Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Nguyễn Minh Thông


VĂN HÓA GIA ĐÌNH TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ

MỚI Ở HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN TRUYỀN HÌNH ĐA NỀN TẢNG Ở VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Ngành : Văn hóa học Mã số : 9229040


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN QUỐC HÙNG


Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề nêu trong luận án này là do tôi nghiên cứu. Những ý kiến tham khảo, tư liệu của các tác giả đều có chú thích nguồn gốc đầy đủ.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án./.


Tác giả luận án


Nguyễn Minh Thông


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 11

1.1. Tình hình nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình 11

1.2. Những nghiên cứu về truyền thông, truyền hình với sự tác động của nó đến đời sống xã hội, đến văn hóa và văn hóa gia đình 20

1.3. Những nghiên cứu về VHGĐ với việc tiếp nhận truyền hình 25

1.4. Nhận xét chung 26

1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 27

Tiểu kết 35

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐA NỀN TẢNG CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 38

2.1. Gia đình 38

2.2. Văn hóa, văn hóa gia đình và văn hóa gia đình tại khu đô thị mới ở Hà Nội 45

2.3. Truyền hình - một loại hình đặc biệt của truyền thông đại chúng 61

2.4. Lợi thế ưu trội của truyền hình và truyền hình đa nền tảng trong việc tác động đến văn hóa, con người 67

2.5. Cơ chế tác động và hiệu quả tiếp nhận các chương trình truyền hình 75

Tiểu kết 84

Chương 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN TRUYỀN HÌNH ĐA NỀN TẢNG CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TỪ 2015 ĐẾN 2021 86

3.1. Vài nét về lịch sử hình thành gia đình, văn hóa gia đình ở Thủ đô và văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội 86

3.2. Đặc điểm của VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội 90

3.3. Sự tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV của chủ thể VHGĐ

tại các KĐTM tại Hà Nội trên các lĩnh vực chủ yếu 98

Tiểu kết 114

Chương 4: BÀN LUẬN VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐA NỀN TẢNG CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 117

4.1. Các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV với việc tiếp nhận của chủ thể VHGĐ tại các KĐTM Hà Nội 117

4.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng văn hóa gia đình tại các KĐTM ở Thủ đô Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV 132

4.3. Dự báo xu thế vận động VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV trong tương lai. 144

4.4 Khuyến nghị phương hướng và giải pháp chấn hưng VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV 148

Tiểu kết 156

KẾT LUẬN 158

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

.................................................................................................................................161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

PHỤ LỤC 175

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNH

Công nghiệp hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐTH

Đô thị hóa

Gia đình

HĐH

Hiện đại hóa

KĐT

Khu đô thị

KĐTM

Khu đô thị mới

NCS

Nghiên cứu sinh

TTĐC

Truyền thông đại chúng

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hóa Liêp Hiệp Quốc)

VHGĐ

Văn hóa gia đình

VTV

Đài Truyền hình Việt Nam

VHĐT

Văn hóa đô thị

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 1


DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 1: Các chương trình có ảnh hưởng tới cách ứng xử trong gia đình 99

Bảng 2: Tác động của các chương trình VTV đến cách tiêu dùng trong gia đình..102 Bảng 3: Các chương trình có tác động tới cách giáo dục trong gia đình 106

Bảng 4: Các chương trình có tác động với thẩm mỹ 109

Bảng 5: Các chương trình có tác động với cách nấu ăn trong GĐ 112

Bảng 6: Mức độ theo dõi đến chương trình truyền hình VTV 117

Bảng 7: Mức độ gia đình chọn xem VTV khi có thời gian rảnh 118

Bảng 8: Mức độ xem các kênh truyền hình của VTV của các gia đình 118

Bảng 9: Ý nghĩa của việc xem VTV và VTV qua internet với bạn? 119

Bảng 10. Tác động của VTV đối với hành vi ứng xử giữa các chủ thể VHGĐ 122

Bảng 11: Tác động của VTV đối với văn hóa tiêu dùng gia đình 124

Bảng 12: Tác động của VTV đối với giáo dục gia đình 127

Bảng 13: Tác động của VTV đối với phát triển kinh tế GĐ 129

Bảng 14: Tác động của VTV đối với tổ chức đời sống GĐ 131

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, gia đình (GĐ) được coi là một thiết chế văn hóa có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát văn hóa, con người và xã hội. GĐ là nơi bảo tồn nòi giống, nuôi dưỡng và giáo dục con người, duy trì và phát triển đời sống loài người trên khắp hành tinh. GĐ được xem là tế bào hạt nhân của xã hội. Lịch sử đã cho thấy rằng, tại các quốc gia, dân tộc ở trình độ phát triển cao đều có được các mô hình GĐ với các chuẩn mực văn hóa gia đình (VHGĐ). Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng đặc biệt của GĐ đối với sự phát triển của nhân loại, Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1994 là “Năm quốc tế gia đình” với chủ đề: “Gia đình trong thế giới đổi thay - nguồn lực và trách nhiệm”.

Thực tế cho thấy VHGĐ được coi là một lĩnh vực văn hóa “hạt nhân” cơ sở, là “tế bào” vi mô trong sinh thể vĩ mô của văn hóa dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, nền văn hóa Việt Nam (trong đó có VHGĐ) đã tiếp nhận sự tác động của nhiều yếu tố của xã hội hiện đại, trong đó có việc tiếp nhận những thông tin đa dạng, hàng ngày của các loại hình truyền thông đại chúng, mà đặc biệt là truyền hình đa nền tảng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), với tư cách là dòng thông tin chủ lưu chính thống đúng đắn, khoa học và tin cậy, được công chúng yêu thích và tiếp nhận.

Vào những năm đầu thế kỷ XXI, xu thế đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội đã kéo theo sự xuất hiện các KĐTM ở Hà Nội cùng các tầng lớp cư dân mới đến sinh sống và làm việc. Từ đó, tại các KĐTM này đã dần dần xuất hiện các GĐ trong các căn hộ chung cư khép kín và VHGĐ tương ứng với những nét đặc thù là thường xuyên tiếp nhận những thông tin đa dạng, phong phú từ truyền thông đại chúng, trong đó có truyền hình đa nền tảng của VTV tại nơi đây. Tình hình này đòi hỏi cần phải nghiên cứu về VHGĐ tại KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV. Có thể nói, đây là một yêu cầu cấp thiết đặt ra để có những phát hiện khoa học mới về sự hình thành và phát triển của VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội trong sự tiếp nhận tác động của truyền hình đa nền tảng hiện nay.


1.2. Bước sang thế kỷ XXI, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng chiến lược xây dựng và phát triển GĐ Việt Nam, trong đó nổi bật lên là xây dựng VHGĐ. Xây dựng và phát triển VHGĐ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Ngay từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người” [18, tr.15]. Ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 [112]. Đây là vấn đề không chỉ thể hiện nhận thức lý luận sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta về tầm quan trọng của GĐ và VHGĐ đối với vấn đề phát triển con người và xã hội, mà còn là sự định hướng cho việc xây dựng GĐ, VHGĐ phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Với mục đích thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển GĐ, Thủ tướng Chính phủ lại tiếp tục giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai kế hoạch xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

Ngày nay, để thực hiện phát triển GĐ Việt Nam (trong đó có VHGĐ), chắc chắn cần phải nghiên cứu về sự hình thành của VHGĐ trong xã hội hiện đại với việc tiếp nhận những tác động từ truyền thông đại chúng, trong đó có truyền hình đa nền tảng của VTV. Thực tế cho thấy, nghiên cứu VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng của VTV vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí