Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

***************


HOÀNG VŨ THỊ THU HÀ


VĂN HÓA LÀNG

TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 1


HÀ NỘI, 2017

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Nguyễn Phương Hà giảng viên khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành khóa luận này, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, những người thân là điểm tựa vững chắc giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên


Hoàng Vũ Thị Thu Hà

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Phương Hà. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nếu phát hiện có bất kì sự sai lệch nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên


Hoàng Vũ Thị Thu Hà

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1. Mục đích nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Cấu trúc của khóa luận 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 7

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7

1.1. Đặc trưng văn hóa làng xã Việt Nam 7

1.1.1. Làng xã Việt Nam mang tính cộng đồng 8

1.1.2. Làng xã Việt Nam mang tính chất tự trị 10

1.2. Tác giả Kim Lân 11

1.2.1. Cuộc đời 11

1.2.2. Sự nghiệp 12

1.3. Đóng góp của Kim Lân về đề tài văn hóa làng trong văn học Việt Nam hiện đại 13

CHƯƠNG 2 15

NHẬN DIỆN VĂN HÓA LÀNG VÀ NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT ĐẶC TRƯNG TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN 15

2.1. Các kiểu loại làng quê Việt 15

2.1.1. Làng quê truyền thống 16

2.1.2. Làng xóm ngụ cư 24

2.1.3. Làng xóm thời kì cải cách ruộng đất 29

2.1.4. Làng xóm tản cư 32

2.2. Những kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn Kim Lân 36

2.2.1. Nhân vật nghệ sĩ 36

2.2.2. Nhân vật thượng vò 42

2.2.3. Nhân vật nhỏ bé, đời thường 47

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của Kim Lân tuy không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn bởi lối viết văn giản dị, gần gũi, dễ hiểu. Một số truyện ngắn của ông được xếp vào hàng xuất sắc trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX, có thể kể đến tác phẩm: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí... Là nhà văn luôn lấy hiện thực cuộc sống làm chất liệu sáng tác, Kim Lân đã vẽ lên bức tranh làng quê với vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam trong sáng, yêu đời. Hồn quê đã thấm đẫm vào ông, khiến cho hầu hết các truyện ngắn của ông đều có dáng dấp và hình ảnh của làng quê Việt và của chính bản thân tác giả.

1.2. Kim Lân được biết đến là nhà văn của làng quê Việt. Chính bởi vậy, để tạo nên những trang văn thấm đẫm không gian văn hóa làng quê Kinh Bắc cũng như tạo dựng phong cách riêng khi viết về đề tài nông thôn Việt Nam, Kim Lân đã thể hiện sự am hiểu, tài năng khám phá, yếu tố đời sống, lối sống và phông văn hóa làng xã Việt Nam. Bản thân là người cầm bút, Kim Lân hiểu rằng chiều sâu của các tác phẩm không chỉ là những mối quan hệ đơn thuần về quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội mà còn là mối quan hệ về văn hóa. Văn hóa chính là chất liệu để tạo nên đề tài, chủ đề… góp phần nuôi dưỡng văn học phát triển. Bởi vậy, hướng tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa sẽ cắt nghĩa một cách đầy đủ hơn về tác phẩm của nhà văn.

1.3. Hiện nay những truyện ngắn của Kim Lân được giảng dạy ở nhiều cấp học trong nhà trường: THCS, THPT. Vì thế tìm hiểu đề tài Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân là việc làm mang ý nghĩa khoa học, thực tiễn, giúp cho học sinh có sự cảm thụ văn chương tinh tế cùng với vốn hiểu biết

thêm về phông nền văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, con người thế kỉ XX.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Kim Lân là cây bút truyện ngắn sớm có chỗ đứng trên văn đàn dân tộc và là nhà văn được bạn đọc trân trọng, yêu mến. Kim Lân và các truyện ngắn của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều học giả, độc giả dưới nhiều góc độ, phương diện khác nhau trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám.

Nổi bật hơn cả và cũng sớm hơn cả là hướng nghiên cứu tập trung vào nội dung sáng tác của Kim Lân. Đây cũng là điều tất yếu, bởi vấn đề nhà văn phản ánh cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa những điều trăn trở, quan tâm của họ trước cuộc đời. Nhà văn Nguyên Hồng trong Những nhân vật ấy đã sống với tôi kể lại rằng: “Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân… Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì đó chân chất của đời sống con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình…” [5]. Đây có thể xem là một ý kiến rất đáng chú ý khi tìm hiểu truyện ngắn của Kim Lân. Ở những tác phẩm đầu tay, Kim Lân dường như chưa ý thức phản ánh hiện thực sâu sắc nhưng chất hiện thực vẫn toát ra một cách tự nhiên từ những hình tượng nhân vật của ông. Bởi đó thường là những con người sống ở quê hương Kim Lân, ruột thịt với ông, từ cuộc sống lam lũ bần cùng, họ đã trực tiếp bước vào văn học.

Điểm lại lịch sử nghiên cứu về Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng đưa ra nhận xét: “Đọc văn Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người dân nghèo vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người dân miền xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ, bến sông, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy (...) mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khóa, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức đọa đày” [2].

Tìm hiểu về quan niệm sáng tác của Kim Lân, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cho rằng: “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương” [17].

Đáng chú ý nhất là đánh giá của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh. Trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tác giả đã tỏ ra khá tinh tế vá sắc sảo khi nhận xét về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân. Ông cho rằng: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”… Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [8].

Từ đó, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát nội dung truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa, đuôi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt trang giấy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022