Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 4

không gian của nhà Chánh Bảy rộng rãi bề thế “Đủ cả ao trước vườn sau. Năm gian nhà lim, cửa bức bàn, sừng sững trổi giữa cái xóm nghèo, rúm ró những mái tranh mỏng và khúm núm, gầy guộc. Hai dẫy nhà ngang cũng lợp ngói chạy dọc trở xuống, ôm lấy chiếc sân gạch Bát Tràng rộng bát ngát. Hai dãy cau chạy thẳng tắp từ nhà trên đến chiếc tường hoa cuối xuân. Ở đấy, có một bể nước “xi măng” mui vồng, và bên trên có cây hương nhỏ. Bên ngoài dãy tường hoa là vườn cây, có dăm gốc na, vài gốc ổi, một cây chanh tứ thời, xanh tốt rườm rà. Gần bờ ao, có hai cây khế: một cây ngọt, một cây chua, và một cây sung quả chi chít, thân ngả xuống mặt ao thành một cái cầu thiên tạo. Ở giữa khoảng vườn ấy lại còn kê thêm bốn vực thóc cao lừng lững. Vườn sau nhà lại còn rộng rãi gấp mấy. Đấy là chỗ nuôi gia súc. Có chuồng trâu, cây ăn quả mùa nào thức ấy không thiếu thứ gì” [12, 100]. Hình ảnh của một gia đình giàu có, tiền rương thóc mục, ruộng sâu ao cá, tất cả đều hiện hữu sống động trong không gian làng quê nông thôn thuần túy.

Không chỉ có vậy, bối cảnh làng quê còn hiển hiện qua tác phẩm Con mã mái mảnh sân đất nhỏ hẹp chạy dài trước ba gian nhà tranh lụp xụp”; “Giàn thiên lí, chính giữa, thấp lè tè, cành lá xum xuê che chiếc bể cạn thả cá vàng và bốn chậu lan đặt trên đôn sứ cũ kĩ, sứt mẻ: hai chậu Bạch ngọc và hai chậu Nhất điểm. Trong bể, kê một hòn non bộ sần sùi, gân guốc; cỏ tóc tiên mọc um tùm giữ một vẻ hoang vu bí mật đối với bọn người sành bé nhỏ, đặt theo điển tích” [12, 49].

Làng quê Việt còn hiện lên với cảnh sống chật chội, nghèo túng, buồn hiu hắt cùng những biến động của đời người. Chốn thôn quê yên bình ấy xen lẫn cảnh đời sống chật vật khó khăn, túng thiếu trong bối cảng xã hội đương thời được Kim Lân miêu tả ở truyện Người kép già Một làn không khí nhạt nhẽo bao bọc”; “gian nhà tranh lụp sụp”; “gian nhà ngói cổ”; “mấy ngọn cau đen sẫm in trên nền trời sáng đục. Tàu mềm lả là thế mà không hề lay động

[12, 8]. Hay tiếng gió thổi “ào ào trong lá cây. Thân cây lắc lư nghiêng ngả. Lá tre, lá găng không biết từ đâu bay rụng tới tấp xuống sân. Mây đen từ phía đông lừ lừ tiến lên, che khuất mặt trăng. Trời tối sẫm lại” [12, 9]. Cứ như vậy, bức tranh xã hội nông thôn Việt Nam được Kim Lân khắc họa đậm nét, ở đó tất cả các phương diện.

Tài năng Kim Lân còn được thể hiện ở trong các sáng tác viết về nông thôn, làng quê truyền thống được hiện lên qua các phong tục dân gian, có thể thấy trong các tác phẩm: Con mã mái, Đôi chim thành, Chó sănĐọc các truyện ngắn Kim Lân, người đọc được chứng kiến thú chơi thả chim hay chọi gà, chơi chó săn được tác giả tái hiện tỉ mỉ qua cách miêu tả từ cách nuôi, cách chăm sóc, cách chơi, qua đó thấy được sự quan sát, vốn hiểu biết dày dặn của tác giả về thú chơi dân dã thôn quê. Văn hóa làng quê truyền thống còn được thể hiện gián tiếp thông qua thú chơi cổ truyền, tinh thần thượng vò của nhân dân ta, đó là đấu vật, đánh vò. Biểu tượng làng không được gọi tên cụ thể như trên mà được nói đến qua các hoạt động văn hóa của làng, các địa điểm tổ chức hoạt động văn hóa ấy, đó là cái xới vật, xới vò. Trong truyện Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật, Kim Lân đã gợi lại không khí đậm chất văn hóa dân gian của những vùng quê đồng bằng Bắc Bộ vào những dịp lễ hội đặc sắc đầu xuân. Đánh vật, đấu vò là phong tục có từ lâu đời được nhân dân yêu thích. Nó không chỉ là thú vui mà bên cạnh đó còn là rèn luyện sức khỏe, rèn luyện ý chí con người.

Một điểm nữa khi viết về làng quê truyền thống, những thú chơi tao nhã, Kim Lân thường tập trung xoay quanh nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của những người dân quê. Nhưng rò ràng đọc sâu, ngẫm kĩ ta mới thấy ẩn đằng sau những câu chữ ấy là khám phá, phát hiện nền giá trị cổ truyền của dân tộc ta mà trong đó tình cảm của con người hiện lên rất rò. Đó là thú “phong lưu

đồng ruộng” thân thuộc có từ ngàn đời. Làng trong truyện ngắn Kim Lân quả thật là một thực thể sống động ẩn chứa nhiều trữ lượng văn hóa.

Thực ra, trong văn chương Việt Nam, không riêng gì Kim Lân sở trường về các thú chơi tao nhã của người xưa mà còn có nhiều cây bút cự phách khác cũng có sở trường trong lĩnh vực này. Mỗi người một vẻ, họ đã làm đẹp thêm cho bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua văn chương chữ nghĩa như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… Nếu Nguyễn Tuân đã làm sống lại những nét son xưa của lịch sử văn hóa Việt Nam qua những thú chơi tao nhã cao đẹp. Truyện Hương cuội là nền nếp gia phong, là cách uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa của các nhà Nho Hà Nội, rồi đến thú uống trà trong Những chiếc ấm đất, Chén trà sương rồi Phở Hà Nội… Uống là thế, ăn là thế bên cạnh đó Nguyễn Tuân còn khắc họa lại nét đẹp văn hóa của người Hà Thành với thú chơi rất văn hóa nữa là thú viết chữ đẹp của các bậc Nho gia trong Chữ người tử tù…; Vũ Bằng cũng vậy, ông đã nâng ẩm thực lên thành một nghệ thuật tạo nên những trang viết xuất thần về Miếng ngon Hà Nội. Còn với Kim Lân, ông đến với nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, nhưng cái đẹp đó không phải bắt nguồn từ văn hóa của thành thị, của Hà Nội huyên náo với văn hiến, văn hóa lịch sử lâu đời mà đó là thú chơi tao nhã “phong lưu đồng ruộng”, bắt nguồn từ cuộc sống dân dã thôn quê, mảnh đất xứ Kinh Bắc. Từ đó, Kim Lân đã giúp người đọc hình dung được những tố chất và vẻ đẹp của con người quê hương ông. Những trang viết của ông trở thành những đường chỉ dẫn văn hóa về các ngón chơi của những cao thủ làng vật (Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật; Ông Cản Ngũ), hay chọi gà (Con mã mái), thả chim (Đôi chim thành), đi săn (Chó Săn)… Phải quan sát nhiều và tìm hiểu kĩ lưỡng, Kim Lân mới miêu tả được như thế. Qua những trang viết của nhà văn, bạn đọc như được trực tiếp tham dự vào những thú chơi làng quê thật ấn tượng. Đó là tinh thần thượng vò, niềm say mê trong những cuộc thi tài đấu trí mang đậm bản sắc

dân gian từ chính cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của xứ sở quê hương. Biểu tượng về làng quê Việt được nhà văn thể hiện qua những phong tục văn hóa từ ngàn đời. Qua đó thể hiện niềm tự hào về văn hóa dân tộc, đồng thời nhà văn cũng cảm nhận được sức mạnh của cộng đồng trong các truyền thống văn hóa đó.

Những tục lệ, hủ tục còn tồn tại trong xã hội cũng được đưa vào trong các truyện ngắn Kim Lân. Ngô Tất Tố nhà văn tiếp cận đời sống nông thôn từ bình diện phong tục. Trong các phóng sự Việc làng, Tập án cái đình Ngô Tất Tố đã phơi bày và lên án những thói tục ở nơi góc điếm sân đình. Sự tàn nhẫn của những hủ tục đó khiến nhiều người khánh kiệt gia tài, phải bỏ làng đi vì lo cỗ “vào ngôi”, “cỗ phạt vạ”, cỗ cưới xin, ma chay, cầu cúng… Qua những hủ tục đó, nhà văn đã bóc trần bộ mặt của giai cấp thống trị nông thôn dựa vào những hủ tục, vào sự dốt nát của người dân quê để bòn rút bóc lột. Mặt khác, tác giả cũng cho thấy những thói xấu, thiển cận của người nông dân và sự tha hóa của cuộc sống làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Tuy nhiên, việc phản ánh phong tục tập quán chỉ dừng lại ở mức độ nào đó. Kế thừa những giá trị cội nguồn dân tộc, Kim Lân cũng đã dùng tài năng của mình với vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa phong tục. Kim Lân cũng đã viết lên những trang văn về phong tục chốn làng quê. Tác phẩm Đuổi tà là một trong những minh chứng rò nét nhất về điều này. Có thể nói, đây là truyện phản ánh tục lệ cổ truyền của dân tộc - tục đuổi tà đêm ba mươi Tết của người nông dân. Tập tục độc đáo được Kim Lân miêu tả trong không khí thiêng liêng đón Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với người nông dân, việc đuổi tà đầu năm rất quan trọng vì nó sẽ “ảnh hưởng đến sự thịnh đạt suy vi của cả dân làng sang năm mới”. Cho nên “Dẫu là nhà giàu hay nghèo, ai ai cũng cúng một cách vui vẻ, coi như là bổn phận” [12, 120]. Bởi vậy, họ tin tưởng rằng sau khi đuổi tà thì cuộc sống sẽ bình an, thịnh vượng hơn trong tương lai. Vì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

thế mà việc đuổi tà đầu năm như một thuần phong mĩ tục mang đậm màu sắc dân gian gắn liền với đời sống tinh thần của người dân quê. Nó như một sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong cộng đồng với một niềm tin thiêng liêng thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc trong đời sống tinh thần của người nông dân.

Làng quê truyền thống lâu đời được Kim Lân tái dựng một cách đặc sắc. Khám phá bức tranh làng quê trong các sáng tác của ông thì chúng ta phải nhìn nó qua lăng kính văn hóa dân tộc với những yếu tố bất biến của thời đại dân tộc. Lấy bối cảnh không gian chốn làng quê người đọc phát hiện những nét đẹp về phong tục tập quán, lối sống chan chứa tình người. Đó là kết quả trí tuệ, tài năng và sức mạnh của tập thể đồng thời đó còn là nơi gắn kết cộng đồng, nơi tô đậm tình cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, với quê hương đất nước. Những gì mộc mạc nhất, giản đơn nhất đều từ từ đi vào trang văn của ông.

Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 4

2.1.2. Làng xóm ngụ cư

Phía ngoài rìa các không gian làng Việt cổ truyền có gốc gác từ lâu đời đó là không gian của những người dân trong xóm ngụ cư. Đây là không gian của bóng đen, của cái chết nặng mùi tử khí, là nơi rìa làng, đầu bãi mom sông, hội tụ những kẻ giang hồ, trộm cướp, làm thuê, dân tự do sinh sống... Trong truyện Đứa con người vợ lẽ nhân vật người mẹ là một người dân ngụ cư. Tràng, người vợ nhặt trong Vợ nhặt cũng đều là dân ngụ cư. Cả cái xóm của Tràng ở được gọi là “xóm ngụ cư”. Những người như ông Hai trong truyện ngắn Làng thực chất cũng là thân phận ngụ cư, tuy rằng tình thế ngụ cư trong kháng chiến có khác đôi chút. Bản thân dòng máu Kim Lân cũng có đến một nửa mang dòng máu dân ngụ cư: mẹ ông quê ở Kiến An – Hải Phòng theo chồng về Phù Lưu – Kinh Bắc. Và có lẽ vì thế mà thân phận người dân ngụ cư trở thành một ám ảnh buồn bã trong truyện ngắn của ông. Gắn liền với

thân phận ngụ cư là hội tụ những cảnh đời phiêu tán, lưu lạc, ăn nhờ ở đợ, gá nghĩa, những mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh…

Nếu không gian trong tác phẩm của Ngô Tất Tố và Nam Cao mang màu sắc tối tăm, ngột ngạt đến bế tắc và hình ảnh người nông dân hiện ra như một nạn nhân của sự áp bức bóc lột dẫn đến con người đánh mất nhân cách. Trong tác phẩm Một bữa no của nhà văn Nam Cao, khi mà cái đói mon men tới gần, len lách vào từng ngò nhỏ cuộc đời những người dân lao động. Hoàn cảnh bà lão trong truyện khiến người đọc xót thương. Bản thân bà vốn đi làm người ở, ban đầu thì người ta thuê bà nhưng tuổi càng cao, sức càng yếu và rồi chẳng ai thuê bà nữa. Đối với bà lão kiếm một chỗ làm người ở không công thật khó khăn. Bà như người làm thuê mất giá, trở nên thừa thãi, không còn giá trị sử dụng và được xem là gánh nặng cho người khác. Cứ như vậy bà lão bị gạt ra khỏi xã hội, đến những việc làm thấp kém nhất trong xã hội cũng khước từ bà. Cái chết mòn như đã được dự báo trước. Cái nghèo có thể gây chết người vì đói. Và để rồi, cái nghèo làm biến chất đạo đức và hủy hoại nhân cách con người. Bà tìm đến con cái Đĩ, đứa cháu duy nhất của bà đang đi làm con ở cho nhà bà phó Thụ, bà đến xin bữa ăn của “nhà giàu”, bị hất hủi, sỉ nhục nhưng bà vẫn ăn. Bà ăn trước sự “lườm với huýt” của chủ nhà, “bà cứ ăn như không biết gì”. Cái dạ dày nhịn đói lâu quá không chịu nổi “một bữa no” ấy khiến bà đau đớn quằn quặn thêm nửa tháng rồi bà chết [19]. Từ câu chuyện đó ta nhận thấy rằng bối cảnh hiện thực xã hội hiện lên gắn liền bi kịch của con người về giá trị vật chất, tinh thần cũng như sự băng hoại về nhân phẩm vẫn còn hiện hữu trong cảnh đời tối tăm, ảm đạm.

Với Kim Lân lại khác, như chúng ta đã thấy, cũng vẫn là không gian ấy không gian cái đói, chết chóc, mùi tử khí, nhưng nó không hề bế tắc. Những con người ngụ cư thì dám chống chọi với hoàn cảnh để giữ gìn nhân cách, khẳng định sức sống và quyền sống của chính mình. Những con người ấy

nghèo khổ thật đấy nhưng không hèn, trang viết của ông luôn lấp lánh một sức sống, ấm áp một niềm tin mãnh liệt vào nghị lực, phẩm giá, khát vọng cao đẹp của con người. Mảng tối của khung cảnh xóm ngụ cư ấy là hiện thực buồn đau nhưng đó lại là phép đòn bẩy cho mảng sáng của tình người, của khát vọng tỏa ra ánh hào quang đặc biệt của chủ nghĩa nhân văn. Dù sống trong hoàn cảnh nào, những con người đầu thừa đuôi thẹo, thấp cổ bé họng vẫn không bị tiêu diệt, không gục ngã. Họ vươn lên và chiến thắng với những sức sống tiềm tàng, mãnh liệt phi thường. Càng trong những lúc tối tăm nhất, con người vẫn luôn khát khao hạnh phúc và tình yêu yêu thương, giữa những con người nghèo khổ càng tỏa sáng, bất diệt đầy ước mơ và vẫn luôn hướng tới ánh sáng, đặt niềm tin và tin tưởng tới tương lai. Đây là một thông điệp khác biệt của Kim Lân đối với các tác giả khác, đồng thời qua đó thể hiện phẩm chất đáng quý, truyền thống dân tộc trong kết cấu tổ chức làng xã.

Ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân miêu tả khoảng không gian bao trùm lên truyện là khung cảnh đói nghèo, tối tăm, ảm đạm của những kiếp người quẩn quanh. Xóm ngụ cư là nơi hội tụ của những thân phận nhỏ bé trong xã hội, khổ cực lầm than tìm đến nhau từ nhiều vùng miền khá. Họ khổ quá, vì đói nên phải đi tha hương cầu thực và ngụ cư ở một vùng đất mới. Xóm ngụ cư nơi anh cu Tràng đang sinh sống cũng vậy, nghèo đói, rách rưới, buồn tủi. Cái đói, cái chết hiện hình thành màu sắc, đường nét, âm thanh, mùi vị rò rệt ngay trước mắt người đọc: “Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào thét lên từng hồi thê thiết” [12, 148]. Cái đói đã khiến người ta lìa bỏ quê hương đi tha phương cầu thực “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang

khắp lều chợ.” Ngay bên cạnh những người sống vật vờ là “người chết như ngả rạ”; “ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”. Cái đói, cái chết cất lên trong tiếng “quạ gào lên từng hồi thê thiết, tiếng hờ khóc tỉ tê lúc to lúc nhỏ của những gia đình có người chết”. Bao trùm cả không gian bởi “mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác chết”, rồi cả “mùi đốt đống dấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt” [12, 148]. Lấy bối cảnh hiện thực nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đó là kiếp sống lầm than, vất vưởng của những con người sống mà tưởng chừng như đã chết. Tất cả điều đó đều hiện hữu trong cảnh nghèo đói, xơ xác, tiêu điều. Xóm ngụ cư được dựng lên trên cái nền đời tối tăm.

Mặc dù khung cảnh xóm ngụ cư ảm đạm, thê lương song trên cái nền đen tối ấy lại ánh lên ngọn lửa của tình thương yêu, sự vực dậy về tâm hồn, nhân cách cao đẹp sáng ngời. Khi con người lâm vào thảm cảnh thê lương nhưng họ vẫn chìa tay ra cứu vớt đồng loại, điển hình cho điều đó là tấm lòng tốt bụng của anh cu Tràng và tình yêu thương con cái của bà cụ Tứ với những điều mong ước nhỏ nhoi trong kiếp sống mưu sinh cuộc đời. Xóm ngụ cư tối tăm ấy bỗng tươi vui hẳn lên, tình yêu thương lòng cảm thông sâu sắc giữa con người với con người hiện hữu ngay trong những điều bình dị nhỏ nhặt nhất. Nếu như người vợ nhặt là hiện thân của niềm khát khao sống, thì Tràng là niềm khát khao hạnh phúc. Vậy nên, giữa thời điểm đói kém nhất, một anh nông dân nghèo như Tràng dám biến câu chuyện bông đùa, một lời rủ đùa thành một lời cầu hôn. Thực ra khi “nhặt” vợ về anh Tràng ấy không phải là không lo vì thóc gạo, đến “cái thân mình chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi anh ta tặc lưỡi dám đánh cuộc với cái đói để được sống đầy đủ cuộc sống bình thường như mọi người khác, có nghĩa là khát vọng làm người đã xui khiến Tràng liều lĩnh. Nhìn bề ngoài thì đó là thái đội bất cần nhưng xét kĩ ra, đó chính là tình cảm cưu mang đồng loại, không nỡ bỏ rơi kẻ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022