Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Tổ Chức Quản Lý Và Các Điều Kiện, Cơ


Cách huấn luyện thời sự là khuyên gắng và đốc thúc các cán bộ xem báo, thảo luận và giải thích những vấn đề quan trọng, và định kỳ khai hội cán bộ, báo cáo thời sự.

Huấn luyện chính sách là đốc thúc các cán bộ nghiên cứu và thảo luận những nghị quyết, những chương trình, những tuyên ngôn của Đảng, của Chính phủ” [98, 310 – 311].

Điều đó có nghĩa là, chương trình LLCT phải chú trọng dạy và học đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn liền với tình hình thời sự chính trị hiện tại của đất nước. Đây là nội dung dạy và học cần thiết cho tất cả mọi cán bộ, đảng viên trong các bộ phận của hệ thống chính trị. Bởi nhiệm vụ chính của cán bộ, đảng viên là tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực công tác của mình.

Hồ Chí Minh cho rằng, “Học tập chính cương, chính sách của Đảng cho hiểu mà làm cho đúng tức là thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính cương và chính sách của Đảng đối với công việc kháng chiến và kiến quốc là áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh của cách mạng ta” [100, 218].

Đồng thời, cán bộ, đảng viên “có nắm vững đường lối cách mạng mới thấy rò phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rò mình phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [108, 115].

Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ giúp cán bộ, đảng viên giữ vững được bản lĩnh chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng. Vì: Những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy, đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng” [104, 607].

2.1.2.6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức quản lý và các điều kiện, cơ


sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục lý luận chính trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Để đảm bảo được các hoạt động giáo dục cần phải có các điều kiện cơ bản như việc tổ chức quản lý học viên trong quá trình đào tạo, các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, môi trường giáo dục…

a. Tổ chức quản lý học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 9

Về tổ chức quản lý học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra định hướng: “Mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận. Đừng mở lớp lung tung” [99, 363]. Đồng thời, Người chỉ rò: “phải có một ban kiểm tra để xem xét việc học tập và sự tiến bộ của mọi người, giúp đỡ người tiến bộ ít, khen ngợi người tiến bộ nhiều” [98, 272].Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu ra phương hướng tổ chức và cách làm việc:

“Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc” [98, 286].

Trong việc tổ chức các lớp học, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra những khuyết điểm chung trong công tác giáo dục LLCT đó là thường tổ chức các lớp học quá đông, Người khẳng định: “Đông quá thì dạy và học ít kết quả vì trình độ lý luận của người học chênh lệch, nên thu nhận không đều. Trình độ công tác thực tế của người học cũng khác nhau, nên chương trình không sát” [99, 362].

Đối với các hình thức tổ chức lớp học, Người yêu cầu cần đa dạng hoá


các hình thức trong tổ chức giáo dục. Ngoài việc học ở sách vở, ở tài liệu, còn có thể học ở trường, học hỏi lẫn nhau và học ở nhân dân. Như vậy, việc tổ chức các lớp học trong tư tưởng Hồ Chí Minh không bị bó hẹp trong khuôn khổ của nhà trường, trong mối quan hệ giữa giảng viên và học viên, không bị bó hẹp trong khuôn khổ sách vở mà gắn liền với việc tiếp thu kiến thức từ cuộc sống. Để học, người ta có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, từ mọi đối tượng. Đây là những định hướng cho các nhà quản lý giáo dục trong việc tổ chức các lớp học. Để nâng cao chất lượng giáo dục có thể tổ chức các buổi đi tham quan thực tế, khảo sát, về với nhân dân, với thực tế cuộc sống để học hỏi lẫn nhau và học ở nhân dân.

Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Người cũng yêu cầu, cần phải có kế hoạch rò ràng, phải được tổ chức khoa học. Người dạy, trong huấn luyện cần: sắp xếp thời gian và bài học cho những lớp học đó phải cho khéo, phải mạch lạc mà không xung đột với nhau; đồng thời, nên chia nhỏ thời gian huấn luyện, không nên để quá dài. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng phê phán việc mở lớp lung tung, chồng chéo lẫn nhau, tốn sức, tốn của của Đảng, Nhà nước và nhân dân, rời rạc không đâu vào đâu. Người cho rằng:

“Vì mở nhiều lớp nên thiếu người giảng. Thiếu người giảng thì học viên đâm chán nản. Thiếu người giảng thì phải đi “bắt phu”, vì thế người đến giảng khi nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút như chuồn chuồn đạp nước, dạy không được chu đáo. Thiếu người giảng thì thường khi lại phải “bịt lỗ”, người “bịt lỗ” năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đoàn thể. Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì học táp nhoang” [99, 362-363].

b. Phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo việc giảng dạy và


học tập

Ngoài nguồn lực con người là nhân tố quyết định, chất lượng giáo dục LLCT còn phụ thuộc vào phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho việc dạy và học; là các loại tài liệu, giáo khoa, giáo trình, lớp học, bàn ghế, đồ dùng dạy học, thư viện v.v... Về nội dung này, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thể hiện nhiều trong các bài viết, vì điều kiện lúc đó kinh tế của đất nước chúng ta còn khó khăn. Tuy nhiên, Người cũng đã có những định hướng về các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục.

Quan điểm của Người thể hiện, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giáo dục LLCT cần phải xem xét để tiết kiệm nhất nhưng “không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện”[98, 313]. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng nền giáo dục Việt Nam, trong đó, việc quan trọng đầu tiên là phải mở trường học và “mở thư viện” [98, 13], tổ chức phòng đọc sách, báo. “Chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường” [99, 575].

Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm, chăm lo đảm bảo cơ sở vật chất cho quá trình dạy và học. Người huấn dụ: "Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tăng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn"[109, 507].

2.2. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục lý luận chính trị

2.2.1. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

2.2.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tất cả cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đều cần học lý luận cách mạng. Để đảm bảo được yêu cầu đó, mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành đều cần phải có trường đào tạo, bồi


dưỡng về LLCT. Thực hiện tư tưởng của Người, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành các văn bản để tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục LLCT nói chung và giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH nói riêng. Từ năm 2008 đến nay đã có 02 văn bản chỉ đạo việc tổ chức bộ máy, biên chế, xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH, thể hiện khá rò quá trình nhận thức, tổ chức thực hiện việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT.

Văn bản thứ nhất là Quyết định số 185-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (gọi tắt là Quyết định 185-QĐ/TW). Theo đó, Quyết định số 185-QĐ/TW đã xác định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy huyện và ủy ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp ủy huyện. Trung tâm có có năm nhiệm vụ cơ bản:

Thứ nhất, đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình LLCT; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện.

Thứ hai, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.

Thứ ba, bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở.

Thứ tư, tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách... cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.

Thứ năm, thực hiện một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp uỷ cấp huyện.


Tổng kết việc thực hiện Quyết định 185-QĐ/TW, ngày 08/11/2019, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Quy định số 208-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm chính trị cấp huyện. TTBDCTCH được đổi tên là trung tâm chính trị và là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp uỷ cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện, nghĩa là trung tâm chỉ thuộc về một đầu mối là cấp ủy huyện. Tại Quy định số 208-QĐ/TW, trung tâm chính trị cấp huyện được bổ sung 02 nhiệm vụ: Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương. Thứ hai, tham gia phối hợp trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của cấp uỷ và phục vụ giảng dạy, học tập.

2.2.1.2. Chủ thể, đối tượng của hoạt động giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

- Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo dục LLCT là công việc của Đảng. Quán triệt, vận dụng tư tưởng của Người, từ năm 2008 trở về trước, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quy định: TTBDCTCH là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy huyện và ủy ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp ủy huyện. Tuy nhiên, do quy định trung tâm thuộc về cả cấp ủy huyện và ủy ban nhân dân huyện nên quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, tổng kết việc thực hiện Quyết định 185-QĐ/TW, ngày 08/11/2019, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 208-QĐ/TW, theo đó, trung tâm thuộc về một đầu mối là “đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp ủy huyện”. Cấp ủy huyện trực tiếp lãnh đạo việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, giảng viên, học viên.


Ban Tuyên giáo Trung ương có nhiệm vụ, tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động giảng dạy và học tập LLCT tại các TTBDCTCH như: Quy định về quy chế giảng dạy và học tập; hướng dẫn và thống nhất quản lý việc thực hiện các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đề cương bài giảng; hướng dẫn công tác giáo dục LLCT hằng năm cho các TTBDCTCH.

Ban tuyên giáo cấp tỉnh, trường chính trị chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và đội ngũ giảng viên của trung tâm; theo dòi, giúp đỡ trung tâm những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ.

Ban tuyên giáo cấp huyện giúp cấp ủy thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung chính trị, tư tưởng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên; theo dòi và tham mưu với cấp ủy về nội dung hoạt động và sự phối hợp công tác của các đơn vị liên quan đối với trung tâm.

- Giảng viên, học viên: đối tượng của hoạt động giảng dạy và học tập tại các TTBDCTCH.

Trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ giáo dục LLCT, “huấn luyện” cho cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn cấp huyện là đội ngũ cán bộ, giảng viên chuyên trách của trung tâm. Giảng viên chuyên trách của mỗi trung tâm thường có từ 1 đến 3 biên chế, thuộc biên chế của các cơ quan đảng, của cấp uỷ cấp huyện, do ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện xem xét, quyết định. Ngoài ra, trung tâm được thực hiện chế độ giảng viên kiêm nhiệm để phục vụ công tác giảng dạy. Giảng viên kiêm nhiệm của các trung tâm có 8 đến 12 đồng chí là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, có nhiệm vụ tham gia giảng dạy với trung tâm những chuyên đề mang tính thực tiễn, chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực các đồng chí cán bộ chủ chốt đó được giao. Giảng viên kiêm nhiệm được giám đốc trung tâm đề xuất và ban thường vụ cấp ủy huyện xem xét quyết định.

Học viên học tại TTBDCTCH khá đa dạng về thành phần, độ tuổi, trình độ học vấn. Họ là những cán bộ, đảng viên, hội viên của hệ thống chính


trị ở cơ sở (ngoài diện đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố). Đó là những quần chúng ưu tú có nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng; đảng viên mới (đảng viên dự bị); bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở; đảng viên chưa có trình độ lý luận chính trị sơ cấp; là hội viên của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;... Độ tuổi của học viên cũng rất đa dạng, nhưng đa số là những người đã trưởng thành, có kinh nghiệm và tri thức. Trong các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT tại trung tâm, học viên thường không đồng nhất về tuổi tác, kiến thức: có người trẻ (16 đến 18 tuổi), có người lớn tuổi, đã qua tuổi lao động (trên 60 tuổi); có người mới tốt nghiệp trung học cơ sở, có người đã là thạc sĩ, tiến sĩ... Đây là những điểm khác biệt của đối tượng người học so với hệ thống giáo dục quốc dân. (Các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đối tượng người học thường là cùng độ tuổi, tương đối đồng đều về mặt bằng kiến thức).

2.2.1.3. Chương trình, nội dung giảng dạy tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan chủ trì tổ chức biên soạn và hướng dẫn thực hiện các chương trình, tài liệu giảng dạy tại TTBDCTCH. Chương trình được chia thành 5 loại. Cụ thể như sau:

- Chương trình thứ nhất là các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cơ bản: Chương trình sơ cấp lý luận chính trị, Chương trình lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng, Chương trình bồi dưỡng đảng viên mới.

- Chương trình thứ hai là 6 chương trình bồi dưỡng chuyên đề. Chuyên đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới; Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam; Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội nhập quốc tế.

- Chương trình thứ ba là chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ. Khối kiến

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí