Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 6


công viên dành cho trẻ em, sân bóng đá và các khu spa phòng tập GYM, trường học, trung tâm y tế. Đặc biệt là không gian xanh rộng lớn với điểm nhấn là hồ điều hòa ở giữa thành phố rộng 150.000m2 tạo nên khung cảnh hữu tình. Hơn thế nữa tầng trung tâm thương mại được Vincom đầu tư biến nơi đây thành một thành phố tiện nghi nhất sánh ngang với Royal City và Time City.

Với hơn 930 căn hộ với các diện tích 63.2 m2 – 66.8 m2 và 102 m2. Green Stars tạo điều kiện thuận lợi nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Cư dân của Green Stars khá đông đúc (hiện có khoảng trên 10 ngàn người cư ngụ nơi đây)

1.6.2.3. Handi Resco

Khu đô thị Handi Resco nằm trên mặt đường Phạm Văn Đồng, trên địa phận phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, là cửa ngõ phía Tây Hà Nội, có tuyến giao thông nối giữa trung tâm Thủ đô và sân bay quốc tế Nội Bài. Theo quy hoạch, đây sẽ là trục đại lộ thương mại sầm uất, quy mô với các trung tâm mua sắm quốc tế, văn phòng đa chức năng. Cơ sở hạ tầng của Handi Resco được thiết kế đồng bộ từ hệ thống đường giao thông nội bộ, cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy tới khu đỗ xe, trạm bảo vệ…

Khu đô thị Handi Resco có tổng diện tích là 24.8 ha dự kiến phục vụ cho 3.734 người, có vị trí khá thuận lợi nằm ở phía Tây trung tâm Thành Phố Hà Nội. Phía Tây và Tây – Nam giáp với dân cư xã Cổ Nhuế, Phía Đông giáp với đường Phạm Văn Đồng (Tuyến vành đai 3 đường cao tốc Thăng Long đi Nội Bài), Phía Nam và Phía Bắc giáp với đường dự kiến quy hoạch. Khu đô thị Handi Resco bao gồm cụm công trình cao tầng CT1 đến CT5 cao từ 9 đến 20, khu nhà ở, biệt thự, trường học, nhà trẻ, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe, và vườn hoa cây xanh, khu sinh hoạt cộng đồng, khu dịch vụ… Sau 8 năm đưa vào vận hành, hiện nay số dân cư ngụ tại Handi Resco có tới gần 9000 người sống thành các gia đình trên các căn hộ khép kín của các tòa nhà cao tầng và biệt thự liền kề.

Tiểu kết

Nhìn lại hơn nửa thế kỷ qua, các học giả trong nước và ngoài nước đã có nhiều nghiên cứu về GĐ, về VHGĐ, về truyền thông đại chúng, trong đó có nhiều nghiên


cứu về truyền hình - một trong những lĩnh vực sôi động của truyền thông đại chúng ra đời sau báo in và phát thanh, thế nhưng lại có tốc độ phát triển thần kỳ cả về chất lượng và số lượng với khả năng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển văn hóa, con người, trong đó có VHGĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Với tiềm năng của công nghệ truyền hình hiện đại là truyền hình đa nền tảng, VTV đã “số hóa” nhằm lưu trữ các chương trình truyền hình trên hệ thống VTV Go nhằm mục đích xem lại cũng như xem trực tiếp. Điều này sẽ tháo gỡ những ràng buộc về khung thời lượng của truyền hình cũng như tạo nên lợi thế trong không gian internet toàn cầu. Để làm giàu thêm dữ liệu cho các chức năng của VHGĐ, hệ thống VTV đã sản xuất nhiều chương trình gắn với nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, các chương trình vẫn chủ yếu mang tính gợi ý về VHGĐ và về mức độ tác động đến VHGĐ không dễ đo lường trên diện rộng của cả nước.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng, thời gian, số lượng, chất lượng của các chương trình truyền hình, đặc biệt là truyền hình đa nền tảng VTV đang ngày càng có nội dung tiệm cận với cuộc sống. Đài Truyền hình ở Việt Nam với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, phát ngôn chính thống của nhà nước đã tạo nên một thói quen xem thời sự lúc 19h hàng ngày của công chúng cả nước. Hiện nay, với vị thế đó, VTV đã trở thành nơi cung cấp nguồn tin chính xác cho nhiều phương tiện truyền thông đại chúng trên môi trường internet toàn cầu. Mọi thông tin xuất phát từ VTV luôn có độ tin cậy cao, góp phần định hướng xã hội nhận thức đúng các vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống.

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 6

Bước sang thế kỷ XXI, cuộc đua tranh về công nghệ đã trở thành một cơn lốc vô hình mà dữ dội lôi cuốn cuộc sống nhân loại đương đại vào trào lưu của truyền thông xã hội. Để trở thành chủ thể tham gia vào không gian truyền thông hiện đại trong kỷ nguyên số, ngày nay con người phải học tập cập nhật liên tục, thường xuyên và suốt đời. Tuy nhiên, trong quá trình đó vẫn luôn tồn tại những rủi ro nhất định về thông tin không chính xác, gây ra những thiệt hại khó lường về nhiều mặt. Việc có được một nguồn thông tin được kiểm chứng là điều mà người dân không ít quốc gia trên thế giới vẫn luôn mong muốn. Các hãng tin trên thế giới luôn đòi hỏi sự chính


xác của nguồn dẫn tin và đôi khi họ phải mang danh dự của cả hãng tin ra để đảm bảo về tính chính xác và độ tin cậy của nguồn tin. Tại Việt Nam, công chúng hoàn toàn không phải lo ngại về vấn đề này và họ có thể tự tin tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng của VTV. Trong một góc nhìn tổng thể, hướng nghiên cứu của đề tài luận án, thì nghiên cứu về VHGĐ tại các KĐTM tại thành phố Hà Nội với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình nền tảng của VTV là một hướng nghiên cứu mới. Cho đến nay, vẫn còn thiếu vắng các công trình thực hiện hướng nghiên cứu này. Đây là một “khoảng trống” trong nghiên cứu về VHGĐ ở Hà Nội nói chung và VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội nói riêng. Có thể trong khuôn khổ của luận án, những tác động mới chỉ được nêu ra và đo lường ở một mức độ nhất định, nhưng không thể phủ nhận là VTV tại Việt Nam đang sở hữu những lợi thế to lớn mang lại những tác động sâu rộng tới khán giả Hà Nội và trên phạm vi toàn quốc.

Hiện nay, tại Hà Nội, cơ cấu GĐ và VHGĐ truyền thống xưa có đang biến đổi, khoảng cách thế hệ giữa các thành viên gia đình, giữa già với trẻ, giữa ông, bà, cha mẹ với con cái có xu hướng ngày càng tăng lên. Mô hình GĐ phổ biến là GĐ hạt nhân hai thế hệ (cha mẹ và con cái). Rất hiếm có các GĐ bốn, năm thế hệ “tứ đại, ngũ đại đồng đường” truyền thống như thế kỷ XX. Thêm nữa, VHGĐ các KĐTM ở Hà Nội còn bị chi phối mạnh mẽ bởi nhiều nhân tố như kinh tế đô thị, pháp luật đô thị, quan niệm lối sống mới, nhu cầu mới về chất lượng cuộc sống, về chất lượng nhà ở, nhu cầu mới về học nghề, tìm việc sinh kế, về tiêu dùng, hưởng thụ, nhu cầu mới về các thị hiếu, sở thích trong cuộc sống hiện đại như truy cập intrenet, sử dụng MXH, nhu cầu mới về thẩm mỹ, về du lịch, vui chơi, giải trí. Trong những năm gần đây, GĐ và VHGĐ các KĐTM ở Hà Nội đã phát triển trong bối cảnh mới của thời kỳ hội nhập quốc tế, CNH, HĐH và đô thị hóa không ngừng, cùng với những tác động của cách mạng Công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa, tác động của truyền hình đa nền tảng VTV, tác động của những làn sóng di dân tự do ồ ạt từ các vùng miền trong nước và ngoài nước dồn về Thủ đô… đã và đang tạo ra nhiều vấn đề mới trong sự hình thành và phát triển VHGĐ các KĐTM ở Hà Nội, mà tiêu biểu là VHGĐ ở KĐTM Mỹ Đình, GreenStar và Handi Resco.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH

Ở CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐA NỀN TẢNG CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

2.1. Gia đình

2.1.1. Khái niệm gia đình

GĐ là vấn đề được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu như lịch sử, triết học, xã hội học, tâm lý học, luật học và nay là văn hóa học. GĐ được xem là một thiết chế văn hóa xã hội vi mô có tính chất đơn vị cơ sở để cấu thành một tổng thế văn hóa xã hội rộng lớn. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quan niệm về GĐ không ngừng thay đổi. Trong mỗi thời đại đều xuất hiện những loại hình GĐ riêng, từ đó người ta lại xác lập quan niệm mới về GĐ của thời đại đó. Trước đây, vào những năm giữa thế kỷ XIX, C.Mác đã phát hiện về vai trò của GĐ trong lịch sử nhân loại:

Tham dự ngay từ ngày đầu vào quá trình phát triển lịch sử, hằng ngày tái tạo đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi này nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, gia đình… Như vậy là sự sản xuất ra đời sống của người khác bằng việc sinh đẻ con cái - biểu hiện ngay là một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên, một mặt là quan hệ xã hội [14, tr. 41- 42].

Như vậy, khái niệm GĐ được C.Mác đề cập tới hai khía cạnh:

- Thứ nhất, GĐ xuất hiện, tồn tại và đồng hành cùng với sự phát triển của xã hội loài người và quá trình tái tạo ra chính bản thân con người;

- Thứ hai, GĐ được tạo nên bởi hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ hôn nhân (chồng - vợ) và quan hệ huyết thống (cha, mẹ - các con).

Tuy nhiên, vấn đề GĐ không chỉ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác nghiên cứu, mà còn được giới học thuật trên thế giới đề cập đến trong những thời kỳ lịch sử sau đó. Nhằm mục đích khẳng định tính “tự nhiên, tất yếu” của GĐ cũng như


vị thế quan trọng của GĐ trong giáo dục nhân cách con người, bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc nêu rõ: “Gia đình là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ” [137]. Quan điểm này chỉ rõ sự gắn kết mật thiết giữa GĐ và xã hội, đồng thời khẳng định vai trò của GĐ đối với xã hội và trách nhiệm của xã hội đối với GĐ.

Đồng hành cùng quan điểm trên, “Hiến chương cộng đồng Châu Âu” tiếp tục khẳng định: “Gia đình với tư cách là tế bào của xã hội, pháp lý và kinh tế thích hợp để đảm bảo sự phát triển của nó”. Như vậy, cả hai quan điểm nêu trên đều nhìn ra mối quan hệ gắn kết giữa GĐ và xã hội, nhận thức rõ vai trò của GĐ đối với xã hội.

Trong ý nghĩa Hán - Việt, chữ “gia đình” có thể chiết tự như sau: chữ “gia” có bộ “miên”, có ý nghĩa mái nhà, dưới có chữ “thỉ”, nghĩa là lợn, chỉ hoạt động chăn nuôi. Chữ “đình” gồm bộ “nghiễm” ở trên (tức mái nhà), chữ “đình” (ở dưới) với ý nghĩa là nơi phát chính lệnh cho cả nước tuân theo (kiểu như triều đình phong kiến). Từ đó có thể suy luận, Nho giáo xưa quan niệm GĐ là một đơn vị kinh tế nhỏ, cùng chung sống dưới một mái nhà, có việc chăn nuôi.

Ngày nay, quan niệm về GĐ không chỉ giới hạn trong những liên quan hôn nhân, huyết thống, mà còn mở ra rộng hơn: GĐ là nhóm xã hội gồm những con người có tình yêu thương, quan hệ gắn bó, có sự tương trợ lẫn nhau và cùng chung sống trong một mái nhà. GĐ là nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc sống từ nhỏ đến thanh niên, và cho đến các giai đoạn sau của cuộc đời, GĐ vẫn đồng hành cùng với con người, là điểm tựa cho con người trong cuộc sống, nơi luôn có tình thương của những người ruột thịt. GĐ là nhóm xã hội được cấu trúc theo những chuẩn mực văn hóa nhất định, như một tập hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân (vợ chồng, bố mẹ, con cái và anh chị em …). GĐ được xem là diện mạo văn hóa đặc thù của nhân loại trong các tiến trình lịch sử.

GĐ luôn là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Do nhiều cách tiếp cận khác nhau, các quan điểm của giới nghiên cứu GĐ rất đa dạng. Từ điển Xã hội học của G.Endruwei và Trommsdorff quan niệm:

Gia đình là một nhóm xã hội thuộc loại đặc biệt vì nó biểu hiện cấu trúc


vai trò nhất định (bố, mẹ/con gái/con trai/ cháu/ em…), với nó thì sự tách biệt về giới tính và thế hệ là tiêu chí cơ bản của cơ cấu gia đình (một hay đa thế hệ; nam/ nữ) và qua nó sự chuyển hóa một quan hệ hợp tác và đoàn kết rất đặc biệt mà ở tất cả các xã hội đều tổ chức theo nghi lễ sự thành lập của nó. Ngoài ra, xã hội cũng đã trao cho nhóm đặc biệt này những chức năng rất đặc biệt [45, tr. 640]

Theo định nghĩa này, GĐ được xác định là một nhóm có cấu trúc và đảm nhận chức năng trong xã hội. Ở Việt Nam từ xa xưa, GĐ vẫn được coi là nguồn gốc, nền tảng của đất nước. Quan hệ GĐ là gốc rễ của mỗi người cũng như của cả cộng đồng. GĐ gắn bó với làng và nước tạo nên một hệ thống chỉnh thể chặt chẽ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sinh sống làm ăn, giao tiếp, ứng xử, nối dòng truyền thống cả về mặt sinh học lẫn văn hóa.

GĐ là một khái niệm phức hợp bao gồm nhiều yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế khiến cho nó có đặc thù riêng, không giống bất cứ một nhóm xã hội nào. Sách La Sociologie et les sciences de societe do nhà xuất bản Les Encyclopédise du savoir moderne ấn hành năm 1973, định nghĩa: “Gia đình là một nhóm xã hội không thể quy về các nhóm khác: sự hình thành của nó, cấu trúc, các chiều hướng, các quan hệ giữa các thành viên và các quan hệ của nó với toàn bộ cơ chế xã hội, các chức năng biến đổi trong thời gian và không gian gắn liền với hệ thống xã hội và các hình thức văn minh” [60, tr. 27].

Như vậy, so với các nhóm xã hội thông thường, GĐ là một nhóm xã hội rất khác, có những đặc thù về cấu trúc, về nguồn gốc hình thành và chức năng riêng biệt của nó luôn luôn gắn với “hệ thống xã hội và các hình thức văn minh”.

Năm 1994, để làm rõ thêm các tiêu chí của GĐ, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liêp Hiệp Quốc (UNESCO) định nghĩa: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung” [60, tr. 28]. Đây là những tiêu chí nổi bật để nhận diện GĐ: không chỉ có quan hệ huyết thống mà còn cùng chung sống và có chung quỹ chi tiêu.

Trong công trình Vai trò của nam chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển


đổi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu Nguyễn Đình Tấn và Lê Tiêu La cắt nghĩa: “Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, có đặc trưng cơ bản là được thiết lập trên cơ sở của hôn nhân mà từ đó hình thành nên các quan hệ huyết thống ruột thịt giữa các thành viên” [78, tr. 68].

Trên cơ sở những nghiên cứu những nét riêng biệt của GĐ, Cục điều tra dân số Mỹ định nghĩa: “Gia đình là hai hoặc hơn hai người, bao gồm chủ hộ, có quan hệ với nhau bởi huyết thống, hôn nhân hoặc quan hệ con nuôi (nghĩa dưỡng) và những người sống cùng với nhau như một hộ gia đình” [61, tr. 28].

Về cơ bản, định nghĩa này hàm chứa những tiêu chí nhận diện chung về GĐ với đặc trưng có thể có là quan hệ “nghĩa dưỡng” là cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi…

Từ những nghiên cứu của giới chuyên môn kết hợp với khảo sát về gia đình ở nước ta, Luật hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000, nêu rõ: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định” [108, tr.12].

Quan niệm nói trên chủ yếu mô tả diện mạo cấu trúc và thành phần của GĐ. Đây là quan niệm chính thống, có ý nghĩa pháp lý để giải quyết những vấn đề liên quan đến GĐ. Tuy nhiên, quan niệm này chưa nêu lên được vị thế quan trọng của GĐ đối với xã hội. Hiện nay trước những biến đổi sâu sắc của đời sống xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, trên thế giới đã xuất hiện một số quan niệm khác về GĐ.

Hệ giá trị chuẩn mực của GĐ truyền thống và GĐ hạt nhân đang bị thay đổi khá nhanh. Tuy nhiên, những mô hình GĐ như thế không phải là kiểu GĐ phổ biến trên toàn cầu, mà chỉ biểu hiện đây đó ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ đặc biệt, nhất là ở các đô thị hiện đại.

Gần đây, Vũ Diệu Trung và nhóm nghiên cứu trong công trình Tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình Việt Nam (2020) đưa ra định nghĩa: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung


sống, có ngân sách chung” [120, tr.46].

Có thể nói, trong lịch sử nhân loại, GĐ là một nhóm xã hội hình thành từ quan hệ hôn nhân vợ chồng, theo đó là phát triển quan hệ huyết thống ngày càng rộng mở thành hai bên nội ngoại, lâu dần hình thành gia tộc, họ hàng. GĐ là môi trường nuôi dưỡng, giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho con người, là nơi hội tụ, chọn lọc và sáng tạo văn hóa của con người và xã hội loài người. GĐ được coi là tế bào của xã hội, là tổ chức xã hội đầu tiên của cuộc sống con người đồng thời cũng là một đơn vị kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) và là một nhóm xã hội mang trọng trách truyền chủng. Đây là một nhóm xã hội có tính chất “hạt cơ bản” kiến tạo nên sinh thể xã hội, phổ biến trên thế giới.

Tổng hợp lại, theo NCS, có thể định nghĩa như sau:

Gia đình là một nhóm xã hội đặc thù bao gồm những người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính trong quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung, có liên hệ với nhau bởi tình yêu, tình cảm thương mến và chấp nhận các quy tắc ứng xử trong nội bộ với nhau.

Trên thực tế, các định nghĩa về GĐ còn tiếp tục biến động không ngừng, bởi lẽ cơ cấu của GĐ luôn luôn thay đổi. Thời đại nào cũng có quan niệm riêng về GĐ. Chính vì vậy, quan niệm về GD sẽ còn tiếp tục thay đổi theo thời gian. Theo các nhà nghiên cứu Gia đình học thì GĐ là một thiết chế văn hóa xã hội có các chức năng cơ bản sau:

- Chức năng kinh tế: gia đình là đơn vị kinh tế hộ, tự sản, tự tiêu.

- Chức năng ấn định uy tín và địa vị xã hội của các thành viên: cội nguồn gia đình với gia thế sẽ ấn định địa vị uy tín cho con người trong tầm quan sát ban đầu của xã hội.

- Chức năng giáo dục: dạy dỗ con người từ thơ ấu đến trưởng thành

- Chức năng bảo vệ các thành viên: gia đình là nơi con người được bảo vệ, chăm sóc, là nơi con người được nương tựa và lớn lên.

- Chức năng thực hành tín ngưỡng, tôn giáo: gia đình là nơi thể hiện niềm tin tín ngưỡng tôn giáo từ đời này qua đời khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022