B. Ma trận đề kiểm tra
Mức độ nhận thức | Cộng | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Anđehit | 2 câu (0,5đ) | 0 | 3 câu (0,75đ) | 0 | 5 câu (1,25đ) | 0 | 0 | 0 | 2,5 đ |
Axit cacboxylic | 2 câu (0,5đ) | 0 | 2 câu (0,5đ) | 0 | 4 câu (1,0đ) | 0 | 0 | 1 câu (2,5đ) | 4,5 đ |
Tổng hợp | 0 | 0 | 2 câu (0,5đ) | 0 | 2 câu (0,5đ) | 1 câu (2,0đ) | 0 | 3,0 đ | |
Cộng | 1,0đ | 0,0đ | 1,75đ | 0,0đ | 2,75đ | 2,0đ | 0,0đ | 2,5đ | 10,0đ |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Hoạch Bài Học Dự Án Tìm Hiểu Về Ankan Trong Thực Tiễn
- Kế Hoạch Bài Dạy Dự Án Tìm Hiểu Về Ancol Etylic Trong Đời Sống - Lợi Ích Và Tác Hại
- Phiếu Tự Đánh Giá Nlth Của Hs (Trong Dạy Học Theo Mô Hình Lhđn)
- Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 32
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Tác dụng đo lường các tiêu chí của NLTH qua bài kiểm tra như sau:
Hành vi/ tiêu chí | Câu hỏi | |
Xác định mục tiêu học tập | - Xác định được các vấn đề cần giải quyết (TC1) | 23, 24 |
- Xác định nội dung biết có liên quan (TC2) | 23, 24 | |
Lập kế hoạch học tập | - Đề xuất các bước thực hiện (TC3) | 23, 24 |
Thực hiện kế hoạch học tập | - Tìm kiếm thông tin (TC5) | 24 |
- Giải quyết vấn đề (TC6) | 5, 7-9, 15, 17, 21-24 | |
- Trình bày kết quả (TC8) | 23, 24 |
C. Nội dung kiểm tra
BÀI KIỂM TRA: ANĐEHIT – AXIT CACBOXYLIC
(Thời gian: 45 phút)
I. TRẮC NGHIỆM (5,5 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công thức chung của anđehit no, mạch hở, đơn chức là CnH2nO (n≥1).
B. Anđehit đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng với hiđro.
C.Các anđehit đơn chức tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đều tạo ra số mol Ag gấp đôi số mol anđehit đã dùng.
D. Fomalin là dung dịch bão hòa của anđehit fomic trong nước (có nồng độ 37-40%).
Câu 2: Hợp chất có công thức cấu tạo dưới đây được gọi tên thay thế là
A.3-metylbutanal. B. 2-metylbutanal.
C. 3-metylbutan-1-al. D. 3,3-đimetylpropanal.
Câu 3: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A.Zn, NaOH, CaCO3. B. Cu, NH3, NaHCO3.
C. K, MgCl2, C2H5OH/H2SO4 đặc, nóng. D. CO2, CuO, Ca(OH)2.
Câu 4: Trong quá trình sản xuất axit axetic bằng phương pháp lên men tinh bột, sự chuyển hóa nào dưới đây là đúng?
A.Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → axit axetic.
B. Tinh bột → ancol etylic → glucozơ → axit axetic.
C. Tinh bột → glucozơ → axit axetic.
D. Tinh bột → ancol etylic → axit axetic.
Câu 5: Cho 15 gam fomon 37,5% tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 108 gam. B.81 gam. C. 42,8 gam. D. 40,5 gam.
Câu 6: Thí nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào ống nghiệm khoảng 1,5 ml C2H5OH, 1,5 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều.
- Bước 2: Ngâm ống nghiệm được đậy kín trong cốc nước nóng (ở khoảng 80°C) trong 5 - 6 phút.
- Bước 3: Làm lạnh và thêm tiếp 3 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên?
A.Thêm dung dịch NaCl bão hòa với mục đích chính là để tránh phân hủy sản phẩm.
B. H2SO4 đặc vừa có vai trò xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất điều chế este.
C. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
D. Xảy ra phản ứng thế nhóm (-OH) của axit tạo ra este có mùi thơm nhẹ.
Câu 7: Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm metanal và etanal tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 108 gam kết tủa Ag. Vậy 10,4 gam hỗn hợp X phản ứng được tối đa với bao nhiêu lít H2 (xúc tác Ni, t0) ở đktc?
A. 11,2 lít. B. 8,96 lít. C.6,72 lít. D. 4,48 lít.
Câu 8: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric,… gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?
A.Nước vôi trong. B. Giấm ăn. C. Phèn chua. D. Nước muối.
Câu 9: Giấm ăn không có công dụng nào sau đây?
A. Phòng ngừa bệnh tim mạch, chống ung thư, giảm béo phì.
B. Loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày.
C. Lau chùi vết gỉ trên xoong chảo, đồ dùng bằng nhôm.
D.Phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày.
Câu 10: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH tăng dần theo thứ tự:
A. H2O < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH.
B. CH3COOH < HCOOH < C2H5OH < H2O.
C. C2H5OH < H2O < HCOOH < CH3COOH.
D.C2H5OH < H2O < CH3COOH < HCOOH.
Câu 11: Thực hiện quá trình lên men giấm từ 1 lít ancol etylic 5 độ. Khối lượng axit axetic trong giấm ăn thu được là? Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml và hiệu suất phản ứng đạt 80%.
A.41,7 gam. B. 60,1 gam. C. 52,2 gam. D. 40,7 gam.
Câu 12: Có bao nhiêu đồng phân anđehit ứng với CTPT C5H10O ?
A. 2. B. 3. C.4. D. 5.
Câu 13: Dãy chất có thể dùng để điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) anđehit axetic là
A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.
C.C2H5OH, C2H4, C2H2. D. CH3COOH, C2H2, C2H4.
Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của anđehit fomic?
A. Điều chế nhựa phenol-fomanđehit. B. Ngâm mẫu động vật làm tiêu bản.
C. Chất sát trùng trong kĩ nghệ da giày. D.Làm nhiên liệu.
Câu 15: Một số cơ sở sản xuất phở đã sử dụng chất này để bánh phở trắng bóng và khó bị thiu, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên đã bị cấm sử dụng. Chất đó là
A. axit axetic. B.fomon.
C. axetanđehit (hay anđehit axetic). D. băng phiến.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là
A. OHC-CHO. B. C2H5CHO. C. CH3CHO. D.HCHO. Câu 17: Để giảm đau và sưng tấy khi bị ong đốt, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương?
A.vôi tôi. B. muối ăn. C. cồn. D. giấm ăn. Câu 18: Cho các chất: CH3CHO, CH2=CH-COOH, CH3COOC2H5, (CH3COO)2Ca, C2H5OH, HCOOCH3, HOC-CHO. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. 2. B.3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A.CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
B. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.
C. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
D. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.
Câu 20: Dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch: HCHO, HCOOH, CH3COOH, C2H5OH bằng phương pháp hoá học?
A. Dung dịch AgNO3/ NH3; Na.B.Dung dịch AgNO3/ NH3; quỳ tím.
C. Dung dịch brom; Na. D. Dung dịch AgNO3/ NH3; Cu. Câu 21: Để xác định nồng độ phần trăm của axit axetic trong một loại giấm ăn, người ta lấy 25 ml giấm đó đem trung hòa bằng dung dịch NaOH 0,5M thì thấy dùng hết 25 ml. Nồng độ % của axit axetic trong giấm ăn đó là? (coi khối lượng riêng của giấm bằng khối lượng riêng của nước).
A. 2%. B.3%. C. 4%. D. 5%.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm HCHO và CH3CHO có tỷ lệ mol (1:1). Đun nóng 7,4 gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 86,4 gam. B.64,8 gam. C. 43,2 gam. D. 32,4 gam.
II. TỰ LUẬN: (4,5 điểm)
Câu 23 (2,0đ): Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm anđehit fomic và axit axetic tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac (dung dịch trong suốt) thấy có 21,6 gam kết tủa Ag.
a. Tính thành phần phần trăm (%) về khối lượng mỗi chất trong X.
b. Lấy lượng axit trong X thực hiện phản ứng este hoá với ancol etylic dư thu được m gam este. Tính m (biết hiệu suất phản ứng este hoá đạt 90%).
Câu 24 (2,5đ): Để làm được giấm ăn thơm ngon, người ta tiến hành lên men giấm theo các bước sau đây: (1) Lấy một vài quả chuối chín bóc vỏ, đường, rượu gạo, giấm gốc vào bình sạch, thêm một ít nước đun sôi để nguội; (2) Bọc miệng bình bằng vải thoáng và ủ trong khoảng một tháng.
a. Hãy cho biết vai trò của các nguyên liệu trong quá trình làm giấm nói trên và giải thích tại sao khi lên men giấm lại phải để thoáng?
b. Trên thị trường hiện nay, bên cạnh các loại giấm lên men tự nhiên còn xuất hiện các loại giấm công nghiệp. Vậy sử dụng giấm công nghiệp có gây hại cho sức khoẻ không? Tại sao?
c. Giấm lên men tự nhiên không chỉ dùng trong chế biến các món ăn mà còn có tác dụng làm đẹp, người ta có thể rửa mặt hoặc chân tay bằng giấm pha loãng với nước ấm (ở nồng độ cho phép) để làm da trắng và đẹp hơn. Giải thích tại sao giấm lại có công dụng này?
Em hãy tóm tắt và giải các bài tập trên, trình bày kết quả một cách sáng tạo và thể hiện rõ:
- Các vấn đề cần giải quyết
- Các nội dung đã biết có liên quan/đề bài đã cho cần sử dụng để giải bài tập.
- Các bước giải và lời giải.
D. Hướng dẫn chấm
I. Trắc nghiệm:
Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm. Tổng 22 câu x 0,25 = 5,5 điểm.
II. Tự luận
Câu 23 (2,0 điểm):
Điểm | |
- Vấn đề cần giải quyết. | 0,25 đ |
- Các nội dung liên quan. | 0,25 đ |
- Các bước giải và trình bày lời giải nAg = 21,6/108 = 0,2 mol a) Ta có HCHO 4Ag 0,05 mol 0,2 mol nHCHO = 0,05 mol → mHCHO = 30.0,05 = 1,5 gam → %HCHO = 1,5.100/7,5 = 20% → % CH3COOH = 100% - 20% = 80%. b) Khối lượng CH3COOH là 7,5- 1,5 = 6 gam → Số mol CH3COOH là 0,1 mol H = 90% → Số mol CH3COOH phản ứng là 0,1.90/100 = 0,09 mol CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O 0,09 0,09 Khối lượng CH3COOC2H5 là 0,09 . 88= 7,92 gam. | 0,5 đ 0,5 đ |
- Trình bày logic, sáng tạo (dạng sơ đồ,… ) | 0,5 đ |
Câu 24 (2,5 điểm):
Điểm | |
- Vấn đề cần giải quyết. | 0,25đ |
- Các nội dung liên quan. | 0,25đ |
- HS nêu được các bước giải và nội dung dưới đây: a. Quá trình lên men giấm là quá trình hai giai đoạn, đầu tiên là chuyển đổi kỵ khí các loại đường lên men thành etanol bằng nấm men và thứ hai là quá trình oxy hóa hiếu khí etanol để tại thành axit axetic bằng vi khuẩn acetic. - Chuối một phần cung cấp nguyên liệu (đường) cho quá trình lên men, một phần tạo hương liệu (mùi thơm) cho giấm, vì trong chuối có các este có mùi thơm đặc trưng. | 1,5 đ |
- Trình bày logic, sáng tạo (dạng sơ đồ, hình vẽ, …). | 0,5 đ |
Phụ lục 7.5. Đề kiểm tra số 1 (biện pháp 2)
A. Mục đích: Thu thập thông tin nhằm đánh giá một số tiêu chí NLTH của HS trong dạy học dự án theo mô hình BL.
B. Nội dung đề kiểm tra
Thời gian: 30 phút trên lớp (câu 1,2) + 3 ngày ở nhà (câu 3,4, nộp trực tuyến) Câu 1 (3 điểm): Em hãy xây dựng một sơ đồ tư duy hệ thống các kiến thức về ancol mà em đã học được.
Câu 2 (3 điểm): Dựa trên các kiến thức đã học về ancol. Em hãy đề xuất một chủ đề dự án tìm hiểu về ancol trong thực tiễn, từ đó:
- Xác định mục tiêu, các vấn đề cần giải quyết và những điều em đã biết có liên quan chủ đề dự án trên.
- Lập một kế hoạch thực hiện dự án trong thời gian 3 ngày.
Câu 3 (3 điểm): Giải quyết các vấn đề đặt ra và xây dựng một báo cáo cho chủ đề dự án đã đề xuất thỏa mãn tiêu chí sau:
- Nêu rõ mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết.
- Thu thập và xử lý chính xác thông tin và giải quyết được các vấn đề đặt ra.
- Trình bày logic, khoa học và sáng tạo.
Câu 4 (1 điểm): Em đã đạt được gì sau khi thực hiện dự án này? Việc gì em đã làm tốt, chưa tốt trong dự án? Hãy đề xuất cách khắc phục.
C. Hướng dẫn chấm
Điểm | |
Sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính xác, đầy đủ, trình bày sáng tạo. | 3,0 điểm |
Xác định được mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết phù hợp. | 1,5 điểm |
Xác định được các nội dung liên quan phù hợp. | 0,5 điểm |
Lập được kế hoạch chi tiết, hợp lý. | 1,0 điểm |
Nội dung báo cáo: - Nêu rõ mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết. - Thu thập và xử lý chính xác, hợp lý các thông tin và giải quyết được các vấn đề đặt ra. - Trình bày logic, khoa học và sáng tạo. | 3,0 điểm |
Nêu rõ được các điều đạt được, việc làm tốt và chưa tốt, đề xuất cách khắc phục hợp lý. | 1,0 điểm |
Phụ lục 7.6. Đề kiểm tra số 2 (biện pháp 2)
A. Mục đích: Thu thập thông tin nhằm đánh giá một số tiêu chí NLTH của HS trong dạy học dự án theo mô hình BL.
B. Nội dung đề kiểm tra
Thời gian: 30 phút trên lớp (câu 1,2) + 3 ngày ở nhà (câu 3,4, nộp trực tuyến) Câu 1 (3 điểm): Em hãy xây dựng một sơ đồ tư duy hệ thống các kiến thức về axit cacboxylic mà em đã học được.
Câu 2 (3 điểm): Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ quen thuộc trong đời sống