lượng bài giảng, một số TTBDCTCH đã thúc đẩy tính tích cực học tập của học viên.
Để bảo đảm yêu cầu giáo dục phải rèn luyện cho con người tinh thần tự học và ý thức học suốt đời như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các TTBDCTCH đã chú trọng hơn đến việc rèn luyện tinh thần, ý thức tự giác học tập của học viên; quản lý và nâng cao chất lượng các giờ thảo luận; nghiêm túc thực hiện quy chế thi cử, kiểm tra hết môn và viết thu hoạch nhằm từng bước chuyển quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên tại các TTBDCTCH cũng từng bước được đổi mới theo hướng hạn chế việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, học thuộc lòng mà chú trọng kiểm tra, đánh giá học viên về kỹ năng tổng hợp, phân tích và thực hành. Một số khâu trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên từng bước được cải tiến, đổi mới từ khâu ra đề thi, đề kiểm tra, đến chấm bài, trong đó khuyến khích ra những đề thi, kiểm tra có tính tổng hợp, tính mở, đòi hỏi học viên phải phát huy tính độc lập, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra; gắn lý luận với xử lý những tình huống trong thực tế lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, góp phần giảm thiểu tiêu cực trong quá trình làm bài thi, kiểm tra của học viên và chấm thi của giảng viên. Từng bước khắc phục bệnh thành tích trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Từ đó giúp cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, tính tích cực trong học tập.
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để đảm bảo “Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ”[99, 359], một số các TTBDCTCH cũng đã tiến hành lấy phiếu phản hồi từ người học và đơn vị cử cán bộ, đảng viên đi học để rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, giảng dạy.
3.1.1.3. Nội dung giáo dục lý luận chính trị bám sát tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh, đảm bảo các tầng kiến thức.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xác định nội dung giáo dục LLCT, những năm qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã xây dựng và ban hành
21 chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Các chương trình này đều đã thể hiện tương đối rò những nội dung cơ bản trong giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi chương trình, theo yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm người học, nội dung giáo dục LLCT theo tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đưa vào giảng dạy với những dung lượng khác nhau. Cụ thể:
- Nội dung thứ nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh là các kiến thức LLCT cơ bản, nền tảng tư tưởng của Đảng: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Hình Thức Và Phương Thức Giáo Dục Lý Luận Chính Trị
- Quan Niệm Và Một Số Yêu Cầu Cơ Bản Trong Việc Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Tại Các Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính
- Thực Trạng Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Trong Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Tại Các Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Cấp Huyện
- Việc Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Giảng Viên Được Quan Tâm, Từng Bước Kiện Toàn.
- Nội Dung Giảng Dạy, Học Tập Lý Luận Chính Trị Còn Trùng Lặp, Nặng Tính Kinh Viện, Thiếu Tính Cập Nhật, Thời Sự.
- Việc Tổ Chức Quản Lý Đào Tạo, Bồi Dưỡng Chưa Quy Lát, Khoa Học; Việc Bảo Đảm Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Chưa Tương Xứng
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Các kiến thức LLCT cơ bản được thể hiện chủ yếu trong 05 chương trình: Chương trình sơ cấp lý luận chính trị; Chương trình lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng; Chương trình bồi dưỡng đảng viên mới; Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở; Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Các chương trình này đã thể hiện một cách tập trung những nội dung cơ bản, cốt lòi nhất của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay. Theo thống kê, có 17/111 bài (chiếm 15,3%) trong các chương trình giảng dạy tại trung tâm là cung cấp chủ yếu kiến thức LLCT cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương trình sơ cấp lý luận chính trị được thiết kế 18 bài với 3 khối kiến thức cơ bản. Khối kiến thức thứ nhất gồm những nội dung cơ bản và cốt lòi của chủ nghĩa Mác - Lênin, bao gồm triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học; khối kiến thức thứ hai là lịch sử và đường lối cách mạng của Đảng; khối kiến thức thứ 3 là tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung của chương trình sơ cấp LLCT về cơ bản đã bao hàm những nội dung cơ bản, cốt lòi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật, bổ sung những kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực lý luận chính trị, những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương.
Chương trình lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng được thiết kế gồm 5 bài. Nội dung cơ bản của những bài trong chương trình này chú trọng đến việc giúp cho người học nắm được những nét khái quát về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; những nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung và giải pháp để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phương hướng phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chương trình bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới gồm 10 bài, nội dung là cung cấp những kiến thức cơ bản, cốt lòi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở các vấn đề: Xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc; về những vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam trong phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, hội nhập quốc tế; về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và công tác xây dựng đảng ở cơ sở; vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức và nhiệm vụ của người đảng viên; kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng danh hiệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam…
Chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên các cấp, gồm 6 bài LLCT, cung cấp kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về đảng cầm quyền và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong điều kiện mới, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là bồi dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức mới nhằm trang bị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc
tế; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương trong tình hình mới.
Trong 12 năm (từ 2008 - 2020) các TTBDCTCH đã mở được rất nhiều lớp học để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức LLCT cơ bản, số lượng học viên lên đến hàng chục triệu lượt. Cụ thể như sau: Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị: Mở được 4.794 lớp với 242.517 học viên; Bồi dưỡng đối tượng phát triển đảng: Mở được 22.746 lớp với 1.833.502 học viên; Bồi dưỡng đảng viên mới: Mở được 15.197 lớp với 1.181.349 học viên; Chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên các cấp: Mở được 15.119 lớp với
1.872.380 học viên [Phụ lục số 1. A1, A3].
- Nội dung thứ hai trong giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh là giáo dục các chuẩn mực đạo đức.
Nội dung giáo dục các chuẩn mực đạo đức đã được thể hiện trong tất cả các chương trình được biên soạn và giảng dạy tại các TTBDCTCH với liều lượng và cách thức thể hiện khác nhau. Đó có thể là cả một chương trình chỉ nói riêng về đạo đức cách mạng hay thể hiện qua nội dung của một, hai bài trong chương trình hoặc cũng có thể được thể hiện ở nội dung của một số mục trong bài. Thống kê có 11/111 bài (chiếm 9,9% ) cung cấp chủ yếu kiến thức về giáo dục đạo đức các trong chương trình giảng dạy tại trung tâm.
Chương trình “Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới” là chương trình riêng về đạo đức. Mục tiêu của chương trình giúp người học nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thời kỳ mới; liên hệ với bản thân, tích cực tu dưỡng, rèn luyện và gương mẫu thực hiện các chuẩn giá trị đạo đức trong phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Với mục tiêu như vậy, chương trình đã kết cấu thành 04 chuyên đề thể hiện được các nội dung: Đạo đức và vai trò của
đạo đức trong đời sống xã hội; Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới. Ngoài 04 chuyên đề quy định thống nhất chung này, hướng dẫn thực hiện chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã yêu cầu, tuỳ theo điều kiện của địa phương, cơ sở, có thể lựa chọn báo cáo thêm một số vấn đề như: Tình hình, nhiệm vụ của địa phương; kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn liền với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức cho người học nghe báo cáo về điển hình tiên tiến hoặc tham quan thực tế những tổ chức cơ sở đảng làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ngoài chuyên đề riêng về giáo dục đạo đức như đã phân tích ở trên, trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của TTBDCTCH cũng có ít nhất một mục, một nội dung hay một bài về rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng như: Chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng có bài: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và bài Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương trình bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới có bài Xây dựng Đảng về đạo đức và bài Phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương trình Tư tưởng Hồ Chí Minh ngoài việc cung cấp những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, còn hướng đến mục tiêu cơ bản là người học, học tập theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người nhằm tạo ra sức lan tỏa trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, xây dựng chuẩn giá trị đạo đức mới trong toàn xã hội. Chương trình chuyên đề Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, trong nội dung bài “Xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” cũng đã khái quát lại những tiêu chuẩn cơ bản của con người mới, trong đó, tiêu chuẩn trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất
hàng đầu của đạo đức cách mạng, là chuẩn mực đạo đức cơ bản đầu tiên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc của chủ nghĩa yêu nước trong mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi con người Việt Nam.
Chương trình sơ cấp LLCT có bài 12 “Nhiệm vụ xây dựng con người, phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội” cũng đã nêu những chuẩn mực đạo đức của con người mới, đó là lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc; có hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội…
Có thể nói, trong các chương trình giảng dạy tại TTBDCTCH, nội dung giáo dục các chuẩn mực đạo đức cách mạng đã được quan tâm và phân bổ khá phù hợp.
- Nội dung thứ ba, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nội dung về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được biên soạn chủ yếu trong 5 chương trình chuyên đề sau: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam; Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội nhập quốc tế; Chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng; Chương trình bồi dưỡng đảng viên mới. Có thể nói, đây là nội dung chiếm thời lượng khá lớn trong các chương trình giảng dạy tại trung tâm. Theo thống kê, có 34/111 bài (chiếm 30,6%) cung cấp kiến thức chủ yếu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3 chương trình bồi dưỡng chuyên đề (Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam; Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội nhập quốc tế) đã được Ban Tuyên giáo Trung ương kết cấu thành 04 bài. Nội dung cụ thể như sau:
Nội dung của chương trình chuyên đề “Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, cung cấp những kiến thức cơ bản về
tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đó là: Tôn giáo trong đời sống xã hội; Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài bốn chuyên đề quy định thống nhất chung, tùy theo từng đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở, các TTBDCTCH có thể lựa chọn báo cáo và tổ chức cho người học đi tham quan thực tế với nội dung phù hợp. Quá trình thực hiện chương trình này, đa số trung tâm đã lựa chọn thêm một số vấn đề như: Tình hình, nhiệm vụ của địa phương; kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo của các đơn vị làm tốt; kỹ năng phát hiện và xử lý điểm nóng về tôn giáo; thông báo thời sự, chính sách mới; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề "dân tộc", "tôn giáo", "dân chủ", "nhân quyền" để chống phá cách mạng nước ta.
Nội dung của chương trình chuyên đề “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam” cung cấp những nội dung cơ bản, cần thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn theo tinh thần nghị quyết Đại hội XII của Đảng về vấn đề dân tộc và các quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên hiểu rò và hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và của từng cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân tộc, nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Chương trình này gồm 04 chuyên đề: Một số vấn đề chung về dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới; Đặc điểm chủ yếu các dân tộc ở nước ta; Công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.
Nội dung của chương trình chuyên đề “Hội nhập quốc tế” cung cấp cho người học những vấn đề chung nhất của quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam: Quan điểm, chủ trương, giải pháp về hội nhập quốc tế; Hội nhập quốc tế về kinh tế; Hội nhập quốc tế về văn hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh. Trên cơ sở hiểu những
vấn đề chung nhất của quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, chương trình còn đề ra mục tiêu là giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện hiện nay. Ngoài 4 chuyên đề quy định thống nhất chung, các TTBDCTCH cũng đã lựa chọn giới thiệu thêm một số nội dung, như: Mở rộng quan hệ đối ngoại; quá trình hội nhập quốc tế của địa phương trên các lĩnh vực; thông báo thời sự, chính sách mới, đồng thời, tổ chức cho người học đến tham quan những doanh nghiệp, đơn vị hoặc cơ sở điển hình làm tốt việc hội nhập quốc tế.
Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng có 02 bài cung cấp kiến thức cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là những kiến thức cơ bản mà một người muốn đứng trong hàng ngũ những người cộng sản cần phải nắm chắc, hiểu rò về những văn kiện cơ bản của Đảng để biết được mục tiêu, con đường, phương pháp, cách thức, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng. Chương trình bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới có 10 bài, trong đó có 7 bài cung cấp nội dung quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phương hướng, giải pháp cơ bản trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Quan điểm, giải pháp để tập hợp, phát huy sức mạnh toàn dân tộc xây dựng khối đại đoàn kết, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; Quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế, như xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng văn hóa con người Việt Nam, bảo vệ tài nguyên, môi trường; Quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay; những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở. Có thể nói,