Về Hình Thức Và Phương Thức Giáo Dục Lý Luận Chính Trị


thức này gồm 04 chương trình. Chương trình: Bồi dưỡng công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp uỷ viên cơ sở; Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị; Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo cơ sở; Bồi dưỡng chuyên đề công tác tuyên truyền miệng và báo cáo viên

- Chương trình thứ tư là 6 chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ dành cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cụ thể: Chương trình chuyên đề bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ dành cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở; Chương trình chuyên đề bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ dành cho cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ ở cơ sở; Chương trình chuyên đề bồi dưỡng LLCT trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ công đoàn ở cơ sở; Chương trình chuyên đề bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ dành cho cán bộ Hội Cựu chiến binh ở cơ sở; Chương trình chuyên đề bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ dành cho cán bộ Hội Nông dân Việt Nam; Chương trình chuyên đề bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ dành cho cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở.

- Chương trình thứ năm là chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Nội dung chương trình bồi dưỡng gồm 03 phần, phần 1, là những kiến thức chung về LLCT; phần 2 là về những vấn đề kinh tế-xã hội nổi lên trên thế giới, trong nước và ở địa phương, cơ sở; phần 3 là kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới, những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ công tác của tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức. Trong đó, phần kiến thức chung về LLCT do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và hướng dẫn; nội dung phần 2,3 ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương phối hợp với trường chính trị tỉnh, thành phố, ban thường vụ quận, huyện ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh, bổ sung nội dung chương trình, tài liệu thuộc thành phần khác trong kết cấu nội dung chương trình.

2.2.1.4. Về hình thức và phương thức giáo dục lý luận chính trị


Các lớp bồi dưỡng LLCT của trung tâm thường theo hình thức mở lớp tập trung, học trực tiếp tại trung tâm. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, do dịch bệnh covid -19, việc tổ chức mở các lớp tập trung tại các trung tâm khó thực hiện do yêu cầu phải giãn cách, nên Ban Tuyên giáo Trung ương đã hướng dẫn các địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng có thể cho học online, trực tuyến.

Phương pháp giảng dạy ở các TTBDCT cấp huyện vẫn chủ yếu là phương pháp thuyết trình (phương pháp dạy học truyền thống). Một vài năm trở lại đây, nhiều giảng viên đã sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp việc sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại hỗ trợ để bài giảng thêm sinh động như trình chiếu PowerPoint, một số giảng viên đã chú ý hơn đến phương pháp dạy học tích cực (trao đổi, thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề...).

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên tại các trung tâm chính trị thường theo hình thức viết bài thu hoạch theo hình thức tự luận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

2.2.2. Những yếu tố tác động và những điều kiện cơ bản trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2.2.1. Những yếu tố tác động đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 10

a. Những yếu tố thuận lợi

Thứ nhất, các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục LLCT tương đối phù hợp, bước đầu phát huy tác dụng.

Trong triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư qua các nhiệm kỳ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.


Một số các văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị quyết số 37 –NQ/TW, ngày 09/10/2014, của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030; Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 9/2/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới; Chỉ thị số 06 - CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Kế hoạch số 01 - KL/TW, ngày 18/5/ 2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Có thể nói, với một loạt các văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục LLCT của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giúp cho việc học tập và giảng dạy LLCT tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng LLCT nói chung và các TTBDCTCH nói riêng ngày càng đi vào nề nếp, đạt được những kết quả quan trọng.

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo về công tác giáo dục LLCT của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã tích cực có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác giáo dục LLCT cho các TTBDCTCH. Như: Hướng dẫn liên Ban số 29-HD/BTCTW-BTGTW ngày 27/7/2009 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện Quyết định 185; Quyết định 1853 -QĐ/BTGTW, ngày 4/3/2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương về Quy chế Giảng dạy và học tập của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hướng dẫn số 05-


HD/BTCTW, ngày 19/5/2021 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung thực hiện Quy định số 208-QĐ/TW, ngày 08/11/2019 của Ban Bí thư về tổ chức, biên chế và hoạt động của trung tâm chính trị cấp huyện; đồng thời, hằng năm, Ban Tuyên giáo Trung ương đều có hướng dẫn công tác giáo dục LLCT gửi các tỉnh, thành ủy để định hướng các nhiệm vụ giáo dục LLCT tại địa phương, cơ sở; trong đó, đặc biệt là hướng dẫn về thực hiện các chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Cấp ủy, ủy ban nhân dân cấp huyện đã có sự quan tâm và đầu tư bài bản hơn về nguồn nhân lực cũng như vật lực cho công tác giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Việc tổ chức các hội thi, thao giảng cho giảng viên LLCT được quan tâm, đầu tư và thực hiện thành nền nếp.

Thứ hai, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TTBDCTCH đã và đang có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển.

Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW, Ban Bí thư đã giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng như Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo các tỉnh thành, TTBDCTCH tổng kết việc thực hiện Quyết định số 185- QĐ/TW. Trên cơ sở tổng kết Quyết định số 185-QĐ/TW, Ban Bí thư khóa XII đã ra Kết luận số 66-KL/TW, ngày 08/11/2019 về tổng kết việc thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây xin gọi tắt là Kết luận 66 - KL/TW) và ban hành Quy định số 208-QĐ/TW ngày 08/11/2019 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm chính trị cấp huyện (sau đây xin gọi tắt là Quy định số 208- QĐ/TW) thay thế cho Quyết định số 185-QĐ/TW.

Theo Quy định số 208 - QĐ/TW, hiện nay trung tâm chính trị cấp huyện chỉ trực thuộc một đầu mối là cấp ủy cấp huyện. Việc đưa trung tâm về một đầu mối là cấp ủy cấp huyện đã cho chúng ta thấy, nhận thức của cấp ủy đã


ngày càng rò hơn về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục LLCT. Giáo dục LLCT là công tác của Đảng, Đảng phải tổ chức, chỉ đạo công tác này, trở về đúng với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận.. là những việc cần kíp của Đảng.

Trung tâm cũng được bổ sung thêm 02 nhiệm vụ. Việc điều chỉnh, bổ sung 02 nhiệm vụ của trung tâm vừa là khẳng định vị thế, vai trò của trung tâm trong công tác giáo dục LLCT vừa là khẳng định vị thế, vai trò của trung tâm trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học trên địa bàn cấp huyện. Đồng thời cũng là sự nhận thức rò hơn của cấp ủy Đảng về vai trò của công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học đối với giáo dục LLCT. Thông qua việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ của trung tâm, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trung tâm sẽ được học hỏi, sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn sẽ ngày càng được nâng cao.

Việc bổ sung nội dung tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ của địa phương tại các TTBDCTCH giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân kiến thức ngày càng toàn diện hơn, trở lại đúng với tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dân ta phải biết sử ta”, để cho mọi người dân Việt Nam hiểu rò hơn về lịch sử, giải thích được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang tồn tại, đang vận động và biến đổi không ngừng. Học, hiểu về lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ của địa phương cũng là giải pháp giúp cán bộ, đảng viên khắc phục tình trạng quan liêu, tùy tiện, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa.

Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi mà một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho TTBDCTCTCH chính là đảm bảo cho việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở; giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở giữ vững niềm tin, nâng cao bản lĩnh chính trị, tạo


sự đồng thuận trong xã hội.

Thứ ba, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục LLCT.

Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng. Thành quả phát triển kinh tế - xã hội của hơn 35 năm đổi mới là cơ sở để đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, sức mạnh tổng hợp, tiềm lực, khả năng, vị thế của Việt Nam tăng lên rò rệt, uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao.

Quá trình đổi mới kinh tế, tư duy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện. Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đem lại sự phấn khởi cho xã hội. Đảng luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển. Chính trị ổn định, vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững và tăng cường, hệ thống chính trị từng bước được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, về những vấn đề cơ bản và cấp bách đối với công tác xây dựng Đảng và ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời, Đảng đã đẩy mạnh, triển khai đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán với điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế; kỷ luật nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ.

Những thành tựu trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã khẳng định đường lối đổi mới là hoàn toàn đúng đắn. Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đó sẽ


là tiền đề vững chắc, là động lực, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đoàn kết, kiên định mục tiêu và con đường chủ nghĩa xã hội được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Những thành quả của công cuộc đổi mới chính là thực tiễn sinh động, giải đáp, minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của Đảng về nền tảng tư tưởng, lý luận; sự đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta đã đạt được sau hơn 35 năm đổi mới đã và đang tạo môi trường thuận lợi tạo nên sức mạnh thuyết phục quan trọng cho công tác giáo dục LLCT.

Thứ tư, những thành tựu của khoa học và công nghệ tạo cơ sở, điều kiện ngày càng tốt hơn cho giáo dục LLCT.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ đã và đang tạo ra điều kiện mới, thuận lợi cho giáo dục LLCT. Công nghệ thông tin có những bước phát triển ngoạn mục khiến cho đời sống xã hội và đời sống tinh thần của con người thay đổi nhanh và mạnh mẽ. Các báo điện tử, mạng xã hội, môi trường thông tin, bộ nhớ xã hội, dữ liệu lớn, v.v.. đã tạo nên những thay đổi cách mạng cho công tác tư tưởng và lý luận. Thông tin đảm bảo tính toàn diện, kiến thức lý luận cũng như thực tế của giảng viên cũng như học viên được nâng lên. Những điều kiện thuận lợi trên giúp cho hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH luôn có sự đổi mới, làm cho hoạt động dạy và học ngày một tích cực hơn. Tư tưởng học tập suốt đời, xây dựng môi trường học tập dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng phát huy và vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xã hội thông tin và môi trưởng mở.

b. Những khó khăn, thách thức

Thứ nhất, thế giới đang ngày càng biến đổi nhanh chóng, khó đoán định, đặt ra nhiều vấn đề đối với con người và xã hội từ nhiều khía cạnh


khác nhau.

Đầu những năm 90 thế kỷ XX, mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; sự nghiệp cách mạng của một số nước kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa vẫn còn đang trong quá trình đổi mới, tìm tòi, thử nghiệm đã dẫn đến khủng hoảng niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lênin.

Các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự điều chỉnh về lợi ích, kinh tế, chính sách xã hội. Một bộ phận người lao động có cổ phần ở các công ty, được tham gia vào các quá trình tổ chức, quản lý sản xuất; người lao động thất nghiệp được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp… điều này đã làm giảm những mâu thuẫn gay gắt trong nội tại của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa cái cũ và cái mới; giữa những lực lượng cách mạng và phản cách mạng vẫn đang diễn ra gay go, quyết liệt trên phạm vi toàn thế giới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Cuộc đấu tranh này đang chi phối toàn bộ quá trình vận động của lịch sử nhân loại và diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, tư tưởng.

Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân túy ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Những điểm nóng về tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, khủng bố quốc tế, nguy cơ chiến tranh thương mại, bảo hộ mậu dịch, an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, ô nhiễm môi trường sinh thái, dịch bệnh nguy hiểm…Sự đan xen giữa các mặt đối lập như hòa bình, hợp tác và xung đột; cạnh tranh, đấu tranh và thỏa hiệp giữa các nước làm xuất hiện nhiều quan điểm, tư tưởng đối lập nhau. Tình hình đó tạo nên tính không ổn định của môi trường chính trị trong khu vực và trên thế giới. Hệ lụy là các nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022