục có mặt trong phong trào Văn hoá cứu quốc, công tác ở các báo Chi Lăng (Khu ủy khu XII), Xông pha (Quân đội khu XII), Dân quân Việt Bắc, Hội Văn nghệ Việt Nam, Báo Văn nghệ.
Kim Lân là một trong những hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ông gắn bó với nghiệp làm báo, viết văn, và khẳng định mình ở mảng truyện ngắn với những trang viết sâu sắc về làng quê Việt Nam, phản ánh sinh động đời sống tâm tư, tình cảm của người nông dân trong giai đoạn kháng chiến và sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất. Ông cũng là một trong nhiều nhà văn có tác phẩm được đưa vào nhà trường giảng dạy từ rất sớm: Vợ nhặt, Làng.