Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 12


hình 4 là quy tắc Taylor trong đó lãi suất quan hệ với độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng, được công nhận rộng rãi đến việc mô tả các biến số mà hầu hết các NHTW quan tâm nhất. Mô hình 5 là trường hợp đặc biệt của quy tắc Taylor khi lãi suất phản ứng chỉ với độ lệch lạm phát. Mô hình 1 đến mô hình 5 đều bao gồm 2 biến khác là lãi suất thực tự nhiên và tỉ lệ lạm phát hiện hành. Điều này có nghĩa rằng nếu các biến phản ứng là thu nhập danh nghĩa, mức giá chung, tỉ lệ lạm phát hoặc sản lượng ở tại vị trí giá trị mục tiêu thì lãi suất danh nghĩa sẽ bằng lãi suất thực tự nhiên cộng với tỉ lệ lạm phát. Khi đó nền kinh tế ở trạng thái cân bằng. Mô hình 6 là biến thể của quy tắc Taylor với việc đưa giá trị lãi suất với độ trễ bằng 1 thay cho tổng lãi suất thực tự nhiên và tỉ lệ lạm phát. Mô hình 7 trình bày lãi suất nên giữ bằng hằng số. Mô hình này được đề xuất trên quan điểm chính sách tài chính nên ổn định sản lượng trong khi CSTT nên ổn định mức giá hàng hóa tiêu thụ trong giai đoạn xem xét, đó là mức lãi suất thực (de Brouwer và O‟Regan 1997).

Giả thiết trong kiểm định mô hình của de Brouwer và O‟Regan (1997) là mục tiêu lạm phát bằng 2½%, mức tăng giá mục tiêu trong mô hình 3 là 2½%/năm, sản lượng tiềm năng tăng bình quân khoảng 3%/năm trong vòng 15 năm, mục tiêu tỉ lệ tăng thu nhập danh nghĩa là 5½%/năm. Phương pháp kiểm định sử dụng là phân tích mô phỏng đối với từng mô hình với các giá trị hệ số khác nhau trong hàm phản ứng. Dãy giá trị từ 0 đến 2 với độ tăng từng mức là 0,1, tuy nhiên các mức tăng này sẽ hạ thấp xuống nếu hệ thống không ổn định tại các hệ số có giá trị thấp. Sử dụng kết quả mô phỏng, de Brouwer và O‟Regan (1997) đã tính toán độ lệch chuẩn của độ lệch sản lượng và độ lệch lạm phát đối với từng mô hình. Một mô hình hiệu quả nếu nó tối thiểu hóa sự biến động của độ lệch sản lượng căn cứ trên sự biến động của lạm phát hoặc ngược lại. Các điểm tọa độ của độ lệch chuẩn của lạm phát và độ lệch sản lượng tạo thành đường biên hiệu quả của từng mô hình trong đồ thị có trục tung là độ lệch chuẩn của lạm phát hàng năm và trục hoành là độ lệch chuẩn của độ lệch sản lượng. Kết luận rút ra từ phương pháp kiểm định là:

- CSTT có thể làm giảm sự biến động của lạm phát và sản lượng nhưng không thể loại bỏ chúng.


- Mô hình hoạt động tốt nhất một cách rò ràng là quy tắc Taylor. Tuy nhiên ngay cả trong mô hình này, vẫn còn sự biến động đáng quan tâm trong nền kinh tế.

- Quy tắc Taylor có ưu thế hơn mô hình chỉ đề cập đến lạm phát do bởi quy tắc Taylor không chỉ lảm giảm sự biến động trong sản lượng mà về căn bản còn làm giảm sự biến động của lạm phát.

- Lạm phát được quyết định phần lớn bởi nhu cầu trong nước vượt quá, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tiền lương. Do vậy, nhu cầu hiện tại là một yếu tố quan trọng để dự báo về lạm phát tương lai. Phản ứng với sức mạnh của cầu hiện tại, như được thể hiện trong độ lệch sản lượng, làm giảm toàn bộ biến động của lạm phát. Ngay cả nếu một NHTW chỉ quan tâm đến lạm phát, nó có thể ổn định lạm phát nhiều hơn nếu nó phản ứng không chỉ đến độ lệch của lạm phát thực tế so với lạm phát mục tiêu mà còn đến trạng thái của cầu.

- Quy tắc Taylor không chỉ có ưu thế đối với các mô hình phản ứng với độ lệch của lạm phát thực tế và lạm phát mục tiêu mà còn có ưu thế đối với các quy tắc thu nhập danh nghĩa và quy tắc mức giá chung. Nếu lạm phát tăng, lãi suất sẽ tăng và sản lượng giảm. Khi lạm phát được tác động để trở lại mức mục tiêu, sản lượng sẽ được tác động quay trở lại mức sản lượng tiềm năng, điều này có nghĩa rằng vào lúc ban đầu sản lượng ở trên mức xu hướng nhưng sau đó ổn định tại mức xu hướng. Quy tắc Taylor thích nghi với sự tăng trưởng nhanh trong thời kỳ đầu bởi vì vấn đề quan trọng không phải là tăng trưởng nhanh hay chậm mà ở chỗ năng lực còn thừa trong nền kinh tế. Một quy tắc thu nhập danh nghĩa không thể làm được điều này. Dưới quy tắc tăng thu nhập danh nghĩa, lạm phát cộng với tăng trưởng ở trên xu thế (cần thiết để giảm độ lệch sản lượng) vi phạm mục tiêu CSTT, do vậy phải thắt chặt CSTT, tăng lãi suất làm lạm phát và sản lượng giảm xuống.

Mặc dù quy tắc Taylor hiệu quả hơn các mô hình khác, tuy nhiên, hai thành tố trong quy tắc Taylor cần được ước lượng nhưng lại không quan sát được là lãi suất tự nhiên và sản lượng tiềm năng. Rất nhiều các nghiên cứu và tranh luận về giá trị thực của hai biến số này. Một trong các nhận xét quan trọng từ de Brouwer và O‟Regan (1997) là điều gì sẽ xảy ra nếu NHTW sử dụng quy tắc Taylor một cách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.


máy móc và ước lượng sản lượng tiềm năng dưới mức thực tế của nó hoặc ước tính lãi suất thực tự nhiên cao hơn mức thực tế của nó. Trước tiên, CSTT thắt chặt hơn mức cần thiết tức là mức LSCS sẽ cao hơn và do đó sản lượng và lạm phát sẽ giảm. Do lạm phát giảm và độ lệch sản lượng được cải thiện, lãi suất giảm xuống. Sản lượng được mang trở lại mức sản lượng tiềm năng của nó nhưng không vượt quá mức tiềm năng đó. Lãi suất ổn định, tuy nhiên, bởi vì lúc này lạm phát thấp hơn mức lạm phát mục tiêu chính xác bằng số lượng bù đắp sự khác biệt về trọng số giữa sản lượng tiềm năng thực sự và mức sản lượng tiềm năng ước tính bởi NHTW được đưa vào quy tắc Taylor. Lạm phát lệch khỏi mức lạm phát mục tiêu một khoảng bằng {[–γ2/(1+γ1)] x (sản lượng tiềm năng thực sự - sản lượng tiềm năng ước tính bởi NHTW)}. Khi NHTW phản ứng tương đối mạnh với lạm phát, lạm phát kết cuộc sẽ tiến gần hơn đến mức lạm phát mục tiêu.

Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 12

Phản ứng thích hợp đối với sự không chắc chắn về mức lãi suất tự nhiên hoặc mức sản lượng tiềm năng là sử dụng một mô hình rút ra từ kinh nghiệm, hoặc nghiên cứu để phát hiện ra cấu trúc thực sự của nền kinh tế. Nếu sự phán đoán của các nhà hoạch định chính sách là sai thì việc cản trở các cú sốc xảy ra cùng lúc, quá trình diễn biến của sản lượng và thực tế rằng lạm phát ổn định nhưng không ở mức lạm phát mục tiêu sẽ mách bảo các nhà hoạch định chính sách rằng CSTT của họ hoặc là quá thắt chặt hoặc là quá nới lỏng, và từ đó họ cần phải đánh giá lại các giả thiết của họ về cấu trúc của nền kinh tế và lập trường của CSTT. Điều này có thể coi như là sự phản hồi chính sách ở giai đoạn thứ hai. Vì vậy, cần thiết phải xem khả năng sản lượng tiềm năng và lãi suất tự nhiên thay đổi theo thời gian và cố gắng nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách hiểu biết về vấn đề này.

Kết luận: Trong quá trình hoạch định CSTT với công cụ là lãi suất liên ngân hàng qua đêm, NHTW Úc sử dụng hai nguồn phân tích bổ trợ là quy tắc Taylor và các mô hình kinh tế lượng vĩ mô bên cạnh việc phân tích các yếu tố tác động đến nền kinh tế để hoạch định CSTT. Qua phân tích việc vận dụng quy tắc Taylor tại NHTW Úc rút ra một số vấn đề chính như sau:


+ Bảy mô hình xác định lãi suất danh nghĩa ngắn hạn sử dụng các biến theo quý có độ trễ là 1.

+ Xây dựng giả thiết khi vận dụng bảy mô hình này bao gồm tỉ lệ lạm phát mục tiêu 2½%/năm, mức tăng giá mục tiêu trong mô hình 3 là 2½%/năm, sản lượng tiềm năng tăng bình quân khoảng 3%/năm trong vòng 15 năm, mục tiêu tỉ lệ tăng thu nhập danh nghĩa 5½%/năm.

+ Sử dụng phương pháp mô phỏng với các hệ số cố định nằm trong dãy (0, 2), bước nhảy là 0,1, qua đó tính toán độ lệch chuẩn của độ lệch lạm phátvà độ lệch sản lượng, từ đó xây dựng đường biên đồ thị của các độ lệch chuẩn để so sánh hiệu quả của các mô hình.

+ Các kết luận rút ra từ kiểm định bảy mô hình:

- Quy tắc Taylor giản đơn có kết quả tốt nhất so với các quy tắc còn lại.

- Quy tắc Taylor thích nghi với sự tăng trưởng nhanh trong thời kỳ đầu bởi vì vấn đề quan trọng không phải là tăng trưởng nhanh hay chậm mà ở chỗ năng lực còn thừa của nền kinh tế.

- Lạm phát được quyết định phần lớn do nhu cầu vượt quá, trực tiếp hay gián tiếp thông qua tiền lương, do đó nhu cầu hiện tại là yếu tố quan trọng để dự báo về lạm phát tương lai.

- Giống như Fed và ECB, RBA lo ngại về độ chính xác của việc đo lường LSTN và sản lượng tiềm năng và hai đại lượng này thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên qua kiểm định cho thấy ngay cả trong trường hợp NHTW áp dụng quy tắc Taylor một cách máy móc khi xác định LSCS theo tính toán cao hơn thực tế, nếu NHTW phản ứng mạnh với lạm phát, kết cuộc lạm phát sẽ tiến gần hơn đến mức lạm phát mục tiêu.

- Việc vận dụng quy tắc Taylor là một quá trình rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc thực sự của nền kinh tế.

1.3.6 Ngân hàng Trung ương Indonesia

Điều 7 Luật số 3 năm 2004 của Indonesia quy định mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Indonesia (Bank Indonesia – BI) là đạt được và duy trì sự ổn định của


đồng Rupiah, được định nghĩa là sự ổn định về giá cả hàng hóa và dịch vụ thông qua chỉ tiêu tỉ lệ lạm phát. Để đạt được mục tiêu này, năm 2005 BI đã áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu trong đó lạm phát là mục tiêu cơ bản, chính yếu của CSTT gắn liền với hệ thống tỉ giá hối đoái tự do thả nổi17. BI công bố mục tiêu lạm phát hàng năm cho năm kế tiếp vào giữa năm hiện tại khi Chính phủ trình bày trước Quốc hội Indonesia các giả thiết về kinh tế vĩ mô tại thời điểm bắt đầu chu kỳ ngân sách. BI công bố mức lạm phát mục tiêu trong các báo cáo CSTT hàng quý, trên website của BI và trong các buổi điều trần trước Quốc hội (Nasution 2015). Nhằm thực hiện mục tiêu CSTT là tuân theo tỉ lệ lạm phát quy định bởi Chính phủ, BI xác lập công cụ lãi suất chính sách là công cụ điều hành CSTT. LSCS của BI hiện nay là lãi suất liên ngân hàng qua đêm (interbank overnight rate) được biết dưới tên gọi là BI rate. BI kỳ vọng rằng lãi suất tiền gửi sẽ thay đổi theo LSCS và sau đó là sự thay đổi của lãi suất cho vay. LSCS của BI được quyết định hàng tháng tại các cuộc họp của Hội đồng Thống đốc của BI. BI rate được áp dụng trong hoạt động tiền tệ của BI thông qua việc thực hiện quản trị thanh khoản trên thị trường tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của CSTT. Sau khi xem xét tất cả các yếu tố trong nền kinh tế, BI thông thường sẽ nâng LSCS nếu lạm phát dự báo trong tương lai cao hơn mục tiêu lạm phát và ngược lại sẽ giảm LSCS nếu lạm phát trong tương lai được dự báo nhỏ hơn mức lạm phát mục tiêu18.

Vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của NHTW Indonesia

Theo Nasution (2015), lãi suất tham chiếu theo quy tắc Taylor được BI vận dụng đầy đủ kể từ năm 2005, khi Indonesia chấp thuận theo chính sách lạm phát mục tiêu. BI áp dụng quy tắc Taylor dưới dạng mô hình làm phẳng lãi suất được biểu diễn như sau:

̅(1.50)



17 http://www.bi.go.id/en/moneter/tujuan-kebijakan/Contents/Default.apx

18 http://www.bi.go.id/en/moneter/bi-rate/penjelasan/Contents/Default.apx


Trong đó: itlà LSCS (BI rate); ̅là lãi suất thực cân bằng dài hạn; πtlà tỉ lệ

lạm phát thực tế;là mục tiêu lạm phát; Yt là GDP thực dạng log vàlà GDP

tiềm năng dạng log.

BI ước lượng lãi suất thực cân bằng dài hạn là 2%, tương tự như mức lãi suất thực cân bằng dài hạn trong quy tắc Taylor gốc ở Mỹ. Lạm phát được tính theo chỉ số CPI. Mục tiêu lạm phát của Indonesia được xác định hàng năm, và mục tiêu lạm phát giảm dần theo các năm, cụ thể năm 2003 là 9±1% (tỉ lệ lạm phát thực tế so với năm trước là 5,06%), năm 2005 là 6±1% (thực tế: 17,11%), năm 2008 là 5±1%

(thực tế: 11,06%), năm 2010 là 5±1% (thực tế: 6,96%), năm 2015 - 2017 là 4±1%

(thực tế 2015: 3,35%, 2016: 3,02%) và dự kiến năm 2018 là 3,5±1%, tỉ lệ lạm phát bình quân của Indonesia giai đoạn năm 2001 – 2015 là 7,53%19. Sản lượng tiềm năng được ước tính bằng mô hình cân bằng động học ngẫu nhiên tổng quát (DGSE). Hệ số độ lệch lạm phát xấp xỉ bằng 2 và hệ số độ lệch sản lượng 0,25 cho thấy chính sách lãi suất của BI khi tăng LSCS là công cụ mạnh để kiềm chế lạm phát.

Mức LSCS sẽ được BI quyết định trên cơ sở xem xét độ trễ của CSTT trong việc ảnh hưởng đến lạm phát. Mức độ thay đổi của BI rate là 25 điểm cơ bản (0,25% hay 25bps). Trong trường hợp cần thiết để đạt được tỉ lệ lạm phát mục tiêu, BI có thể tăng nhiều hơn 25 điểm cơ bản (bps) với số tăng là bội số của 25 điểm cơ bản20.

Peiris (2012) đánh giá hiệu quả của CSTT của Indonesia thông qua quy tắc Taylor đối với nền kinh tế mở, quy mô nhỏ như sau:

( )

(1.51)


Trong đó it là LSCS (BI rate); RR*t là lãi suất thực cân bằng; πt là tỉ lệ lạm phát được ước lượng theo phương trình đường cong Phillips; ygapt là độ lệch sản lượng được ước tính theo phương trình tổng cầu; zgap là độ lệch tỉ giá hối đoái và tỉ giá hối đoái (zt) được ước lượng theo phương trình ngang giá lãi suất không phòng ngừa (uncovered interest parity equation); γilag là hệ số tính ì của CSTT; γπ là hệ số

19 http://www.bi.go.id/en/moneter/inflasi/bi-dan-inflasi/Contents/Penetapan.apx

20 http://bi.go.id/en/monetor/bi-rate/penetapan/Contents/Default.apx


độ lệch lạm phát, γygap là hệ số độ lệch sản lượng, γzgap là hệ số độ lệch tỉ giá hối đoái.

Mô hình quy tắc Taylor có dạng làm phẳng lãi suất. Mô hình được ước lượng trên cơ sở dữ liệu quý từ năm 2000 đến 2012, sản lượng tiềm năng được ước tính bằng bộ lọc HP sau khi hiệu chỉnh mùa vụ bằng phương pháp X12. Mô hình được ước lượng theo kỹ thuật Bayes.

Kết quả ước lượng mô hình của Peiris (2012) cho thấy các hệ số γ trong quy tắc trên phụ thuộc vào tốc độ và mức độ điều chỉnh BI rate của các nhà hoạch định chính sách lãi suất và tầm quan trọng tương quan giữa mục tiêu lạm phát và mục tiêu hoạt động thực tế. Kết quả các hệ số hồi quy là γilag (tiền định (prior) là 0,5, hậu định (posterior) là 0,494), γπ (tiền định: 1,5, hậu định: 1,509), γygap (tiền định: 0,2, hậu định: 0,195) và γzgap (tiền định: 0,05, hậu định: 0,111) cho thấy hệ số của việc làm phẳng lãi suất γilag là tương đối nhưng BI đã phản ứng quá mạnh đến kỳ vọng lạm phát ở trên mức mục tiêu lạm phát; hệ số độ lệch tỉ giá hối đoái γzgap thấp cho thấy dường như BI không xem trọng vấn đề tiến triển tỉ giá hối đoái trong việc thực thi CSTT, mặc dù nó có thể phản ánh việc sử dụng các biện pháp can thiệp trao đổi ngoại hối để quản lý tỉ giá hối đoái.

Kết luận: Lãi suất tham chiếu theo quy tắc Taylor được vận dụng kể từ năm 2005 khi Indonesia chấp nhận theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu. Quy tắc Taylor được BI áp dụng có dạng làm phẳng lãi suất. Một số ý chính rút ra như sau:

- BI có khung pháp lý rò ràng về CSTT là khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu với tỉ lệ lạm phát mục tiêu được xác định hàng năm. LSCS là lãi suất liên ngân hàng qua đêm (BI rate) được quyết định và công bố trong cuộc họp hàng tháng của Hội đồng Thống đốc của BI. Biên độ thay đổi điều chỉnh LSCS (BI rate) là 25 điểm cơ bản (bps) và bội số của nó.

- Tỉ lệ lạm phát mục tiêu được công bố hàng năm và giảm dần theo thời gian cho thấy BI đã thực hiện tốt mục tiêu CSTT theo khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu kể từ năm 2005.

- Lãi suất thực cân bằng dài hạn được BI ước tính là 2%.


- BI tham khảo các yếu tố kinh tế vĩ mô khác trước khi quyết định vị thế của CSTT (thắt chặt hay mở rộng) và sử dụng các dự báo trong quá trình xác định LSCS.

- BI không đặt nặng vấn đề tỉ giá hối đoái trong CSTT qua kết quả kiểm định của Peiris (2012) và quy tắc Taylor áp dụng bởi BI không có yếu tố tỉ giá (mô hình 1.50 theo Nasution 2015).

- BI cũng gặp phải các vấn đề khó khăn về dữ liệu hạn chế của thị trường lao động, thị trường tài chính và thị trường vốn. Lạm phát và lạm phát kỳ vọng ở đất nước mới nổi như Indonesia không chỉ chịu ảnh hưởng của nhu cầu vượt quá mà còn bởi các khiếm khuyết trong các hạn chế của cung ứng hàng hóa (supply bottlenecks) như hệ thống giao thông, kho lưu trữ và phân phối. Ngoài ra, các biến không thể quan sát như lãi suất thực cân bằng dài hạn, độ lệch sản lượng phụ thuộc vào quan điểm phù hợp và nguồn thông tin dùng trong công tác phân tích. Kết luận về thành quả của việc áp dụng quy tắc Taylor phụ thuộc vào các giả thiết liên quan đến việc có sẵn và độ tin cậy của dữ liệu (Nasution 2015).

Qua phân tích so sánh cho thấy nền kinh tế của Việt Nam và Indonesia có một số điểm tương đồng, cụ thể:

- Việt Nam và Indonesia đều là các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Tỉ lệ lạm phát bình quân giai đoạn năm 2001 – 2015 của Việt Nam là 7,81%21, của Indonesia là 7,53%, trong đó năm 2008 cả hai quốc gia đều trải qua tình trạng lạm phát cao, ở Việt Nam là 19,89%, ở Indonesia là 11,16%22.

- NHNN xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm và trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội quyết định. BI xây dựng mục tiêu lạm phát hàng năm với sự tham vấn của Chính phủ và Cục Thống kê Trung ương; Chính phủ Indonesia xác lập (establish) mục tiêu lạm phát23.


21 Tác giả tính trên số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn

22 http://www.bi.go.id/en/moneter/ inflasi/bi-dan-inflasi/Contents/Penetapan.apx

23 NHNN: theo điều 4 Luật NHNN năm 2010. BI: theo Nusation (2015) và http://www.bi.go.id/en/moneter/ inflasi/bi-dan-inflasi/Contents/Penetapan.apx.

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí