Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 11


viên của ECB. Đối với hai thành viên nòng cốt là Pháp và Đức, CSTT của ECB gần như tương thích với đề xuất từ quy tắc Taylor gốc. Ngược lại, chính sách ECB quá nới lỏng đối với hai nước là Hy Lạp và Ireland có mức lạm phát cao trong thời kỳ đầu của giai đoạn nghiên cứu. Đối với các thành viên còn lại, kết quả thực nghiệm là tương tự nhau trên cơ sở dữ liệu chung với hai quy tắc tạo ra từ cơ sở mô hình New Keynesian gần giống như nhau. Xét khu vực chung Châu Âu như một tổng thể, hành vi lịch sử của CSTT ECB gần sát với đề xuất từ mô hình New Keynesian được cân chỉnh cho từng thành viên. Tuy nhiên, đối với một vài quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao như Hy Lạp và Ireland, chứng cứ cho thấy CSTT cho cả khu vực có thể là quá nới lỏng.

Kết luận: NHTW Châu Âu đưa công thức dạng quy tắc Taylor vào để tính toán lãi suất danh nghĩa ngắn hạn là một trong 18 biến số kinh tế vĩ mô để hoạch định CSTT. Mặc dù còn một số lo ngại về tính hiệu quả của quy tắc Taylor, việc sử dụng quy tắc Taylor làm cơ sở so sánh trong việc ra quyết định CSTT cho thấy các nhà kinh tế tiền tệ đã và đang quan tâm đến tính ứng dụng của quy tắc Taylor. Một số vấn đề chính được rút ra qua phân tích sự vận dụng quy tắc Taylor tại ECB:

+ ECB đã đưa ra sáu điểm lo ngại về việc áp dụng quy tắc Taylor, trong đó có quan điểm cho rằng CSTT không chỉ bao gồm hai yếu tố duy nhất là tỉ lệ lạm phát và độ lệch sản lượng mà còn phải quan tâm đến các dữ liệu kinh tế vĩ mô khác như tỉ lệ tăng trưởng tiền, tín dụng, giá cả tài sản tài chính, giá cả hàng hóa và tiền lương. CSTT phản ứng với các cú sốc cung và cầu khác nhau.

+ Giống như Fed, NHTW Châu Âu lo ngại về độ chính xác trong việc đo lường sản lượng tiềm năng và LSTN do hai biến này không thể quan sát được.

+ Mặc dù còn e ngại, ECB vẫn nhìn nhận quy tắc Taylor đã và đang trở nên một công cụ để so sánh CSTT giữa lý thuyết và thực tiễn trong nhiều mặt khác nhau và trong công tác dự báo các sốc của nền kinh tế cùng với các mô hình kinh tế vĩ mô khác.

+ Nghiên cứu của Lee và Crowley (2010) với ba mô hình quy tắc Taylor khác nhau (quy tắc gốc, tối ưu và dạng New Keynesian) đối với 12 nước thành viên của


NHTW Châu Âu cho thấy CSTT gần như tương thích với đề xuất từ quy tắc Taylor gốc đối với các quốc gia có tỉ lệ lạm phát thấp như Pháp, Đức. Đối với các quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao như Hy Lạp và Ireland, nghiên cứu chỉ ra CSTT thực tế là quá nới lỏng so với đề xuất từ quy tắc Taylor gốc.

+ Lee và Crowley (2010) đã sử dụng lý thuyết mô hình cân bằng tổng thể ngẫu nhiên (DSGE) vào quy tắc Taylor dạng New Keynesian để xác định hệ số của quy tắc Taylor sao cho hàm phúc lợi tổn thất có giá trị nhỏ nhất. Khi đó hình thành quy tắc Taylor tối ưu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

1.3.4 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Mục tiêu CSTT của NHTW Nhật Bản (BoJ) là đạt được sự ổn định giá cả và qua đó đóng góp đến sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế. Vào tháng 1 năm 2013 BoJ đã thiết lập mục tiêu ổn định giá cả là 2% so với cùng kỳ năm trước tính theo chỉ số giá tiêu dùng CPI (Bank of Japan 2013). Mục tiêu ổn định giá cả là tỉ lệ lạm phát mà BoJ phán đoán phù hợp với sự ổn định giá cả trên cơ sở bền vững. Việc thực hiện CSTT phải linh hoạt thông qua việc đánh giá xem xét các yếu tố rủi ro bao gồm các yếu tố liên quan đến sự bất ổn tài chính, cộng thêm với việc đánh giá các phát triển hiện tại và viễn cảnh tương lai đối với hoạt động kinh tế và giá cả xét trên khía cạnh đạt được sự tăng trưởng bền vững với sự ổn định giá cả.

Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 11

BoJ thực hiện CSTT trên cơ sở đánh giá các hoạt động kinh tế trên hai triển vọng. Triển vọng thứ nhất là đánh giá các hoạt động kinh tế và giá cả trong hai năm kế tiếp để xem xét viễn cảnh mà BoJ theo đuổi sự tăng trưởng bền vững dưới điều kiện ổn định giá cả. Triển vọng thứ hai là đánh giá các mối nguy rủi ro dài hạn có liên quan chặt chẽ đến việc thực thi CSTT nhằm mục đích đạt được sự tăng trưởng bền vững dưới điều kiện ổn định giá cả. Một cách đặc thù, các bất ổn tài chính sẽ được xem xét, đánh giá tại mức độ rủi ro có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và giá cả khi chúng trở nên hiện thực dù rằng xác suất xuất hiện của chúng là thấp.


Công cụ CSTT của BoJ là cơ số tiền tệ. BoJ sẽ thực thi nghiệp vụ thị trường tiền tệ để tiền cơ sở sẽ tăng một lượng hàng năm khoảng 60 – 70 ngàn tỉ Yên15. BoJ kiểm soát khối lượng tiền trong thị trường tiền tệ chủ yếu thông qua các hoạt động nghiệp vụ trên các thị trường này. BoJ sẽ cung cấp tiền cho các tổ chức tài chính bằng cách mở rộng các nợ vay đối với các tổ chức này thông qua các tài sản thế chấp. Nghiệp vụ này được gọi là cung ứng vốn. Ngược lại, BoJ hấp thụ khối lượng

tiền từ các tổ chức tài chính bằng cách phát hành hoặc bán các hối phiếu. Nghiệp vụ này được gọi là hấp thu vốn.

Tại các cuộc họp về CSTT, các thành viên của Hội đồng chính sách thảo luận và quyết định các phương hướng hoạt động thị trường tiền tệ. Các quyết định về CSTT được tạo ra bởi đa số phiếu của Hội đồng gồm 9 thành viên bao gồm 1 Thống đốc, 2 Phó Thống đốc và 6 thành viên Hội đồng. Bên cạnh việc nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng các điều kiện tài chính và kinh tế, BoJ nghiên cứu và xem xét các vấn đề khác nhau liên quan đến CSTT như các công cụ và chiến lược CSTT cũng như hệ thống tài chính. BoJ sử dụng kết quả nghiên cứu làm cơ sở quyết định CSTT. LSCS của BoJ là lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng (overnight call rate). Sự vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của NHTW Nhật Bản

Vào đầu và giữa thập niên 1990, trong khi Fed và các NHTW khác đưa quy tắc Taylor vào quá trình hoạch định CSTT thì BoJ lại hướng về chính sách lãi suất bằng không (0). Các quan chức của BoJ chắc chắn nhận biết được công trình của Giáo sư Taylor do ông làm Cố vấn Danh dự cho BoJ trong giai đoạn 1994 – 2001 (Asso, Kahn và Leeson 2010). Do nền kinh tế Nhật Bản thường xuyên giảm phát, LSCS của BoJ gần như chạm mức không (0) vào cuối năm 1995, vì thế quy tắc Taylor mất đi tính phù hợp thực tiễn vốn có của nó.

Vào tháng 4 năm 1999 nhiều thành viên của BoJ cho rằng nền kinh tế Nhật Bản dường như ngưng suy thoái nhưng hoạt động kinh tế vẫn còn yếu và viễn cảnh hồi phục không chắc chắn. Trong tình trạng đó, một thành viên của BoJ đã đề nghị duy trì lãi suất cho vay qua đêm tại mức không (0) cho đến khi lo lắng về giảm phát


15 www.boj.or.jp/en/mopo/outline/qqe.html


chấm dứt. Biên bản họp của Hội đồng chính sách ngày 22 tháng 4 năm 1999 nêu quan điểm của một thành viên rằng một ước lượng sử dụng quy tắc Taylor đã chỉ ra việc nới lỏng tiền tệ hiện tại đang tạo ra việc tăng cơ số tiền hàng năm từ 4%-5% là không đủ. Một tỉ lệ tăng cơ số tiền thấp có thể gây ra kỳ vọng của thị trường về nới lỏng tiền tệ bị thu hẹp đi (Asso, Kahn và Leeson 2010).

Nới lỏng định lượng chỉ bắt đầu được thực hiện từ tháng 3 năm 2001. Trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2001, quy tắc Taylor đã được sử dụng để chứng minh cho cả hai lý do nên tiếp tục hay chấm dứt chính sách lãi suất bằng không (0) của BoJ. Vào tháng 4 năm 2000 nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề LSCS bằng không (0). Đa số ý kiến cho rằng nên tiếp tục chính sách lãi suất bằng không (0), một thành viên khác lại cho rằng nên chấm dứt mức lãi suất bằng không này và một thành viên khác kêu gọi sự tự do nhất định. Thành viên này đã phân tích dựa trên quy tắc Taylor với kết quả là sự đề xuất lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã nhỏ hơn không và gần đây ở gần mức không (0). Biên bản họp Hội đồng chính sách của BoJ chỉ ra sự lo lắng rằng nếu chính sách lãi suất bằng không (0) bị chấm dứt, nền kinh tế có thể dừng lại và chính sách lãi suất bằng không (0) ắt có thể được phục hồi lại.

Tháng 8 năm 2000 sau khi cân nhắc, BoJ đã nâng LSCS từ không (0) lên 0,25%. Một thành viên của BoJ không tin rằng nền kinh tế Nhật đã đạt đến một điểm không còn giảm phát. Thành viên này đã trình bày sự phân tích mức LSCS tối ưu bắt nguồn từ quy tắc Taylor và phát biểu rằng LSCS tối ưu trong điều kiện kinh tế hiện tại nơi mà có độ lệch lớn giữa cung và cầu, đề xuất từ quy tắc Taylor cho rằng ở dãy trên và dưới giá trị không (0) một chút. Và với kết quả phân tích này, thành viên BoJ đề xuất NHTW Nhật nên tiếp tục chính sách lãi suất bằng không (0) cho đến khi LSCS tăng lên trên giá trị không (0) một cách rò ràng.

Quy tắc Taylor cũng được dùng để đánh giá CSTT trong thập niên 1980 và 1990 của Nhật Bản. Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà kinh tế trong và ngoài nước Nhật. Họ phát hiện bằng chứng rằng khi so sánh với quy tắc Taylor, CSTT có phần quá chặt ở Nhật kể từ năm 1993 (Asso, Kahn và Leeson 2010).


Trong bài phát biểu tại Hội nghị với các nhà lãnh đạo kinh doanh tại Mie ngày 27 tháng 9 năm 2007, thành viên của BoJ là Miyako Suda đã cho rằng có nhiều mô hình dạng quy tắc Taylor nên NHTW và thị trường không nhất thiết phải chia sẻ một mô hình Taylor giống hệt nhau khi họ thông tin lẫn nhau. Dẫu sao, quy tắc Taylor là có ích, tối thiểu trên phương diện là công cụ phân tích, so sánh trong việc hoạch định CSTT để xem xét NHTW nên phản ứng đến các cú sốc khác nhau như thế nào, từ đó thông tin đến thị trường được cải thiện và trách nhiệm sẽ được nâng cao.

Kết luận: việc nghiên cứu quan điểm của NHTW Nhật Bản đối với quy tắc Taylor có ích trong việc nghiên cứu lãi suất tiến gần tới giới hạn không, điểm mà quy tắc Taylor gần như mất ý nghĩa áp dụng thực tế do lãi suất không còn phát huy tác dụng. Tuy nhiên, quy tắc Taylor vẫn được sử dụng để kiểm tra làm rò quyết định nên thực thi chính sách lãi suất bằng không (0) hay không.

1.3.5 Ngân hàng Trung ương Úc

Mục tiêu CSTT của NHTW Úc (theo Luật NHTW Úc năm 1959) bao gồm:

- Ổn định đồng nội tệ Úc;

- Duy trì việc làm đầy đủ tại Úc;

- Sự thịnh vượng của nền kinh tế và phúc lợi của người dân Úc.

Kể từ đầu thập niên 1990, các mục tiêu này đã được diễn tả bằng mục tiêu tỉ lệ lạm phát giá tiêu dùng khoảng 2-3%/năm, bình quân theo chu kỳ kinh tế trung hạn. CSTT nhằm mục đích đạt được mục tiêu lạm phát này để khuyến khích sự tăng trưởng bền vững và mạnh trong nền kinh tế. Kiểm soát lạm phát để duy trì giá trị của đồng tiền. Về lâu dài, đây là con đường chính yếu CSTT có thể trợ giúp tạo nền tảng cơ sở cho sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Mức lạm phát này đủ thấp để không làm biến dạng các quyết định kinh tế trong xã hội. Mục tiêu trung hạn chính yếu của CSTT của NHTW Úc (RBA) là kiểm soát lạm phát, do vậy mục tiêu lạm phát là trung tâm điểm trong khuôn khổ CSTT của RBA.

Công cụ CSTT của RBA là mức lãi suất cho vay qua đêm giữa các tổ chức trung gian tài chính trên thị trường tiền tệ (cash rate). RBA thực thi việc kiểm soát


chặt chẽ lãi suất cho vay qua đêm thông qua các hoạt động thị trường tài chính. Các loại lãi suất khác trong nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng của lãi suất cho vay qua đêm đến các mức thay đổi khác nhau để hành vi của người cho vay và người đi vay trong các thị trường tài chính chịu ảnh hưởng của CSTT. Lãi suất cho vay qua đêm tạo nên cơ sở để xây dựng cấu trúc của các loại lãi suất trong nền kinh tế. Sự thay đổi của CSTT có nghĩa là sự thay đổi của mục tiêu hoạt động đối với lãi suất cho vay qua đêm và từ đó sự thay đổi về cấu trúc lãi suất lan tỏa khắp hệ thống tài chính16.

Hội đồng RBA họp 11 lần trong năm để quyết định về lãi suất cho vay qua đêm căn cứ trên các báo cáo chi tiết về sự phát triển của kinh tế Úc và kinh tế thế giới, và trong các thị trường tài chính trong và ngoài nước Úc. Các quyết định CSTT bởi Hội đồng RBA sẽ được thông tin cho công chúng ngay sau khi kết thúc cuộc họp, trong đó, Hội đồng RBA giảng giải về quyết định CSTT được công bố cho báo chí. Bất kỳ sự thay đổi nào của lãi suất cho vay qua đêm sẽ có hiệu lực vào ngày hôm sau ngày công bố thông tin.

Lãi suất cho vay qua đêm được quyết định trên thị trường tiền tệ hình thành từ sự tương tác giữa cung và cầu khối lượng tiền qua đêm. Khả năng của RBA theo đuổi thành công mục tiêu của lãi suất cho vay qua đêm bắt nguồn từ việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng qua đêm các ngân hàng sử dụng để thanh toán các giao dịch lẫn nhau. Các khoản tiền này được gọi là quĩ thanh toán trao đổi theo các tài khoản các ngân hàng ký gửi tại RBA. Nếu RBA cung ứng nhiều khối lượng tiền thanh toán trao đổi hơn mức các ngân hàng muốn giữ, các ngân hàng sẽ cắt bớt số tiền bằng cách cho vay nhiều hơn trên thị trường tiền tệ, kết quả làm cho lãi suất cho vay qua đêm có xu hướng giảm. Ngược lại, nếu RBA cung ứng ít khối lượng tiền thanh toán trao đổi hơn mức các ngân hàng muốn giữ, các ngân hàng sẽ phản ứng bằng cách đi vay nhiều hơn trên thị trường tiền tệ để tăng khối lượng tiền thanh toán trao đổi của mình, kết quả làm cho lãi suất cho vay qua đêm có xu hướng tăng.

Như vậy, RBA sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để duy trì mức lãi suất cho vay qua đêm gần với mục tiêu thiết lập bởi Hội đồng RBA.


16 www.rba.gov.au/monetary-policy/about.html


Sự vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của NHTW Úc

Tại Hội thảo Công tác Dự báo (Forecast Conference) ở Melbourne vào ngày 10 tháng 10 năm 2001, Stevens (2001) đã phát biểu về quá trình ra quyết định CSTT tại RBA, trong đó đề cập đến sự quan tâm về vị thế của chính sách có thể được bổ trợ bởi hai nguồn phân tích. Một là kết quả tính toán từ công thức dạng quy tắc Taylor, một công thức đơn giản đề xuất cơ sở so sánh với lãi suất ngắn hạn thực tế dựa trên thông tin mới nhất về sản lượng liên quan đến mức sản lượng tiềm năng và tỉ lệ lạm phát trong tương quan với mức lạm phát mục tiêu, cũng như dựa vào ước lượng về mức lãi suất thực tự nhiên. Nghiên cứu của các nhân viên RBA qua các năm đã nhận diện một số tính toán kiểu quy tắc Taylor có giá trị kiểm chứng định kỳ. Hai là việc sử dụng một mô hình kinh tế lượng vĩ mô của nền kinh tế được phát triển bởi Phòng Nghiên cứu Kinh tế. Mô hình này bao gồm các phương trình tính toán độ lệch sản lượng, tỉ giá hối đoái thực hiệu dụng, giá nhập khẩu, chi phí lao động đơn vị danh nghĩa (ULC – unit labor costs), chỉ số giá tiêu dùng toàn phần (headline CPI), chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (underlying CPI). Mô hình này có thể sử dụng như là một công cụ dự báo. Stevens (2001) đã lập luận “…Tôi nên phát biểu rằng các mô hình, và việc nghiên cứu quy tắc Taylor mà chúng ta đã và đang tiến hành, đã từng ở trong phạm vi công chúng trong khoảng thời gian nào đó

De Brouwer và O‟Regan (1997) đánh giá các qui luật CSTT giản đơn đối với nền kinh tế Úc đã kiểm định 7 mô hình tính lãi suất ngắn hạn đơn giản để xác định xem mô hình nào hoạt động tốt nhất. Trong việc theo đuổi mục tiêu lạm phát thấp và ổn định và tăng trưởng kinh tế tối ưu, các NHTW đã và đang tìm kiếm quy tắc / mô hình tốt ưu để đạt được các mục tiêu này thông qua việc sử dụng công cụ LSCS. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ công cụ chính sách (LSCS) dịch chuyển như thế nào để đạt được mục tiêu CSTT là vấn đề cần xem xét. De Brouwer và O‟Regan (1997) đã đánh giá 7 mô hình lãi suất danh nghĩa ngắn hạn với lãi suất kiểm định là lãi suất cho vay qua đêm danh nghĩa với dữ liệu kinh tế vĩ mô của Úc trong giai đoạn từ năm 1980 – 1996 với các biến theo quý có độ trễ là 1. Bảy mô hình được xem xét như sau:


Mô hình 1: quy tắc mức thu nhập danh nghĩa

̅ (1.43) Mô hình 2: quy tắc tăng trưởng thu nhập danh nghĩa

̅ (1.44)

Mô hình 3: quy tắc mức giá chung

̅ (1.45)

Mô hình 4: quy tắc Taylor

̅ ̃(1.46) Mô hình 5: quy tắc chỉ tính đến lạm phát

̅ (1.47) Mô hình 6: quy tắc thay đổi

̃(1.48) Mô hình 7: quy tắc lãi suất thực là hằng số

(1.49)

Trong đó:

i: lãi suất danh nghĩa;

̅: lãi suất thực tự nhiên;

π: tỉ lệ lạm phát so với năm trước; py: thu nhập danh nghĩa;

T: chỉ ra biến số là mục tiêu; p: mức giá chung;

y: sản lượng thực tế;

̃: sản lượng tiềm năng;

c: lãi suất thực là hằng số chưa xác định; γ: hệ số phản ứng.

Mô hình 1 ràng buộc lãi suất với độ lệch của thu nhập danh nghĩa so với mức thu nhập mục tiêu. Mô hình 2 ràng buộc lãi suất với độ lệch của tỉ lệ tăng thu nhập danh nghĩa so với tỉ lệ tăng thu nhập mục tiêu. Mô hình 3 là biến thể của mô hình 1 theo đó lãi suất thay đổi khi mức giá chung lệch khỏi mức giá chung mục tiêu. Mô

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí