Ảnh Hưởng Của Sự Phát Triển Du Lịch

người ta dễ dàng tìm thấy ở SG vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có,nhưng phổ biến hơn vẫn là những món ăn đã được “SG hoá”.Chẳng hạn món canh chua SG đã kết hợp cả cái chua-mặn của miền Bắc,cái cay nồng của ớt tươi miền Trung & cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được “cải biên” để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo & thêm rau.Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn & kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn Khuynh hướng gần đây tìm về những món ăn dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời “khẩn hoang mở cõi”.Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng cũng có cả món chuột đồng rôti,châu chấu chiên giòn,lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn,cá rô kho tộ,cá bống dừa kho tiêu...Món lẩu “sành điệu” phải đủ hai mươi mấy thứ rau động nội như cù nèo,tai tượng,càng cua,bông so đũa,bông điên điển..Món nướng thì nào là nướng than hồng,nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng đất sét...Và người SG vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn đã 1 thời bị quên lãng cũng như những món mới từ 4 phương trời.

- Miền trung :Thiên nhiên miền Trung giống như một “mụ dì ghẻ độc ác” trong truyện cổ tích lúc nào cũng nhăm nhe hãm hại “con chồng” Chịu ảnh hưởng của gió biển, gió núi, khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi...các sản vật miền Trung không thể phong phú bằng 2 miền Nam, Bắc. Người miền Trung khắc khổ & giàu nghị lực..những con người có bề ngoài sạm đen trong gió Lào cát trắng nhưng lại mang trong tâm hồn 1 khát vọng sống & vươn lên thật mãnh liệt..Món ăn miền Trung rất cay, rất cay-nóng, tính dương(để chống lại cái lạnh khi phải ngâm mình trong nước biển cũng như kháng lại mùi tanh của các loại hải sản vốn mang tính hàn - âm) & rất mặn (để tằn tiện..” ăn chắc mặc bền”) ...nguyên liệu thường đơn giản nhưng nếu bạn đã từng có dịp được thưởng thức thì hẳn sẽ không bao giờ quên được. Đặc biệt là các món ăn nơi cố đô Huế. ..nghèo mà vẫn sang...Có khi chỉ một đĩa rau sống bình dị mà đã chứa đựng hình ảnh vũ trụ thu nhỏ: Lát cà chua đỏ xếp xung quanh như mặt trời rực rỡ,những lát khế vàng dịu hình ngôi sao, lát vả hình trăng khuyết màu phớt tím hay vàng ngà,lát chuối chát hình tròn điểm những hột gồ ghề tượng trưng cho mặt đất bao la - một chút rau thơm & vài sợi rau muống, ớt tươi xoắn xuýt phía trước như những mảng mây xanh, mây hồng đang bồng bềnh trên nền trời với các màu xanh đỏ tím vàng rất được người Huế ưa chuộng. Rồi biết bao món ăn nức tiếng gần xa như bún bò Huế, cơm hến, tôm chua-thịt luộc, nem Huế, bánh khoái, bánh bèo, bánh nậm, bánh ít, bánh bột lọc, bánh lá chả tôm, bánh ram ít...Các loại bánh Huế thường được làm bằng bột gạo hoặc nếp dẻo, rắc tôm chấy..mỗi loại bánh chấm một loại nước chấm khác nhau. Bánh bèo ăn với nước mắm ngọt,hợp với người già & trẻ nhỏ. Bánh bột lọc là loại bánh được giới trẻ ưa chuộng,vừa dai vừa dẻo lại vừa mềm, làm bằng bột lọc bọc nhuỵ tôm thịt ăn với nước mắm biển,càng cay càng

nổi vị. Bánh lá ăn kèm chả tôm mang hương vị ngọt ngào của dòng sông Hương thơ mộng. Bánh khoái ăn với nước lèo, rau sống,vả,chuối,khế.. ăn vào là lòng đã thấy “rung rinh" Các món bánh Huế thường được làm nhỏ & mỏng. Dọn ra mâm bao giờ người ăn bao giờ cũng có cảm giác sẽ ăn hết, tức là món ăn không áp đảo, chế ngự con người. Ngay đến bát đĩa đựng món ăn của Huế cũng không to quá, không “lấn” thức ăn.Các món bánh thường được bầy trên những chiếc lá sen thơm nồng mùi nắng hoặc những chiếc đĩa mỏng manh...Triết lí sống hài hoà , khiêm nhường, chừng mực & giàu lòng tự trọng được thể hiện ngay trong những món ăn dân dã & cách bày biện, thưởng thức.

- Miền Bắc là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với thủ đô Hà Nội cổ kính,hào hoa. Người miền Bắc thâm trầm, kín đáo luôn đề cao văn hoá & tự hào về sự thanh lịch trong cách thưởng thức các lạc thú mà cuộc sống đem lại..Thiên nhiên miền Bắc không trù phú giàu có như miền Nam nhưng cũng không đến nỗi nghiệt ngã như miền Trung. Người Bắc không hối hả, tất bật làm ăn buôn bán như người Nam cũng không “đầu tắt mặt tối” chống chọi với thiên tai tìm đường mưu sinh như người Trung. Nhịp sống của người Bắc dù có bận rộn đến mấy vẫn toát lên một vẻ ung dung nhàn nhã kì lạ...”Cuộc sống trôi đi nhẹ tựa như 1 vạt áo lụa..”. Ăn Bắc, mặc Nam”. Ẩm thực miền Bắc không đậm các vị cay,ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm. Ẩm thực miền Bắc(Hà Nội)xưa nay vẫn được xem là biểu tượng của sự tao nhã, tinh tế, hài hoà từ màu sắc đến mùi vị, từ sự kết hợp, gia giảm nguyên liệu, các phụ gia & các loại rau ăn kèm. Ăn không chỉ để cho no mà “ăn hương ăn hoa”. Sự phong phú, đa dạng của món ăn miền Bắc một phần chính là hệ quả của thời tiết...” mùa nào thức ấy”...”mùa hè cá sông, mùa đông cá bể; chim ngói mùa thu,chim cu mùa hè..”...ăn cái hồn cốt & tinh tuý của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giầy) Quán gánh , bánh giầy làng Kẻ, bánh tẻ làng So, giò Chèm ,nem Vẽ, dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét, cháo Dương, tương Sủi..Phở, bún chả, bún ốc, nem cuốn, chả cá Lã Vọng, thịt chó, cốm Vòng...những món ăn đặc trưng cho miền Bắc đã vượt ra khỏi biên giới cộng đồng người Việt trong & ngoài nước..trở thành “khoái khẩu” của rất nhiều bè bạn quốc tế có dịp đến & thưởng thức (những người nước ngoài mà mình từng tiếp xúc đều “nghiện” đồ ăn Việt, đặc biệt là phở, phở cuốn, nem rán & bún chả..

2.2.2. Khí hậu

Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa ẩm thực . Mỗi vùng có khí hậu khác nhau thì có tập quán, khẩu vị ăn uống khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ở việc sử dụng nguồn nguyên liệu chế biến, phương pháp chế biến các nguồn nguyên liệu đó.

Các nước nhiệt đới, mưa nhiều, cây cối quanh năm tươi tốt, nguồn rau, củ quả phong phú đa dạng là một nguồn thực phẩm dồi dào để chế biến các món ăn, thức uống . Khí hậu nhiệt đới giúp có nhiều sông rạch chằng chịt, nguồn thủy hải sản dồi dào, có thể chế biến ra nhiều món ăn đặc sắc . Núi đồi, đồng bằng, song, biển, có điều kiện chăn nuôi gia súc, gia cầm …

* Vùng khí hậu lạnh:

- Thường sử dụng nhiều thực phẩm từ động vật nhiều chất béo, nhiều tinh bột

- Phương pháp chế biến là xào, quay, hầm, rán…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

- Các món ăn thường đặc, nóng, ít nước.

* Vùng khí hậu nóng:

- Dùng nhiều món ăn có nguồn gốc từ thực vật. Tỷ lệ chất béo trong món ăn ít hơn.

- Phương pháp chế biến chủ yếu là luộc, nhúng, trần, nấu…

- Các món ăn thường luộc, ăn nhiều rau, nhiều nước

2.2.3. Lịch sử

- Sự ảnh hưởng của lịch sử thể hiện qua một số điểm có tính chất quy luật như sau:

+ Lịch sử của dân tộc nào càng mạnh thì chế biến món ăn càng phong phú, càng cầu kỳ, độc đáo thể hiện rõ truyền thống riêng của dân tộc đó.

Ví dụ: Việt Nam là dân tộc có bốn nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, bánh trưng là món ăn có tính chất độc đáo và tượng trưng rất cao. Bánh chưng thường được sử dụng trong các dịp lễ tết

Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong phú, chế biến cầu kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao

Ví du như Trung Quốc, là quốc gia có bề dày lịch sử hàng chục nghìn năm với nhiều sự kiện lẫy lừng, món ăn Trung Quốc nổi tiếng là ngon, cầu kỳ, khó học hỏi. Mặt khác họ ít du nhập tập quán và khẩu vị ăn uống của các quốc gia khác. Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử càng bảo thủ thì tập quán ăn uống càng ít bị lai tạp.

Vì dụ: Nhật Bản là một nước thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng và đến năm 1868 mới thực hiện chính sách cách tân. Các món ăn của Nhật ít bị lai căng...

- Ảnh hưởng của văn hóa đến tập quán và khẩu vị ăn uống.

+ Văn hóa càng cao thì khẩu vị ăn uống càng tinh tế và đòi hỏi sự cầu kỳ, cẩn thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến kỹ thuật chế biến, phục vụ...

Ví dụ: Uống trà của nhà nho khác với cách uống trà của những người tầng lớp khác cùng thời.

+ Sự giao lưu văn hóa càng nhiều thì kéo theo cả sự giao lưu văn hóa ăn uống, vì giao lưu văn hóa nói chung không thể tách rời giao lưu văn hóa ăn uống.

Ví dụ: Vùng Châu Á cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Các nước trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Triều tiên trong khi ăn đều dùng đũa gắp và dùng gạo để nấu thành cơm...

2.2.4. Kinh tế

Điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực rất rõ ràng. Tục ngữ dân gian có câu :

“ Khó thì mắng nhau, giàu thì ăn uống “ Hay :

“ Phú quí sinh lễ nghĩa “

Khi khó khăn về kinh tế, con người chỉ lo nghĩ đến những nhu cầu thiết yếu là ăn chắc mặc bền , khi kinh tế khá giả con người mới có điều kiện nghĩ đến ăn ngon, mặc đẹp .

Ví dụ : Do điều kiện kinh tế xã hội trong thời kì sau chiến tranh và bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc nên nhân dâ miền Bắc trong những ngày này phải sống trong điều kiện “thắt lưng buộc bụng” và “giành tất cả cho tiền tuyến chống Mỹ”. Thời kì cơm không đủ ăn với mọi nhà, nên hầu như việc ăn của người Hà Nội chỉ dừng lại ở chỗ cố gắng có đủ lương thực để mà sống để sản xuất và chiến đấu. Mọi ăn uống thông thường vốn có từ xưa như chế biến bún, bánh, các loại quà đặc sản đều bị cấm đoán hoặc hạn chế. Nghệ thuật ẩm thực bị kìm hãm không có đất phát triển, nhiều giá trị di sản văn hóa ẩm thực bị mai một

Về cách ăn, món ăn, người giầu thì phừa phứa, mâm cao đĩa đầy; còn người nghèo thì vài món thanh đạm, một cút rượu quốc lủi, một gói lạc rang, dăm chiếc bánh đa cũng gọi tạm đủ. Nhưng dù cho nghèo “rớt mùng tơi,” ngày giỗ, ngày lễ cũng không thể để bếp tro lạnh lẽo. Lòng thành được biết qua những món ăn. Không có một quy định rõ ràng phải bao nhiêu món, nhưng ai cũng biết là, càng sang càng trọng càng nhiều, càng yêu càng qúy càng đắt. Thế nên nhìn vào mâm cỗ có thể đoán biết điều kiện kinh tế của gia đình, dòng tộc .

2.2.5. Tôn giáo

Có thể nói tôn giáo là một trong những yếu tố khá quan trọng và quyết định tới tập quán và khẩu vị ăn uống của mỗi quốc gia.

Sự ảnh hưởng này thể hiện ở một số quy luật sau:

- Tôn giáo nào sử dụng thức ăn làm vật thờ cúng thì việc sử dụng nguồn nguyên liệu chế biến trong ăn uống cũng bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến nhiều tập quán và khẩu vị ăn uống

Ví dụ: Đạo Hidu thờ con bò nên đạo này không ăn thịt bò và các sản phẩm chế biến từ bò.

+ Đạo Thiên chúa không thì không thờ cúng con vật nào nên trong ăn uống họ không kiêng kỵ bất kỳ món ăn nào.

- Tôn giáo càng nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càng nhiều và nếu tôn giáo đó dùng thức ăn làm vật thờ thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều điều cấm kỵ, từ đó tạo ra tính ra tính đặc thù riêng của tôn giáo và những tín đồ theo đạo đó.

Ví dụ: Đối với những người theo Đạo Hồi thì họ kiêng thịt heo và chất kích thích mạnh. Những người Đạo Phật thì thường ăn chay một vài ngày trong tháng

- Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng của nó càng lớn và sâu sắc

Ví dụ: Đạo Hồi có khoảng hơn 1 tỷ tín đồ trên khắp thế giới, và nhiều quốc gia coi đọa Hồi là Quốc đọa. Điều cấm kỵ của đọa hồi là cấm dân chúng buôn bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây kích thích, gây nghiện

2.2.6. Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch

Du lịch và hội nhập làm cho ẩm thực có nhiều thay đổi trong chế biến . Để đáp ứng với khẩu vị của các thực khách nước ngoài, những nhà hàng, quán

ăn phải học hỏi, gia giảm các gia vị cho phù hợp với khẩu vị của nhiều loại thực khách nhưng vẫn đảm bảo hương vị bản sắc của ẩm thực Việt. Mặt khác cần học hỏi chế biến các món ăn của các nước khác làm cho ẩm thực nước ta phong phú đa dạng hơn.

Văn hóa ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Các nước có ngành du lịch phát triển đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của đất nước mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và của các món ăn và đồ uống. Không phải ngẫu nhiên ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Úc..v.v, có rất nhiều nhà hàng của Trung Quốc (Chinese Foods), nhà hàng ThaiLan (Thai Foods), nhà hàng Nhật Bản (Japanese Foods), nhà hàng Hàn Quốc (Koeran Foods)..v.v, đó chưa kể những nhà hàng nổi tiếng của châu Âu và châu Mỹ đã và đang thâm nhập vào các thị trường mới mẻ. Ngay tại nước ta, từ khi mở cửa và hội nhập nhiều nhà hàng của các nước từ châu Âu (nhà hàng Italia, nhà hàng Pháp), châu Á ( nhà hàng Trung Quốc, nhà hàng Hàn Quốc, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Thai Lan..v.v) đã mở tại các thành phố lớn ( Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, ..v.v)

Tóm lại du lịch phát triển thúc đẩy nền văn hóa ẩm thực phát triển một cách nhanh chóng, đa dạng và phong phú.

3. Ẩm thực trong xu hướng hội nhập

3.1. Hội nhập ẩm thực Á - Âu

Văn hóa ẩm thực chứa đựng toàn bộ những nét tinh hoa nhất, độc đáo nhất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại có đặc điểm ẩm thực hoàn toàn khác nhau và có những lúc chúng còn là sự đối lập của nhau. Tuy nhiên, vì ẩm thực vốn là loại hình văn hóa rất giàu tính nghệ thuật và luôn đòi hỏi sự sáng tạo nên việc kết hợp những tinh túy của các nền văn hóa ẩm thực khác nhau như một “miền đất hứa” với muôn vàn những điều mới lạ. Sự kết hợp văn hóa ẩm thực Á-Âu cũng là một miền đất như thế.

Sự đối lập của ẩm thực Á- Âu

Như ta đã biết, văn hóa ẩm thực là kết tinh của tinh thần dân tộc của mỗi quốc gia và khu vực.

Ẩm thực châu Á và châu Âu trước hết có sự khác biệt về nguồn gốc và điều kiện phát triển. Dựa trên điều kiện tự nhiên đặc trưng của khu vực châu Á và châu Âu, người dân ở hai khu vực này có những thói quen ăn uống riêng để phù hợp với khí hậu và lương thực đặc trưng của vùng này. Nếu như ẩm thực châu Á là sự kết hợp, sáng tạo để hài hòa với những cây lương thực nhiệt đới, bữa ăn không thể thiếu cơm thì ở châu Âu, bánh mỳ lại mà món ăn chính. Do khí hậu của châu Âu có nhiệt độ thấp nên những món ăn phải đáp ứng cung cấp nhiều năng lượng, có tính nóng và có nhiều thành phần đạm đông vật. Trong khi với điều kiện tự nhiên và khí hậu nhiệt đới và gần đại dương lớn thì ẩm thực châu Á lại đề cao vai trò của những món ăn có tính mát và những món ăn sử dụng nguyên liệu từ biển. Hơn thế nữa, nền văn hóa châu Á với những nét cầu kì truyền thống và đôi lúc còn có phần bảo thủ thì những món ăn ở đây thường

có những công thức, chuẩn mực riêng, Món ăn ngon phải là món ăn đáp ứng đc tính triết lý là truyền thống dân tộc. Ngược lại, món ăn của người châu Âu đề cáo tính tiện lợi và sáng tạo, không gò bó trong những nguyên tắc chuẩn mực riêng.

Không phải chỉ có chuyên gia về lĩnh vực ẩm thực mới nhận thấy được sự khác nhau về khẩu vị Âu và Á. Giữa món ăn châu Á và châu Âu có sự khác biệt rất lớn về nhiều khía canh, từ nguyên liệu, cách chế biến, cách ăn, cho tới cách kết hợp với các món ăn khác. Nguyên nhân của sự khác biệt này cũng không hề đơn giản.

Ý tưởng “kết hợp thực phẩm” không hề mới. Đó là sự phân tích thực phẩm về mặt hóa học để xem giữa các nguyên liệu có chung hương vị nào hay không.

Cũng chính nhờ công đoạn này mà nhiều nhà hàng đã sáng tạo ra những món ăn 1

Cũng chính nhờ công đoạn này mà nhiều nhà hàng đã sáng tạo ra những món ăn tưởng chừng không liên quan như socola trắng nấu với trứng cá caviar.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất tại Anh lại cho thấy, người châu Á có cách tiếp cận ẩm thực hoàn toàn khác. Trên thực tế, người châu Á lại cố tính tránh những loại thực phẩm “khớp mùi

vị” với nhau. Hình_32: Ẩm thực Á- Âu

Theo Daily Mail, Đại học Cambridge đã tiến hành phân tích 381 nguyên liệu từ khắp thế giới để nhận dạng 1021 hương vị chính có trong những nguyên liệu đó. Sau đó, thông tin sẽ được đối chiếu với 56.498 công thức nấu ăn lấy từ trang Epicurious.com và Allrecipes.com, cùng với website menupan.com của Hàn Quốc. Mục đích cuối cùng là xác định năm nền văn hóa Bắc Mỹ, Tây Âu, Nam Âu, Mỹ Latin và Đông Á hay kết hợp những hương vị nào với nhau nhất.

Kết quả nhận được rất bất ngờ: Họ nhận thấy kết hợp thực phẩm không phải là quy luật bất định. Người phương Tây và phương Đông có cách ghép đôi hương vị rất khác biệt.

Trong khi các đầu bếp Bắc Mỹ và Tây Âu có xu hướng sử dụng những “tổ hợp” có chung nhiều vị thì các món ăn Nam Âu và Đông Á lại thích hòa trộn những nguyên liệu có vị đối lập và né tránh những nguyên liệu có nhiều điểm chung. 13 nguyên liệu chủ chốt của bữa ăn phương Tây như bơ, sữa, trứng dù xuất hiện trong 74,4% số món ăn lại gần như vắng bóng trong các món ăn châu Á.

Chính sự khác biệt căn bản trong cách tiếp cận này đã giúp giải thích vì sao món ăn tại các khu vực địa lý khác nhau lại có mùi vị khác nhau một trời một vực đến vậy.

Có những mùi vị định nghĩa nên món ăn ví dụ như lá thơm basil trong thức ăn Nam Âu, hay nước tương ở Đông Á. Tương tự, có những sự kết hợp “kinh điển” như phomat parmesan và cà chua ở phương Tây hay tỏi và dầu mè ở phương Đông.

3.2. Xu hướng chung

Xu hướng kết hợp văn hóa ẩm thực Á-Âu

Thế giới loài người đang biến chuyển mạnh mẽ từng ngày từng giờ, quá trình hội nhập để bắt kịp với tiến bộ của khoa học- kỹ thuật là điều tất yếu và vô cùng cần thiết để các quốc gia, khu vực phát triển. Trong quá trình ấy, văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, giao lưu văn hóa vừa tạo điều kiện hội nhập, giao lưu giữa các quốc gia và khu vực, vừa giúp quảng bá được những nét đẹp truyền thống tới với bạn bè quốc tế.

Văn hóa ẩm thực châu Á và châu Âu tưởng chừng như khó có thể hòa nhập với những nét riêng mang tính quyết định như thế, vậy mà khi sử dụng những gì độc đáo nhất của hai vùng miền này với nhau ta lại có được những món ăn vô cùng hài hòa, vừa mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật lại vẫn có nét truyền thống mà phóng khoáng.

Du lịch càng phát triển mạnh mẽ thì những quốc gia có lợi thế về du lịch càng chú trọng đến sự kết hợp văn hóa ẩm thực và đưa lên là một trong những chủ trương hàng đầu. Không dễ dàng để thực khách thích thú và muốn gắn bó với ẩm thực đặc trưng của vùng miền khác, hoặc có thích thì cũng không thế thay thế được nhiều cách nấu nướng cũng như thẩm mỹ ẩm thực của họ. Việc đưa vào trong những món ăn du lịch một chút hơi hướng kết hợp, thứ nhất sẽ tạo được sự gần gũi cho thực khách ngay ở địa điểm du lịch, thứ hai họ sẽ dễ dàng hơn nếu được thưởng thức những món ăn có nét gần gũi thì sự tiếp nhận và hiểu biết về nên văn hóa mới sẽ rất dễ để gây ấn tượng cho thực khách.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam trong sự kết hợp với văn hóa ẩm thực phương

Tây.

Xét về Việt Nam, một quốc gia châu Á, ẩm thực nước ta cũng mang những

đặc trưng chung như việc sử dụng những món ăn có tính chuẩn mực nghệ thuật truyền thống cao, dùng gạo là nguyên liệu trung tâm trong mọi sự kết hợp món ăn. Bên cạnh đó ẩm thực Việt Nam đề cao những nguyên liệu gần gũi, dân giã, khẩu vị với sự nêm nếm hài hòa trong nguyên tắc âm dương hòa hợp. Việc kệt hợp với văn hóa ẩm thực châu Âu, nếu không có sự khéo léo thì rất dễ đánh mất đi bản sắc trong văn hóa ẩm thưc dân tộc.

Ngoài ra, với cuộc sống hiện đại ngày nay, người Việt có xu hướng sáng tạo ra những món ăn có tính mới mẻ, độc và lạ hơn so với những món ăn truyền thống lâu đời. Kết hợp với phong cách ẩm thực Châu Âu khiến cho những món ăn Việt có khẩu vị mới, mang nét phóng khoáng, tiện lợi và phù hợp với cuộc

sống hiện đại hơn. Cũng là để đáp ứng với những nhà hàng, khách sạn sang trọng cho khách du lịch nước ngoài nhưng vẫn mang phong cách ẩm thực đặc trưng của người Việt.

Sự kết hợp ẩm thực Á-Âu rất đa dạng và phong phú. Có thể kết hợp nguyên liệu đặc trưng của từng châu lục vào trong 1 món ăn hoặc có thể dùng nguyên liệu của quốc gia này nhưng nấu bằng cách nấu đặc trưng của của ẩm thực vùng khác. Tuy nhiên mỗi sự sáng tạo đều phải đáp ứng được giá trị truyền thống kết hợp hài hòa và tính nghệ thuật trong từng món ăn.


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I:

1. Một số khái niệm văn hóa, văn hóa ẩm thực ?

2. Các nền văn hoá lớn trên thế giới

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá ẩm thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2024